Đại Chúng số 87 - phát hành ngày 1/12/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


NÀNG

Đồng tác giả Bình Huyên

Ngọc về đến trước nhà. Câm chìa khóa chưa kịp mở cửa, nàng nghe tiếng chuông điện thoại vang lên từ bên trong. Đút vội chìa khoá vào lỗ nhưng không xoay được, nàng rút ra nhìn mới biết mình đã nhầm chìa trong lúc hấp tấp. Khi nàng mở được cửa, tiếng chuông điện thoại im bặt từ lúc nào. Nàng đóng cửa, bước vào bếp, cất chiếc túi nhựa, rồi sang phòng khách ngồi nghỉ. Chuông điện thoại lại reo. Ngọc với tay lấy chiếc điện thoại sans fil, kéo antenne, đưa lên tai:

_ Allo?

_ Allo ! Cô Ngọc đấy ạ? Cháu Sương đây. Cô đi đâu thế? Cháu gọi hai ba lần không thấy cô trả lời?

_ Cô xuống dưới nhà vứt hai chục cái vỏ chai. Chú Bảo đi vắng. Cô dọn dẹp, thấy vướng mắt, mang vứt cho rồi.

Tiếng Sương cười "hi, hi, hi" trong máy:

_ Cô giỡn hoài ! Hai chục cái vỏ chai cồng kềnh lắm, làm sao mà cô ôm hết một lúc?

Ngọc cũng cười khúc khích:

_ Cô giẫm cho bẹp, nên để được hết vào một bao nhựa lớn.

Tiếng Sương cười vang trong máy:

- Giẫm một lúc hai chục cái vỏ chai nhựa? Ầm nhà, ầm cửa, chiụ sao nổi, thưa cô?!

Ngọc trả lời, giọng hơi nghiêm:

_ Mỗi khi giẫm chai xẹp xuống, kêu rộp rộp, cô khoái lắm, vì tưởng tượng rằng những chai đó là mấy đứa ma-nữ tính quến chú Bảo của cháu. Cô đã kể cho cháu nghe một vài lần rồi, nhớ không?

Sương cười lớn hơn:

_ Ối giời ơi? Cô còn ghen quá xá? Chuyện cũ xong rồi, còn gì nữa mà cô ghen hở cô?

Ngọc "hừ" một tiếng:

_ Chuyện con Bích-Hạnh và con Hiến thì xong rồi. Tuy vậy, thỉnh thoảng chợt nhớ tới, cô vẫn bực. Còn chuyện con Tuyết-Mai thì chưa xong... Thôi, để khi cháu gặp cô, cô sẽ kể cho cháu nghe. Bây giờ, cháu gọi cho cô có việc gì cần thế?

Sương thôi cười, nói chậm chạp:

_ Thưa cô, cháu có vài câu hỏi đặt ra, nhờ cô trả lời, nếu có thể được.

_ Cháu cứ nói đi. Cô biết tới đâu, trả lời tới đó.

_ Thưa cô, cháu năm nay cũng khá lớn rồi. Các anh con trai đã bắt đầu tấn công cháu. Riêng cháu cũng có cảm tình với một người. Chuyện của chúng cháu có thể đi tới chỗ quan trọng. Riêng cháu muốn chuẩn bị mình thật tốt. Cô là người có nhiều hạnh phúc lứa đôi. Cháu nhờ cô chỉ cho những bí quyết khiến chú Bảo mãi mãi yêu thương cô như mọi người hằng thấy.

Ngọc hắng giọng:

_ Nói ra thì nhiều. Chẳng hạn như ngày xưa các cụ thường dạy rằng đàn bà con gái phải giữ tam tòng, nghiã là "Ở nhà theo cha mẹ, lập gia đình theo chồng, chồng chết theo con", và tứ đức tức là "Công, Dung, Ngôn, Hạnh". Tuy nhiên, ngày nay ít ai giữ đúng lời giáo huấn đó. Theo ý cô, mình phải biết rằng phái nữ có ít nhất bốn khía cạnh, cần được nhận định và phát triển lối đa: Hình dáng, tính tình, sức khoẻ, và tài năng. Lần này, cô cho cháu biết những gì cô có, về khía cạnh thứ nhất, đã khiến chú Bảo của cháu chạy không thoát trong bao năm nay. Còn những điểm khác, cháu tới đây, cô sẽ cho cháu biết. Nói chuyện trên điện thoại nhiều quá không tiện cháu ạ.

_ Vâng ạ.

_ Này nhé. Vê hình dáng, mình phải biết đàn ông con trai thích những gì. Mình sẽ phát triển cái tốt của những điểm có sẵn, sửa chữa cái xấu, tìm hiểu xây dựng những điểm mình có ít hoặc không có. Cô may mắn có kích thước cao ráo, dễ mua quần áo, khổ người thon thả hấp dẫn, vì chăm bơi lội, tập thể thao. Các người quen của cô nói rằng cô có dáng đi quý phái. Tuy nhiên, chú Bảo của cháu thỉnh thoảng phê bình rằng cô bước đi lúc nhanh lúc chậm làm chú ấy khi thì theo không kịp, khi thì lại phải chờ cô. Cháu biết không, cô làm như vậy để phạt chú ấy, vì chú đã làm cô phật ý một điều gì đó. Khi nào chú ấy ngoan, cô sẽ bước đi bình thường Tóc của cô mầu nâu đen, da cô hồng và hơi nâu. Đó là những mầu mà chú Bảo rất mê.

Sương ngắt lời cô:

_ Thỉnh thoảng da nổi mụn, có gì bất lợi không, hở cô?

_ Đàn bà con gái có mụn là thường, phần lớn là do kinh nguyệt hàng tháng. Mình giảm thiểu mụn nhọt bằng cách uống nhiều nước suối và ăn nhiều rau trái. Khi cô có mụn, cô nhờ chú bôi thuốc, và chú lấy làm thích thú lắm, vì được thấy cô nhúc nhích da mặt. Cháu thấy khuôn mặt cô thế nào? Chú Bảo mê khuôn mặt cô ngay từ lúc đầu. Đàn ông mỗi người thích một loại khuôn mặt. Ai để ý đến đối tượng nào, tức là họ khoái loại khuôn mặt đó.

Sương nói tiếp theo:

_ Cháu có khuôn mặt giống cô lắm, anh bạn trai của cháu vừa thấy cháu là mết ngay. Này nhé, mặt bầu dục, trán nở, sóng mũi thanh, đầu mũi nhọn, lỗ mũi hình hoa cúc tinh nghịch, mắt huyền, răng trắng với một chút răng khểnh má lúc nào cũng hồng, môi lúc nào cũng đỏ bờ mép có nốt ruồi, và hai má có hai đồng tìên khi nói hoặc cười.

Ngọc cười thích thú:

_ Đúng vậy cháu ạ. Chú Bảo của cháu ngày xưa hay vẽ hình cô để tặng cô hoặc treo lên tường nhà. Mỗi ìân vẽ~ chú ca tụng hết lời những nét mà cháu vừa kể ra. Giọng nói và cách nói cũng quan trọng. Chú Bảo nói rằng giọng cô khi còn trẻ thỏ thẻ như con nít làm chú ấy chú ý và theo đuổi. Khi lớn lên, giọng cô trở nên ngọt ngào. Tuy vậy, chú Bảo vẫn phê bình cô hai điểm: Thứ nhất khi nói chuyện qua máy điện thoại, giọng cô trở nên mạnh. Thật ra, lúc nào cô bực mình hoặc hăng lên, giọng cô mới mạnh. Nhưng cô không nói cho chú Bảo biết điều này. Cứ để tự nhiên. Thứ nhì, cô hay hỏi hoặc nói bất chợt từ ý nghĩ trong đầu. Thí dụ, trong khi đi dạo với chú Bảo ở vườn Luxembourg, hai người đang nói chuyện về một bài thơ tả sông Seine, cô nghĩ trong đầu: "Chiều nay mình sẽ làm món bún riêu cho cả nhà ăn." Cô quay lại nói với chú Bảo: "Hai hộp riêu cua, một gói bún, rau ngò, cà chua, me, hai quả trứng gà, và thịt heo cùng các loại rau thơm và cả giá nữa chứ..." Chú Bảo chới với, hỏi cô: "Làm gì có hộp riêu cua với lại hành ngò và năm bảy thứ khác trên bờ sông Seine, hở em?" Cô thản nhiên đáp: "Nấu riêu cua thì phải có những thứ ấy chứ. Anh chậm hiểu quá à !" Một lần khác, hai vợ chồng đang coi băng nhạc vidéo về chủ đề đàn bà, cô chợt nhớ tới cuốn phim đang xem dở nhan đề "Les oiseaux se cachent pour mour" do Richard Chamberlain và Rachel Ward đóng.

Nghĩ tới chỗ Meggy cãi nhau với chồng, cô hỏi chú Bảo: "Thế cô ấy có gặp lại ông Cha không, hở anh?" Chú Bảo ngạc nhiên hỏi lại cô: "Cô nào? Ông Cha nào?" "Cô Meggy với Ralph ấy mà. Cũng ở trong vidéo, sao anh chóng quên thế?" "Đang xem vidéo Việt-Nam về đàn bà, em hỏi chuyện trong vidéo của Mỹ, làm sao anh đoán ra được?" Cô cấu chú một cái: “Cũng là vidéo cả mà. Anh và em phải suy nghĩ giống nhau chứ. Anh thường nói vậy, phải không?" Thế là chú Bảo của cháu chịu thua!

Sương nói:

_ Cô ác quá ! Làm sao mà chú ấy theo được ý nghĩ của cô.

Ngọc cười khúc khích:

_ Không phải cô ác đâu, cháu ạ. Đó là cô muốn, trong câu chuyện giữa hai người, lúc nào chú Bảo của cháu cũng phải hỏi cô "Cái gì?", "Sao?", "Thế nào?", "Ở đâu?"... Cho chú ấy tỉnh táo theo dõi và tham gia câu chuyện, chứ không được ngồi đó nghe cô nói êm ru. Chú của cháu dám ngủ gật hoặc mơ màng chuyện khác lắm ạ!

Sương lại hỏi:

_ Nhỡ chú ấy cũng làm như cô, cô có hiểu ngay chú ấy muốn gì hay không?

Ngọc cười, nói:

_ Chú Bảo của cháu không vừa đâu. Chú ấy cũng tính làm cô kẹt nhiều lần để trả thù, mà không được.

Cô kể cho cháu nghe với.

_ Có lần, hai người đang ngồi trên xe-hơi, nghe nhạc Việt-Nam. Bỗng dưng chú nói: "Bà ấy có bằng lòng không?" Cô nhớ ngay về vụ cô chú tính nhờ bà chủ tiệm bán sách báo băng nhạc đồ kỷ niệm Việt-Nam quảng cáo giùm cho cuốn sách của cô chú mới in xong. Cô bèn trả lời tỉnh bơ: "Có anh ạ." Chú Bảo của cháu ngạc nhiên và thất vọng lắm? Cháu thấy không, đàn ông họ làm việc giỏi đối với những gì tổng quát và trật tự, trong khi đàn bà con gái chúng mình chuyên về chi tiết tỷ mỷ, phức tạp, không cần trật tự. Vê hình dáng, chúng ta còn một điểm rất quan trọng, đó là tiêng cười. Cô luôn cười vui, tiếng cười của cô khá kích thích và cởi mở. Mỗi lần cô cười, chú Bảo của cháu trở nên sung sướng hơn, hăng hái hơn, cũng như quên ngay tất cả buồn lo. Sương ạ, hôm nay nói chuyện như thế đủ rồi. Cháu chiụ khó tới chơi với cô, cô sẽ nói cho cháu nghe hết những điều cần có để bảo đảm hạnh phúc lứa đôi, về phương diện tính tình, sức khoẻ và tài năng. Thôi nhé, chào cháu.

Hai hôm sau, sáng thứ Bảy, Sương mò tới nhà Ngọc. Hai cô cháu ngồi trong phòng khách nói chuyện. Ngọc hỏi người cháu gái, con của ông anh thứ hai của nàng:

_ Cháu muốn cô nói về đề tài nào trước?

Sương uống một ngụm nước ngọt, đặt ly xuống bàn, nói:

_ Cô cho cháu biết những điểm hấp dẫn về tính tình của cô, khiến chú Bảo thương yêu cô mãi như thế này.

Ngọc gật gù:

_ Chú Bảo rất hài lòng thấy cô cẩn thận, kỹ lưỡng mỗi khi làm một việc gì dù lớn dù nhỏ , tất cả mọi việc trong nhà đều được cô xắp xếp khéo léo, tinh vi.

Bảo từ nhà trong đi ra, nghe được câu chót của Ngọc. Chàng mỉm cười, nói:

_ Em làm việc giỏi. Đúng. Nhưng có hai điều luôn luôn làm anh lo ngại.

Sương đứng lên cúi đầu:

_ Chú ạ Thưa chú, chú lo ngại hai việc gì cơ ạ?

Bảo nhìn vợ, dò hỏi. Ngọc khẽ nhún vai, nói với chồng bằng giọng nhõng nhẽo:

_ Em cho phép anh nói đấy. Người nhà mà, sợ gì.

Bảo vẫn đứng bên tủ TV. Chàng cất tiếng thật nhẹ nhàng:

_ Thứ nhất, cô Ngọc của cháu hay quên chỗ để đồ. Lý do là, lâu lâu cô dọn lại đồ trong nhà. Những thứ đã có chỗ của chúng từ nhìêu năm, cô mang để chỗ khác. Sau một vài tuần lễ, khi cần đến, cả cô lẫn chú đều phải tìm dài cổ la mới thấy. Thứ hai, cô Ngọc hay vứt bỏ đồ, nhất là đồ của chú. Cháu cũng biết rằng chú có bổn phận sửa chữa hoặc chế biến các thứ lặt vặt dùng trong nhà, nên chú hay tích trữ các dụng cụ như mảnh ván, dây nhợ, giấy má, vân vân... Cô Ngọc thấy vướng mắt là thu lại rồi mang vứt vào thùng rác.

Ngọc chẩu miệng:

_ Xếp lại đồ từ chỗ này qua chỗ l(ia là theo kỹ thuật tân tiến nhằm tiêu diệt thói quen lười biếng làm cuộc sống nhàm chán. Anh thấy ở các siêu thị, lâu lâu họ kê lại các quầy hàng, khiến cho khách hàng không chán và sự tiêu thụ gia tăng, kinh tế phát triển. Còn các đồ lặt vặt trong nhà không dùng tới cần phải vtrt đi cho rộng chỗ, vừa thoáng khí vừa an toàn. Đồ của anh để tùm lum dễ bắt lửa nguy hiểm, hơn nữa để anh cất giữ đồ cũ là khuyến khích anh thiết tha với kỷ niệm...

Bảo cười xoà, nói như thuộc bài:

_ Anh chỉ được quyền giữ kỷ niệm của em mà thôi. Còn bao nhiêu thứ khác là phải bỏ đi, quên di. Phải không? Thôi, anh nhớ rồi. Đừng tiếp tục bàn tới kỷ niệm nữa, kẻo bao nhiêu chuyện cũ sẽ bị lôi ra hết ở đây bây giờ.

Ngọc cười thật vui chỉ sang chỗ ngồi bên cạnh:

_ Thưởng cho anh được ngồi bên em một lúc, nghe hai cô cháu nói chuyện.

Sương nói nhỏ vào tai Ngọc:

_ Về chuyện luyến ái giữa trai gái cũng như vợ chồng thì sao, thưa cô?

Ngọc mỉm cười, nói to:

_ Cô sẽ đề cập tới chuyện đó sau. Bây giờ, cháu để cô nói tiếp. Bên cạnh việc nhà, có việc quản lý Tính cô ghét vay mượn. Không có thì ráng chịu. Ai vay, thì cho, nếu có điều kiện. Về vấn đề quản lý, cô tính toán nhanh và đúng, nên giúp chú rất nhiều trong việc mua bán. Cô lại còn biết dành dụm tìên bạc một cách kín đáo, để khi cần là có sẵn.

Bảo xen vô:

_ Chú rất chịu những tính đó.

Ngọc nắm tay chồng, nói tiếp:

_ Khi cô chú còn trẻ, mới yêu nhau, rồi lấy nhau, cô hay cười nhưng ít nói. Khi chú có lỗi, kể cả việc có mèo, cô cũng bỏ qua.

Đến đây, Bảo cười hóm hỉnh:

_ Nhưng khi lớn tuổi, cô của Sương không những vẫn hay cười mà còn hay nói, nhất là sau khi sang ở bên thế giới tự do của Tây phương này ! Hôm nọ, trong bữa tiệc gia đình, chú có đặt vấn đề này với các bác và anh chị em họ của chú. Bác Thụ của chú nhận định rằng phụ nữ sang bên xứ Âu Mỹ được giải phóng, nên nói nhìêu vì biết nhiều? Đời xưa, cô Ngọc không bắt lỗi chú. Bây giờ, càng ngày cô càng nhớ lại chuyện cũ, hơi tý là giận dỗi, nổi cơn ghen với những người quen cũ của chú mặc dầu họ ở cách cô chú cả chục ngàn cây số!

Ngọc lườm yêu chồng:

_ Ngày xưa, bận nuôi con cái, em quên khuấy đi. Bây giờ rảnh rỗi, tự nhiên em thấy những chuyện ấy cứ hiện ra rõ mồn một trước mắt em. Hơn nữa, cái con Tuyết-Mai bây giờ độc, thân, vì chồng nó chết sáu bảy năm nay, cứ làm thơ đăng trên báo để quến anh. Không bực mình làm sao được!

Bảo giơ tay cản, miệng nói liến thoắng:

_ Bỏ chuyện đó đi em. Anh không có gì đâu. Này, em còn quên hai chi tiết nữa.

Ngọc mở to cặp mắt nhung:

_ Chi tiết nào thế anh?

_ Nhõng nhẽo muôn thuở, và chọn hình một phía!

Sương tỏ ý khơng hiểu:

_ Chú nói rõ cho cháu biết với.

_ Từ lúc còn tre đến giờ, cô Ngọc của cháu hay nhõng nhẽo lắm, nhất là khi cô hơi đau một tí. Chú còn nhớ, khi mới lấy nhau, chú có lại nhà bà nội của cháu, tức là mẹ vợ của chú. Chú nói với bà rằng chú lo quá vì cô Ngọc kêu đau bụng, đau lưng, đau chân, đau tay, đau khắp người, đau nhiều lắm. Bà nội cháu cười rộ lên nói: "Cô Ngọc là hay làm nũng lắm đấy. Đau ít, nói đau nhiều làm người ta lo sợ. Anh phải coi chừng, sẽ còn bị nhìêu lần cho mà xem!" Tuy vậy, chú vẫn luôn luôn lo sợ trong mấy chục năm nay! Đó là một chuyện. Chuyện thứ nhì là, mỗi khi cần chọn một tấm hình để tặng ai, cô Ngọc chọn tấm nào cô trông đẹp nhất, dĩ nhiên. Phải cái là thường thường tấm hình nào cô trông đẹp, thì chú lại xấu hoắc: khi thì bóng lá cây loang lổ trên mặt, khi thì cravate bị đeo lệch, khi thì miệng cười nhiều bóng tối, trông như có hàm răng đen !

Ngọc cười khúc khích:

_ Hình em đẹp được rồi. Đàn ông cần gì đẹp. Còn em nhõng nhẽo như vậy có làm anh bực bội không? Nói thiệt đi.

Bảo vội trả lời mặt thật tươi tỉnh:

_ Anh thích em nhõng nhẽo lắm lắm!

Ngọc đập tay vào vai chồng:

_ Một chữ "lắm" đủ rồi. Hai chữ "lắm lắm"có vẻ tiếu lâm quá à!

Bảo vội giơ một ngón tay iên. Có tiếng chuông cửa. Bảo đứng lên, ra mở. Bác Thụ gái bước vào Bảo chào:

_ Bác ạ. Mời bác vào phòng khách. Nhà cháu đang nói chuyện với cháu Sương.

Ngọc và Sương đứng lên chào bà bác cuả Bảo. Bác Thụ gái cười nói:

_ Bác sang rủ chị Bảo đi dạo vài vòng hồ , nói chuyện cho vui.

Ngọc vui vẻ đáp:

_ Vâng ạ. Cháu mặc sẵn quần áo. Mình có thể đi ngay. Có cả cháu Sương đi cùng, bác ạ. Anh ở nhà làm gì thì làm. Chờ em về ăn cơm, rồi mình di Pans xem ciné anh nhé.

_ Được em và Sương cứ đi dạo với bác Thụ đi. Bác ạ.

Để Bảo ở nhà một mình, Ngọc và Sương cùng bà bác đi bộ ra ngoài bờ hồ gần nhà. Vừa đi họ vừa tiếp câu chuyện đang dở dang. Bác gái Thụ cũng thích đề tài đó, nên cả ba ríu rít nói chuyện rất vui. Ngọc nói:

Đàn ông con trai cũng thường chú ý đến sức khoẻ của chúng ta lắm, phải không bác?

_ Đúng đấy, chị Bảo ạ.

_ Nhờ thuở bé hay bơi lội và leo trèo cũng như bây giờ chăm tập thể dục, thân thể cháu lúc nào cũng cứng cáp, dai sức, đi bộ giỏi.

Bà bác nói thêm:

_ Có điều là dàn bà hơi dễ té ngã, ta nên cẩn thận khi bước đi trên mặt đường ướt nước. Ngã trước mặt bồ là quê lấm, và lúc lớn tuổi có thể bị giập hoặc gẫy xương thì khốn dấy.

Sương hỏi:

_ Thưa bà, thưa cô, về sức khoẻ ta cần luyện đức tính nào ạ?

Ngọc nhanh miệng trả lời:

_ Cô may mắn thuở bé được bố mẹ cho dùng các loại cao thiên-môn và cao ban-long, nên khi lớn lên cho đến bây giờ cô ít bị đau ốm. Nếu có đau ốm thì cũng chóng khỏi. Cô giỏi chịu đau đớn trong khi sanh đẻ. Nhờ theo học lớp sanh đẻ, và cũng do tự ái riêng, cô biết nhịn đau đớn, không kêu la khi nằm trên bàn đẻ. Chú Bảo đôi khi đứng bên ngoài phòng đẻ phải lấy làm lạ vì không nghe tiếng cô kêu ở bên trong.

Bà bác cười nói:

_ Bác thấy anh Bảo nói rằng chị Bảo hay quên kính và không nhớ giờ phải uống thuốc mỗi khi đau ốm, phải không?

_ Thưa bác, đìêu đó không đúng một trăm phần trăm. Nhìêu khi cháu giả vờ quên, để nhà cháu phải đi kiếm cho có việc. Còn giờ uống thuốc, vì nhà cháu thường tự hào là cẩn thận, nên cháu luôn luôn nhờ anh ấy nhớ giờ cho cháu uống thuốc, cũng để xem anh ấy còn lo lắng cho cháu như hồi mới lấy nhau hay không.

Ba người bước đi trong yên lặng. Sương chợt nhớ ra một đlêu, vội hỏi:

_ Thưa bà, thưa cô, vấn đề ăn uống có quan trọng trong cuộc sống lứa đôi không ạ?

Bà bác nói:

_ Tốt nhất là mình tập ăn uống thoải mái, kín đáo. Nếu chưa nghiện thuốc lá, càng hay.

Ngọc nói thêm:

_ Khi ăn, nên có ý nhường cho bạn trai, cho chồng cho con. Khi mình có tật nào về ăn uống, nên cố tránh khi có mặt mọi người. Cô có tật ăn ớt bị nấc và thích ăn mặn. Rất ít khi nào cô ăn ớt khi dùng cơm chung. Biết tính chú thích ăn nhạt, cô để ý nấu thức ăn cho vừa miệng. Ai ăn mặn thì cho thêm nước mắm.

Ngọc chớp mắt suy nghĩ, rồi nói tiếp:

_ Điểm chót, theo ý cô, là vấn đề tài năng của đàn bà con gái. Đàn ông con trai cũng chú ý đến chi tiết này lắm. Trước hết là tư tưởng. Mình phải tập nhớ dai, nhưng làm ra vẻ hay quên, để kiểm soát hành vi của đàn ông. Nếu Trời cho mình một vài năng khiếu nào đó, thì nên trau giồi cho càng ngày càng tết hơn. Cô biết làm thơ, viết văn từ thuở bé. Bây giờ, cô luôn luôn đọc sách báo, xem TV, giao thiệp với bạn bè. Nhờ vậy, cô và chú sống những ngày về hưu thật hứng thú bằng cách trao đổi văn thơ với nhau.

Bà bác nói:

_ Chị Bảo nấu ăn khéo và ngon lắm. Bác trai thích mấy món anh chị mang biếu hai bác như giả cầy, bánh khúc, bánh bao, và bánh cuốn nhân tôm thịt.

Ngọc mỉm cười:

_ Thưa bác, về bếp núc, anh Bảo của cháu mặc dù không mấy thích nhưng cũng chiều theo hai thói quen của cháu. Thứ nhất là việc đi chợ. Cháu chọn đồ lâu và kỹ. Thêm vào đó, cháu đi nhiều chợ trong một buổi. Khi anh ấy rên, cháu giải thích rằng làm như thế, đô mua vừa rẻ vừa ngon vừa đầy đủ. Thứ hai là mỗi khi làm bếp, cháu sử dụng rất nhiều nồi niêu xoong chảo đũa thià dao. Cháu không ưa dùng lại một dụng cụ nấu bếp cho nhìêu món khác nhau, vừa không tinh khiết, vưà lỉnh kỉnh. Cháu lại không thích dùng máy rửa chén, vì sợ máy làm không kỹ. Nên thỉnh thoảng, muốn nhờ anh ấy rửa hộ chén là cháu phải thanh toán trước số nồi niêu cồng kềnh, cho anh ấy rửa chén mà thôi.

Sương chớp chớp cặp mi đen dàl cong như chợt nhớ ra đìêu gì. Nàng nắm tay Ngọc, nói nhanh:

_ Cháu xin ngắt lời cô và bà. Hôm nọ cô bảo sẽ cho cháu biết những đìêu cần thiết về chuyện luyến ái. Hôm nay, sẵn có mặt bà Thụ, xin cô nói cho cháu biết đi.

Nhìn vào đôi mắt nhung của người cháu có khuôn mặt yêu kiều với nhiều nét giống nàng, Ngọc thong thả nói:

_ Qua nhiều sách báo phim ảnh năm châu, kể cả sự chỉ dẫn trong Kinh Dịch của Khổng Tử cách nay hơn hai ngàn năm, cô và chú Bảo rút ra kinh nghiệm sau đây: Mỗi cặp uyên ương yêu nhau chân thành tự mình khám phá ra những bí mật của thể xác nhau để hiến nhau những giây phút thần tiên mà chỉ hai người đó mới cảm nhận được mà thôi. Không một phương pháp hoặc nguyên tắc chung nào có thể làm khuôn vàng thước ngọc cho vấn đề phòng the được cháu ạ.

Bà Thụ gật gù:

_ Đúng vậy. Bác hoàn toàn đồng ý với chị Bảo.

Sương nhìn Ngọc và bà Thụ bằng ánh mắt biết ơn:

_ Cháu hiểu ý của cô và bà. Trở về chuyện máy móc, không biết lái xe hơi có phải là một khuyết điểm không, thưa bà, thưa cô?

Ngọc lắc đầu:

_ Không, cháu ạ. Đàn ông họ cậy lái xe giỏi, để cho họ lái. Mình sử dụng ưu điểm của mình là chỉ đường. Chú Bảo của cháu lái giỏi, nhưng rất cần cô bên cạnh để canh chừng xe từ bên phải qua cho chú, và nhất là chỉ đường khi chú lái tới những nơi lạ. Được ngồi không, nên cô nhớ hướng hơn chú, vì vậy ít đi lạc. Có thể đàn bà cần phải tự lái xe ở bên Mỹ hoặc Canada chẳng hạn, vì ở những xứ đó đường xa đất rộng, đời sống vội vã. Còn ở Âu châu đất hẹp, hệ thống giao thông rất tiện lợi, nên đàn bà không cần thiết lái xe.

Bà bác nói thêm:

_ Về máy móc dùng trong nhà, các ông ấy thường hãnh diện là giỏi hơn bọn mình.

Ngọc nói nhanh:

_ Thưa bác, điều đó đúng. Mnh cũng nên đề cao ưu điểm dó, vừa làm hài lòng các ông, vừa đỡ phải bận bịu vì chuyện máy móc, bác ạ.

Quay nhìn Sương, Ngọc kết luận:

_ Đó là những gì cô biết để truyền lại cho cháu. Cháu cố ghi nhận mà thực hành, chắc chắn cháu sẽ tìm được người yêu chọn lấy làm chồng, ở với nhau suết đời, như hai bác Thụ, và như cô với chú Bảo của cháu. Tất cả bí quyết duy trì hạnh phúc lứa đôi được tóm tắt như sau:

"Đừng để cho bạn trai hoặc chồng của mình quá yên âm trong cuộc sông chung, mà phải luôn Iuôn sử dụng sự mâu thuẫn phong phú của phái nữ, để làmn cho cuộc sống đó được liên lục hoạt náo, với đủ bảy thứ tình cảm: sướng, khổ, buồn, vui, giận, ghét, muốn, trong đó phải kể yêu và ghen." Cháu nhớ lấy những lời của bà bác và của cô mà áp dụng vào đời sống lứa đôi của riêng cháu, Sương nhé?

Bình Huyên

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002