Đại Chúng số 86 - phát hành ngày 16/11/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


ĐỌC “VIỆT NAM NHÂN CHỨNG” CỦA TRẦN VĂN ĐÔN

Phụng Hồng

(tiếp theo và hết)

Tôi hoàn toàn không đồng ý. Nên nhớ rằng người ta trao quyền hành cho ông là không phải để ông “lo đưa vợ con trốn ra ngoại quốc theo tàu hải Quân cùng bạn bè thân thuộc (tr.483 – 484) rồi tuyên bố đầu hàng cho được việc. Anh em chúng tôi đã bỏ lại tất cả tài sản mồ hôi nước mắt cùng vợ con từ các vùng chiến thuật về Sài Gòn không phải để ngồi khoanh tay chấp nhận đầu hàng giặc, hoặc thương thuyết với giặc. Ngay cả bây giờ và mãi mãi về sau cũng thế. Đó là một sự thật hiển nhiên. Còn bảo rằng nếu không đầu hàng, Sài Gòn sẽ bị pháo kích nặng và dân chúng chết nhiều. Điều này lại càng không đúng và không đứng vững được. Xưa nay trong binh pháp và quan niệm chiến trường, không bao giờ người ta nói đến điều này và vẫn chấp nhận, vì quyền lợi thiêng liêng của tổ quốc là tối thượng. Vì sống dưới chế độ cộng sản, người dân vẫn mất tài sản và vẫn bị đổ máu chết chóc như thường. Một bằng chứng hùng hồn nhất mà VNNC không ghi lại (rất tiếc) là sáng 30-4 tại ngã tư Bảy Hiền, mấy Tiểu Đoàn Dù còn lại đã đơn độc anh dung đẩy lui nhiều đợt tấn công của Việt cộng khi chúng tiến về đường Lê Văn Duyệt. Đến khi hết đạn, một số sĩ quan đã tự tử, một số khác bỏ về miền Tây .... cứ để cho chúng pháo kích bừa bãi như chúng đã từng làm – mà chắc gì chúng dám làm? – để cho những thằng đã từng nằm vùng che giấu những tên đặc công ám sát tại Đô Thành trong vụ Mậu Thân (như tiệm phở Bình Ngọc Hiền, thượng úy tình báo Việt cộng, anh cựu trung tá Dân Biểu Trần Ngọc Châu, nguyên tỉnh trưởng Kiến Hòa và thị trưởng Đà Nẵng) mở trắng con mắt ra. Và đến lúc đó chính nhân dân sẽ nổi dậy quật nguợc lại bọn chúng và phần thắng lợi cuối cùng sẽ đến với chính nghĩa. Tiếc rằng ông Minh đã không thấu hiểu được điều căn bản đó. Đấy là chưa kể ỏ khắp các nơi vẫn còn nhiều đơn vị ưu tú chống cự đến những ngày hôm sau. Chúng tôi  không cần có “tổng tham mưu trưởng” hay “tổng tư lệnh” mới chiến đấu được. Chúng tôi đã tự lực chỉ huy đương đầu với giặc trong bao nhiêu năm trời trong lúc các ngài vơ vét đầy túi tham ở trung ương. Xin các ngài hãy nhớ kỹ điều đó mỗi khi mở miệng nói  đến “trung lập hòa đàm”!

Tiếp theo ông Đôn lại viết: “Năm 1955 ở Bangdoung lúc có hội nghị Phi Liên Kết Á Phi, ông Nerhu thủ tướng Ấn Độ dự định tổ chức một bữa tiệc thân mật khoản đãi hai phái đoàn Nam và Bắc Việt Nam. Trước ngày đi dự, tướng Trình Minh Thế, một nhân viên phái đoàn bảo ông Nguyễn Văn Thoại trưởng phái đoàn hủy bỏ buổi tiệc đó. Oâng Thoại không đồng ý thì tướng Thế rút súng lục ra để trên bàn dọa bắn. Buổi tiệc gặp gỡ thân hữu đó phải hủy bỏ .... Tôi không cho rằng sau buổi tiệc đó thì hai miền Nam Bắc sẽ hòa thuận, nhưng thái độ hung hăng của tướng Thế xuất phát từ sự xúi biểu của phe phái muốn chủ động trong cuộc chiến cũng như chủ động trong Hòa Bình ở Việt Nam.” (trang 487)

Người đọc có cảm tưởng rằng ông Đôn muốn đổ lỗi cho tướng Thế vì “hung hăng quá khích” (?) mà “hai phe thù nghịch cùng một nước” đã mất cơ hội “tốt đẹp” để gặp nhau “hòa hợp, hòa giải”, như lời con gái thủ tướng Nerhu nhận định sau hội nghị chăng?

Để trả lời cho lối lẫp luận này cũng như lời đổ lỗi vô trách nhiệm kia đối với vị anh hùng suốt đới chống cộng đã khuất mặt chốn dạ đài, tôi chỉ xin nhắc lại đây lời khẳng định của một tên cán bộ cao cấp Viện Sử Học Hà Nội khi nói đến chuyện tại trại cải tạo Long Thành năm 1976: “Những phong trào yêu nước cổ võ hòa bình, đòi quyền sống, hòa hợp hòa giải ... tại Sài Gòn trước đây đều được nghiên cứu chỉ đạo kỹ bởi Bác và Đảng. Đó chẳng qua là một hình thức trá hình để thêm vây cánh  trong lòng địch mà thôi ...”

Như vậy hành động và ý chì cương quyết của Tướng Thế cản trở ông Thoại là vô cùng xác đáng và hợp lý vậy.

Trang 490: tưởng cũng nên nói lại cho rõ: trong ngày 30-4, chuẩn tướng Lý Tòng Bá là tư lệnh sư đoàn 25BB đóng ở Gò Dầu Hạ, trên đường lên Tây Ninh (quốc lộ 22). Oâng này đã bị bắt sáng hôm đó. Còn tướng Lê Minh Đảo là tư lệnh SĐ 9. Tháng 6.75, sau khi chúng tôi vô trại cải tạo rồi thì được người ngoài đưa tin mật vào cho hay phu nhân tướng Đảo đã làm một chuyện phi thường: cầm đầu một phái đoàn hùng hậu gồm vợ con các sĩ quan bị đi cải tạo đã “quá một tháng tiền ăn”  mà chưa thấy về, đến chất vấn tên Võ Văn Kiệt lúc đó làm “Chủ Tịch Uûy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh”. Anh em trong tù rất phấn khởi vì nhận thấy sự chống đối đã bắt đầu.

Trang 492: tướng quân y là y sĩ chuẩn tướng Phạm Hà Thạnh (chứ không phải Nguyễn), nguyên cục trưởng Cục Quân Y cuối cùng. Bác sĩ Thanh này đã từ trần vì bệnh hoạn và kiệt lực trong thời gian cải tạo.

***

Ở đây tôi không muốn bàn sâu về thuyết “Dân Tộc Tự Tồn” mà ông Đôn, người khai sinh ra nó đã tự hào lả rất hợp thời từ sau Tết Mậu Thân 68 để biến miền Nam trung lập, không liên kết với ai (!?), vì sợ lạc đề. Chỉ xin được nói một lời là đã có một số người am hiểu tình hình hồi đó khi nghe tin này đã bỉu môi phì cười mỉa mai cho rằng ông Đôn đang còn non nớt, chưa hiểu tí ti gì về cộng sản cả. Một số người thức giả khác lại nghiêm khắc lên án ông Đôn đã phản bội đồng đội đã hy sinh cho ông lên tướng. Vì ông không có thân nhân chết trong vụ Mậu Thân  nên ông đã không căm thù cộng sản.

Một điều thắc mắc của người đọc nữa là không hiểu sao ở phần cuối sách, tác giả lại cổ xúy cho “giải pháp Bảo Đại”, một giải pháp đã quá lỗi thời, đối với một phế chế đã không mấy tốt đẹp, với một dĩ vãng tàn tệ đã để lại ấn tượng xấu xa trong lòng người dân Việt suốt hơn một phần ba thế kỷ! Người ta đã không hiểu ông Đôn muốn gì khi tổ chức tiếp đón ông Bảo Đại tại Mỹ, cuộc tiếp đón đã gây ra nhiều trah giành ảnh hưởng, lủng củng nội bộ xuýt đi đến xô xat đổ vỡ trong nhiều cộng đồng. Thật là một chuyện cuời ra nước mắt. Hơn nữa, vua Bảo Đại là người mà 35 năm trước đây, ông Đôn đã theo giòng lịch sử làm tròn nhiệm vụ trung thành với đường lối TT Diệm bằng cách áp dụng câu vè “xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ thùng” (tức là phiếu màu lục in hình Bảo Đại thì vất vào sọt rác, còn phiếu màu đỏ in hình ông Diệm thì bỏ vào thùng phiếu) trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.10 năm 1955 (Bảo Đại là vua ăn chơi lãng tử, nhu nhược (trang 73 – 48) Trong thời gian làm tư lệnh quân khu 2 ở Huế cũng như làm tư lệnh QĐI/VICT tại Đà Nẵng, ông Đôn đã bị nhiều tai tiếng về lối giao du thân mật với nhiều vợ sĩ quan cũng như nữ nhân viên thuộc quyền. Bởi ông Đôn là người bặt thiệp, xã giao rộng lại đẹp trai nhất trong hàng tướng lãnh nên ông đã thành công chinh phục nữ phái. Tôi đã cố gắng tìm hiểu và được biết người ta than phiền nhiều ông Đôn có khi xao lãng các cuộc diễn tiến hành quân và thường hay tổ chức “picnic”, ăn chơi nhảy đầm lén lút tại CLB sĩ quan Đà Nẵng để đi đến những vụ “ái tình lẻ vụng trộm” (vì thế sau ngày 1.11.63, chính ông Đôn đã ký nghị định cho phép khiêu vũ trở lại và lý luận rằng đây là một lối thể thao kiểu lành mạnh (!?), đã bị cấm bằng một dự luật của bà Nhu).

Sau ngày chỉnh lý, tướng Khanh có đưa ra một danh sách “nhân tình cũ” của ông Đôn đã làm cho người tinh ý liên tưởng tới cô M. ở nhà sách Nam San Quảng Ngãi, bà TM, vợ bác sĩ Phạm DĐ, ái nữ Đ/U Th., quản lý CLB, bà Ng. ở Khu Tu Bổ, các cô Th., H., NPT/QĐI, bà H. Ng., vợ Tr./U Tr. (ông này sau được thăng đến Đại tá làm chánh văn phòng, còn bà H.Ng thì làm bí thư (trang 456).

***

Truớc khi gấp cuốn VNNC lại với trang cuối cùng để cất vào một góc nào đó trong chồng sách cũ vì tôi không muốn đọc lại lần thứ hai nữa, tôi muốn được nói thêm đôi cảm nghĩ chót. VNNC là một cuốn sách tầm thường, tầm thường như cuộc đời làm tướng của tác giả nó. Nó đã không đáp ứng được lòng mong đợi của người đọc bấy lâu. Nó còn có nhiều khuyết điểm. Có nhiều chương lại không nói lên hết sự thật. Người đọc có cảm tưởng tác giả muốn tránh né trách nhiệm ở những khúc quanh lịch sử quan trọng.

Ta có thể trách cứ ông Đôn đã không biết thi hành sứ mạng, chu toàn nhiệm vụ một tướng lãnh khi vận nước nổi trôi, đi vào thời điểm quyết định với kẻ thù. Thay vì hô hào chiến đấu diệt giặc, ông lại đi cổ võ trung lập, thương thuyết với kẻ thù. Chưa hết, ông còn giết thì giờ vàng ngọc trong một tình thế cấp bách nhất bằng cách vận động với người ngoại quốc (Brochand, Chirac, Martin ...) để ủng hộ, hậu thuẫn cho giải pháp điều đình. Chính sự kiện này đã làm cho tên tuổi của ông lu mờ và phần đông uất ức bất mãn trước ngày mất nước. (Một số sĩ quan cũ từng phục vụ ở BTL/QĐI đã gợi ý với tôi tìm cách giết ông Đôn ngày 26/4 cũng như một số thương bệnh binh ở TYV/DT đã áp lực cầm chân tôi ngày 29/3 đòi giết cho được tướng Ngô Quang Trưởng, khi biết ông này đã bỏ đi từ khuya, họ mới thả tôi ra. Và tôi cũng không biết nhờ một phép lạ nào mà thoát được?)

Tại sao ta lại cứ đi cầu hòa với giặc, trong lúc giặc cứ tiến lần về Sài Gòn? Một tên cán bộ Hà Nội vào năm 1977 đã tiết lộ: “Ông Diệm chết đi là xem như chúng tôi đã lấy được miền Nam rồi.”

Tại sao cứ hô hào “trung lập hóa miền Nam” như ý tưởng ngu xuẩn của De Gaulle mà không trung lập hóa miền Bắc? Tại sao chúng nó đòi ông Thiệu từ chức mà ta không đặt điều kiện Phạm Văn Đồng phải từ chức? Tại sao chunùg nó cứ hỗn xược đòi phải có ông Minh mới thương thuyết? (nhưng mỉa mai thay, tối 28/4, sau khi ông Hương làm lễ bàn giao xong, tên Nguyễn Văn Hiếu, trưởng phái bộ hòa đàm La Celle St Cloude lại nói: “Bây giờ đã quá muộn, và ông Minh cũng chỉ là người của Mỹ!), mà ta lại cứ ngồi câm không đòi Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng giải ngũ? Tại sao và tại sao?

Xin được nhắc lại một lần chót nữa ở đây là Vận mệnh nước Việt Nam phải cho chính những người Việt Nam quốc gia chân chính, không cộng sản mới đủ thảm quyền định đoạt, chứ không phải do một tên De Gaulle, Brochand, Chirac, Martin ... nào đó bàn hội được!

Chúng ta đã bị đầu cơ lãnh đạo bởi những tên bất tài vô tướng, ăn cháo đái bát, lừa thầy phản bạn, vì quá dốt nát nên đã ngây thơ tin tưởng sự “tử tế” của kẻ thù. Chính trường miền Nam trước 1975 như một  canh bạc bịp mà chủ sòng lưu manh đang giở mọi trò gian xảo bỉ ổi nhất để lường gạt thế mà thảm thương thayn con bạc ngây thơ cứ lao đầu vào tưởng bở tổ xả láng để rồi cuối cùng nuốt hận lưu vong chua cay, làm trò hề cho địch thủ đắc chí.

Như vậy, qua VNNC chúng ta đã thấy gì? Chỉ toàn những hành động hèn nhát, trung lập, mưu toan bắt tay với kẻ thù. Oâng Đôn không phải là một tướng anh hùng, giữ đúng tiết tháo, liêm sĩ con nhà võ. Vì nếu có, ông đã tuẫn tiết khi bị hạ nhục trong đêm chỉnh lý để giữ vẹn toàn tiếng thơm. Trái lại ông chỉ có những hành động tiêu cực kêu than buồn thảm mà thôi (trang 290 – 291 – 293 – 294).

Những vấn đề mấu chốt vẫn chưa có kết luận. Những nghi vấn vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng. Oâng Đôn luôn luôn tự nhận mình có công với đất nước, và phủ nhận những hành động tội lỗi của mình. Thử hỏi trong lúc chính quyền Ngô Đình Diệm đang trên đà chiến thắng cộng sản Bắc Việt với quốc sách Ấp Chiến Luợv, kế hoạch đinh điền, chiến dịch hành quân đại quy mô ..., thì những người tự nhận mình là “lãnh tụ tranh đấu”, những tướng nhưng ông Đôn đã làm được gì? Ông đã từng nói sợ đảo chánh, cân nhắc lợi hại để rồi cuối cùng ‘chọn đảo chánh để cứu nước” nhưng rốt cuộc nước vẫn mất vào tay giặc. Bên công bên tội, bên nào nặng hơn? (trang 186 – 187)

Sau ngày đảo chánh, một người bạn phe Ấn Quang biết tôi cũng là một Phật tử thuần thành, đã nói: “Nếu ông Diệm còn, miền Nam sẽ theo Công Giáo hết!” Thay vì phụ họa luận điệu đó, tôi đã quắc mắt hỏi lạilàm anh ta ngạc nhiên: “Giữa công giáo và cộng sản, anh chọn bên nào?”

Ngày nay khi đã “thấm mệt” trên bước đường lưu vong, chắc người bạn kia đã thấy rõ nhận xét nông nỗi của mình. Tôn giáo nào cũng khuyên răn tín đồ làm lành. Chỉ có cộng sản mới khuyến khích bạo lực, đâm chém, biểu tình để gây đổ máu huynh đệ tương tàn.

TT Diệm đã nằm xuống. Chiếc thiết vận xa M113 định mệnh và 3 tấc đất hẻo lánh trong Bộ TTM đã quá đủ để lịch sử phê phán công minh ai phải ai trái.

Ngày nay ông Đông cũng đã nằm xuống. Tôi muốn ông an nghỉ để lắng nghe chiếc áo quan luận định cuộc đời binh nghiệp và chính trị của mình.

Phụng Hồng

(Winter Park, Florida)

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002