Đại Chúng số 86 - phát hành ngày 16/11/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


TINH THẦN DÂN CHỦ VÀ NHÂN BẢN TRONG
TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT

Chu Thủy

Đến như thi sĩ Tú Mỡ, sống trong chế độ cộng sản Bắc Việt bao nhiêu năm không làm bài thơ khóc khóc "Bác", ca đảng, nhưng khi bà Tú từ trần, ông đã làm một bài thơ huyết lệ khóc bà mà chúng tôi cho là hay nhất đời ông:

"...

Kể từ thuở đôi ta kết tóc

Thấm thoát đà năm chục năm qua

Thủy chung, chồng thuận, vợ hòa

Gia đình hạnh phúc thật là ấm êm

Tôi được bà vợ hiền thuần thục

Cảm thấy mình tốt phúc bao nhiêu

Đôi ta cùng một cảnh nghèo

Đạo chồng vợ lấy chữ yêu làm nền

Nhớ khi giường bệnh đã nằm

Bà còn thủ thỉ tình thâm thương chồng

Tôi mà chết thì ông sẽ khổ

Vì cứ theo câu cổ ngữ ta

Xưa nay con cái nuôi cha

Cũng không chu đáo bằng bà nuôi ông.

.................."

Cái truyền thống "tương thờ như thánh" giữa vợ chồng Việt Nam được phổ cập sâu rộng trong dân gian và đã nghiễm nhiên đi vào văn học sử.

Trai gái Tây phương kết hợp vợ chồng trên văn bản cá nhân, vị kỷ. Họ lấy nhau chỉ để thỏa mãn cho chính họ, cho nên khi thành vợ chồng rồi, ăn ở với nhau trong một thời gian, nếu không vừa ý hoặc không đáp ứng được quyền lợi mà không mong muốn thì lập tức ra tòa, rồi đường ai nấy đi, hết sức dễ dàng mặc cho con cái bơ vơ, thiếu cha thiếu mẹ. Lũ trẻ bất hạnh này đa số sẽ trở thành những tên du đảng, cao bồi, thiếu niên phạm pháp, gây tội ác, tác hại cho xã hội nhân quần, mà nguyên nhân chỉ vì sự ích kỷ và vô trách nhiệm của các bậc sinh thành của chúng.

Ngược lại trai gái Việt Nam, ngoài cái lẽ yêu thương cố hữu, họ còn có một sứ mạng thiêng liêng là tài những hiếu tử, lương dân, trung thần cho nhà nước. Trong cái cảnh hợp tác "chồng cày vợ cấy". Họ thắt lưng buộc bụng ăn nhịn để dành, lo gây dựng tương lai cho con cái. Cái tinh thần đảm đang tận tụy lo cho chồng con của người phụ nữ Việt Nam qua câu ca dao dưới đây, ta thấy nó cao đẹp biết chừng nào:

“Chàng ơi, sớm chẩy hay chưa

 Để em gánh gạo tiễn đưa hành trình”

Nếu anh chồng thắc mắc:

"Thương nàng đã đến tháng sinh

Ăn ở một mình, trông cậy vào ai.

Rồi khi sinh gái sinh trai

Sớm hôm mưa nắng lấy ai bạn cùng".

Thì được nàng nhẹ nhàng giải đáp:

"Sinh gái thì em gả chồng

Sinh trai dựng vợ mặc lòng em lo.

Vợ chồng đối xử với nhau chu đáo như vậy, ta tưởng không còn cảnh nào hạnh phúc hơn!

Bức tranh:

"Lặn lôi thân cò khi quảng vắng

Eo sèo mặt nước lúc đò đông."

mà thi hào Trần Tế Xương diễn tả cái đức đảm đang, cần cù, nhẫn nại, chung thủy hy sinh của dức phu nhân dành cho chồng con thật là trọn vẹn. Cái cao quí của sự hy sinh đó không phải mưu cầu lợi riêng cho cá nhân bà, mà chỉ cốt để "muôi lấy năm con với một chồng". Nhờ cái tinh thần hy sinh cao cảthương yêu đùm bạc mà chúng ta ít thấy những vụ ly dị, ly thân xẩy ra trong xã hội Việt Nam đa số sống hạnh phúc hài hòa cho đến lúc đầu bạc răng long, đúng với câu thường chúc: "bách niên giai lão".

Nói như vậy không có nghĩa là các cặp vợ chồng Việt Nam đều "ý hợp tâm đầu" tất cả, mà cũng còn cả những gia đình "cơm không lành, canh không ngọ"nhưng cũng chín bỏ làm mười, cố gắng chịu đựng nhẫn nhục hy sinh, vì tương lai hạnh phúc của con cái mà vui vẻ đặt mình trong cái cảnh "yêu nhau ba tháng, thương nhau ba năm, chịu đựng nhau ba mươi năm" chứ không nở chia ly với người bạn đường không vừa ý.

Nếu bảo ý nghĩa cuộc đời là hy sinh, thì đó là cuộc đời hy sinh của phụ nữ Việt Nam thật tuyệt vời, và chỉ có người phụ nữ Việt Nam mới tạo được cuộc đời tuyệt vời như vậy.

c) Gia đình:

Trong gia đình, trên có ông bà, cha mẹ dưới có anh chị em và con cháu thường vui vẻ sum vầy dưới mái ấm gia đình trong tình thương yêu đùm bọc. Tại Việt Nam có những gia đình tam, tứ ngũ đại đồng đường. Có thể nói trên thế gian này không có nơi nào có. Được vậy là cũng nhờ biết lấy mối tương quan liên hệ làm chính để điều hòa các đối cực mà sự giao thoa được cân đối, cân bằng, nên đã có được cái gia đạo trên kính dưới nhường, tôn ti trật tự. Người cha trong gia đình Việt Nam, tuy được mọi người kính nể, nhưng không có cái quyền tuyệt đối như người cha ở Trung Hoa để hành xử cái luật "phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu". Trong gia đình Việt Nam cũng không có cái thứ quan hệ một chiều. Câu tục ngữ: "con hơn cha là nhà có phúc" đã chứng minh điều đó.

Đạo làm cha mẹ là phải nỗ lực lo dựng vợ, gả chồngcho con cái khi chúng đã lớn khôn. Ở xã hội Việt Nam rất ít những cảnh sống độc thân, vì lối sống này bị coi là kỳ quái, không phải là người, nên những người sống cô độc bị liệt vào hàng "bà cô" "ông mãnh". Cái quan niệm thành người ở Việt Nam không căn cứ vào tuổi tác, mà căn cứ vào việc lâp gia đình. Một người dù lớn tuổi đến đâu mà chưa lập gia đình cũng bị coi là chưa thành người vậy.

Khi trai đã dựng vợ, gái đã gả chồng, nếu muốn cho chúng ở riêng để tập rèn cái tinh thần tự lập, thì cũng chỉ riêng phần vật chất, còn mặt tinh thần vẫn giữ mặt liên hệ với đại gia đình để được hướng dẫn, trao truyền những kinh nghiệm sống.

Cộng sản đã đi ngược lại truyền thống đó và bắt chung tất cả vật chất lẫn tinh thần , còn phía gọi là dân chủ Tây phương cũng chẳng hơn gì, hễ con cái đủ 18 tuổi thì tự nguyện ra khỏi nhà, hoặc bị "mời" ra khỏi nhà mà trổ tài "tự túc, tự cường", không sống bống chết, gần như cắt đức mối quan hệ, may ra mỗi năm gặp gỡ dăm ba lần trao đổi đôi lời thăm hỏi xã giao nhạt như nước ốc. Trong xã hội Việt Nam, cái trách nhiệm tnh thần của những bậc làm cha mẹ đối với con cái thật là thiêng liêng, trọng đại và bất tận.

(còn nữa)

Chu Thủy

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002