Đại Chúng số 85 - phát hành ngày 1/11/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


ÔN CỐ TRI TÂN

Trọng Kỳ Nhân ghi lại

A.- Vua Thổ Phồn có công nhất trong việc dựng nước.

Tùng Tán Can Bố (Songten Gampo) (615-650) là dòng dõi bộ tộc giàu sang nhất nước Thổ Phồn. Trước đó xứ Thổ Phồn chưa có vua, là một vùng đất hoang vu bạt ngàn. Quanh là núi cao hiểm trở, kế đó là đèo sâu hun hút. Con đường giao thông với nước láng giềng là đường mòn, thuộc loại đường dành cho dê lừa di qua từng con một mà thôi. Người ngoại quốc cũng không ưa thích lưu ngụ tại đây, vì độ cao nên không khí loàng và hơi thou rất khó khăn. Nhiều lần trong năm thì bị gió lạnh thổi từ trên núi xuống. Sắc dân du mục rày đây mai đó, da dẽ bị cháy nắng vì ánh sang từ trời rọi xuống và ánh phản chiếu từ tuyết vạn niên chiều về. Tùng tán Can Bố thuộc dòng Tán Phổ (một dòng giàu có nhất). Trước đó giòng họ này chuyên nuôi gia súc như: dê, cừu, trâu Yak. Buôn bán ven biên. Sau lần lần tích tụ tài sản nên giàu có dư ăn dư để.

Nhờ giàu có lần lần, nên bộ tộc này không còn sống nghề du mục lang thang như lối xóm nữa, giàu có thì thêm nhiều nhân công, rồi nhiều nhân công thì lập nên đạo quân an ninh lúc đầu canh giữ gia súc, gia đình ông chủ... sau thì canh chừng giùm xóm làng. Nên nhớ ngày xưa tệ nạn ăn cướp rất nhiều. Nhóm du mục lang thang bên kia núi, thường tràn qua bên đay mà cướp vật, bắt người v.v... Đời đó chưa có chánh quyền, nghĩa là mạnh được yếu thua. Bộ tộc Bố Đại Cũng Giáp giàu có và láng giềng lối xóm tin cậy. Họ này phát triển thành một triều đại. Trước đó, bên kia núi hướng Tây có bộ tộc tên là Tô Tỳ (nhóm Nepal ngày nay). Cha của Tùng Tán Cương Bố mạnh lên và đánh bại xứ Tô Tỳ lên ngôi vua Thổ Phồn. Hai năm sau thì ông bị đánh thuốc độc chết hộc máu trên bàn tiệc (năm 619 A.D). Bên Nội và bên Ngoại nắm đại quân đều phản Thổ Phồn. Lúc đó Tùng Tán mới 16 tuổi, binh lực còn yếu. Nhưng với tài dùng binh, anh đã đánh thắng lần lượt những loạn thần sứ quân thuộc tộc của mình. Lôi ngôi 18 tuổi trẻ nhất. Lúc đó bền Trung Hoa, vua Đường nổi danh là Đường thái Tông, biên giới nhà Đường đến sát hướng Đông và hướng Tây, những bộ lạc Mông Cổ nổi dậy đều bị binh lực hùng mạnh nhà Đường đánh tan sạch bách. Họ gọi vua Đường là Thiên Tử (danh từ gọi là Thiên Khả Hãn). Nước Trung Hoa được vị minh quân, tài thao song lược, nên dân chúng rất thích tự xưng: “Đường mỗ” (nghĩa là tôi dân nhà Đường, tương tự như ngày nay người ta xưng là: I am an American citizen vậy). Bởi vậy chúng ta không lấy làm ngạc nhiên lúc Saigon còn tên thì biết bao nhiêu tiệm quán Trung Hoa đều lót tên Đường, như Vạn Kim Đường, Phát Lộc Đường, Vạn Sanh Đường, Hòa An Đường... tại Chợ Lớn của Saigon. Họ bán thuốc Bắc, bán Tạp Hóa Bazar hay lò võ vv.vv...

Trở lại chuyện Tây Tạng, Tùng Tán Cương Bố dẹp hết mọi sứ quân nghịch tặc, thì biên giới của anh rộng nhất Tây Tạng bấy giờ. Anh sai sứ thần đến Trường An mà cầu hôn với Đường Thái Tông, vua Đường tuy thân với Thổ Phồn nhưng vẫn chưa thích Thổ Phồn lắm, vì họ gọi là dân Tây Di (dân hướng Tây có nên văn hóa kém) còn Nam Man (dân hướng Nam là rừng rú mọi rợ). Vua Đường cự tuyệt làm chàng trai trẻ phật lòng. Tùng tán Can Bố liền đem đạo quân đến đánh dằn mặt xứ Tùng Châu (nay thuộc huyện Tùng Phan, tỉnh Tứ Xuyên). Binh Bộ Thượng Thư nhà Đường là Hầu quân Tập đem gần 5 sư đoàn đến dẹp (ngày xưa họ gọi là 5 vạn quân, ta xem tạm là 5 sư đoàn vậy) đánh tan đạo quân của Thổ Phồn. Nhưng thắng Thổ Phồn một cách rất khổ sở. Năm sau Tùng tán Can Bố sai một sứ giả đến cầu hôn vua Đường. Đường Thái Tông lúc này binh lực tuy mạnh, nhưng vì chinh chiến vừa xong, nên nền kinh tế tài chánh nhất là kho vàng quốc khố đang bị thiếu hụt. Vua nhận lời Tùng Tán can Bố làm rể. Vua Thổ Phồn liền đem rất nhiều vàng bạc châu báu đến làm của sính lễ chàng trai, đến 5 ngàn lượng vàng, 10 ngàn lượng bạc cùng vô số dê cừu...

Năm 641 Đường Thái Tông chọn ngày lành tháng tốt gã công chúa hiền lành nhất của mình cho Tùng tán Can Bố. Vua cho đại thần Lý đạo Tông hộ giá công chúa Văn Thành đến Thổ Phồn. Đồng thời công chúa Văn Thành là người rất thích văn chương thi phú, nên vua Đường cho chở theo hàng ngàn sách Tàu, cùng những máy móc cơ khí tinh xảo của vua Đường làm của hồi môn cho công chúa, bề gì đại quốc cũng phải rộng lượng và phô trương nên văn minh cực thịnh nhất của mình cho tiểu quốc kính nể. Có thâm ý là vua Đường muốn Thổ Phồn phải tâm phục khẩu phục thì Thiên Tử mới hài lòng. Vua cho cả thợ thuyền giỏi của Trung Hoa sang Thổ Phồn xây cung điện. Hoàng Hậu Văn Thành liền cho người xây trường học, xây dựng nhà thương, tổ chức đạo pháp cho Thổ Phồn. dân chúng Thổ Phồn rất lấy làm cám ơn công đức của Hoàng Hậu nhà Đường vạn phần. Hiện nay tại mấy ngôi chùa lớn củaTây Tạng có hình ảnh cổng chúa Văn Thánh lồng trong hình ảnh của Quan Thế Aâm Bồ Tát.

Còn vua Tùng Tán Can Bố nghe lời quân sư nhà Đường cho tổ chức binh bị rặc chính thái của nhà Đường, phân đội ngũ rõ ràng, Dinh cơ phủ soái rành mạch. Quân phục tề chỉnh.

Tùng Tán Can Bố muốn nước Thổ Phồn có một văn tự, nghĩa là có chữ viết riêng cho xứ mình nên vua phái nhiều đoàn du học sinh sang tận thành phố nổi danh nhất là Kashmir (Nepal) mà học chữ nghĩa. Rồi nhà vua và Hoàng Hậu sáng chế ra chữ quốc ngữ dành cho Thổ Phồn. Rồi vua lập trường Quốc Tữ Giám, bắt buộc con cái đại Thần phải biết viết và đọc chữ Thổ Phồn mới này (tương tự dân Việt chúng ta bỏ chữ Hán mà học chữ Quốc Ngữ gốc Latin làm chuẩn). Sau 5 năm thì vua sai những sinh viên này sang Trường An học thêm những tiến bộ văn mình Nhà Đường này, nhất là về canh nông, kỳ nghệ làm giấy làm thuốc súng, hệ thống đo lường, cah dẫn thủy nhập điền... NHờ hoàng Hậu Văn Thánh một mặt trợ giúp hững sinh viên nghèo và một mặt phát triển đạo Phật, nên sử gia Tây Tạng xem như công đức của Văn Thánh công chúa làm dân Thổ Phồn thoát khỏi đời sống đen tối, chữ viết không có chỉ biết cách thắt nút làm văn tự mà thôi.

Nhưng trời không thuận người tốt. Tùng tán Can Bố mất vào năm 34 tuổi.

Nhưng Hoàng hậu Văn Thành vẫn còn giúp vua con mà khia hóa Thổ phồn. Lịch nhà Đường (Hán) được dùng khắp nơi để cày cấy, luyện kim, làm giấy, làm mực... đồng thời Thổ Phồn xuất cảng sang Trung Hoa nào là ngựa, vàng bác, xạ hương, thú rừng. Nơi thông thương chánh từ Thổ phồn sang Trung Hoa phải qua Lũng tây ... Bạn còn nhớ truyện thơ Chinh Phụ Ngâm Khúc nói đến câu: “ Hẹn cùng nhau Lũng tây Nham ấy ...” Sau đó cháu của Tung tán Can Bố được vua Đường Trung Tông gã công chúa Kim Thành, lên ngôi Hoàng hậu.

Năm 680 A.D Hoàng hậu Văn Thánh mất, thọ 70 tuổi. Hoàng Hậu Văn Thánh trở thành hình bóng hóa thân của Lục Đô Mẫu (Đô Mẫu tiếng Tạng gọi là Trác mã, một hoa thấn của Quan Âm trong truyền thuyêt Tây Tạng.hiện nay Đài Truyền Hinh Trung Ương Trung Quốc đang cho trình chiếu bộ phim Văn Thành Công Chúa, trên 120 tập (120 hồi) phát hình hàng ngày sau giờ cơm tối, độ 2 tiếng. Nhưng trong truyện phim Văn Thành Công Chúa thì người viết phim cho rằng Công chúa thật sự không phải con vua Đường Thái Tông, mà là con ruột của Thượng thơ Lý đạo Tôn, người có công trận quân sự triều Đường thái Tôn, được phong Giang hạ Quận Vương, một tước vị cao nhất cho người ngoaì tộc nhà vua. Vua thấy con gái Quận Vương nhan sắc xinh đẹp, nên vua nhận làm con nuôi, phong làm công chúa lấy tên Văn Thành. Khi Tùng tán Cam Bố (Sonteng Gampo) cầu hôn lần thứ nhì, thì vua Đường mới nghĩ đến công chúa Văn Thành này. Dĩ nhiên cha ruột là Thượng Thơ Bộ Binh là Giang Hạ Quận Vương Lý đạo Tôn hô vệ công chúa cùng là con ruột của mình sang nước Thổ Phồn. Phim này do Đàm Lực và Huỳnh chí Long biên soạn, đạo diễn nổi danh Trung Quốc là Thái Hiển Tinh (người từng dàn dựng bộ phim Tam Quốc Tranh Hùng, Uu Sầu phân bôi, Gia Giáo Truyện tình...). Còn vai Văn Thành công chúa thì giao cho nữ minh tinh khã ái của màn bạc Trung Quốc là Tào Dĩnh, cô từng đóng vai Võ tắc Thiên hùng quyền. Còn Tùng tán Can Bố vua Thổ Phồn thì giao cho tài tử gốc Hongkong tên Nhân Tuân, còn Hồng vụ Trụ đóng vai Đường thái Tông, vai cha ruột và Giang Hạ Quận Vương Lý đạo Tôn thì cho Trương chí Trung dóng diễn. Phim được quay tại Tây Tạng và một phần đất Tân Cương, Thiễm Tây cùng kinh đô Tràng An. Sự dàn đựng lại kinh đô lẫy lừng nhất thế giới thời đó là Tràng An tốn rất nhiều chi phí. Có lúc đang quay thì cực Bắc Thiểm Tây bị động đất, thế là đoàn quay phim chuyển thành đoàn cứu trợ nạn nhân, rồi máy quay phim của đoàn được Bộ Ytế mượn đở để quay những cảnh cán bộ cao cấp Trung Ương đến từ Bắc Kinh cứu trợ. Quay xong trả máy, nhưng chánh phủ quên trả phim blank (phim chưa quay), nên đoàn hết sức khốn khổ phải vội chạy xuống Thượng Hải mà ký mượn đỡ đoàn phim bạn. Nhưng Thượng Hãi thì lại có phim màu Technology Color II khác với màu của đoàn. Vì loại phim thuộc lịch sử nên màu sắc phim ảnh không thể nào quá xanh tươi như mùa xuân đám cưới được. Đoàn cầu cứu đến hãng phim Tokyo Movies. Những loại phim như Tây Tạng rất khó chọn đào vì các cô đào đều từ chối. Lý do họ mặc áo quần phụ nữ Thổ Phồn thì xem phim thấy mình... mập ú như thùng lu. Vì phụ nữ Thổ Phồn quấn nhiều áo quần, cao độ nhất thế giới, gió lạnh từ Hy mã lạp Sơn thổi về. Ăn uống khổ sở, phải chịu chế độ ăn uống như người đân tây Tạng vậy, nghĩa là sáng uống sữa loại Trâu Yak núi, mà sữa loại trâu này rất nhiều chất mỡ béo ngậy. Uống riết không mập... cũng uổng. Rồi nước nôi thiếu thốn, chẳng lẽ ra suối mà tắm, nước suối nào mùa hè cũng lạnh như nước đá lạnh trong tủ lạnh mà trên ngăn đá sắp sữa đặc sệt vậy. Khi đoàn quay đến phần quan trọng thì dân tây Tạng lúc đó tình hình chính trị quá căng thẳng. Người Tây Tạng họ biểu tình đòi tự trị. Nên đoàn phim phải phân tán mỏng, chẳng lẽ quay ngay cảnh ngoài đường phố người ta đang biểu tình rồi cảnh sát đến rượt bắt nhốt người biểu tình. Thật sự quay xong, đạo diễn Thái hiển Tinh mới nói với phóng viên báo chí trong buổi tiệc ra mắt phim tại Đại Sãnh Đường Bắc Kinh, ông nói: “ Phim này đúng là phim của Tùng Tán Cương Bố, hai lần cầu hôn mới được, mà phải động binh đao nữa mới xong”. Còn cô đào thủ vai chánh Văn Thành Công Chúa là Tào Dĩnh thì hơi mắc cở nói với báo chí: “Em khổ sỡ hết sức, vì em... bị mập lên gần 15 kílô, trị hoài chưa hết. Có lẽ tại sữa trâu nó thấm vào máu rồi.”

 

B.- Mỗi Kỳ một trang Quốc Văn Giao Khoa Thư

Quốc Văn Giáo Khoa Thư được soạn bởi Trần trọng Kim, Nguyễn văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận. 1915. Sách này do Nha học chính Đông Pháp giao cho các ông làm ra.

Học Trò biết Ơn Thầy:

Ông Carnot ngày xưa là một ông quan ti nước Pháp, một hôm nhân lúc rãnh việc về chơi quê nhà. Khi ông đi ngang qua tràng học ở làng, trông thấy ông thầy dạy mình lúc bé, bây giờ đã đầu tóc bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông ghé vào thăm tràng và chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép mà nói rằng : “ Tôi là Carnot đây, thầy còn nhớ không?”

Rồi ông ngoảnh lại khuyên bảo học trò rằng: “Ta bình sinh, nhất là ơn cha mẹ, sau ơn thầy ta đây, vì nhờ có thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay.”

 

Góp Ý của sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư:

Không quên người thầy dạy mình từ khi còn bé thơ là điều đáng quý. Chẳng những ghé lại thăm Thầy, còn khuyên học sinh phải biết ơn thầy là một thái độ có nghĩa có tình, có trách nhiệm với bản thân cũng như đối với xã hội. Ở Việtnam ta, truyền thống biết ơn thầy còn sậu đậm hơn vì ngày xưa, sau vua là đến thầy dạy rồi mới đến cha mẹ (quân, sư, phụ). Nhiều người sau khi thầy dạy qua đời, không chỉ để tang mà còn cất chòi ở bên mộ thầy để được gần gũi chăm sóc mộ phần.

Góp Ý ngày nay: Dân tộc Việt chúng ta lâu đời có truyền thống trọng thầy dạy học của mình. Thầy dạy lại có một bổn phận liêng thiêng tahy cha mẹ mà dạy học trò. Có nhiều vị Thày rất dữ đòn với học trò, nhưng lại thương học trò vô tận . Học trò thi đậu vào kỳ chung tuyển các trường cao cấp hơn, thì người mừng nhất là Thầy sau mới đến cha mẹ.

Chúng tôi đã từng thấy ngày xưa có một thầy giáo dạy tại trường Tiểu học tỉnh lỵ Châu Đốc, thầy về hưu từ lâu. Ngồi trên ghế đá ngoài sân vườn ngó vài cây chậu kiểng, thì có một anh xích lô đạp xe ngang, anh xích lô tụt xuống xe, đẩy ngang nhà Thầy và cất tiếng chào Thầy thật to. Chúng tôi thầm hỏi thì vị thầy giáo nói: “ngày xưa nó từng học lớp tiểu học của ta, thường đi ngang đây và xuống xe chào thầy rồi leo lên xe đạp tiếp ra ngoài đường.”  Anh xích lô đó tuổi cũng đã trọng rồi, còn vị Thầy đang ngồi đó thì tóc đã bạc, mắt đã mờ nhiều.

Tại Âu Mỹ chúng ta thấy quá nhiều học trò rất mất dạy với Thầy Cô, vứa rồi tại một thành phố lớn miền Đông Hoakỳ, một tên học trò da den, giỡn trong lớp không chịu nghe lời Thầy giảng, thầy đuổi tên này về nhà. Tên này về nhà lấy súng Colt 45 ly, đem vào trường bắn thẳng vào mặt Thầy. Bị bắt, thì người mẹ mất dạy ráng chạy luật sư thật giỏi mà nói với báo chí là tuổi nó còn quá trẻ mà...17 tuổi mà thôi.

Nhưng dù bào chữa cách nào đi chăng nữa thì cũng là cha mẹ kẻ sát nhân, làm sao hãnh diện với lối xóm được?

Khi chúng ta tị nạn qua đây, tiếng Anh không biết một tiếng, nhưng thời gian sau học vượt bực. Người ra kỹ sư, người ra bác sĩ... Sự vượt bực nầy đã làm các nhà giáo dục Hoakỳ ngạc nhiên... Nhưng họ thấy một điều... đa số những học trò mà trọng thầy giáo... đều thành tài hết. Còn những tên mất dạy với Thầy đa số đều... không ra gì. Bảo đảm như vậy. Nên giáo dục Hoakỳ rất tốt dành cho học trò từ lớp 1 đến lớp 6, nhưng sau đó là một sự hỗn độn trong lớp. Học trò nữ ăn mặc hết sức... tục tĩu gần như lõa lồ, học trò nam thì ăn nói rất dâm đảng. Thầy giáo lại không dám nói nặng học trò.

Nhưng nếu toàn thể học trò Hoakỳ đều ráng học như học trò Nhật Bản thì chúng ta rất khó được con em học giỏi tại đây. Học trò Hongkong và ĐàiLoan rất siêng năng nhưng đụng tới học trò Nhật thì... chạy dài dài.

Có nhiều sự thử nghiệm thi thế giới, cùng một trình độ được cho bài mẫu của đại học Stanford gởi cho thi thử tại các nước văn minh thế giới. Có đến 76 quốc gia tham dự. Chấm điểm tại Hoakỳ. Kết quả: Nhật hạng nhất, Hongkong, Đàiloan theo sau. Còn Hoakỳ được chấm hạng 4 trên thế giới, nhưng đếm ngược từ dưới lên trên, hơn những xứ như Ethopia, Sudan và Maroc. Thấy hình ảnh trên báo chí như National Geography tại lớp thi của Nhật, học trò ăn mặc đồng phục tề chỉnh, đầu quấn một băng vải trắng có chữ Nhật ghi như sau: Phải đậu cao. Còn một hình ảnh tại lớp thi Hoakỳ thì thấy học trò ăn mặc bằng quần jeans áo thun in chữ: Happy hay chữ Hawaii... vào thi một cách miễn cưỡng. Rồi niêm yết thì... rất tủi nhục.

Đại đa số những lớp cao học, sắp ra trường với bằng cữ nhân 4 năm, hay Master 6 năm hay Ph.D 7 năm... đa số là dân thuộc đệ tam quốc gia.

Học trò Trung học Hoakỳ ngày nay rất giỏi về sự nhớ dai: họ nhớ dai ngày sanh tháng đẻ của những cầu thủ football hay basket ball, hay các ca sĩ ... mà những người này họ gọi là... Heroes.

Trọng Kỳ Nhân

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002