Đại Chúng số 84 - phát hành ngày 15/10/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


LỬA HẬN

Kỹ sư Sagant Phan

Hiện nay càng lúc lửa hận càng nung nấu con người. Cách đây 26 năm rưỡi, chân ướt chân ráo đến đây, lửa hận ngày đêm làm tôi buồn khổ không nguôi. Hận mất nước, cha mẹ bị kẹt lại quê nhà. Rồi hận kẻ làm nước mất nhà tan, Nguyễn văn Thiệu là người mà số một lửa hận soi hồn.

Rồi cách đây trọn 3 tuần, thì lửa hận kỳ này kinh khủng hơn. Từ dân Trung Đông đưa lại, tòa nhà cao ốc bị sụp đổ tan tành. Chết trên dưới 5, 6 ngàn người. Rồi toàn thể dân Mỹ bi ai, lửa hận càng nung nấu.

Rồi vừa qua Nguyễn văn Thiệu qua đời, lửa hận kẻ này không còn đối tượng nữa. Ngày mai thì lễ Giỗ Bà Nội tôi rồi. Bà tôi tu tại gia từ lúc Bà 40 tuổi và bà mất năm 89 tuổi. Tôi lúc xưa thường đọc kinh chung với bà tại ngôi chùa nhỏ miệt Gia Định. Lúc đó ngoại ô Gia Định nhiều con đường chưa tráng nhựa, cát vàng và sỏi loom choom. Chùa nhỏ và đơn sơ, cây mít khá nhiều. Tôi còn nhỏ nhưng thường hay xấu ăn, ăn gì một chút thì lại đói nữa. Chùa dọn đồ chay, trong đó có mít luột, mít kho xì dầu vv.vv... Tôi ăn sao mà chưa thấm thì hết rồi. Lúc trưa tôi có thấy trái mít non sau lưng chùa. Tại sao họ không hái mà làm luôn cho gọn?

Thày chùa là một vị tăng già cao tuổi, ông minh mẫn và không đeo kính. Người ta đồn rằng Ông là con trai độc nhất của một vị Thượng thư triều Huế vào đây tu tập. Tôi không nhớ nhiều nhưng chính Thầy có giảng một bài mà nhan đề là thuyết Bất hại. Bất hại tiếng Phạn gọi là "Ashima" nghĩa là Bất sát sinh. Một trong những tư tưởng quan trọng của đạo Phật. Tư tưởng này lúc nào cũng phải nằm trong trái tim một Phật tử. Thuyết này thật sự do Như Lai cùng một một người ngoại đạo Phật là Ni kiền tử Nhã đề (Nigantha Nataputta) cùng dùng một hệ thống lý hóa thuyết mà luận, lấy nó làm cơ bản cho đạo. Từ đó Tư tưởng Bất hại, nghĩa là Bất sát Sinh trở thành nguyên lý đạo đức vô song trong các tôn giáo Ấn Độ, nhất là trong đạo Phật.

Đó là từ mặt tâm lý, ai ai cũng không muốn mình bị đau noun hay bị người khác làm đau đớn. Vậy tại sao lại muốn giết hại một người khác mà chính mình không muốn bị người khác giết hại? Từ chân lý nhỏ này thì thuyết bất sát sinh sẽ khởi niệm trong tâm hồn.

Trong kinh Pháp Cú (Dahammapada) Phật có nói lời Pháp như sau:

Hình phạt ai cũng sợ
Mất mệnh ai cũng khiếp
Lấy ta suy ra người
Chớ giết, chớ bảo giết

Như vậy tư tưởng bất hại này từ đó mà nảy sanh lòng Từ Bi (karuna). Ai có lòng Từ Bi thì người đó không có lòng sát hại. Từ trong một laut Nhân quả, Nghiệp (Karma) thì người làm lành, không sát sinh ngày kia sẽ gặp hạnh phúc và không bị hại.

Trong bài kệ chương Pháp cú, Như Lai có nói:

Hận thù diệt hận thù
Đời này không thể có
Từ Bi diệt hận thù
Là định luật ngàn thu
Hiền sĩ không sát hai
Điều phục thân mệnh hoài
Đạt cảnh giới bất tử
Giải thoát hết bi ai

Vì những lý do nêu trên mà tăng ni trong phần lớn các tông phái, Phật giáo cũng như nhiều Phật tử thường ăn chay.

Tôi còn nhớ Thày có nói một chuyện xưa mà tôi nhớ hoài:

Một vị sư đạt đạo mà gọi là vua của Thầy Quạ. Ông tên là Gia lăng đa ra (jalandhara). Ông là một trong 84 vị đạt thần thông đời trước Như Lai. Ông theo đạo Bàla môn. Là em vua xứ Bengal ông không thích ngai vàng. Lúc vua cha sắp mất có dặn hai anh em là người anh làm vua đến 15 năm thì nhường ngôi cho em làm vua 15 năm, rôi thày phiên nhau như vậy. Hai anh em khoc lóc hứa nghe lời di trối của cha. Người anh lên làm vua, nhưng người em ở trong cung điện rất chán cảnh ngai vàng hệ lụy nên ông ở riêng một căn nhà nhỏ trong cung điện, tối ngày lo tu hành. Riết lần lần ai cũng quên mất ông. Đến hạn 15 năm ngôi vua, thì vua anh mới nhớ đến em và cho lệnh một thủ hạ đến bắt giam vua em, nhốt tại một chỗ hẻo lánh trong hoàng cung.

Không ai biết, cũng không ai hỏi. Nhưng từ khi vua em bị nhốt thì sân triều có rất nhiều quạ bay lên bay xuống nườm nượp. Có lần chim quạ la hét inh ỏi cung đình, không một ai xua đuổi được. Vua cho quân lính đem tên đến bắn, thì quạ bay chỗ cao trên nóc nhà chờ đợi. Khi quân lính mỏi tay thì quạ bay xuống la hét inh ỏi. Vua chịu thua, mời nhiều nhà phù thủy đến xua đuổi thì bị bầy quạ bay xuống mổ túi bụi.

Ngày kia lúc họp triều đình, quạ bay tới la hét inh ỏi. Vua định bãi triều thì có vị quan nhỏ tiến đến cuối chào nhà vua và nói: "Chim quạ nói không giận gì nhà vua, nhưng nó đòi nhà vua trả bạn của nó ra". Vua giật mình: "Ta bắt bạn của nó hồi nào?" – Vị quan nhỏ cuối đầu nói: "Thưa Ngài hạ thần không biết chuyện gì, nhưng hạ thần có chút thuật biết nghe tiếng chim, chim nói với nhau là đến nay 6 ngày mà vua chưa trả bạn nó ra thì ngày mai nó đến gắp lửa mà... đốt cung điện vua.” – Vua nghe như vậy chột dạ, bãi triều. Vua vội sai tên thủ hạ thân tín đến cung vắng mà thả vua em ra. Ngày mai quả thật đàn quạ đông hàng ngàn con không cón thấy xuất hiện gây náo loạn cung đình nữa.

Vua ngỏ ý muốn truyền ngôi lại cho em, thì vua em hết hồn không chịu. Vua em đã chán mùi tục lụy từ lâu. Vua anh hỏi lý do gì mà đàn chim quạ thương em quá vậy. Vua em nói: "Tôi không có gì làm phép lạ, nhưng khi tôi thấy quạ đói là tôi cho nó ăn. Từ một con đến xin ăn, nó rủ thêm con nữa, rồi con nữa."

Vua nghe như vậy động lòng từ tâm. Từ một con người mà cảm hóa thân được loài vật.

Tại xứ Hoakỳ này, hàng buổi sáng đi làm. Lái xe ngang công viên thành phố, tôi thấy cảnh tượng quen mắt như sau: Một bà cụ sáng sớm nào cũng đi xe buýt từ phố thật xa, cụ đến thật sớm nơi công viên này mà cho chim ăn. Thấy cụ ôm nhiều gói nặng, trong đó đựng bánh mì khô mà cụ bẻ nhỏ. Cụ cho chim ăn, ngày này qua ngày nọ. Không sót bữa nào. Có lần tôi ghé đậu xe nơi xa, từ từ đến hỏi cụ: “Tại sao cho chim ăn vậy?” Cụ nói đây là một thói quen mà nhờ thói quen này cụ đỡ nhớ đến người mẹ. Ngày xưa lúc cụ còn nhỏ, bà mẹ thường dẫn cụ ra công viên chơi. Bà mẹ thường bỏ nhiều hạt bắp trong túi vừa ôm con trong lòng mà vừa rãi những hạt bắp cho chim ăn. Công viên đó tận bên Polan (BaLan). Rồi ngày kia quân lính Đức đến bắt bà mẹ tại công viên, lúc đó cụ là bé nhỏ đang chơi nấp u mọi với mẹ thì bị quân lính tới bắt bà mẹ. Cụ sợ quá nên nấp trong lùm cây luôn, không dám ra. Nhờ vậy nên cụ còn sống sót. Cụ còn nhớ Bà mẹ trước khi lên xe của quân Đức, bà mẹ trút hết những hạt bắp trong túi mà rãi cho hết cho chim.

Nhưng những hạt bắp đó, chim không dám xuống ăn nữa rồi. Vì hạt bắp đó nhuốm đầy đau thương phẫn hận, chim không dám ăn. Nay đã gần 60 năm trôi qua. Cụ nhớ mẹ là nhớ đến chim nên dù nhà rất xa, cụ cũng ráng đi xe buýt cho kịp đàn chim ăn. Không bỏ ngày nào. Tôi nghe được thì lòng bâng khuâng rất lâu.

Ngày kia, cũng tại công viên. Nhưng tận trên miền Bắc Cali, căn nhà trọ của tôi cũng gần công viên. Tôi nhớ đến mẹ, tôi ghé đến tiệm Food for Bird mà mua một túi bắp ngon cho chim.

Thật là lạ lùng, tôi rãi bắp nhiều mà chim không con nào xuống ăn hết. Bộ mấy con chim bồ câu đoán được ý của tôi muốn làm thịt nó sao? Vâng có ý đó, nhưng từ lúc mới qua Mỹ này. Ở tại nhà thờ sponsor, miệt bên xứ lạnh New Jersey, tôi làm công quả cho nhà thờ bảo lãnh. Vợ chồng mục sư rất tốt bụng, thương người mất xứ cô đơn, nên cái gì người cũng gọi tôi là con hết. Nhưng vị mục sư ăn ít, nên tôi ăn ít theo. Sức trai lớn, nên ăn sắt thép cũng tan huống chi mấy miếng bánh mì lát mỏng dánh. Chim của nhà thờ quá nhiều. Con nào con nấy nhìn cái ức của nó mà thèm. Nó mập ú vậy. Nhưng nó linh tính, thấy tôi lừ lừ đến... là nó bay lên nóc nhà thờ hết ráo. Nhưng thật sự tôi cũng không biết nếu bắt được tụi chim mập nào rồi... làm cái gì kế tiếp đây nữa.

Đó là ý hằng niệm nằm trong đáy tâm hồn từ lâu, chẳng lẽ qua California này rồi chim cũng đọc được tư tưởng mình hay sao?

Trên San Francisco, có một ngôi chùa Nhật lâu đời. Có lần tôi đến thăm chùa. Gặp được vị sư người Nhật. Người mời tôi vào nói chuyện chơi. Tôi kể là tôi bỏ nước ra đi trong cơn vội vã. Tôi nhớ rất nhiều đến mẹ nơi quê nhà. Rồi Thầy mời tôi uống chút nước trà xanh. Tôi tự nhiên hỏi Thầy lý do nào mà tôi cho chim ăn, mà không con nào xuống ăn hết vậy.

Thầy nói từ tốn, tại vì trong hạt bắp mà tôi rãi cho chim ăn, trong hạt bắp có lửa hận thù. Lửa này thấm vào hạt bắp nên chim không dám xuống ăn.

Thấy tôi không vừa ý, nghĩa là không tin chuyện này, thì Thầy cười, Thầy dẫn tôi ra khu viên tự sau chùa viếng cảnh chơi. Thầy bốc hai nắm thóc, rồi bảo tôi cũng bóc hai nắm thóc đi lần ra sau. Thầy tung hai nắm thóc ra cỏ, thì chim se sẽ đang ríu ríu trên cây tự bay xè xè xuống. Lúc đầu một con, rồi hai con... rồi nhiều con. Có thêm chim bồ câu nữa. Khi thấy chim ăn gần hết, thì tôi tung hai nắm thóc xuống sấn cỏ, nhưng với một hướng khác. Lạ chưa, chim không con nào chịu nhận phần bố thí của tôi hết. Có lẽ nó ăn no rồi sao?

Vị sư Nhật điểm một nụ cười, Thầy nói tại con cũng còn Lửa hận..Thầy mời tôi đến một ghế đá góc sân chùa. Thầy mới kể tại sao Thầy thích người Việt tị nạn như tôi vậy. Thầy nói: "Ngày xưa, Thày chính là một anh lính chiến Nhật đóng tại một đồn ở Thủ Đức. Thầy nói cách chợ Thủ Đức không xa lắm. Rồi sau đó lệnh trên sai Thầy cùng nhóm đại đội lên NamVang. Trong lúc đóng quân, thì vào nửa đêm khuya giặc đến tấn công. Thầy và nhóm lính bắn trả dữ dội, nhưng đạn bay vào ngôi chùa Miên trong góc cây cối rừng gần đó. Sáng ra, lính trên thành xuống nhiều và lính Nhật đóng rất đông. Đạn của Thầy bắn vào ngôi chùa Miên đêm đó, trúng chết vị sãi cả. Lúc vị sãi cả hấp hối. Thầy rớt nước mắt xin hối lỗi. Vị sư già mĩm cười tha thứ và nói đó là nghiệp chướng mà vị sư phải trả cho xong.

Với nụ cười an lành tha thứ khi lìa đời, là anh lính Nhật không lúc nào quên. Ngày kia anh lính Nhật xin quy y với vị sãi kế vị ngôi chùa mà đạn của anh bắn vào. Anh được Pháp danh. Rồi anh được lệnh đổi xuống Nha Trang lần nữa. Lúc này thì quân Nhật bắt đầu thua trận.

Rồi ngày kia anh lính Nhật nghe tin xứ Phù Tang của mình bị hai trái bom nguyên tử của Mỹ ném xuống. Lửa hận thù của anh lính Nhật bùng nổ lên dữ dội... Nhưng anh nhớ đến lời Thày sư dạy anh tại NamVang, nên lửa hận anh nguôi theo thời gian,.

Thầy sư người Nhật nói với tôi, khi nhìn tôi vào thắp nhang lần đầu tại chánh điện chùa. Thì đôi mắt Lửa hận của tôi y như của Thây hơn chục năm trước. Không khác bao nhiêu. Muốn lửa hận tắt đi thì phải có lòng Tư Bi.

Nay New York có lửa hận ngùn ngụt, nhưng còn bên Trung Đông lửa hận cũng không kém chi. Còn tôi, lửa hận ngày nay bớt rồi. Hy vọng sẽ tắt hẳn thì hy vọng lúc đó cho chim ăn nó sẽ xuống ăn như bà Cụ Mỹ từng cho chim ăn mà nhớ mẹ tại Balan vậy. Bà không còn lửa hận nữa rồi. Còn tôi tại sao không?

Sagant Phan

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002