Đại Chúng số 84 - phát hành ngày 15/10/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


ÔN CỐ TRI TÂN

Trọng Kỳ Nhân ghi lại

A.- Tôn Tẩn:

Lúc xưa tại quê nhà, xóm tôi có một người gọi là Tư Rổ, có nghĩa là anh thứ Tư và bệnh đậu mùa lúc nhỏ, nên gương mặt bị rổ, như vậy thành tên luôn. Chớ thật ra anh tên là Nguyễn văn Đức. Tên Đức rất hay hơn tên Rổ. Người miền Nam thường gọi tên người bằng thứ trong nhà. Như chị Ba Mập, vì chị thứ Ba trong nhà. Còn người miền Bắc thì gọi họ hơn gọi thứ bậc trong nhà. Như họ Nguyễn Tường... hay là làng có đổ cao một người nên gọi là Cụ Nghè Nguyễn Tiên Điền. Còn bên Tàu thì người ta cũng thường gọi họ hơn là tên, như gia đình họ Triệu đời đời công khanh thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Mấy cụ già xưa rất thích truyện Tàu (vì lúc xưa làm gì có truyện Tây!). Họ xem truyện Tây Du Ký, Truyện Tam Quốc Chí, Truyện Thủy Hử , nhưng về tình bạn gian dối thì họ rành Truyện Phong Kiếm Xuân Thu có chương nói về Bàng Quyên hại Tôn Tẩn.

Tôn Tẩn sanh năm nào lịch sử không ghi rõ cho lắm, nhưng biết Ông là con cháu của Tôn Vũ. Nhà quân sự kiệt xuất thời Chiến Quốc. Ông là người nước Tề (nay ở Đông Bắc tỉnh Sơn Đông). Cuộc đời nhiều đau khổ.

Ông học chung trường học với Thầy Quỉ Cốc Tiên Sinh, bạn học chung là Bàng Quyên. Trường học được chia ra làm nhiều ngành, như ngành Y dược bốc thuốc, ngành Tu hành luyện linh đơn thành phái Tiên, ngành dạy về nghề làm quân sư, nghĩa là Chiến tranh Chính Trị thời bây giờ.

Hai người thành tài, Bàng Quyên hạ sơn trước, hẹn sư huynh mình nếu thành danh thì sẽ mời Tôn Tẩn xuống cùng chung hưởng phú quý. Tôn Tẩn nghe lời. Bàng Quyên được nước Ngụy mời về làm Tướng. Tài của Bàng Quyên được vua Ngụy hài lòng, đất nước Ngụy bành trướng gần đến nước Tề. Tề lo sợ không biết làm sao hơn, nghe nói Tôn Tẩn đã học xong định cho sứ thần đi rước về làm Tướng Quốc. Bàng Quyên lúc đó đang âm mưu đánh tan nước Tề, nghe tin vậy vội cho người mời Tôn Tẩn xuống núi đến Ngụy làm việc. Tôn Tẩn nhận được thư bạn rất mừng rở, bái Thầy xuống núi. Thầy bói một quẻ rồi viết một cẩm nang, dặn nếu lúc nào nguy đến tánh mạng thì hãy mở ra. Tôn Tẩn được bạn là Bàng Quyên mời về tư dinh. Hai người đàm đạo rất tương đắt. Bàng Quyên nói với Tôn Tẩn rằng: "Em chức tước chưa lớn lắm, vậy anh hãy viết một tờ đơn kê khai tên tuổi, cùng ý nguyện của mình để mai em dâng lên Thánh Thượng". Tôn Tẩn y lời, vì tin bạn.

Hôm sau Bàng Quyên từ triều đình về nhà, làm mặc dàu dàu nói với Tôn Tẩn, ngụ ý Tôn Tẩn viết cái gì mà làm vua giận lây luôn Bàng Quyên. Trong khi đó Bàng Quyến tâu riêng với vua là Tôn Tẩn gốc nước Tề, mà nước Ngụy đang là kẻ thù với Tề, nên Tôn Tẩn quên tình bạn mời về nhà thăm mà muốn làm gián điệp hại nước Ngụy. Ngụy Vương rất giận, ra lệnh xử trảm Tôn Tẩn. Bàng Quuyên làm bộ khóc lóc xin tha mạng dùm huynh đệ cùng trường với mình. Vua Ngụy ra lệnh chặt chân Tôn Tẩn. Vì bị tội chặt chân, nên người đời gọi là Tôn Tẩn. Bàng Quyên nói với Tôn Tẩn là vua nghi ngờ Tôn Tẩn làm gián điệp cho nước Tề, vì anh là người nước Tề, nay anh muốn toàn mạng thì anh viết hết những sự học của anh với Thầy để em xin lại với vua là anh biết hối lỗi rồi. Tôn Tẩn về phòng định viết hết tất cả những sự học của mình mà đưa cho Bàng Quyên. Nhưng lúc ấy Tôn Tẩn sanh nghi, mở cẩm nang của Thầy thì biết Thầy nói rằng nếu mà viết sách xong thì Bàng Quyên sẽ cho người giết chết lập tức. Vậy kế tốt hơn là phải giả Điên.

Tôn Tẩn giả điên, ăn đồ dơ và ngủ ngoài chuồng heo, qua mặt được tên gian hiểm thông minh, học cùng trường với mình không phải là chuyện dễ...

Câu chuyện xin ngừng nơi đây để nói về Tôn Tẩn. Như vậy theo sách truyện Tàu, thì bị chặt mất hai bàn chân nên người ta mới gọi là Tôn Tẩn cụt chân.

Thật sự chữ Tẩn theo đúng nghĩa sách vở thì chữ Tẩn có nghĩa là một hình phạt rất khốc liệt. Đó là tội chặt đến đầu gối. Nạn nhân sẽ đi đứng không được. Nên nhớ lúc đó cái nạng để dành cho người tàn phế không phải hình dáng như ngày nay. Nạng ngày xưa là hai cây gỗ lớn, còn đầu gối thì dùng vải quấn tròn để đi đứng. Ai mà bị xử tội này thì mọi người xung quanh đều muốn xa lánh hết. Chiều cao chỉ bằng đứa con nít lên mười mà thôi.

Ngày xưa, xưa nhất có lẽ là đời nhà Hạ (thế kỷ 21 đến thế kỷ 16 trước Tây Lịch) có luật lệ gọi là "Vũ Hình".

Đến đời nhà Thương (thế kỷ 16 – đến thế kỷ 10 trước Tây Lịch) gọi là "Thang Hình".

Đến đời nhà Chu (thế kỷ 10 – đến năm 221 trước tây lịch) gọi là "Cửu Hình".

Đó là những quy định phạt người phạm tội mà lịch sử biết đến sớm nhất, có ghi bài bản hẳn hòi.

Tóm lại hình phạt trong Tam cổ Đại là nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu gồm có sau đây:

1.- Mặc: là xâm chàm trên mặt tội nhân, hay xâm trên trán tội nhân.

2.- Tỵ: nghĩa là cắt bỏ mất mũi.

3.- Phí: là tội chặt hai bàn chân.

4.- Tẩn: là tội chặt mất xương đầu gối.

5.- Cung: là nam nhân thì bị Hoạn, Nữ phạm nhân thì bị giam đời đời trong buồng tối. Nạn nhân sẽ điên loạn trong thời gian ngắn sau đó. Tư-mã-Thiên bị phạt tội này, vì ông bênh vực cho một người bạn làm tướng bị giặc bắt, nhà vua cho rằng tướng này phản theo giặc. Tư mã Thiên bài bác và nói lời khá nặng đến Tể Tướng hèn nhát trong triều, vua giạn lây nên Hoạn ông. Ông phẫn hận mà viết trrọn bộ lịch sử đầu tiên trong loài người. Nên biết viết sách sử ngày xưa không phải viết trên giấy trắng và mài mực viết trên giấy đâu. Viết trên thẻ tre, mỗi thẻ dài bằng ba gang tay, rồi xâu lại. Viết rất cực khổ mà đọc cũng không vui sướng gì.

Như nhà hiền triết học rất giỏi, tên là Đông phương Sóc, vua nước Yên ra lệnh tìm người hiền giúp nước. Đông phương Sóc viết xong bài luận mất gần 1 năm trời. Vua triệu ông vào triều đình. Ông đến phủ phục làm lễ, nhà vua hỏi:

_ Sao khanh đến đây tay không vậy? Điều trần của khanh để đâu?

_ Tâu bệ hạ, sách điều trần của hạ thần để bên ngoài.

Vua nóng ruột ra lệnh cho sách vào. Thì ra sách phải có đến ba người phu khiêng vác đang đứng chờ ngoài sân triều. Viết trên hàng chục ngàn thẻ tre cột lại. Vua xem xong, mất đến hơn hai tháng trời ròng rã. Thành thử viết sách là một chuyện khó, đọc là một sự khó hơn. Truyện xưa có nói Đức Khổng Tử đọc Kinh Dịch đến... đứt sách đến 3 lần. Có nghĩa sách là những thẻ tre được viết lên đó rồi cột lại, đọc đến đứt chỉ... nghĩa là thuộc dân rất siêng học vậy. Nhà viết Sử gọi là viết Sử Xanh, nghĩa là viết lên trên thẻ tre xanh, gọi là Thanh Sử.

6.- Đại-tịch: nghĩa là Tử hình. Nhưng Tử hình có nhiều cách. Nhà Hạ trong Đại tịch có Lục (nghĩa là phanh thây bằng bốn con ngựa, nạn nhân la hét kinh hoàng, có khi đau đớn cực độ đến nỗi lòi đôi mắt ra. Vua Gia Long cho xử mẹ con Bùi thị Xuân bằng voi giầy, ngựa xé). Còn Thời Thương thì có hình phạt là Bào-lác: đốt đỏ tru đồng rồi ghì chặt tội nhân vào, thịt da cháy khét...) và Khánh: nghĩa là treo cổ và Yêu trảm: nghĩa là chém đứt ngang lưng. Tội nhân sẽ dãy dụa la hét rất lâu rồi mới chết. Cách đây cũng không lâu, thời vua Hàm Nghi Duy Tân, nhà ái quốc Trần quý Cáp bị tụi quan triều Nguyễn ra lệnh yêu trảm, mặc dầu quan Pháp không muốn giết người bằng cách mọi rợ này, nhưng quan Bộ Hình cứ lạy quan Pháp mãi cho xin thi hành án Yêu trảm này với Trần quý Cáp. Đao phủ thủ chém xong về nhà bệnh rồi thời gian sau chết, vì cảm thấy kinh hoàng không nguôi.

Nhưng đến đời Hán, vua thấy các hình phạt này quá đáng, thêm vào đó lời nói lịch sử của Nhị Thế khi lâm chung, đã trừ bỏ sự hà khắc của nhà Tần bằng cách cải cách hình phạt. Hán Văn Đế và hán Cảnh đế trừ bỏ nhục hình, dùng roi đánh phạt mà thôi.

Đến đời Lưỡng Tấn – Nam Triều (265- 589) thì bớt hình phạt giết người nữa mà chỉ dùng hình phạt như: lột bỏ chức vị nếu quan tham nhũng bị xét có tội.

Đời Tùy (581 – 618) thì dùng Trượng thay thế roi da. Đến đời Đường thì có thêm luật cho phạt tiền thay thế đánh bằng trượng.

Đến triều Thanh gần đây, nhà nước cho phép các gia đình quan lại cấp lớn đều có quyền lập công đường (nghĩa là lập Tòa án tại gia) mà xử tội gia nhân mà quan Sở tại không có quyền xía vào.

Đến cuối triều Thanh, năm 1910 ban bố Đại Thanh Hiện Hành Luật, quy định các hình phạt là phạt tiền, tù giam, lưu đày, quản thúc, tử hình để thay thế cho nhũ hình, bỏ hình phạt lăng trì, hay phơi xác tử tội tại chợ búa...

B.- Mỗi Kỳ một trang Quốc Văn Giáo Khoa Thư.

Quốc Văn Giáo Khoa Thư được soạn bởi Trần trọng Kim, Nguyễn văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận, 1915. Sách này do Nha học chính Đông Pháp giao cho các ông làm ra.

Yêu mến cha mẹ:

Sáng nay lúc tập viết xong, tôi lại thăm bà tôi.

Bà tôi nắm lấy tay tôi mà nói rằng:

"Cháu có yêu thầy mẹ cháu không? - Cháu có yêu. – Tại sao mà yêu? – Cháu biết rồi hôm qua thầy giáo mới dạy rằng: cha mẹ sinh ra con, nuôi cho con lớn, lại chăm cho con học, vậy kẻ làm con phải biết yêu cha mẹ.

Góp ý ngày xưa đã viết trong quyển sách QVGKT: Tình yêu cha mẹ và anh chị trong nhà là tình cảm khởi đầu cho tình yêu đồng bào, để từ đó mà biết yêu quê hương, đất nước và rộng hơn nữa là yêu nhân loại. Yêu cha mẹ là thể hiện lòng biết ơn để có một sự kế tục xứng đáng.

Góp Ý ngày nay tại Hoakỳ: Quyển sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã được bao thế hệ dân Việt học tập, lúc ấu thời những lời dạy quý báu này đi thẳng vào trái tim bé thơ. Rồi những bé thơ lớn lên, biết Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí,Tín tạo nét đặc thù của dân Việt. Từ Nội, đến Cha, đến Con rồi đến Cháu... tay cầm loại sách này mà học thuộc lòng ê a...

Rồi máu lửa hận thù Nam Bắc, nhưng vẫn thương nhiều đến cha mẹ, họ hàng bà con.

Trở lại Hoakỳ, là một quốc gia phú cường, tôn trọng luật pháp, mến thú vật... Nhưng bé thơ ấu thời chưa có quyển sách loại này. Cho nên ngày kia học trò sách súng đem vào trường bắn bạn bè, bắn chết thày giáo. Cha mẹ thương xót con bị ngục hình... nhưng họ không tìm được một quyển sách nào hay bằng Quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư như Việt Nam vậy. Sách viết từ ngày đó đến nay gần trăm năm rồi mà vẫn thấy hay. Đọc đến là thấy hình dung một người cha, một người mẹ và một bà Nội trong căn nhà vừa đủ sống, đang quây qu?n với nhau mà nghe cải lương hay nghe giọng ngâm Tao Đàn Hồ Điệp khi đêm về, và ngoài trời đang mưa đêm thấm lạnh.

Trọng Kỳ Nhân

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002