Đại Chúng số 84 - phát hành ngày 15/10/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


ĐỌC BÁO DÙM CÁC BẠN

Ký Điệu ghi lại

Đạo diễn nổi danh, Trần anh Hùng. (ghi lại Kỷ Yếu của VNCR)

Anh là Việt Kiều, sống tại Pháp. Tướng người cao và gầy, tóc tai như anh sinh viên bụi đời vậy. Năm 1993, phim đầu tiên của anh tung ra tại Pháp thì nổi danh thế giới liền, anh vừa đúng 31 tuổi. Đó là "Mùi Đu Đủ Xanh”. Phim này anh được giải Camera d’ Or (May quay phim Vàng). Cảnh trí được quay tại phim trường Pháp, nhưng đầy đủ chi tiết của một con phố nhỏ nào đó tại Saigon. Cây đu đủ trước căn nhà, lối xóm chật hẹp. Câu chuyện thật tầm thường như mọi ngày tại khu phố nhỏ này... Đứa bé rồi con dế... Nhưng khi xem xong thì người ta thấy bồi hồi, như vừa rời khỏi khu xóm đông đảo chât hẹp đó.

Hai năm sau, 1995. Trần anh Hùng tung phim thứ nhì: "Cyclo" (Xe xích lô) thì mọi người xem anh không phải là đạo diễn may mắn nữa, mà là đạo diễn có tài. Có tài giật được giải thưởng phim ảnh thế giới. Phim này anh mời Tài tử danh tiếng Hongkong sang đóng phim. Cái tài giỏi là tài tử Hongkong này không nói được tiếng Việt, nhưng khán giả say mê hoạt cảnh thiệt tại khu xóm nghèo trong Chợ Lớn mà không chú ý đến tài tử này nói tiếng Việt hay không. Căn gác trên lầu cũ, ngó xuống con đường đông đúc tại Chợ Lớn, rồi sợi dây điện trần không vỏ bọc, giật nẩy lửa hết người này đến người kia. Rồi cảnh một cô gái ăn sương chịu nhận vai trò ngồi... rồi tiểu trong cái chậu cho anh chàng mập bị bệnh Sadist nhẹ... Rồi anh xích lô đón khách tại một khách sạn sang trọng ngay trung tâm Saigon, anh xích lô này sau đó thương cô gái ăn sương hạng sang... Rồi một anh lính GI Hoakỳ giải ngũ, trở lại Saigon tìm đứa con gái... Cái hay của Trần anh Hùng là vào phim cho đến kết thúc phim rất nhẹ nhàng, như thành phố Paris có gì lạ không em vậy.

Đặc biệt là những phim quay thực tế tại Việt Nam, đa số là có những khách bộ hành lãng vãng nơi xa ngó trừng trừng hay chỉ chỏ... làm phim sẽ hư bột hư đường từ đầu đến cuối. Phim Cyclo thì không có những tài tử bất đắc dĩ này. Quay rất thật.

Cyclo làm anh giật được giải Sư Tữ Vàng, một giải rất khó lấy tại Venice, vì từ trước đến giờ đạo diễn Da Vàng đều bị trợt vỏ chuối quá nhiều tại Venice này. Nhật Bản lần nào cũng bị tuột dù hết, mậc dầu Nhật Bản tung phim nào cũng tốn chi phí thấy mà... ớn.

Cả hai phim này đều được khá nhiều Thư Viện Hoakỳ lưu tr? cho công chúng mượn về nhà xem. Nhiều Thư Viện nơi có nhiều Việt Kiều thì phim này chưa kịp xếp vào kệ, thì có người hỏi trước rồi.

Với bằng cấp thế giới trao, Đạo Diễn Trần anh Hùng đến chỗ nào hội họp thì anh được dành ghế trang trọng ngang với các Đạo Diễn nổi danh trên Thế Giới như: Ben Hur, Cleopatre, Gone with the Wind, hay là gần đây là Titanic...

Từ năm 1995 đến 2001 thì mọi người không thấy anh xuất hiện nữa, hỏi văn phòng anh tại Paris thì người ta nói anh đi nghỉ hè, hình như tại Đông Nam Á rồi... Anh không đi nghỉ hè, mà anh đi quay phim. Phim anh chọn với tựa đề rất khó dịch hiểu nghĩa là "The Vertical Ray of the Sun" mà các báo Việt ngữ tại Thủ đô Tị nạn Little Saigon dịch ra là: "Mùa hè Chiếu Thẳng Đứng”. Chúng tôi đôi khi cũng sợ báo Việt Ngữ dịch từ Ngoại Ngữ ra Việt Ngữ... Các bạn còn nhớ phim nổi danh Thế Giới do Tài Tử gốc Ai Cập là Omar Sharif. Phim rất giản dị với cái tên cũng giản dị là Doctor Zhivago, vậy mà họ dịch ra là "Vĩnh Biệt Tình Em", dịch kiểu này tưởng như phim từ Hongkong chuyển ra. Phim này được hãng phim danh tiếng hoàn cầu nhận phát hành, nghĩa là nhận mua phim của anh rồi. Hãng Sony Pictures tại Hollywood, California, USA sẽ tung khắp nơi. Hãng này tung loại phim mà thế giới rất thích nhất là thế giới con nít... Phim mang tên: "The Toy Story". Tại Hoakỳ thật sự nếu không được Đại Gia nhận phát hành thì phim đó kể như vô danh với dân Mỹ rồi. Tại Hollywood các Đại Gia không có nhiều, nhưng quyền nghiêng thiên hạ, các Đại Siêu Sao như : Elizabeth, Marlon Brando, Tom Cruise... đều chịu phép Đại Gia hết. Như hãng phim: United Artist, MGM, Paramount Pictures, Disney Movies...

Mỗi đại Gia đều có rạp chiếu phim riêng của họ, người lạ không vào được nhà của họ đâu nếu không có giấy mời. Nhiều phim thuộc loại danh trấn giang hồ của Pháp với Siêu Sao như : Alain Delon, Jean PaulMondo, Brigit Bardo, Claudia Cardinal... chiếu nghẹt người tại Paris, tại Marseille... nhưng Đại Gia không nhận thành thử họ chỉ xuất hiện tại một rạp rất nhỏ nằm trên con đường hẽm nhỏ thuộc Đại lộ Hollywood Boulevard. Dân ghiền xem phim Pháp rất khó tìm được nếu không quen từ trước, vì không có quảng cáo tại báo chí Mỹ...

Nay một trong Tứ đại Gia của Hollywood là Sony Pictures nhận Đạo Diễn Trần anh Hùng vào làng Thế Giới Nghệ Thuật Thứ 7... thì kể như anh trở thành ...Danh Nhân rồi.

Từ những ngôi nhà của Đại Gia Hollywood thì bước lên thảm đỏ dành cho buổi lễ Oscar tại Hollywood là điều dễ dàng vô cùng.

Vào ngày thứ Năm, 14-6-2001 phim anh được trình chiếu cho báo chí Hoakỳ tại Culver City (nơi có rất nhiều hãng phim Hollywood đóng đô tại đây,) cách Los Angeles không bao xa. Báo chí đều cho anh 4 sao (đây là điểm cao nhất mà phim được báo chí cho trước). Sau đây là vài lời tóm tắt của Cô Phóng Viên Y-Sa thực hiện:

Y-Sa: Xin chào Đạo diển Trần anh Hùng.

T.A.Hùng: Vâng, xin chào.

Y-Sa: Trước hết xin anh cho biết một chút ít về thân thế. Theo một số thông tin, anh sinh tại Mỹ Tho, và một nguồn tin khác trên Internet lại cho biết anh sinh tại Đà Nẵng. Vậy anh sinh tại Mỹ Tho hay Đà Nẵng và anh qua Pháp năm nào?

T.A.Hùng: Thật ra tôi sinh ở Mỹ Tho. Và tôi sống ở Việt Nam bốn năm đầu tiên của tôi. Sau đó tôi mới sống bên Lào. Và tới lúc 13 tuổi tôi qua Pháp.

Y-Sa: Xin anh cho biết lý do nào anh chọn ngành điện ảnh?

T.A. Hùng: Tôi học về Triết học một thời gian rồi thấy chán, từ đó tôi mới có ý định quay qua làm điện ảnh.

Y-sa: Anh rời ViệtNam từ nhỏ, tuy nhiên cả ba cuốn phim của anh: "Mùi Đu Đủ Xanh”, “Cyclo”, và gần đây nhất là: "Mùa hè Chiều Thẳng Đứng”, đều lấy bối cảnh và nhân vật tại Việt Nam, anh ghi nhận thế nào về điều này?

Trần anh Hùng: Tôi không nghĩ đây là một việc làm cố tình. Trước dự án "Mùa hè Chiều Thẳng Đứng”, tôi đã có một dự án khác đáng lẽ quay ở Mỹ và Hongkong, nhưng dự án đó không thành, cho nên tôi phải làm phim "Mùa hè Chiều thẳng Đứng” trước. Và dự án tới của tôi sẽ là một dự án bên Mỹ. Nhưng đó là dự án của Pháp chứ không phải của Hollywood.

Y-Sa: Bao giờ anh khởi quay, hay bắt đầu thực hiện dự án này?

Trần anh Hùng: Trong thời gian này tôi đang viết kịch bản. Kịch bản đó dựa vào một tiểu thuyết mang tên "Night Dogs" (Những chó Đêm) của nhà văn Mỹ Kent Anderson. Câu chuyện xảy ra tại Portland, Oregon vào năm 1975.

Y-Sa: Đối với anh, khi thực hiện một cuốn phim, anh cảm thấy điều gì quan trọng nhất để đem lại sự thành công cho cuốn phim? Câu chuyện của cuốn phim, sự diễn xuất của các diễn viên, sự phân bố các cảnh trí?

Trần anh Hùng: Lẽ dĩ nhiên đối với tôi là tất cả, tất cả đều quan trọng cả. Và mình phải làm sao mỗi cái nó nâng những cái bên cạnh lên, đó là điều quan trọng nhất. Cốt truyện dĩ nhiên là quan trọng nhưng đó không phải là quan trọng nhất. Cái quan trọng nhất là làm sao đưa tới cho người xem một cảm giác gì đó đặc biệt về đời sống, về tinh thần.

Y-Sa: Cuốn phim mới nhất của anh mang một tựa đề rất lạ: “Mùa hè Chiều Thẳng Đứng”. Cuốn phim quay vào mùa hè ở miền Bắc, mà tại sao lại là "chiều thẳng đứng" thưa anh?

Trần anh Hùng: Điều này tôi cũng không hiểu rõ, và tựa đề đã dịch từ tiếng Pháp và ngay tiếng Pháp (A La vertical de l’ Eté) mình cũng không hiểu được nghĩa nó là cái nghĩa gì. Tôi cũng không muốn qua tựa đề người ta có thể đoán được một cái gì đó của phim, thí dụ một câu chuyện hay một chủ đề nào đó về phim. Tôi muốn tựa đề nó gợi cho người xem phim một cảm giác, một không khí. “Chiềù thẳng đứng”, mình có thể nghĩ đó là mưa hay nắng... một cái gì "mờ mờ" chứ không rõ.

Y-Sa: Nội dung phim "Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng” xoay quanh câu chuyện gia đình của bốn anh chị em, gồm ba người con gái và một người con trai ở miền Bắc thời hiện tại. Câu chuyện bắt đầu với việc sửa soạn lễ giỗ cho bà mẹ của bốn anh chị em, và sau đó xoáy vào chi tiết đời sống của những người trong gia đình.

Trong phim "Mùa hè chiều thẳng đứng" chúng tôi nhận thấy có những cái "nút" anh mở ra mà không "thắt" lại, để cho khán giả sau khi xem xong cứ phải thắc mắc mãi: như câu chuyện về bà mẹ của bốn anh chị em với người đàn ông tên "Toàn" về sau không thấy nhắc đến nữa, hoặc câu chuyện của nhân vật nhà văn tên Kiên với người đàn bà đẹp mang đầy vẻ bí ẩn ở Saigòn, sau đó cũng không “thắt” lại. Xin anh cho biết đây có phải là sự “cố ý” của anh chăng?

Trần anh Hùng: Vâng, đối với tôi, mục đích nghệ thuật là thế. Nên gợi cho người xem những câu hỏi, và từ đó mình có cãm giác là người xem khia thác cái chấc "thơ" riêng của mọi người để mà tiếp tục suy nghĩ về câu chuyện tôi kể. Những chuyện mà như chị vừa mới nói là "thắt" lại thì nó không đúng đối với đời sống. Đời sống của mình không có những chuyện như thế, không có những câu chuyện có đầu và có đuôi, đời sống mình rời rạc... Phim của tôi muốn đi gần tới cái mục đích đó. Câu chuyện của bà mẹ và nhân vật tên Toàn không đi đến đâu cả, nhưng nó có một cái ý rất chính xác là ba chị em muốn giữ bí mật đời sống của mẹ mình. Khi đã quyết định như thế, ba chị em đều nói với nhau như vậy “vậy mình nên ngừng ở đó”. Điều quan trọng là mình hiểu rõ nội tâm của ba chị em đó, thì sẽ thấy mục đích rất rõ ràng.

Y-Sa: Cuốn phim "Mùa hè Chiều Thẳng Đứng” được xếp vào loại PG-13 ở Hoakỳ. Tuy nhiên những lời đối thoại vào một số cảnh, đặc biệt là nhiều hơn hẳn hai phim trước của anh, điều đó ý hướng đặc biệt về tình dục. Đăc biệt là người em gái út tên Liên, do nữ tài tử Trần Nữ yên Khê thủ diễn, lại có tình cảm rất phức tạp đối với người anh trai của mình. Anh muốn nói điều gì qua nhân vật Liên cũng như khía cạnh tình dục của phim "Mùa hè Chiều Thẳng Đứng"?

Trần anh Hùng: Tôi nghĩ ba nhân vật nữ đó là ba giai đoạn đời sống của một người đàn gần lúc lấy chồng. Liên là nhân vật trước nhất bắt đầu muốn tìm hiểu về người đàn ông, muốn tìm hiểu về tình dục, và cô ta tự hỏi người đàn ông nào là người đàn ông lý tưởng cho mình. Mà cô ta chỉ có hai mẫu người: người Cha và người Anh; và người cha đã chết, chỉ còn lại người anh. Cô ta như "giỡn" với người anh, làm cho người anh rất sợ về chuyện này. Đó là chuyện cô em út. Còn người chị giữa tên là Khanh. Khanh đang sống một giai đoạn rất trong sáng của đời sống mình vì cô ta vừa mới lấy chồng, và đang chờ sinh một đứa con, thành ra cô ta có cảm giác như không có một điều gì xấu có thể xảy ra cho cô ta được. Còn người chị cả đã bắt đầu có rất nhiều phức tạp trong đời sống với chồng. Qua ba nhân vật nữ tôi muốn nói lên ba giai đoạn của người phụ nữ chung quanh việc lập gia đình.

Y-Sa: Chúng tôi nhận thấy có nhiều đạo diễn Á Đông sử dụng màu sắc một cách rất đặc biệt trong các phim của mình. Thí dụ, Đạo diễn Trương nghệ Mưu của Trung Hoa đã xử dụng rất nhiều màu đỏ và màu trắng trong phim "Lồng đèn Đỏ Treo Cao" (Raise the Red Lanterns ). Trong phim "Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng" cũng như phim "Mùi Đu Đủ xanh” chúng tôi nhận thấy anh xử dụng rất nhiều màu xanh lá cây, xanh đọt chuối, phải chăng màu xanh này tạo ra cho anh nhiều thích thú?

Trần anh Hùng: Không phải thế, nó tới từ cảm giác của sự thật bên Việt Nam. Khi về Việt nam mình có cảm giác là rất xanh, vì lá cây, vì mầu của tường, màu vàng cũng có... Đối với tôi, màu xanhvà màu vàng rất Việt Nam, còn màu đỏ rất Trung Quốc. Vì thế trong phim của tôi rất ít dùng màu đỏ. Ngay như ở Việt Nam mình chỉ thấy màu đỏ ở trong Chùa hay những cái lấy từ văn hóa Trung Quốc, còn ngoài đời sống tôi thấy màu xanh và màu vàng là nhiều nhất. Tôi ít dùng màu để nói lên một điều gì . Màu đối với tôi không có ý nghĩa gì cả, tôi dùng màu là để trong hình của tôi, da của những nhân vật rất thật, mình có thể sờ vào da được, vì vậy mà tôi nhìn màu một cách rất là đặc biệt.

Y-Sa: Anh nói “chất nhạc” đây có nghĩa là cái "nhịp" của phim?

Trần anh Hùng: Đúng rồi. Cái “chất nhạc” đây chính là hơi thở của phim.

Y-Sa: Trong cả ba phim "Mùi Đu Đủ Xanh”, “Cyclo”, và "Mùa hè Chiều Thẳng Đứng”, anh đều mời nhạc sĩ Tôn thất Tiết phụ trách phần nhạc nền, sound track. Riêng sound track của phim "Cyclo" đã được giải thưởng George Delaure năm 1995. Đối với anh, âm nhạc trong phim quan trọng như thế nào?

Trần anh Hùng: Âm nhạc trong phim quan trọng lắm. Đối với tôi, nhạc giống như là cái "chất tâm hồn "của người xem. Qua nhạc mình có thể đưa tới cho người xem cái tâm hồn đó. Tất nhiên khi tôi quay một cảnh, tôi phải chắc chắn là cảnh đó tạo ra cảm xúc! Sau khi có cảm xúc rồi thì lúc đó tôi mới cho nhạc vào. Và nhạc lúc đó sẽ "nói chuyện" với người xem, và nói với người xem rằng "tôi đồng ý với anh, là chỗ này phải như thế". Nhạc đối với tôi là tâm hồn người xem mà cũng là tâm hồn của phim; nó có cái "quality" của cái nhìn, cái chất lượng của nguời xem, của tâm hồn của người xem, cái đó rất quan trọng. Vì thế Tôn thất Tiết cần phải tìm hiểu và cần phải yêu những nhân vật trong truyện mình đang kể.

Y-Sa: Nhân nói chuyện xử dụng âm nhạc trong phim, trong "Mùa hè Chiều Thẳng Đứng” anh đã dùng đến ba nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh công Sơn là "Nắng Thủy Tinh", "Rừng xưa đã khép", và "Cuối cùng cho một tình Yêu". Phải chăng dòng nhạc và lời ca của nhạc sĩ Trịnh công Sơn gắn bó với câu chuyện của cuốn phim?

Trần anh Hùng: Tôi không bao giờ dùng nhạc vì lời ca của nhạc. Vì thế tôi không dịch phụ đề cho những bài hát. Cái quan trọng của ba bài hát này là cái "nhịp" của nó, và cái không khí mà chúng tạo ra , đó là cái quan trọng nhất. Và hơn nữa, tôi cũng phải thu lại những bài hát này cho hợp với không khí của phim. Tất nhiên là tôi bỏ đi hết những chất biểu diễn, những chất sân khấu, và chỉ giữ lại một cái chất gần gũi, thân mật giống như những bài hát cho một người nghe. Vì thế tôi rất thích thú khi dùng ba bài hát này của Trịnh công Sơn.

Y-Sa: Câu hỏi sắp tới có vẻ hơi "lý thuyết" một chút. Nhưng thưa anh, chúng tôi rất muốn biết, từ góc cạnh của một nhà đạo diễn, anh quan niệm thế nào là nghệ thuật?

Trần anh Hùng: Điều này hơi phức tạp đấy. Không biết mình có đủ thời giờ nói không, và tôi có đủ lời không, vì nó là điều quan trọng nhất.

Nghệ thuật biết nói làm sao! Cái quan trọng nhất trong nghệ thuật là nó phải tạo ra cảm giác cho người xem. Nghệ thuật không phải là một giáo dục. Tôi không phải là một ông sư, tôi không đề nghị một cái gì về đời sống, một lối ra. Cái quan trọng đối với một nghệ sĩ là phải tạo ra một cảm giác gì đó. Và cái quan trọng nhất là phải "nổi loạn". Phải tạo cảm giác cho người xem bi "loạn"... và từ đó người xem dần dần thu xếp lại để hiểu rõ về cái nhạy cảm riêng của mình, đó là điều quan trọng nhất. Đối với tôi, nghệ thuật là như thế.

Y-Sa: Trường hợp của anh trong việc thực hiện ba cuốn phim "Mùi Đu Đủ Xanh”, “Cyclo”, và "Mùa hè Chiều Thẳng Đứng” có một điểm rất đặc biệt: anh là “đạo diễn” và người bạn đời của anh, chị Trần Nữ yên Khê giữ vai nữ chánh trong các phim của anh. Khi vợ chồng làm việc chung với nhau như vậy anh thấy khó khăn hay dễ dàng?

Trần anh Hùng: Dĩ nhiên là khó nhưng mà mình cũng phải cố gắng làm sao phân biệt được đời sống và công việc. Chúng tôi bắt buộc phải làm thế để khi quay phim, làm việc với nhau không gây ảnh hưởng không tốt đối với đoàn làm phim... Thành ra tôi rất quan trọnglà phải phân biệt đời sống và công việc. Ngay khi trong thời gian tôi viết kịch bản, mà tôi viết một vai cho Yên Khê, thì tôi cũng không bao giờ trình bày hay nói chuyện về nhân vật đó. Khi tôi viết xong kịch bản, tôi mới đưa cho Yên Khê đọc và đưa cho những diễn viên khác đọc. Mình phải học tập cố gắng làm sao cho nó không có liên hệ hay không đối với công việc.

Y-Sa: Cuối cuốn phim "Mùa hè Chiều Thẳng Đứng" có lời đề tặng cho chị Trần nữ Yên Khê và Lãng Khê. Lãng Khê là...

Trần anh Hùng: Lãng Khê là con gái của tôi. Giữa "Cyclo" và "Mùa hè Chiều Thẳng Đứng” năm năm đã trôi qua. Vì trong thời gian đó tôi có một đứa con gái, thành ra không muốn làm việc. Tôi nghỉ để theo dõi trong thời gian Yên Khê có bầu và sau đó thì theo dõi năm đầu tiên của Lãng Khê. Lãng Khê cũng có vai nhỏ "Chuột Chí" trong phim. Đó là Lãng Khê, con gái của tôi.

Y-Sa: Xin cảm ơn đạo diễn Trần anh Hùng đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Ký Điệu

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002