Đại Chúng số 83 - phát hành ngày 1/10/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


HIỆU NĂNG & NGHỆ THUẬT CỦA THƠ (CONCRETE POETRY)

Khổng Đức Đinh Tấn Dung

Thi ca trong dạng điển hình nguyên thủy rất ngắn gọn,vì nhìn một cách khái quát nó giống như một bức họa. Cơ bản không bị hạn chế của thời gian,đồng thời cũng không thể tách rời ra làm hai bộ phận chẳng liên quan với nhau. Thật vậy, khi bài thơ phải chạy tiếp qua trang khác,chúng ta cũng cảm thấy hơi khó chịu. Đối với toàn thể bài thơ mà nói thì đó là một sự vật có thật. Tính tự chủ của thị giác đối với một chữ hay một câu thơ tựa như từ thành phần thứ tự tổng thể được chia cắt ra,cũng biểu hiện thành một thứ tình cảnh trong tình cảnh. Điều này thấy rõ ràng trong thơ Hài Cú của Nhật Bản; một bài thơ từ câu bắt đầu đến câu kết cấu,nó giữ vai trò thứ yếu. Dạng thức kết cấu ấy nếu nói là yếu tố trình tự không đúng bằng nói đó là yếu tố phối hợp (Coordination). Đọc kỹ một bài thơ cũng giống như khi chú ý xem một bức họa, nó đòi hỏi chúng ta phải xem tới xem lui bởi vì thi ca gồm hết các thành phần,đồng thời chỉ trong sự khai triển phát hiện mới thấy được tự ngã.

Các bộ phận của thi ca xuyên qua sự giao thoa, trùng điệp, đã trở thành phi thời gian mạnh mẽ hơn. Lối "Concrete Poetry" này thiên hẳn về phương pháp này,nó phát huy đến cùng mọi liên hệ phi thời gian. Trùng điệp (repetition) là nhắm đả phá học thuyết thời gian của Heraclite, một triết gia thời Hy lạp, con người có thể dẫm chân hai lần trên dòng chảy của thời gian; nhưng trong mối liên hệ của sự vật không thể giới hạn trước sau như nhau giống như điều kiện của của âm nhạc. Sự trùng điệp của câu chữ trong thơ gây ra sự hài âm vần điệu, ngoài tính liên tục của thời gian còn làm cho sự vật liên kết chặt chẽ,và nhấn mạnh đến đồng thời tính trong toàn thể tác phẩm. Sự xen kẻ hay giao thoa bao hàm tính trùng điệp, cắt chia toàn thể trình tự bài thơ,rồi trình bày trình tự vốn có của nó. Giống như từ căn bản trọng yếu mà chia cắt trrình tự bài thơ. Các nhà thơ "Concrete Poetry" đối với câu thơ hay chữ thơ được sắp xếp đến thành hệ thống mới là mục đích quan trọng. Các nhà thơ này (Concrete P0etry) đối với câu thơ hay chữ thơ được sắp xếp thành hệ thống mới là mục đích quan trọng. Sau đây là một bài thơ của Eugen Gomringer (người Tây Ban Nha) có thể nói là sự phản ứng có chừng mực giữa thi ca truyền thống và thi ca được gọi là Concrete Poetry - nguyên văn tiếng Tây Ban Nha.

avenidas đại lộ

avenidas y flores đại lộ và bông hoa

flores bông hoa

flores y mujeres bông hoa và phụ nữ

avenidas đại lộ

avenidas mujeres đại lộ và phụ nữ

avenidas y flores y mujeres đại lộ, bông hoa và phụ nữ và

un admirador người thưởng ngoạn

Thật đơn giản và thích thú, cứ theo hình thức và nội dung của trình tự từng hàng mà hiểu,thì đó là bài thơ mang tính truyền thống:thi nhân vận dụng kích thước của thời gian, sắp xếp thành ba phần cơ bản của bài thơ như hình ảnh trên vũ đài để độc giả xem. Ông ta tiếp thu cảnh trí trên đại lộ,dùng bông hoa trang trí vào đó, lại cho phụ nữ gia nhập vào bức họa rồi lại dùng phương pháp truyền thống,cuối cùng chơi trò then chốt của sân khấu đưa vào đó hình ảnh người thưởng ngoạn. Xét trên câu chữ thì bài thơ có tầm cỡ âm thanh cứ tăng dần,đến điểm cuối là một câu tuyệt diệu mang tính điểm gút của sân khấu (Coup de théâtre) hiện ra để chấm dứt một cách đột ngột.

Tuy nhiên trong lúc ấy toàn thể bài thơ như một bức tranh, có thể làm cho chúng ta nhớ đến một tác phẩm của Goya (1746-1828). Bốn danh từ,ngoại trừ cách liên hệ với nhau về ngôn ngữ không có gì nữa hết,tự nó thật đầy đủ với kinh nghiệm cấu trúc và nó còn có ba khả năng kết hợp phát triển liên tục chống lại sự tiến triển của bài thơ. Tất cả sự liên hệ đều có phân lượng đồng đều như nhau,chúng ta xem đến hiện tượng "tồn tại" và "diễn biến" như bản thân bài thơ thể hiện. Có một số hình thức cực đoan hơn, lối thơ "Concrete Poetry" dùng hai phương pháp căn bản: 1.-Hủy bỏ mối quan hệ hạn định giữa ngôn từ,trước tiên là giản lược hay bãi bỏ các thành phần nối tiếp làm cho ngôn từ trong thơ vững chải và lấp lánh như kim cương. Ngôn từ là một ngôn tố, nguyên liệu;ngôn từ là vật thể. 2.- Concrete Poetry bài xích triệt để sự sắp đặt câu theo trình tự đầu đuôi,trước sau;hay chống đối lại sự thứ tự của câu cú chi phối.

Thử nghĩ một số nhãn tự then chốt trình bày một phong cảnh: bầu trời,hồ nước,con thuyền,cây cỏ...tản mác trên một trang giấy. Rồi trí óc độc giả căn cứ vào các tự liệu ấy mà cấu tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh,đầy đủ như một bức họa căn cơ trên nền tảng ý thức thị giác: mọi yếu tố đều hòa tan trong một thể hữu cơ, và tất cả các mối quan hệ cùng kết hợp trong một dạng thức thống nhất. Sự sáng tạo ra dạng thức tranh vẽ chính là đáp ứng cho sự tồn tại của lối thơ Concrete Poetry,nhưng nó không phải là số nhiều. Phần lớn thơ này (Concrete Poetry) nha8m khai triển thành một mạng lưới liên hệ ngôn từ ấy là do đầu óc suy luận ra. Sự liên hệ ấy không như sự tan hòa trong tri giác nhưng vì để cho con người có thể đọc hiểu được, chúng phải sắp xếp theo cấp bậc hay theo trình tự lớp lang. Một biểu đồ thương nghiệp cũng trình bày thành mạng lưới như vậy. Một loạt con số chứng minh các nấc thang là thứ mạng lưới cũng phục vụ cho sự suy luận,toàn thể mối liên hệ phải tường trình một cách chính xác. Nếu như trong đó có sự mâu thuẫn ,thì đòi hỏi người nhận thức và thẩm định nó phải làm thêm một công việc nữa là bài trừ những mâu thuẫn ấy.

Lối thơ Concrete Poetry cũng sử dụng mạng lưới nhưng không thu nhận các tiêu chuẩn của học phái logic. Ngược lại nó dùng phương pháp treo lơ lửng các mối liên hệ phức tạp không giải quyết.

ICH (tôi)

DENKE (suy tư) IST (tồn tại)

ETWAS (sự vật)

Max Bense là nhà thơ thuộc loại thơ này (Concrete Poetry) đã cho chúng ta một thí dụ sáng tỏ nhất, ông căn cứ theo mệnh đề nổi tiếng của Descartes: "tôi suy tư là tôi tồn tại: I, think, is, some thing mà lập thành dạng thơ theo đồ hình ở bên trên đây (Nguyên

văn là tiếng Đức tạm thời dịch ra tiếng Việt). Bense bố trí mệnh đề ấy thành bốn mặt mà khống chế tất cả không bị cái gì chi phối, nếu độc giả chọn ngôn ngữ tự do phi văn phạm, không câu nệ vào ý nghĩacủa hai động từ mà đặt vào vị trí thứ nhất hay thứ ba là đại danh tự danh xưng;đồng thời đặt phạm trù "tồn tại" thành khái niệm. Như thế chúng ta có thể đọc xoay quanh "Tôi-tư duy-tồn tại; hay đổi lại: sự vật-tồn tại-tôi tư duy; sự vật-tư duy-tôi tồn tại...

Ở đây có thể chạm trán với hai nẻo thử thách: một là loại suy luận,độc giả có thể cố gắng xếp loại tất cả các tư liệu rồi sau đó đề ra những luận cứ, và có thể đọc như Descartes trong Tầm Tư Lục (meditation). Thực tế đối với hạng độc giả vừa nêu thì bài thơ của Bense cũng trình bày sự kiện đúng như Descartes đã suy tư. Nhưng độc giả cũng có thể từ khuôn chữ đã trình bày thành một bài thơ. Như vậy những gì trình bày trên trang giấy tự nó đã biểu hiện thành cứu cánh; và cái mệnh đề đầy phức tạp được treo lơ lửng không giảiquyết đã chuyển biến thành ý nghĩa phức tạp của ý thức thể nghiệm,là sư tư duy phong phú của con người hoặc giả là nó mang ý nghĩa của một cảm giác vô vọng. Nơi đây nó phát sinh ngôn từ không phải suy tư theo cảm giác ý nghĩa của lý tính, mà tốt nhất là treo gác sự suy luận lại. Vì tri thức chuyên chú suy luận giống như chuyên chú ngắm vào sự biến ảo của nây gió hay bầy chim bay tán loạn vì kinh động.

(còn tiếp)

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002