Đại Chúng số 83 - phát hành ngày 1/10/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


ĐỌC BÁO DÙM CÁC BẠN

Ký Điệu

1.- Các trẻ em việtNam bị nhiễm vi khuẩn HIV, Aids bị xã hội bỏ rơi (báo Tuổi Trẻ / Tp HCM):

Số phận các em bị nhiễm vi khuẩn HIV bị cha mẹ và thân nhân bỏ rơi. Nhiều trường hợp đáng thương tâm đang xảy ra hàng ngày tại thành phố đông dân cư nhất Đông Nam Á là Tp Hồ chí Minh. Mỗi năm tại ViệtNam có khoảng 1,5 triệu bà mẹ mang thai, mà trong đó có đến 1000 em bị nhiễm vi khuẩn không thuốc trị này là HIV.

Như trường hợp em bé tên Hương, ở ngoại ô Saigon. Cha mẹ em lần lượt qua đời tại nhà thương thí Lái Thiêu, em bị nhiễm vi khuẩn lúc mới chào đời. Khi cha mẹ qua đời thì thân nhân em Hương mới biết là cháu mình đang mang mầm bệnh chết người. Thế là Bà Ngoại em Hương liền trở mặt xua đuổi em ra khỏi nhà. Bà Ngoại căn dặn không cho ai đụng chạm đến bé Hương. Họ cho bé Hương một tô cơm, và một chén nước lạnh, để ngoài hiên nhà. Họ dặn em phải ra khỏi nhà khi cả nhà thức dậy, nếu không sẽ bị đòn. Chừng nào tối đến thì mới được về nhà ăn cơm. Em Hương vâng lời bà Ngoại mà không biết mình phạm tội gì. Em ra khỏi hàng hiên nhà khi gà còn gáy sáng. Em đi lang thang thật xa ngoại ô. Xin ăn thì bị nhóm trẻ ăn xin đánh đuổi khỏi khu vực. Nên em phải lang thang hết chỗ này chỗ kia. Khi mặt trời lặn, thì em Hương rất vui trong lòng. Vì giờ này em được trở về nhà. Em ở ngoài hàng hiên với con chó Kiki mà mẹ em mua lại từ người khách hàng trong tiệm Karaoke. Lúc đó mẹ em đi làm, cha thì đưa rước mẹ em đến sở làm. Mẹ em cưng em lắm, cả nhà cũng vậy. Mẹ đem tiền về nuôi cả nhà, Bà Ngoại em cưng em nhất nhà, Em có con chó nhỏ tên là Kiki.

Rồi ngày kia mẹ bị bệnh không đi làm được, rồi ba em cũng vậy. Em không hiểu tại sao đầu năm thì Mẹ chết, rồi cuối năm thì Ba chết luôn. Từ đó em không còn được bà Ngoại thương nữa. Em đến gần thì bị người thân gõ đũa lên đầu, nói: “Mầy đi ra chỗ khác đi, đồ con quỷ, lây bệnh cho tụi tao bây giờ”. Em khóc thì bị bà Ngoại đánh luôn. Rồi nay em ở ngoài hàng hiên. Chỉ có con chó Kiki thấy em từ xa về là mừng lắm. Trời lạnh em thường ôm chung con Kiki mà ngủ. Cơm nhiều khi khô cứng và có kiến bu, em không muốn ăn cũng không được.

Ngoài hàng hiên nhà, em nghe cả nhà đang xem kênh 7 truyện Pokemon, cả nhà cười vui, em muốn vào xem mà không được vì cửa đóng mất rồi. Em nhớ mẹ và cha lắm.

Rồi một ngày kia, cả nhà sáng thức dậy, thấy em Hương nằm không dậy nữa. Bà Ngoại định tìm cây chổi mà đánh em, tưởng em lười biếng. Thì họ mới biết em đang đau nặng, nóng vùi. Cả nhà liền bọc em vào cái mền cũ, rồi 2 người khiêng em lên xem Lam, chở em vào nhà thương. Đến nhà thương, vì nhà nghèo nên phải chờ đến phiên Bác sĩ gọi tên vào. Em chờ đến một ngày qua, đến khi Bác sĩ đến chỗ em nằm... thì em Hương đã chết hồi tối qua. Cả nhà Bà Ngoại đều mừng, vì sẽ không còn em quấy rầy nữa. Nhưng em Hương cũng không biết tại sao bà Ngoại ghét mình hết sức vậy, mấy đứa em họ cũng vậy.

Đó là trường hợp có thiệt tại ngoại ô Saigon vừa qua.

Còn trường hợp em gái tên Cúc, nhà ở An Giang. Mẹ em chết cách đây mấy tháng, còn Cha đang bị Sida (Aids). Mặc dầu em Cúc vừa được xét nghiệm không nhiễm vi khuẩn HIV. Nhưng em vẫn bị bạn học xa lánh. Có đứa chờ em ra chơi thì chọi gạch vào đầu em. Có lần trúng gần con mắt em, con mắt sưng lên. Em Cúc mét cô giáo, thì cô giáo bắt em lên bảng đen quỳ gối. Tập học của em thường bị ai đó đem liệng vô thùng rác của lớp học.

Áo bà ba trắng của em thường bị tụi bạn giũ mực vào áo. Về nhà em bị đòn nữa.

Rồi một ngày kia, trường em học, Tiểu học Vĩnh Mỹ A, Chợ Mới không còn thấy em vào lớp nữa. Trường báo cho nhà em Cúc là em bỏ học rồi. Em đi mất biệt từ đó đến giờ.

Có người nói thấy em leo lên xe đò hiệu Công Thành mà lên thành phố Hồ chí Minh rồi, có người thấy em lên đò sang bên kia chợ nổi bên sông... Từ đó đã 4 năm nay.

Trên đây là một trong những hoàn cảnh thương tâm đã và đang xảy ra tại Việt Nam. Không một ai chú ý đến chuyện này. Đó là những số phận thảm thương của những em bé bị nhiễm bệnh thời đại. Xã hội xua đuổi, ngay cả người thân trong gia đình.

Viết lại đến đây, Ký Điệu không khỏi cầm được giọt lệ thương tâm cho mấy em này. Không biết làm sao đây?

2.- Việt Nam. Cà Mau. Miền đất cực Nam Nam Bộ (báo Lao động Tp HCM)

Bác sĩ Trương chí Thảo, cộng tác tại Trung Tâm Phòng Chống Các Bệnh Xã Hội, tỉnh Cà Mau là người đầu tiên đề xuất chương trình phẩu thuật đục thủy tinh thể cho người mù nghèo ở địa bàn nông thôn. Nơi này nước uống bị nhiễm độc hóa chất từ lâu để lại, nước giếng trong không có, dân thường uống nước đìa, hồ ao, mương rạch dơ bẩn từ hàng chục năm trôi qua. Có gia đình bị bệnh đục tinh thể gần hết, có gia đình có người bị mù từ lúc lọt lòng vì nguồn nước độc này.

Trong vòng 7 năm Bác sĩ Thảo đã cứu được gần 2000 trường hợp bị mù.

Vào đầu năm 1993, Bác sĩ Thảo nhớ lại: “Thời đó việc phẩu thuật đục thủy tinh thể chỉ được thực hiện ở tỉnh Cà Mau mà thôi. Còn các làng xã thì không cách chi người nghèo lên tỉnh nỗi. Hầu hết giải phẫu này tại tỉnh là cho người giàu, vì chi phí rất đắt tiền. Cho nên người mù tại tỉnh Cà Mau rất nhiều. Bởi vậy, suốt một thời gian dài đăng đẳng, những người mù nghèo ở Cà Mau bị gạt ra ngoài cuộc đời, đành chịu cảnh tối tăm mù lòa, mờ mịt cho đến hết cuộc đời. Phận họ đã nghèo mà lại bị đui mù nữa, thì lấy gì nuôi sống họ đây?

Bức xúc trước thực trạng đó, BS Trương chí Thảo mạnh dạn đề nghị với lãnh đạo Sở Y tế cho phép BS được thực hiện chương trình cứu người Mù vào cuối năm 1993. Chuyện không phải dễ dàng vì các Bác sĩ khác ít ai chịu đến giúp tay Bác Sỉ Thão, vã lại không có tiền trả cho họ nên mọi chuyện rất khó khăn. Nhưng sau đó Bác sĩ Thảo được 2 Y tá giàu lòng từ tâm, họ tình nguyện theo giúp Bác sĩ Thảo không đòi công lao gì. Nhóm này chọn địa bàn, huyện rất sâu trong tỉnh Cà Mau, huyện Trần văn Thời làm địa bàn thí điểm ca phẩu thuật đầu tiên. Kết quả khả quan. Nhiều người Mù nghèo ở đây thấy được ánh sáng, họ đọc được chữ trong báo... Bác sĩ nhớ lại, ngày đ?u phẩu thuật cho một người Mù bị đục thủy tinh thể, sau 3 ngày tháo băng ra... người bệnh bật tiếng kêu: "Trời ơi..." rồi người bệnh khóc nức nở liền sau đó. Bị bệnh hàng mấy năm trời, sống trong cảnh tối tăm, lần mò từng bước. Người thân lần lần xa lánh. Nay được Bác sỉ Thảo cho lại ánh sáng, màu sắc muôn vẻ như xưa. Này là lá dừa nước, này là nụ cười người cháu thân yêu, này là con lộ mà ngày xưa mình phải dò dẫm hàng nữa ngày mới ra đến đầu lộ. Nay quá vui hết sức.

Việc làm của bác sĩ Thảo gây xúc động lớn cho dân toàn tỉnh. Họ gọi ông là Bác sĩ Sáng, vì ông đem lại ánh sáng vĩnh hằng cho họ. Tiếng tốt của bác sĩ vang đến thành phố Hồ chí Minh. Hội Bảo trợ Bệnh Nhân Nghèo tại thành phố Saigon này bảo trợ cho bác sĩ hàng trăm triệu đồng đểå mua dụng cụ và tiền ăn uống chi phí cho bệnh nhân mù.

Và chỉ trong vòng 7 năm, Bác sỉ Thảo và cộng sự viên đã trực tiếp đến hầu hết các làng mạc xa xôi, hẻo lánh trên vùng cực Nam nước Việt. Bác sĩ Trương chí Thảo không muốn lập gia đình, anh nói nếu lập gia đình thì không còn thời giờ mà lo cho người mù nữa.

Đây đúng là một: "Lương Y như Từ Mẫu" (Bác sĩ tốt như người Mẹ hiền vậy).

Các phóng viên báo chí tỉnh thành đến phỏng vấn, thì Bác sỉ Thảo nói: "điều tôi vui nhất là có một em bé bị đục thủy tinh thể, đang ăn lan con mắt thứ nhì. Khi chúng tôi giải phẩu tốt đẹp cho em. Thì cả nhà đều khóc mùi mẫn, lý do nhà quá nghèo, tưởng chừng em bé sẽ bị mù đời đời vì không có tiền lo nhà thương". Hiện nay nhà em ở Năm Căn đi vào độ một ngày đường, nơi này vẫn còn thắp đèn dầu phộng, ánh sáng vừa rõ cái bàn và cái ghế mà thôi.

Ký Điệu

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002