Đại Chúng số 83 - phát hành ngày 1/10/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


ĐÒI ĐOẠN XA GẦN

Lãng Nhân

CÂU CHUYỆN GIỮA NGƯỜI DÂN MIỀN NAM SAU THÁNG TƯ 1975

Không bao lâu sau tháng 4 năm 75, một buổi tối khoảng 10 giờ, B ghé thăm A. cửa ngoài đóng kín rồi, B nhìn quanh không thấy đàn bà con trẻ lảng vảng nữa, mới rút tập giấy đã kẹp chặt giữa thắt lưng và bụng, ngước đôi mắt u buồn nhìn A, nói với giọg nửa tức tối nửa nghẹn ngào:

_ Thế này thì rối chúng ta đi đến đâu!

_ Còn đi đến đâu nữa! Không phải chỉ riêng chúng ta, mà chính một số đồng bào ngoài Bắc cũng đã nói rồi. Xã hội chủ nghĩa là Xuống Hố Cả Nút. Nhưng ta cũng còn có ít nhiều may mắn hơn ngoài Bắc, là ở đây ta có đức Trần Hưng Đạo ...

_ Đức thánh Trần thì ở đâu chẳng thờ cứ gì ở đây? Hay là anh muốn nói tờ giấy 500 chăng? Thì họ cũng tịch thu nhẵn rồi còn đâu?

_ Tôi nói đức Thánh là nói bức tượng của ngài ở bờ sông Sài Gòn ấy chứ. Anh nhớ là từ cuối 75, nhân dân thấy như sắp hết gạo, nên có kẻ vui tính đã kể một chuyện khôi hài hòng dẹp mối lo âu ấy. Chuyện rằng dân kéo nhau đi hỏi ông Hồ xem gạo còn đủ ăn bao nhiêu tháng nữa, ông Hồ giơ thẳng tay len trời như kiểu chào của bọn phát xít, xòe 5 ngón ra. Dân hiểu là còn 5 tháng, nhưng không tin, lại đi khấn Phật Tổ. Phật đưa tay bắt quyết, ngón giữa gấp vào ngón cái, dân thấy là còn 3 ngón tức là 3 tháng, cũng lại chưa lấy gì làm chắc, bèn tìm đến Chúa Giê Su, thì Chúa buông 2 tay thõng xuống, ngửa mặt lên trông Trời. Thế là hết cả rồi sao? Thử đi cầu Đức Thánh xem, ngài vốn là rất giỏi trừ tà. Ra đến bờ sông thấy ngài chỉ tay xuống dòng nước. Nhảy xuống mà tự tử cả hay sao? Sông nào cuốn đi được cả triệu người mà không nghẽn? Nhưng mấy ông lamø tàu và mấy ông chở thuyền vội giải thích để trấn an: Đức Thánh vốn là bậc anh hùng, ngài có ý khuyên chúng ta nên đi xuống thuyền vượt biển để ra nước ngoài.

_ Thế là cùng đường rồi.

_ Cùng thì phải biến chứ, Thánh dạy mà! Chính sách ngu hóa và bần cùng hóa, ai mà chịu thấu. Một người Ba Lan đi tị nạn đã nói: khi quân Đức tới, chúng tôi đâu có phải bỏ nước mà đi. Nhưng cộng sản thì không sao chấp nhận được. Sống với họ là không được làm người, không được sống như con người. Cộng sản vừa là quỷ vừa là thú vật.

_ Chúng mình già yếu rồi không mong thi thố gì được nữa nhưng mỗi khi nhìn đến đàn con tôi không cầm được nước mắt. Cụ Ngô Đức Kế ngày trước nói thế mà đúng: Thọ lắm lại càng thêm nhục lắm, nhỏ cu li lớn cũng cu li!

_ Hẳn là không khi nào. Lũ nhỏ nhà tôi nỡ nào để cho sau này làm kiếp tôi tớ. Cho nên tôi cũng muốn đi lắm chứ. Ngặt vì không phải dễ gì mà đi được. Trong tình thế của tôi, lo sao cho mỗi xuất 10 lượng vàng? À mà sao bây giờ ai cũng gọi lượng vàng là cây?

_ Ý hẳn vàng là hình chữ nhật. Gói vào giấy trông như cây bài, nên đặt ra tên mới để gọi tránh đi, cho khỏi lộ liễu. Ai muốn đi cũng lo thu vén bán chác để lấy tiền mua cây mà chạy chọt. Mỗi khi lận đận đi kiếm cây để t?ng vào họng quỷ sứ cho được việc, người ta mới thấy thấm thía câu hát Trồng cây nhớ Bác, thật là nhớ như chôn vào ruột.

_ Mà có cây rồi cũng đã xong đâu! Còn phải tìm ra mối thuyền, sắm đủ gạo nước muối mắm, thuốc men, xăng nhớt ,v.v... Rồi mới cử người đi giao thiệp để mua bến, nghĩa là dàn xếp với công an biên phòng ở địa phương mình chọn để xuống thuyền ra khơi.

_ Ồ anh quên rằng từ nhà ra chỗ thuyền đậu còn nhiêu khê lắm. Phải qua bao nhiêu trạm công an nữa chứ. Cho nên quần áo mỗi người chỉ được đem theo một bộ, người già và trẻ em thì thêm một áo lạnh, tất cả xếp gọn vào một túi cối. Hải bàn, ống nhòm đã giấu sẵn trong nhà người hướng dẫn ở địa phương, mỗi người đều tay không chia nhau từng tốp lặng lẽ tiến đến chỗ hẹn. Chuyến nào có đem theo trẻ nít, còn cẩn thận cho uống thuốc ngủ để khỏi khóc ở dọc đường. Thế mà có chuyến đi, gần đến đồn công an thì thuốc rã, đứa trẻ tỉnh giấc khóc vang lên, dỗ thế nào cũng không nín, mọi người sợ lộ, đành lại đem nhau lộn về.

_ Không bị bắt là may rồi. Bị bắt mới thật khổ. Bây giờ tôi đọc anh nghe đoạn hồi ký của một người bạn vượt biên trượt, bị giam đến tám tháng. Nhưng mà ta hãy uống chén trà đã, vì trong hồi ký có thơ ....Đây nhé: “ Ba tháng đã qua, từ ngày bị giữ để cải tạo tư tưởng tại trung tâm cải huấn Vũng Tàu, năm 1976 bắt đầu, còn hơn 2 tuần nữa đến Tết Nguyên Đán. Một buổi, bỗng nghe ba tiếng gõ vào vách gỗ, anh giáo sư phòng bên phone cho tôi: tết này chúng nó mở cuộc thi đua câu đối đấy. Mình không thi đua lao động thì ít ra cũng phải thi đua văn ngh? chứ. Tôi mỉm cười, loay hoay nghĩ hai câu, viết vào giấy, ném sang cho giáo sư:

Khai bút. Khai xuân, khai hội mới

Sạch đường, sạch phố, sạch nhà trơn.

Anh giáo sư cười to và nói: Sạch đối với Khai, thật là tuyệt cú. Vơ vét hết tàisản của nhân dân, nhà nào cũng trống trơn, còn bày trò bắt thanh niên đi làm công tác vệ sinh cho sạch đường sạch ngõ!

Sẵn đà cao hứng, tôi viết thêm hai câu:

Lao động vinh quang, muôn hộ gượng cười khai hội mới

Hòa bình thống nhất, toàn dân gạt lệ đón xuân hồng.

Hồi đó chỉ mới có cở giải phóng nửa xanh nửa đỏ, dân chúng còn tưởng miền Nam trung lập dưới một chế độ màu hồng.

Hai câu này chỉ đọc cho một vài bạn thân nghe. Báo hại không rõ vì đâu, tổ trưởng phòng, một giáo viên tư cũng vượt tuyến chung với tôi một chuyến, lại dò biết và lén lút lên bộ chỉ chuy trại, tố ngang xương (anh B ạ, chỗ nào cũng có cái giống này mọc ra). Một buổi tối, bất thần, thủ trưởng trại đến lục soát giấy tờ của tôi, mặt đầy sát khí. Nhưng tôi đã đề phòng, câu đối đã viết khác đi rồi:

Khai bút, khai xuân, khai hội mới

Sạch đường, sạch phố, sạch quân thù

Lao động vinh quang, muôn hộ tưng bừng khai hội mới,

Hòa bình thống nhất, toàn dân hồ hởi đón xuân sang.

Đọc đến câu này, anh thủ trưởng đổi ngay sắc mặt, lập tức cho gọi anh trưởng ban hội họa, ra lệnh cho chép lại câu này, kẻ chữ thật đẹp ở ngoài cổng trại, và phải làm gấp cho xong trước tết.

Số là hồi ấy ban chỉ huy đang lo xây một cổng gạch để ngày tết đón ủy ban nhân dân đến dự tiệc chiêu đãi. Cổng đã xây xong, ảnh Bác vĩ đại ngồi trên nóc, nhưng cột hai bên còn để nguyên vôi trắng. Nay chộp được câu đối, thật là trúng tủ.

Ngày xuân cao hứng viết đôi câu

Vết mực còn ghi dấu Vũng Tàu,

Chữ nghĩa đảo điên, thời buổi loạn

Bỗng thành bồi bút, có ngờ đâu .....

Sau Tết, sinh hoạt tập thể trong trại trở lại nhịp độ đều đều buồn tẻ. Có một vài đợt thả, song vẫn không thấy tên chúng tôi , chính sách khoan hồng chỉ nhỏ giọt. Xuân qua, hè đến, có chừng 50 can nhân được ra. Trong khi, cứ một hai tuần, giữa đêm khuya còi xe bộ đội lại rú lên rùng rợn, đổ vào trại hàng loạt người vượt tuyến mới. Nhìn bản hộ khẩu phòng hỏa thực (nhà bếp) số can nhân từ 180 hồi chúng tôi mới đến, nay đã tăng lên đến hơn 500.

Giam rất nhiều mà thả chẳng bao nhiêu.

Ngày hai buổi, tiếng kẻng vang lên báo giờ đi làm, anh em lại cuốc xẻng lên vai đi đào mương xới đất. Tôi tuổi già được miễn, nhưng nằm mãi trong phòng cũng buồn, nên thường tự nguyện ra sắp hàng theo các bạn đi nhổ cỏ, bắt sâu.

Mỗi ngày hai buổi kẻng kêu vang

Thất thểu ra đi chẳng vội vàng

Aùo rách, nón mê, quần móng lợn

Góp phần lao động, góp vinh quang...

Sáu tháng trời qua. Một tối, anh bạn trẻ cùng phòng nổi hứng bảo tôi: Nóng ruột quá bác ơi! Nửa năm hương lửa rồi. Bác làm một bài thơ để anh em ngâm nga cho vui. Nói xong anh quay lại phía trưởng phòng, nói móc: " Anh tổ trưởng cũng đồng ý chứ? Thơ vui đâu có hại!”

Đêm ấy trăng tròn nhòm qua song sắt, tôi viết mấy giòng:

Hỏi Trăng

Bỡn cợt nhau chi, hỡi chị Hằng

Lửa hương chốc đã sáu tuần trăng

Lỡ làng một phút nên duyên nợ

Hãy cởi cho nhau sợi xích thằng

Anh em đều tán thưởng, anh tổ trưởng cũng phụ họa không rõ thực tâm hay muốn lấy lòng tôi. Anh bạn ra đề thơ khoái trá vô cùng, lại đề nghị sửa phút thành phát: Lỡ làng một phát nên duyên nợ. Anh khác cũng góp ý: sửa cho nhau thành ra mau: Hãy cởi ra mau sợi xích thằng.

Ngày qua ngày lại, sợi xích thằng vẫn chưa cởi ra. Mãi hơn 3 tháng sau, tôi và 6 anh em cùng phòng mới được ra về. Một anh mừng quá, khi xách ba lô ra cổng ngoảnh lại chào người ở lại, hét to bye bye. Cán bộ nón cối vác ngay súng đến mời anh trở về phòng, anh bị giữ thêm 3 tuần nữa. Giờ này chắc bạn đồng tù với tôi đều được thoát nạn.

Ô Cấp giam chung thập thất hiền

Tội gì? Toan tính vượt ra biên

Cơm chan nước mắt và qua bữa

Muỗi đốt trầy da, thức trắng đêm.

_ Đấy, chả cải tạo nữa đi, những người đã mất cả của cải, lại bị giam cầm và làm cỏ ve, vậy mà vẫn nở được nụ cười chế giễu, thì cải tạo nỗi gì?

_ Ấy thế mà họ cho là đắc sách đấy. Họ yên chí rằng đem tẩy óc thế là sạch hết cả tư tưởng mà họ gọi là hủ hóa, đâu có biết là những khúc cuộn trong óc nạn nhân trước sau vẫn nằm tròn như cũ. Là bởi đem bơ sữa đến còn không thay được nước mắm, nữa là lại đem bo bo, thứ bo bo chưa biết cách pha chế. Trở lại câu chuyện vượt biên, tôi phải nói thêm rằng xuống được thuyền rồi chưa chắc đã êm thấm mà ra khơi. Công an còn nhồi thêm một số người đã móc nối riêng với họ, khiến cho thuyền chở 40 người chẳng hạn là đủ nặng, nay tăng lên đến 60, mạn thuyền chỉ còn độ 10 phân nữa là đến mặt nước, không cần phải gặp bão lớn, một cơn sóng to cung đủ lật nhào...

_ Tội quá nhỉ, bao nhiêu người vùi thây vào lòng đại dương! Thảo nào dư luận quốc tế sôi nổi lên dữ dội ...

_ Người ta ức đoán rằng trong số 1000 người ra đi, có tới 1/3 đi thoát, 1/3 đắm thuyền, còn 1/3 bị bắt trở lại. Bị bắt là vì ra khơi còn gặp phải tàu hải quân hay hải quan, không có tiền mãi lộ thêm thì đi sao được. Ngay những người đi thoát ra khỏi hải phận cũng còn lo lắng gặp phải hải tặc, lo nước ngoài không cho nhập cảnh ...

_ Nghe như vì dư luận quốc tế quá gắt gao nên nhà nước đã phải thay đổi chính sách ....

_ Thay đổi bằng cách cho đi bán chính thức, nghĩa là cho phép người Trung Hoa đứng ra tổ chức những cuộc xuất ngoại bằng tàu lớn thuê ở Hương Cảng. Cho đi như vậy an toàn hơn, nhà nước thu được một số vàng cỡ đống hơn, dưới một cái tên huê dạng là "Vàng Nghĩa Vụ" còn tai tiếng thì trút lên đầu bọn con buôn Trung Hoa.

_ Nghĩ kỹ ra thì thấy rằng nhà nước cộng sản tính toán giỏi thật. Đương khi thiếu lương thực, cho người đi là bớt được miếng ăn, đẩy gánh nặng này cho nước khác, vừa thu được nhiều vàng lại vừa trừ được một cách êm thấm những phần tử bất mãn, những phần tử này khó mà cảm hóa được, chỉ là cái gai cho chính thể ....

_ Cũng khác nào khi trước, cho người cầm súng trà trộn vào một làng không nhiệt tâm ủng hộ, chờ lúc có quân Pháp đi qua, bắn chỉ thiên một phát rồi chạy, để quân Pháp kéo vào triệt hạ cả làng .... Nhưng khôn ngoan giảo quyệt đến đâu, có lúc cũng bị lừa ....

_ Họ ranh mãnh lắm, lừa được cũng khó. Vả lại có một bọn 30 dòm ngó dùm cho từ câu nói lỡ lời từ cái cử chỉ vô ý ...

_ Ấy thế mà ông Hồ đã có lần ủng hộ cho người tị nạn đấy. Số là ai cũng bị khám xét kỹ lưỡng, tịch thu hết của cải trước khi xuống thuyền hay xuống tàu.

Đồng bào biết vậy nên tìm hết cách giấu giếm vàng, kim cương, ngoại tệ đem theo. Sau nhiều lần bị khám phá, họ nghĩ ra một kế độc đáo: Mua những tượng Hồ bán thân bằng thạch cao, đục ra để nhét hột xoàn hay đô la vào, rồi trét xi măng trắng cho kín đáo, đem đi để làm kỷ niệm. Bọn cán bộ thấy nhiều người mang tượng theo, sinh nghi vì biết dân chúng đã bỏ chế độ ra đi, còn quyến luyến gì chủ tịch nữa mà xắm nắm đem theo.

Thế là ít lâu sau, hễ ai ôm tượng xuống thuyền, họ tịch thu ngay rồi đạp nát tượng ra để tìm vật báu. Sở dĩ phải hành động bất kính như vậy, vì si măng trét cứng quá, không cách nào khác mới được của.

Mới biết của quý hơn người, dù người ấy họ tôn sùng hơn Thần Thánh.

Cho nên việc này, tôi gọi đùa là "Xúi Hồ Chuyển Ngân".

(còn tiếp)

Lãng Nhân

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002