Đại Chúng số 82 - phát hành ngày 15/9/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


Con Người Và Vũ Trụ

SINH VẬT NÀO SẼ THAY THẾ LOÀI NGƯỜI ĐỂ CAI QUẢN TRÁI ĐẤT?

Hoàng Quyên

Đã đến lúc các nhà khoa học đặt ra vấn đề rồi đây trong một tương lai nào đó "Sinh Vật Nào Sẽ Thay Thế Loài Người Để Cai Quản Trái Đất?" Như chúng ta đã biết nguồn gốc của con người trên Địa Cầu này đều cùng một loài Homa sapiens trong bộ Peimates tức linh trưởng thuộc lớp có vú. Có nghĩa con người và thú vật có những đặc điểm không khác gì nhau như lông mao, sự sinh nở, cho con bú sữa do các đường tuyến sữa tiết ra v.v...

Sự sống ra đời bắt nguồn từ sự kết hợp vô cơ, từ đó biến hóa dần lên thành các vi khuẩn... Nhờ khí hậu nguội dần thích hợp cho sự tiến triển của đời sống sinh vật, cây cỏ, nước nôi... Trên bộ cây cối tăng trưởng dần lên, các loài thực vật ở các đại dương

sinh sôi nẩy nở v.v... Các nhà khảo cổ học tìm ra nguồn gốc của sự sống xuất hiện từ cuối đại Thái Cổ, có nghĩa là vào khoản 570 triệu năm về trước khi độ nóng của địa cầu giảm dần độ nóng, rồi biển cả hình thành, núi non xuất hiện... màu xanh rợp cả bình nguyên thích hợp với đời sống của các sinh vật...

Các nhà khảo cổ học cho biết quả đất hình thành trải qua bốn đại, mỗi đại ba kỳ, đó là đại Thái Cổ tức tiền Cambri, đại Cổ Sinh, đại Trung Sinh và đại Tân Sinh. Loài vượn-người ra đời vào khoảng 3.000.000 năm về trước cùng lúc với các loài thú ăn thịt lớn. Nhưng qua đến kỷ thứ Tư thì quả đất bắt đầu gặp đại biến trải qua bốn thời kỳ băng hà làm cho các giống thú lớn như ma mút, gấu hang... tuyệt chủng, và cũng từ đó loài Homo Sapiens tức loài người khôn ngoan mới xuất hiện...

Gần đây một khoa học gia đăng tải trên tạp chí Science nêu ra vấn đề rồi đây "con người sẽ ra đi nhường lại chỗ đứng của mình cho một giống sinh vật khác cai quản". Bài này cũng đã đăng tải trên tờ VNTB nói lên hình ảnh của loài người vào một ngày nào đó trong tương lai. Như chân dung của con người lúc đó hình dạng sẽ ra làm sao, như đầu sẽ tròn hơn, lớn hơn, xương quay hàm thu hẹp lại, và cằm sẽ không còn nữa... các cơ bắp hoàn toàn suy yếu, việc sinh nở trở thành là một cực hình cho các người phụ nữ... Đó là thời kỳ biểu hiệu một sự mài cùn của "quá trình thuần hóa"...

Theo nhà di truyền học người Anh, J.S. Jones nhận định, con người sẽ không tiếp tục thay hình đổi dạng được nữa, bởi vì từ lâu đã không còn biến dị và chọn lọc tự nhiên. Theo ông lập luận trước các nhà khảo cổ học thì con người hiện tại chẳng khác với cha ông mình cách đây 200.000 năm về trước. Trong lúc đó, các nhà khảo cổ học khác quả quyết là con người không đứng yên một chỗ về sự nẩy nở mà vẫn còn liên tục thay đổi về mặt ngoại hình, họ đưa ra về chiều cao tăng trưởng của con người và chứng minh bên cạnh sự chọn lọc tự nhiên chắc chắn trong quá trình tiến hóa còn một động cơ khác nữa. Động cơ này được các nhà khoa học gọi là "quá trình tự tổ chức": các thực thể tiếp tục sống mà không bị gián đoạn, phù hợp với môi trường thiên nhiên chung

quanh, luôn thử nghiệm các điều kiện mới một cách có mục đích và qua đó tăng cơ hội sống sót cho các con cái chúng ta hoặc ít nhất là với các loại vi trùng, cơ chế này người ta đã chứng minh được.

Cứ cho là loài người sẽ tiếp tục có những đổi thay về cơ thể. Nếu đúng như vậy thì liệu cơ thể cũng như trí não con người trong tương lai đó sẽ như thế nào? Chúng ta sẽ tuyệt chủng như tất cả các thực thể sống cao cấp khác cho tới ngày nay, vậy thì lúc ấy

sinh vật nào có khả năng kế vị loài người để cai quản địa cầu này?

BAO GIỜ CHIỀU CAO CỦA CON NGƯỜI BỊ GIỚI HẠN?

Qua nhiều thế kỷ con người tăng trưởng về chiều cao không ngừng. Các nhà khoa học quả quyết rằng rồi đây, đến năm 2050 tới chiều cao sẽ không còn nữa, có nghĩa là đến lúc ấy chiều cao con người sẽ đứng hẳn lại. Đây là lời tuyên bố của nhà nhân chủng học Wilhelm Juergens - người Đức - tiên đoán từ thế kỷ 20, sau hàng loạt những cuộc nghiên cứu có tính qui mô với đối tượng người ở Bắc Âu.

Stress là nguyên nhân đã khiến cho cơ thể chúng ta không thể cao hơn nữa được. Cho đến đầu thế kỷ 21, con người còn chịu đựng được tình trạng này một cách không khó khăn: chính stress đã thúc đẩy quá trình sản xuất hormone tăng trưởng và nhờ đó chúng ta cao lớn hơn. Nhưng rồi sau đó, stress trở nên trầm trọng đến mức chúng ta luôn phải tiết ra những hoạt tố chống lại sức nặng đó. Việc này ngăn cản quá trình sản xuất hormone tăng trưởng và cơ thể con người chúng ta đạt đến mức cực đại...

Như các nhà khoa học nghiên cứu cho biết bộ Peimates tức là linh trưởng phân chia thành hai nhóm. Đó là nhóm linh trưởng cao và nhóm linh trưởng thấp. Nhóm linh trưởng cao thì gồm có khỉ, vượn và người. Như ta thấy Vượn-Người, giống bé nhỏ được gọi là vượn và ba loài lớn hơn gồm đười ươi, khỉ đột và tinh tinh. Đặc biệt là giống vượn-người không khác gì người mấy về hình dạng nhất là về sự cấu tạo cơ thể, có chiều cao từ một thước rưởi đến hai thước Tây và có sức nặng từ 70 đến 200 kí tức từ 154 lb đến 440 lb. Vượn người không có đuôi như các loài vượn khác, cũng có 12, 13 đôi xương sườn, 5, 6 đốt xương cụt. Giống vượn này cũng như người có đến 32 răng, nếu có khác chăng là kẽ răng vượn hở ra không sít lại như răng của giống người. Vượn người lúc đứng th?ng dùng hai chân, có điều lúc đi phải chống hai tay xuống đất v.v...

Nói thì vậy, song giữa vượn-người và người cũng có nhiều điểm khác hẳn nhau. Ví như cột sống vượn-người thì cong theo hình vòng cung. Vì vậy vượn đứng lom khom trong lúc người thì đứng thẳng, gực ưởn, mặt ngẩng cao lên, tay ngắn, khác với tay vượn thì dài...

QUÁ TRÌNH THUẦN HÓA

... "Những thay đổi sinh học khác tiếp tục tiến triển, có nguyên nhân chung là "quá trình thuần hóa". Hiện tượng này thường xuất hiện ở các giống thú phải sống trong cảnh giam cầm. Như ta thấy ở các con vật nuôi trong nhà.

Về diện mạo loài người trán nhô ra phía trước, đầu tròn trịa hơn, và có nhiều chỗ để chứa đựng bộ não, nhưng điều đáng buồn cho giới phụ nữ về đàng sinh nở của họ sẽ gặp khó khăn hơn nhiều.

Lúc bấy giờ các cơ bắp của chúng ta sẽ suy yếu hẳn gây nhiều khó chịu cho hệ cơ lưng. Có điều đặc biệt là lúc bấy giờ tuổi thọ của con người tăng không ngừng, họ sẽ cảm thấy thật thoải mái về tuổi thọ và sức sống kéo dài ra. Các thực thể trẻ lâu hơn... nhưng đòi hỏi đạt được số tuổi 120 vẫn... xa vời đối với đại đa số.

Lúc bấy giờ, các ngón tay của con người sẽ ngắn lại có vẻ nhọn hơn, có thể bị ảnh hưởng vì phải lận bận mãi cho việc điều khiển các máy móc tinh vi của thế giới ngày nay ?! Các nhà khoa học cũng cho chúng ta biết lúc bấy giờ cả những chỗ lông cuối

cùng của chúng ta cũng biến mất hẳn, có nghĩa là nó không còn nữa.Có điều đối với phái nam thì râu cằm và ria mếp vẫn không có gì thay đổi. Đối với những người có mái tóc vàng và mắt màu hổ phách - hai yếu tố này có sức thu hút - người ta sẽ chú trọng đến loại gene đó và sẽ được tiếp tục duy trì.

Có những cái tàn lụi thì ắt có những cái tăng triển thêm lên. Con người "tương lai" đó có khả năng nhìn thấy màu sắc hơn là chúng ta bây giờ. Ngay ở thế kỷ 20 đã có một số người có một số gene cho phép họ khả năng nhìn số lượng màu gấp 2 hay 3 lần của người thường. Đột biến này sẽ thay đổi gene để cho con người có thể nhìn thấy một màu khác, nằm giữa màu xanh lá cây và màu xanh biển, chắp cánh cho nghệ thuật đặc biệt là hội học bằng loại bút ánh sáng.

Tuy nhiên, sự thay đổi quan trọng nhất nhìn về lâu về dài lại gây kết quả không hay. Sự phát triển trong thời gian trước đã làm cho con người được tiếp tục tồn tại vì nó phù hợp với quan điểm của người ta về vẻ đẹp. Nhưng cùng với một thân hình mảnh mai,

xương chậu cũng trở nên nhỏ hơn, hậu quả là quá trình sinh nở phức tạp hơn nữa. Bà mẹ thiên nhiên phản ứng bằng cách cho các trẻ sơ sinh chào đời sớm hơn và qua đó ngày một thiếu hoàn thiện. Khuynh hướng này đặt ra những vấn đề mới: trẻ sinh non tháng dễ mắc bệnh hơn, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị chết tăng cao.

Để giảm hiểm nguy trong quá trình sinh nở, động tác giải phẩu lấy trẻ ra trở thành chuyện bình thường. Nhưng sau đó xuất hiện những gì mà các nhà khoa học tại Đại học tổng hợp McGill tại Montreal (Canada) trước đó đã thí nghiệm thấy ở loài chuột ra đời qua lưỡi dao mổ có khuynh hướng bị tâm thần phân biệt. Nguyên nhân một số hoạt chất trong não bộ không có cơ hội được sản sinh ra bởi chuột con sơ sinh không còn phải chịu các stress của quá trình sinh sản tự nhiên." (Theo Science)

(còn nữa)

Hoàng Quyên

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002