Đại Chúng số 82 - phát hành ngày 15/9/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


ĐỌC "VIỆT NAM NHÂN CHỨNG" CỦA TRẦN VĂN ĐÔN

Phụng Hồng

Năm 1966, sau khi xuất bản cuốn "Vietnam Witness 1953 - 66" (Việt Nam Nhân Chứng 1953 - 66) (2) tác giả là Bernard B. Fall đã bị nhiều người chỉ trích và phê bình khắc khe là đã có cái nhìn thiển cận và thiếu trung thực về những sự kiện lịch sử mà ông đã làm "nhân chứng". Oâng đã không chịu nghiên cứu sâu xa vấn đề. Ông đã nhận định chủ quan và đề cao sai lạc những hành động "hiếp dâm" lịch sử, phản bội dân tộc, bán nước buôn dân, gây tang tóc cho đất nước Việt Nam của tên Việt gian Hồ Chí Minh. Ngược lại ông đã cố tình dìm sâu những thành công rực rỡ cũng như những thành quả vẻ vang của miền nam dưới sự lãnh đạo của cố tổng thống (TT) Ngô Đình Diệm. Cuốn sách vì thế đã không gây được một tiếng vang nào trong giới trí thức chân chính thời đó.

Đó là một sự thật hiển nhiên mà lý trí thông thường từng xác nhận. Bởi vì Bernard B. Fall chỉ là một người ngoại quốc, một người ngoại cuộc thì làm sao thấu rõ vấn đề bằng những người Việt Nam trong cuộc được?

Vì vậy người ta đang trông chờ những cuốn sách đứng đắn do chính những người tên tuổi viết ra với những sự thật xác đáng để làm tài liệu khảo cứu cho hậu thế. Nói cách khác, người ta đang đợi để đọc những "nhân chứng" khách quan trung thực.

Tôi nhận thấy cần phải mở một dấu ngoặc ở đây để minh xác rằng tôi không muốn nhắc lại đây cuốn "hồi ký chính trị" "Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi" của Đỗ Mậu. Là vì Đỗ Mậu đã lợi dụng nhan đề cuốn sách để bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử, bội lọ cá nhân (3), nhận định sai lầm cũng như chạy tội và ngụy biện về hành động lừa thầy phản bạn của mình, đối với cái chết của anh em cố TT Diệm và ngày đảo chánh (chứ không phải Cách mạng, xin nói lại cho rõ) 1.11.1963. Nói cách khác, Đỗ Mậu đã tự đề cao mình quá đáng như những nhân vật "địa linh Quảng Bình" và chối bỏ trách nhiệm torng cái chết của hai vị nói trên. Đỗ Mậu đã có một quan niệm lệch lạc về sử quan cho đến những nỗi LS Nguyễn Văn Chức đã phải mất công viết một cuốn sách khác dày cộm không kém nhan đề "Việt Nam Chính Sử" (4) mà mục đích duy nhất là chỉ cốt để "đính chính" những sai lầm của Đỗ Mậu mà thôi! Thật là một chuyện hi hữu có một không hai vậy!

Bây giờ lại đến lượt ông Trần Văn Đôn, một cựu Trung Tướng, Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu, Phó Thủ Tướng, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng ..... cho ra đời cuốn "Việt Nam Nhân Chứng" (VNNC), một loại hồi ký kể lại sự việc từ lúc ông ra chào đời mãi cho đến 7giờ 30-4-1975 tối ngày 29.4.75 lúc ông cùng gia đình từ giã phủ thủ tướng ở đại lộ Thống Nhất để phủi tay ra đi sống cuộc đời lưu vong trên một chuyến trực thăng của TQLC Đệ Nhất Hạm Đội Mỹ.

Cuốn VNNC dày 562 trang gồm 15 chương, không kể phần lời nói đầu và phụ lục: 1. Từ tuổi trẻ vào thế chiến II, 2. Tình hình biến chuyển 1945 - 1946; 3. Tình hình biến chuyển 1946 - 1954; 4. Ngô Đình Diệm, thủ trưởng toàn quyền; 5. Đệ Nhất Cộng Hòa 1955 - 1963; 6. Tôi và Cuộc Cách mạng 1.11.1963; 7. Cuộc chỉnh lý 30-4-1975.1.1964; 8. Những xáo trộn liên tục; 9. Biến động miền trung; 10. Hòa Đàm ba Cộng Hòa; 11. Những Năm Chót Của Nguyễn Văn Thiệu; 12. Những tháng chót của Việt Nam Cộng Hòa; 13. Những điều nghe biết sau 30-4; 14. Bảo Đại; 15. Phần Kết: tương lai nước Việt .

Cuốn sách kết thúc bằng những trang in lại các phóng ảnh chi phiếu công quỹ mà ông đạ sử dụng như để làm sáng tỏ lòng ngay thẳng "chí công vô tư" và sự sòng phẳng lúc còn đương nhiệm của ông.

Vậy qua cuốn VNNC người đọc đã thấy gì? Phải thành thật mà nói, tác giả là một người chủ chốt của các biến cố lịch sử hiện đại qua hai triều Đệ I và Đệ II Cộng Hòa. Oâng là một vị tướng có học thức cao, kiến thức rộng so với các tướng khác trong hàng tướng lãnh của QLVNCH. Oâng lại xuất thân trong một gia đình quý phái quốc tịch Pháp, thừa hưởng những tinh hoa quý báu của thân phụ (là 1 y khoa bác sĩ đầu tiên tốt nghiệp trường thuốc Hà Nội và Pháp (tr.16 - 18) và từng lảm đại sứ Việt Nam tại La Mã dưới thời TT Diệm (trang 246 - 247).

Nhận xét về tư cách và học thức của ông Đôn, LM Cao Văn Luận, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, đã viết trong cuốn hồi ký "Bên Giòng Lịch Sử" như sau: "...Ông Lodge hỏi rõ ràng hơn:

"_ Chắc là cha có biết nhiều về tướng Trần Văn Đôn?

" ...Lúc đó tướng Trần Văn Đôn không còn giữ một chức vụ gì quan trọng trong chính phủ Nguyễn Khánh cho nên nghe ông hỏi đến tướng Đôn tôi hơi ngạc nhiên:

"_ Tôi quen biết trong thời kỳ ông ta làm tư lệnh tại vùng này (tức vùng ICT - ghi chú thêm của người viết). Tôi thường gặp ông trong các dịp lễ lạc, nhưng cũng không thân tình lắm, hay biết về ông nhiều, tuy nhiên, tôi nghe nhiều người nói rằng ông Đôn là một tướng lãnh có trình độ văn hóa cao, đối xử với các quân nhân tử tế, nên được nhiều người trọng nể mến phục. Về chính kiến của ông thì tôi không dám bình phẩm chi hết ..." (trang 403 - 404) (5)

Từ lâu, người ta - kể cả người viết bài này - tuy đã đọc nhiều tin tức, tường thuật của báo chí về những biến cố lịch sử trong 1/3 thế kỷ trở lại đây từ hồi còn ở quê nhà cho đến nay nhưng những sự thật và những bí ẩn vẫn chưa được tiết lộ đầy đủ bởi những người trong cuộc. Người ta vẫn chưa được hài lòng qua những tài liệu được đưa ra một cách và víu, sao lại, thậm chí có người đã bịa đặt, thêu dệt thêm cho có phần "lâm li bi đát" để câu độc giả.

Với lòng náo nức đó, tôi đã đọc VNNC trong suốt 2 ngày 2 đêm liền và tôi đã thất vọng. Có những sự thật chưa được bổ túc. Còn nhiều bí ẩn quanh cái chết của anh em cố TT Diệm vẫn chưa được phanh phui, điều mà tôi nghĩ là mọi giới hằng lưu tâm đến thời cuộc nước nhà đều nức lòng muốn được nghe trực tiếo từ chính tác giả là người chủ động sẽ nói rõ "trắng đen tỏ tường". Aáy thế mà chính ông Đôn đã né tránh khi ông viết: "Bởi vậy người chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết của hai ông Diệm Nhu cho tới bây giờ vẫn còn trong vòng bí mật." (tr. 250). Đó là một điều không thể chấp nhận được. Ông Đôn là người quan trọng thứ hai sau Dương Văn Minh đứng lên chủ trương lật đổ TT Diệm, thế mà ông không biết AI RA LỆNH GIẾT TT DIỆM và ông cố vấn (CV) Nhu thì không thể nào quan niệm được! Hay ông muốn chạy tội vì sợ lịch sử kết tội chăng? Hay ông muốn trốn tránh trách nhiệm chăng? Hay ông sợ hậu thế phỉ nhổ là lũ người "lừa thầy phản bạn, ăn cháo đái bát" như người ta đã từng công kích và chê bai không tiếc lời Đỗ Mậu chăng? Cho đến ngày nay, vụ thảm sát anh em cố TT Diệm đã bị công luận và thế giới, nhất là chính giới Mỹ, kể cả "vua đảo chánh Cabot Lodge" cho đó là một hành động quá sai lầm và lên án nặng nề! Ông Đôn và "tập đoàn đảo chánh" ngày 1.11.63 phải biết rõ điều đó và phải nhận tội trước lịch sử. Sáng 2.11 lúc 8 giờ 30-4-1975 có một buổi họp thu hẹp giữa một số tướng lãnh từng chịu ơn mưa móc của cố TT Diệm tại bộ TTM duớ quyền chủ tọa của Trung Tướng Dương Văn Minh nhân danh Chủ Tịch Hội Đồng Các Tướng Lãnh (lúc này chưa có danh xưng Hội Đồng Quân Nhân Cách mạng, đến trưa đài Quân Đội mới đổi lại) Trung Tướng Nguyễn Ngọc Lễ đã nói: " Nhổ cỏ thì phải nhổ tận gốc". Lời nói bóng gió này muốn ám chỉ gì? Lúc đó thì ông Đôn ở đâu? Ông về nhàngủ chăng? Thật là phi lý và quá mâu thuẫn! Và lúc Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân , người đã từng ra mật lệnh ám sát cố trung tướng Trình Minh Thế tại cầu Tân Thuận nam 1955 (6), đi đón cố TT Diệm và ông CV Nhu tại nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn, đã ra mật hiệu cho đại úy Nhung bằng hao ngón tay bàn tay trái đưa lên trời và ngón trỏ bàn tay phải co vào duỗi ra nhiều lần là muốn ngụ ý gì? Phải chăng là bắn chết cả hai người? Oâng Xuân tự động làm hay thừa lệnh ai? Tại sao ông Xuân đã báo cáo với ông Minh là "mission accomplie" (tr.231)? Như vậy là đã có xếp đặt trước? Vì vậy đọc đến trang 249, ông Đôn viết: "....tôi (tức ông Đôn) quả quyết rằng: _ Không có lời phát biểu công khai nào của tướng tá lúc đó đòi ohải xử tử hai ông Diệm và Nhu..." người ta không khỏi phì cười và chê là lý luận quá ngây thơ (không "công khai" tức làp hải hiểu "bí mật" chăng?)

Để làm sáng tỏ vấn đề hơn, về điểm này, LM Cao Văn Luận đã viết như sau: "Khi xác chết anh em ông Diệm được đưa vào nhà thương Saint-Paul thì giây trói quật cánh khuỷu hai người vẫn còn nguyên.

"Trên ngực ông Nhu có nhiều vết thương do dao đâm vào và một vết đạn súng lục trên đầu. Trên thân thể ông Diệm chỉ có một vết thương ở đầu.

"Một người lính thiết giáp kể rằng ông Nhung (thiếu tá) (lúc đang nói ở đây ông Nhung chưa được thăng thiếu tá - lời ghi chú thêm của người viết) vốn có một người bà con theo đảng Đại Việt bị bắt và xử tử hay thủ tiêu trong thời kỳ cực thịnh của chế độ họ Ngô, đã cãi vả mắng chửi ông Nhu.

"Ông Nhu nhìn ông Nhung cách lạnh lùng, khinh bỉ, và nói vài tiếng tỏ vẻ khinh miệt.

"Ông Nhung đã giật súng có gắn lưỡi lê của một người lính thiết giáp đâm ông Nhu nhiều lát sau lưng, rồi ông Nhu ngã gục, nhưng vẫn chưa chết ngay, thì ông Nhung bắn một phát đạn súng lục vào đầu. Các cuộc khám nghiệm sau đó, và các phóng ảnh cho thấy ông Nhu bị nhiều vết thương do vật bén nhọn đâm từ lưng chổ ra bụng, và một vết đạn ở đầu.

"Sau khi ông Nhu bị đâm nhiều lát, ông Nhung đã bắn một phát súng lục vào đầu ông Diệm, và phát đạn này kết liễu cuộc đời ông Diệm ngay lập tức (những tấm hình này, trong cuộc họp báo ngày 5.11.63 tại bộ TTM, Đỗ Mậu đã trưng ra như một bằng chứng cụ thể xác nhận anh em cố TT Diệm đã chết thật, vì lúc đó còn rất nhiều người hoài nghi hai ông chưa chết. (lời ghi chú thêm của người viết).

" Một người khác kể thêm rằng, khi bắt được hai anh em ông Diệm trói quật cánh khuỷu, dẫn từ nhà thờ ra xe thiết giáp, tướng Mai Hữu Xuân đã đánh điện về các tướng lãnh tại bộ tổng tham mưu chỉ huy cuộc đảo chánh xin chỉ thị, sau một lúc bàn cãi, các tướng lãnh đã bỏ phiếu với đa số quyết định phải thủ tiêu ông Diệm gấp, vì lo sợ nếu để ông Diệm sống sót, thì một số đơn vị quân đội có thể ủng hộ ông chốn lại phe đảo chánh" (7)

Trích dẫn đoạn trên của cha Luận (cũng là một nhân chứng!), tôi muốn nhấn mạnh thêm một lần nữa rằng vụ mưu sát hai anh em cố TT Diệm là một dự mưu đã được tính toán trước bởi một số tướng lãnh phản bội toa rập với để nghị của ngoại bang (vì nếu không thỏa mãn yêu cầu của họ thì họ không ủng hộ cuộc đảo chánh thì sức mấy mà thành công!). Tiếc thay, ông Đông đã cố tình miêu tả một cách hời hợt, như ngầm đổ lỗi cho đại úy Nhung, sĩ quan cận vệ tay chân của ông Minh, tự ý giết (trang 238), và mình không có trách nhiệm gì. Tuy nhiên, ta vẫn thấy ở một trang khác, tác giả đã để lộ ý định cho rằng giết TT Diệm là đúng (tr. 250). Chính trong cuốn "Our Endless War" (8), ông Đôn đã viết chương "Diem Must Go" và đã biện minh cho việc giết TT Diệm là hợp lý. Đọc đến đây, người ta băn khoăn tự hỏi nếu ông Đôn chối bỏ hành động cố sát TT Diệm thì tại sao lại ngụy biện vậy? Thật là mâu thuẫn không thể hiểu được! Đó là một sai lầm lớn.

Trước khi đi qua phần phê bình khác, tôi muốn mời bạn đọc tìm hiểu thêm một ý kiến khách quan của một người ngoại cuộc, ông Von Wenland, Đại Sứ Cộng Hòa Liên Bang Đức tại Việt Nam. Oâng này đã tâm tìn với cha Luận rất lâu sau ngày đảo chánh. Cha Luận đã viết: "Trước hết tôi đến gặp Đại Sứ Đức là ông Von Wenland. Oâng này phàn nàn về cái chết của ông Diệm và ông Nhu. Tuy nhiên ông biết ông Diệm và chế độ của ông không tránh khỏi một vài tiếng khiếm khuyết nhưng không ai có thể phủ nhận những thiện chí của ông Diệm đối với Quốc Gia.

"Cái chết của ông Diệm làm cho tương lai Việt Nam trở nên đen tối hơn. Tôi còn nhớ một đoạn trong câu chuyện của ông Đại Sứ Đức:

"Tôi không theo tôn giáo nào cả, nhưng tôi tin rằng giờ đây linh hồn ông Diệm sẽ phản phất nơi đây và sẽ gieo nhiều tai họa cho xứ sở mình.

"Mặt ông đượm buồn, và giọng ông hết sức chua chát. Oâng cho biết ông đã đệ đơn từ chức và sẽ rời Việt Nam trong ít lâu." (9)

Và sự thật cũng đã chứng minh một ách hùng hồn như chúng ta đã từng là Nhân Chứng từ 1975 đến nay. Vậy ta có thể kết luậnm cách đau lòng rằng "Cuộc Đảo Chánh 1.11.63 đã làm cho Việt Nam mất vào tay giặc cộng sản Bắc Việt"

Bạn có đồng ý với tôi không? Nếu bạn không đồng ý, xin mời bạn hãy đọc tiếp đoạn này: "....Cái chết của ông Diệm và ông Nhu đã làm cho một số người Mỹ xúc động và quay trở lại có cảm tình với ông Diệm hơn trước. Bộ mặt của những người thay thế ông Diệm cũng dần dần hiện rõ và người Mỹ thấy bộ mặt đó chẳng đẹp đẽ gì hơn.

"Những người Mỹ trong đó có cựu đại sứ Nolting, tướng Harkins, ông Richardson, giám đốc trung ương Tình Báo Mỹ (CIA) tại Việt Nam lên tiếng cảnh cáo rằng cuộc cách mạng 1.11 chẳng những sẽ không cải thiện được tình hình quân sự và chính trị tại Việt Nam như nhiều người Mỹ mong cầu, mà trái lại sẽ làm cho tình hình chung tồi tệ hơn. Những hỗn loạn chính trị đã bắt đầu diễn ra và về mặt quân sự, Quân Đội Việt Nam mãi lai canh gác Sài Gòn và các đô thị lớn để đề phòng phe ông Diệm đã gần như bỏ trống các vùng nông thôn cho Việt cộng." (10) (sự bãi bỏ quốc sách Ấp Chiến Lược mà Việt cộng từng ghê sợ nhất, là một thí dụ điển hình-lời ghi chú thêm của người viết).

Đây là một bằng chứng hùng hồn nhất, một bài học lịch sử đau đớn nhất cho những ai từng tự vỗ ngực huênh hoang cho mình là "người hùng cách mạng", và tự đeo lon to nhất để suy gẫm lấy. Và tôi cũng muốn những người đã "bái lạy tướng to lon" để mưu đồ đảo chánh, phản bội chủ mình hãy tự kiểm điểm lại hành động mình mà ăn năn hối lỗi. Nhưng chậm quá rồi! Lịch sử và những vượt biên trên biển cả, những hồn thiêng trong Tết Mậu Thân, trong "lò luộc người cải tạo" chắc chắn không bao giờ tha thứ bọn người này! Đó là một sự thật cay đắng mà ai nấy đều đã thấm thía khi phải "tha phương cầu thực".

Và sau cùng, tôi muốn nhân dịp này nhắc lại câu nói để đời của William Colby, cựu Giám Đốc Trung Ương Tình Báo đã từng hoạt động nhiều năm tại Việt Nam, và là người am hiểu tình hình chính trị Sài Gòn hơn ai hết, khi hối tiếc về cái chết của TT Diệm trong cuốn sách mới nhất của ông (11): "Nếu ông Diệm còn, chưa chắc miền Nam mất."

***

Đến đây, người đọc vô cùng thắc mắc và tự hỏi không biết nguyên động lực nào đã thúc đẩy ông Đôn liên kết vài tướng khác để mưu đồ đảo chánh TT Diệm, người mà ông từng có liên hệ mật thiết từ cá nhân đến gia đình (trang 101 và 107). Vì những yêu sách torng bản điều trần không được TT Diệm chấp thuận cải tổ chăng? Vì vụ "tranh đấu Phận Giáo" chăng? Vì lòng dân không muốn chính quyền Ngô Đình Diệm tồn tại nữa chăng? Tôi không tin là đúng và tôi chắc còn có nhiều nguyên nhân sâu xa khác. Tôi nghĩ là ở một khía cạnh nào đó ta phải đề cập đến nguyên tắc "thay ngựa giựa giòng" của ngoại bang để dễ bề thao túng, một khi mà mọi sinh hoạt trong nước đều lệ thuộc vào đồng tiền của họ. Đó là một chính sách vô cùng lầm lẫn và tai hại mà bây giờ mọi người mới thấy rõ.

Hai điểm son nổi bật nhất nơi con người ông Đôn là: (dưới thời chính phủ Diệm)

_ Một sĩ quan ngay thẳng, tự trọng và cương trực

_ Có một quyết định sáng suốt khi ông Ngô Đình Diệm về chấp chánh (1954 - 55)

Ông Đôn rất khác những tướng lãnh khác khi trình diện TT Diệm, ông CV Nhu hay ông Cẩn thường hay nịnh bợ, luồn cuối hoặc thường hay xưng "con". Trái lại lúc nào ông Đôn cũng giữ một niềm tôn kính đúng quân kỷ. Oâng không bao giờ xưng "con" với TT Diệm hoặc với ông CV Ngô Đình Cẩn trong suốt thời gian ông giữ chức Tư Lệnh QDI/VICT tại Huế và Đà Nẵng. Oâng không bao giờ tự hạ mình, khiếp nhược, hoặc khúm núm như những người công thần thời đó là thời kỳ thịnh nhất của nhà Ngô. Oâng không xu nịnh gia đình nhà Ngô để "kiếm điểm lập công" hoặc "báo cáo vu khống" người khác để lên lon như một số người đã làm. Vì thế chính gia đình nhà Ngô đã kính nể ông. Điều này, tác giả đã có nêu ra trong VNNC (tr.103, 109, 110 và 111) Đã có lần LM Cao Văn Luận nói với tôi rằng:

_ Phải công nhận trong hàng tướng tá , bộ trưởng, chánh sở .... thì ông Đôn là người đứng đắn nhất. Tôi không bao giờ thấy ông ta xưng "con" với TT hay với "ông Cậu". Trong những lúc nói chuyện, ông đều gọi "Tổng Thống, ông Cậu" và xưng "tôi" đàng hoàng. Oâng không tỏ vẻ sợ sệt, đúng việc là làm, và bất cần những lời dèm pha của bọn tôi tớ. Điều đó cũng dễ hiểu vì ông ta có một căn bản hoc vấn tốt, một nền giáo dục gia đình vững. Những người khác ít học nên đã có những cử chỉ nịnh bợ quá mức...

Những ai thực sự ở Sài Gòn trong những ngày dầu sôi lửa bỏng, u ám nhất của lịch sử 1954 - 1955 chắc còn nhớ sau khi ông Diệm về nước, tình hình rất lộn xộn. Một bên thì loạn Bình Xuyên với Lai Hữu Sang, Lai Hữu Tài lộng hành lấn quyền hầu như vô kỷ luật, vô chính phủ. Một bên là quân đội giáo phái tập quyền hống hách một bùng, hùng cứ một cõi tự trị. Một phía khác thì Nguyễn Văn Hinh và thuộc hạ thân Pháp và Bảo Đại bất hợp tác và tự quyền, âm mưu phá hoại. Tôi còn nhớ hồi đó Nguyễn Văn Hinh đã thao túng đài quân đội và ra lệnh cho TS Văn Thiệt (người có giọng nói khét rẹc, cộc cằn), xướng ngôn viên, luôn luôn đọc những bài vu khống, mạ lị, công kích cá nhân ông Diệm. Nguyễn Văn Hinh còn thành lập một tổ chức gọi là "Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia" quy tụ Bảy Viễn Cao Đài, Hòa Hảo và một số tướng tá khác bất tài, ngu dốt nhưng bất mãn vì không được thủ tướng Diệm trọng dụng. Oâng Hinh đã đích thân hướng dẫn đoàn đến dinh Độc Lập để yêu sách ông Diệm từ chức! Trong thời gian này, ông Diệm đang cô thế, chưa nắm vững quân đội, ít người ủng hộ ông. Nhân tâm ly tán. Trước tình thế bi đát tuyệt vọng này, chỉ có hai đại tá là Trần Văn Đôn và Trần Văn Minh đứng ngoài cuộc tranh chấp và ủng hộ ông Diệm. Tiếp đến khi Bảo Đại triệu ông Hinh qua Pháp vì áp lực cố vấn Mỹ, Bình Xuyên gây hấn ở Đô Thành, pháo kích vào Bộ TTM ở đường Trần Hưng Đạo, dinh Độc Lập và đốt nhà khi Thành Thái (Nancy cũ), ông Đôn đã sáng suốt nhận định con đường phải theo và tuyên bố ủng hộ ông Diệm.

Ông đã tứ bỏ quốc tịch Pháp để được vinh thăng Thiếu Tướng cùng với Đại tá Trần Văn Minh (điều này không thấy ông nhắc đến VNNC, mà chỉ nói ông Diệm và ông Nhu muốn cho ông lên tướng để đảm nhiệm chức Tổng Tham Mưu Trưởng (trang 119, 123, 125).

(còn tiếp)

Phụng Hồng

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002