Đại Chúng số 82 - phát hành ngày 15/9/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


JACKIE CHAN

Nguyễn Thanh Bình

"Tôi ghét bạo động", anh Jackie Chan nói, anh là một trong các tài tử đóng phim nổi tiếng về đánh đấm hiện nay. "Trong các phim của tôi đóng, tôi muốn cho các bạn biết rằng tôi yêu hành động nhưng tôi không thích bạo động".

Cho đến nay, anh ta đã đóng gần 70 phim và phim của anh được nhiều người thích nhất tại các nước Á Châu. Tại Hollywood, năm 1996, anh đã đóng phim "Rumble in the Bronx", rồi năm 1998, phim "Rush Hour" và năm 2000 phim "Shanghai". Vài tháng sau đó, anh đóng chung với Chris Tucker trong phim "Rush Hour 2".

Anh là một trong những tài tử nổi tiếng đóng phim về võ thuật, tuy nhiên, đối với anh, đóng phim bạo động không phải là mục đích chính của anh. Anh kể lại, cách đây 47 năm về trước, vì anh sanh khó khăn, nên cần phải mổ tại một bệnh viện Anh hở Hồng Kông, nhưng cha anh không có $200 để trả cho bệnh viện tại đây. Cha anh quyết định cho anh (tên anh lúc mới sanh tên là Chan-Kong-Sang) để thế nợ. Bạn bè của cha anh thấy vậy can thiệp và cho mượn tiền để trả nợ.

"Cha tôi là một đầu bếp và mẹ tôi là một người dọn dẹp phòng ốc cho tào Đại Sứ Pháp tại Hồng Kông," anh kể lại. "Gia đình tôi sống ở trong đó, vì tôi hay khóc và khóc to tiếng nên mẹ tôi phải bồng tôi ra sân vào nửa đêm vì sợ đánh thức người khác. Một người bạn của cha mẹ tôi có cho biết một trường học dạy về nghệ thuật tên là China Drama Academy. Tôi có đến xem và năn nỉ cha mẹ tôi cho tôi ở đó để học". Trường này thuộc loại trường dạy để đóng các tuồng xưa cho các hí trường tại Bắc Kinh, chuyên dạy cổ nhạc, các điệu múa cổ truyền và đóng tuồng. Tôi học kong-fu, nhảy biểu diễn, đóng tuồng và ca hát lúc 7 tuổi. Ba ngày đầu thì thật là thích thú, nhưng sau đó thì bị đánh đập. Đây là lần đầu tiên tôi bị đòn.

Có lần trong lúc ăn cơm, tôi làm rớt cơm xuống đất liền bị thầy đánh roi vào người tôi." Anh Chan là một trong 50 học sinh nam và nữ đang theo học tại đây, mỗi đêm chỉ ngủ 5 tiếng ở nền nhà, phần ăn thì không đủ, nhưng đánh đập thì bị dài dài".

"Tôi bị đánh đập hầu như hàng ngày và tôi không quên được những hình ảnh đó vì vậy tôi sau này không bao giờ muốn gây gỗ đánh đập ai. Tôi cũng không muốn trẻ em nghĩ rằng việc đánh người khác là đúng".

Cha mẹ anh hợp đồng dài hạn với nhà trường muốn anh ở đó như là một người sai việc. Vài năm sau đó, cha mẹ anh đi Úc và xin việc làm tại Tòa Đại Sứ Mỹ. "Lúc đầu tôi hơi bực bội về việc ra đi của cha mẹ tôi, nhưng sau rồi tôi quen đi", anh nói.

Trong thời gian tập luyện, anh đương đầu với nhiều khó khăn và cam go. Anh phải tập đánh đấm cả ngàn cái một lúc rồi lại phải tập đá luôn một lúc 500 cái. Nhưng một thời gian sau anh thấy có tiến bộ. Về khiếu hát và đóng tuồng cũng không thua gì phần học võ thuật. Sau đó anh được chọn vào trong nhóm "The Seven Little Fortunes", một nhóm để chuyên đi trình diễn cho hí trường tại Peking.

Sau một thời gian ngắn, ngành diễn tuồng mà anh đang theo đuổi luc này không ăn khách nữa, trong khi đó các phim đóng về võ thuật rất đang thịnh hành nên anh và một vài người trong nhóm này được thuê để đóng các vai biểu diễn nguy hiểm trong loại phim này. Người chủ của trường anh giữ hết số tiền anh cũng như những người khác kiếm được. Sự túng thiếu giờ đây giúp anh mới hiểu được tại sao cha mẹ anh phải bỏ xứ đi làm ăn xa.

"Cha mẹ tôi nghèo quá tới mức làsợ không có đủ để lo cho tôi miếng ăn" anh kể. "Cha tôi phải ăn đậu phụ trong hai năm để có đủ tiền trả nợ sau khi tôi sinh ra. Mẹ tôi thường gánh nước nóng đến trường để tắm rửa cho tôi. Cha mẹ tôi nghĩ là gởi tôi học ở trường này để có tương lai hơn, vì vậy tôi cố gắng để làm cho cha mẹ tôi hãnh diện".

Hợp đồng ký với cha mẹ anh hết hạn khi anh vừa 17 tuổi, thì cha mẹ anh gọi điện thoại muốn anh qua Úc. Nhưng anh từ chối và muốn ở lại Hong Kong để đóng phim.

"Trong thời gian qua, tôi thấy không cần cha mẹ tôi bên cạnh, nhưng giờ đây khi tôi cần thì có cha mẹ tôi sẵn sàng giúp tôi. Khi rời trường, cha tôi biết tôi không có nơi để ở nên mua một căn nhà nhỏ cho tôi. Cha tôi dùng tiền dành dụm được trên 10 năm qua mà chi tiêu trong vòng một ngày - cho tôi."

Anh Chan làm việc rất đứng đắn và siêng năng, nên khi 18 tuổi, anh trở thành một người trẻ nhất biểu diễn các màn nguy hiểm tại Hong Kong. Hai năm sau đó, anh thành lập một đội lấy tên là the Jackie Chan Stunt Team gồm khoảng 20 người mà cho đến bây giờ vẫn còn hợp tác với anh.

Khi bắt đầu đóng, anh đóng các loại phim bạo động, nhưng khi anh bắt đầu nổi danh, anh không tiếp tục như Bruc Lee.

Anh bắt đầu đóng các phim mục đích để làm vui cười giải trí. "Tôi rất thích làm trò cười cho mọi người. Khi tôi còn nhỏ, tôi thường hay làm trò cười chính tôi ngay cả khi bị thầy đánh đòn tôi", anh nói.

Đó cũng là lý do mà anh muốn đóng phim làm trò cười với hai tài tử Harold Lloyd và Buster Keaton, khác với các phim về võ thuật của Bruce Lee như The Chinese Connection (1972) và Enter The Dragon (1973).

"Tôi không muốn làm người kế Bruce Lee", anh nói. "Tôi không muốn thấy cảnh giết nhau và đổ máu trong phim của tôi. Tôi có kiểu đóng phim riêng của tôi. Khi nào tôi nổi tiếng, tôi biết trẻ em sẽ bắt chước tôi nên tôi muốn đóng những màn như là nhảy múa và tạo nhiều trò diễu trong phim."

Drunken Master (1978) là phim đầu tiên làm cho anh nghĩ đến loại phim có pha trò diễu cợt này. "Tôi muốn làm nhiều tiền nhưng hơn nữa, tôi muốn làm được gì để lại cho trẻ em và xã hội." Để tránh cho trẻ me bắt chước những trò nguy hiểm này, anh nói "Ở cuối phim, tôi cho chiếu những phần tôi đóng nhưng bị thương. Đây không phải là phim hoạt họa." Anh đã từng đóng cảnh bị lửa đốt, bị máy bay trực thăng đụng trong khi đang đu đưa trên xe lửa và sau đó bị gãy chân.

Với loại phim về võ thuật có pha trò làm anh trở nên một "siêu sao" ở Á Châu nên các phim trường ở Hollywood chú ý đến. Năm 1980, anh đến Mỹ để đóng phim The Big Brawl và Cannonball Run (1981) nhưng không thành công, anh trở lại Hong Kong.

Mặc dầu nghề đóng phim của anh rất thành công tại Á Châu, nhưng về mặc tình cảm của anh thì thiếu sót. "Tôi có quen với một số bạn gái, nhưng đâu rồi cũng vào đó, rồi thì tôi gặp Lin Feng-Jjiao, một trong những nữ tài tử đóng phim nổi tiếng của Đài Loan. Cô ta đẹp và hiền. Sau đó cô ta yêu tôi tha thiết nhưng tôi thì không để ý đến. Thế rồi một hôm, cô ta cho tôi biết là đã có bầu. Cô ta bỏ nghề đóng phim và đến Los Angeles để tránh dư luận. Tôi vẫn luôn luôn nghĩ đến cô ta nhưng không làm gì hết vì không biết yêu đương là gì.

Vào một ngày, một người bạn từ Mỹ gọi cho tôi biết là phải đi qua Mỹ. Người bạn nói là bụng cô ấy càng ngaỳ nó càng lớn ra. Tôi nói đang bận quá, nhưng bạn tôi nói là tôi phải qua gấp để gặp cô ta. Khi tôi gặp, cô ấy nói là tôi muốn làm gì thì làm nhưng muốn đứa bé chúng tôi mang tên tôi. Chúng tôi làm đám cưới xong, ngày hôm sau, đứa bé chào đời, xong, tôi đáp máy bay trở lại Hong Kong để làm việc."

Vợ anh hiểu vì anh chưa bao giờ biết gia đình là gì. " Tôi nghĩ làm người chồng tốt nghĩa là biết lo lắng cho gia đình. Vợ tôi lo lắng cho con tôi và luôn luôn cósẵn một nơi cho tôi ở". Sau này anh mới biết cái giá phải trả của vợ anh như là anh có đối với cha mẹ anh. "Bây giờ tôi yêu vợ tôi, nên tôi càng lo cho vợ tôi nhiều hơn. Thỉnh thoảng tôi gởi một phi cơ qua Mỹ để đón vợ con tôi khi nào tôi quá bận việc."

Anh cũng cố gắng làm một người cha tốt. Có lúc con trai anh, nay được 18 tuổi, muốn trở thành một tài tử đóng phim. Anh nói là phải đi học xong trước đã. "Lúc nào tôi có điều kiện ở gần con tôi, tôi muốn làm gương cho nó và không bao giờ muốn đánh con tôi, mặc dầu có lúc tôi muốn lắm" Anh vừa nói vừa cười, "nhưng tôi biết cách này không tốt". Anh cho con trai anh biết là anh không bao giờ chán nản khi gặp trở ngại và gần đây anh đã trở lại Hollywood để đóng vai chính trong phim Rumble in the Bronx. Anh thực hiện chương trình phim hoạt họa Jackie Chan Adventures được trình chiếu mỗi sáng thứ bảy và sau đó đóng trong phim The Tuxedo của Steven Spielberg.

Với những thành công hiện tại, anh không quên những ngày còn đi học ở trường dạy đóng tuồng lúc xưa. "Những vị linh mục ở Hội Hồng Thập Tự thườn g mang sữa và thức ăn đến cho chúng tôi hàng tháng," Anh kể lại, "Vị linh mục nói: Jackie, đừng cảm ơn tôi, hãy làm như tôi làm cho những người khác khi lớn lên"

Năm 1986, anh lập ra một hội từ thiện lấy tên là The Jackie Chan Charity Foundation giúp các trẻ em nghèo trên thế giới. Dĩ nhiên hiện nay anh cũng đang lo cho cha mẹ anh trong tuổi hưu trí.

"Jackie là một Michael Jordan của Á Châu" Brett Ratner nói, giám đốc trong hai phim anh đã đóng Rush Hour. " Mọi người kính trọng anh như người cha cả và anh cũng đối xử lại như thế."

Chỉ có một việc mà anh từ nhỏ đến lớn không thay đổi là anh có khả năng làm cho thiên hạ cười. "Bây giờ, mỗi lần tôi gặp cha tôi", anh nói, "tôi hay nói là, may là cha không bán con!"

Nguyễn Thanh Bình

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002