Đại Chúng số 81 - phát hành ngày 1/9/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


MỘT NGÀN LẺ MỘT CHUYỆN NHỚ QUÊN

MỘNG TUYỀN Nữ Sĩ

Ông Văn An Thomas Ave. St. Paul MN. 55104: Xin bà cụ giải giải hộ cho mấy câu thành ngữ chữ Hán: 1. Cơ thâm họa diệc thâm. 2. Danh ô nan thục. 3. "Hoa đối hoa,liễu đối liễu, phá bản ki...4. Hòa thượng yếu tiền, mộc ngư xao xuyên. Xin cám ơn bà cụ.

* 1. Có thâm họa diệc thâm: Có nghĩa: "Mưu sâu thì họa càng sâu" 2. Danh ô nan thục, có nghĩa: danh nhơ khôn chuộc. Ta cũng có câu:Tiếng nhơ khôn rửa,tên xấu để đời.Cũng còn có câu:"Ăn một miếng,tiếng để đời. 3. Câu này ông viết thiếu mất vế dưới. Nguyên câu như sau:

"Hoa đối hoa,liễu đối liễu, phá bản ki

Tương đối hoại thiều trửu." có nghĩa:

"Hoa đối hoa,liễu đối liễu,sọt thủ đối chổi cùn".

Ta cũng có câu cùng nghĩa:

"Thuyền đua thì lái cũng đua

Con cóc nó nhảy,con cua nó bò."

4: Hòa Thượng yếu tiền,mộc ngư xao xuyên.

Có nghĩa: Hòa thượng nôn tiền,gỏ thủng cả mõ. Nó cùng nghĩa với câu: "Hòa thượng yếu tiền,nảo bạt huyên thiên". Có nghĩa: "Hòa thượng cần tiền khua inh nảo bạt.

 

Ông Phan Thành Cao West Covina (Qua VD) Tôi có lần nhìn thấy một loài hoa lạ màu trắng có hình dạng như trái chuông. Bà cụ có biết loại hoa này không?

* Tôi đã được ngắm qua một lần. Đó là loại hoa Triều Nhan. Loại hoa này sớm nở tối tàn. Trông nó rất mỏng manh như rất đẹp.Người Nhật thường thích thưởng ngoạn trong dịp Trà Đạo. Họ hay uống trà thưởng hoa, về buổi sáng thì ngắm loại hoa Triêu Nhan này. Quả thật uống trà thưởng hoa triêu nhan thì còn gì thú bằng!

 

Cháu Vũ Quí Đông: Bà cụ có biết về câu chuyện thần thoại hai vị thần dữ thờ xa xưa ở Trung Hoa không? Nếu biết xin kể cho cháu nghe. Thành kính cám ơn bà cụ.

* Đó là giai thoại nói về hai vị hung thần của nhà Hán: 1: Phong Bá,tức thần gió tên là Phi Liêm. Cả ngày say rượu li bì, thổi gió tùy hứng,lúc nào muốn thổi thì thổi không cần tính toán.Nhiều lúc làm cho nhà cửa đổ nát,cây cối ngả nghiêng. Vì vậy người đời gọi là Phong Bá. 2: Bình Y là vị thần có thể kêu mây mưa,sấm,sét, tay bên trái ôm trống,tay bên phải cầm dùi, chẳng khác nào thần gió, cả ngày uống rượu say li bì sẵn dùi trên tay gióng trống ầm ĩ thành ra sấm sét giết hại nhiều người.

 

Cháu Lê Văn Hồ Quang Westminster CA. Tại sao Tàu cũng như ta có các tục rườm rà về tang ma? Cháu thật tình không hiểu nổi.

* Không phải chỉ riêng Việt hay Hoa mà luôn cả các nước khác ở Phương Đông như Triều Tiên,Nhật Bản...đều có lắm tập tục cho người qua đời. Thường ta thấy có tục "đắp mặt", mục đích là không muốn để người đã ra đi vĩnh viễn rồi còn để thố lộ mặt mày trước õi tục nữa. Tiếp đến là lễ "nhập quan", tức liệm xác và đặt xác vào quan tài,tiếp sau là lễ "thành phục" tức bịt khăn (dể chế hay để tang)...chôn cất,cầu siêu, cúng thất (tức bảy ngày cúng một lần) cho đến khi đủ "bảy thất"49 ngày... cúng năm mươi ngày, sau đó một trăm ngày, một nam và ba năm...mãn tang chế...Đại khái như vậy.

 

Ông Hồ Hữu Đồng Brookhurst Westminster CA. Xin bà cụ giải mấy từ ngữ sau đây: 1. Cầm đài. 2. Tư mã Phượng Cầu. 3.Hoàng Thạch. Và 4: Kinh quyền. Xin cám ơn bà cụ.

* 1. Cần đài: Chính là chỗ gảy đờn của Tư Mã Tương Như ngày xưa. Kiều có câu:

"Rằng nghe nổi tiếng cầm đài Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ.

2. Tư Mã,Phượng Cầu, hai từ riêng biệt. Tư Mã chỉ Tư Mã Tương Như,người đời nhà Hán. Còn Phượng Cầu là là khúc Phượng Cầu Kỳ Hoàng (có nghĩa chim phượng tìm chim hoàng) của Tương Như gảy, tiếng đàn tấu lên nghe thật não nùng ai oán. Trác Văn Quân - người đàn bà góa còn son trẻ nghe thấy động lòng đâm ra mê mẩn, về sau đôi bên lấy nhau. Kiều có câu: "Khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu Nghe ra như oán như sầu phải chăng?

3. Hoàng Thạch: tức Hoàng Thạch công, một bậc kỳ tài ẩn dật tời xưa ở Trung Hoa. Thơ Nguyễn Công Trứ có câu:

Nhà nước yên mà sĩ được thung dung.

Bấy giờ sĩ tìm ông Hoàng Thạch.

4. Kinh quyền xuất phát từ câu:"Xử thường chấp kinh,xử biến tòng quyền". Có nghĩa: Ở vào cảnh thường thì giữ đạo thường mà làm, nhưng khi mà gặp cảnh biến thì phải biết theo tình thế mà ứng phó,định đoạt không thể câu nệ được.

 

Cháu Vũ Quốc Bảo Maryland (do Liên chuyển về) Kỷ thuật chế tạo thủy tinh từ Trung Quốc du nhập nước ta từ bao giờ?

* Câu này bà đã có lần đề cập đến khi ông Hồ Văn Đồng vùng Hoa Thịnh Đốn gửi về ở báo Viễn Xứ. Không có chuyện kỹ thuật chế tạo thủy tinh từ Trung Quốc truyền sang ta, mà ngược lại chính Việt Nam đã truyền sang kỹ thuật chế biến thủy tinh sang cho Trung Quốc từ lúc có sự giao lưu giữa nước này với các quốc gia vùng Đông Nam Á vào thời Tùy Đường.

 

Ông Vũ Khắc Lê Thùy Mc. Laughling San Jose: Đồng hồ đã xuất hiện từ lâu tại Trung Hoa phải không?

* Có như vậy. Lúc bấy giờ đồng hồ được gọi dưới cái tên"Đếm thời gian". Nguyên tắc chế tạo thành chiếc máy đếm thời gian như sau: Họ cho đổ nước vào thùng đục một lỗ hổng vừa đủ kê cao lên,nước chảy thành từng giọt nhỏ xuống để đếm thời gian . Họ gọi là "lậu khắc". Phương pháp này được truyền sang cho Ấn Độ cũng như họ đã truyền cho "phép tính":Nhân (X) và (-).

Mộng Tuyền

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002