Đại Chúng số 80 - phát hành ngày 15/8/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


CŨNG MỘT LỐI XƯA

Đỗ Bình

Nếu cuộc đời lúc nào cũng thật êm ả trôi như một dòng sông thì đâu có những nụ cười ra nước mắt! Như thế chiến tranh, hận thù và tình yêu sẽ trở nên vô nghĩa? Nhiều khi muốn quên đi chuyện quê hương nằm xa tít bên kia hai bờ đại dương, nhưng có những niềm đau ẩn vào tiềm thức, bàng bạc trong giấc mơ, làm tâm hồn quặt thắt! Cuộc chiến năm xưa tưởng đã lui vào dĩ vãng, mất tích với thời gian, nào ngờ trong lòng vẫn hằn những vết thương còn rỉ máu! Lắm lúc chợt nghe gió hú từ đồi cao vọng về dường như là tiếng than rên xiết của bằng hữu năm xưa trong tù! Oâi biết bao thế hệ đã đánh mất tuổi thanh xuân bởi chiến tranh và ngục tù, nhưng quê hương vẫn tăm tối! Quãng đời còn lại của kiếp tha hương càng thêm ngậm ngùi, xót xa khi nhìn về đất nước  vẫn còn nghèo đói! Sau chiến tranh người dân vẫn cơ cực lầm than ở những vùng nông thôn hay miền núi biết bao người cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, lại thêm thiên tai bão lụt. Dân Việt quả lắm đọa đày!

Sự tiến hóa của nhân loại ngày nay về mặt xã hội nên con người là một cứu cánh của con người, chứ không phải bị biến thành con vật hy sinh cho một chủ thuyết không tưởng và là nạn nhân của một thiểu số thống trị. Đảng cộng sản Việt Nam  vì muốn tinh thần "quốc tế vô sản" nên đã nhân danh những mỹ từ cao đẹp như Dân Tộc, Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc...để mị dân. Nếu thực hiện được khẩu hiệu trên, thì làm gì có danh từ chống cộng. Do đó từ ngữ chống cộng mới xuất hiện và chẳng mới lạ gì đối với người miền Nam trước 75 và người Việt tị nạn hiện nay.

Xa hơn nữa, vào đầu thập niên 40, vì nhu cần chiến tranh cần tập trung những ý chí thuần nhất, để tạo sức mạnh cho công cuộc giành độc lập trong tay thực dân Pháp, các đảng phái đoàn thể, các tôn giáo và cá nhân đã ngồi chung dưới dan hiệu "Việt Minh" (Việt Nam độc lập đồng minh hội) thành lập 19.05.1941, với một lòng quyết tâm chống ngoại xâm.

Nhưng, đau đớn thay cho những người yêu nước lúc bấy giờ, họ đã bị cộng sản quỷ quyệt lừa đảo, lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân để tiến hành mục đích "quốc tế vô sản". Biết bao chiến sĩ cách mạng đã bị cộng sản thủ tiêu hoặc bị chỉ điểm cho mật thám bắt ....và đến 2.9.1945 khi Việt minh cướp chính quyền, bộ mặt giả trá ấy mới lòi ra. Trong thời gian này , rất nhiều chiến sĩ cách mạng đã rời bỏ tổ chức Việt minh, nhưng vẫn tiếp tục hoạt đông chống Pháp với tính cách đảng phái riêng biệt, hoặc trong những phong trào cách mạng yêu nước. Kể từ giai đoạn ấy những người theo đuổi chủ nghĩa cộng sản đã bị các nhà yêu nước chân chính vạch mặt và loại khỏi lòng dân tộc. Nhưng đảng cộng sản vẫn cố bám sát theo dân, khôn khéo che dấu nah vuốt dưới chiêu bài "giải phóng dân tộc" để mị dân. Chúng còn nham hiểm tung những luận điệu vu khống cho các nhà cách mạng ly khai là "Việt gian" phản động. Chúng sách động một chiến dịch bôi nhọ, gây chia rẽ giữa các đảng phái quốc gia và khủng bố những ai chống lại chúng, không tuân theo những phương cách chống thực dân theo kiểu chúng (nghĩa là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc phải gắn liền với phong trào cộng sản thời thế giới do Liên Sô lãnh đạo).

Mãi đến năm 1954, sau khi hiệp định Genève ra đời, thì làn ranh "ý thức hệ" rõ rệt. Hơn một triệu dân miền Bắc đã di cư vào Nam, vì những bài học xương máu và bản trắc mà họ đã nếm phải trong cuộc giành độc lập tự do cho quê hương. Còn những người tạm thời ở lại miền bắc tạm chia làm 4 loại:

Loại ngây thơ:

Số người này đã ăn phải bả cộng sản từ lâu, tưởng rằng cộng sản sẽ mang lại một đời sống thanh bình cơm no áo ấm. Họ bị mê hoặc bởi chủ thuyết cộng sản. Nhưng họ chẳng hiểu nhiều về lý thuyết cộng sản. Ngoài việc biết vâng lời đảng và hoàn toàn tin tưởng  sự sai bảo của Hồ Chí Minh. Lớp người mơ ngủ trên đã lẫn lộn giữa một cuộc "cách mạng giải phóng dân tộc với cuộc cách mạng vô sãn". May mà họ chỉ là thiểu số.

Loại hoài nghi:

Lớp người này chiếm đa số trên tổng số di cư miền Bắc, gồm đủ các thành phần: trí thức, tiểu tư sản, bình dân, thương gia, nông dân ....Họ là những người yêu quê hương, thiết tha với xóm làng. Tình yêu tổ quốc đối với họ được gắn liền với ruộng vườn, bờ đê, ngọn cỏ. Tình yêu ấy bàng bạc trong không khí và trải rộng khắp núi sông.

Khi biến cố 54 xảy ra, trong lòng họ nửa muốn ở, nửa muốn đi. Họ muốn ở chẳng phải vì thích cộng sản nhưng vì họ không muốn xa lũy tre xanh, lìa nơi chôn rau cắt rốn, hay những phố thị mà họ đã trải qua bao đời xây dựng. Thế nhưng lòng nửa lại muốn đi, vì họ đã từng nghe qua những vụ đấu tố trong việc cải cách ruộng đất xảy ra đầu năm 53 ở những nơi bưng biền, hay các vùng Việt minh chiếm.

Nghe là một chuyện nhưng, hiểu lại là mch khác. Họ muốn có những chứng minh cụ thể để xác định lòng tin trong lúc giao thời tranh sáng tranh tối ấy. Ngặt nỗi họ lại quá mơ hồ về những đường lối "tự do dân chủ" của phía quốc gia, mà trách nhiệm người cán bộ tuyên truyền đã thiếu vận động, trình bày một cách vụng về chưa sáng tỏ. Thật vậy, các đảng phái qúôc gia lúc bấy giờ đã không vận động đúng mức khả năng sẵn có để đả thông tâm lý quần chúng ở trong tay. Ngược lại để cộng sản thừa cơ chớp lấy chính nghĩa, tuyên truyền gieo rắc hoài nghi trong nhân dân bằng cách rỉ tai kết tội những người vào nam là "Việt gian" phả quốc, tay sai của thực dân, khiến dân chúng càng hoang mang, nên đã có những quyết định sai lầm về sự ở lại, dẫn đến những tai hại sau này cho chính bản thân họ và dân tộc.

Lớp lỡ làng:

Lớp người này không đông, họ là những thành phần trí thức tiểu ts, văn nghệ sĩ có công trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ là những người yêu nước, nhưng lại mù mờ trước cái họa cộng sản. Họ thấy cộng sản dã man, nhưng không tránh mà vẫn cúi đầu tuân theo sự sai bảo của Đảng. Họ tưởng mượn con đường cộng sản làm phương tiện cưu  nguy đất nước và khi đã đạt được mục đích họ có thể loại bỏ tính chất dã man cộng sản để phù hợp với dân tộc. Điển hình cho lớp người này là: Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Hữu Loan, Văn Cao, Hoàng Cầm.... Họ coi thường lửa cộng sản  nên đùa giỡn với lửa. Ngờ đâu chính lửa đó đã thiêu đốt cuộc đời họ! Vì bọn đầu lãnh cộng sản đâu có ngây thơ, dễ dàng chịu nghe lời khuyên bảo của họ; Nghe như thế hóa ra đảng cộng sản  đã xé toạc giáo điều phát xuất từ điện Cẩm Linh hay Bắc Kinh? Nguyễn Hữu Đang nhà trí thức tiểu tư sản, kẻ đam mê chủ thuyết cộng sản, sau mới sáng mắt ra là mình nằm trong danh sách bị đảng khai trừ vì lý lịch. Oâng là người chủ chốt trào Nhân Văn-Giai Phẩm, nhóm văn nghệ sĩ đấu tranh đòi tự do sáng tác, tự do tư tưởng. Kết quả một bản án 15 năm tù dành cho Nguyễn Văn Đang, Phùng Cung 12 năm cùng những văn nghệ sĩ khác. Đảng cộng sản đã trả ân cho những đồng chí có thời tận tụy cho đảng!

Một nhà tư tưởng đã nói: "Bất cứ một vườn hoa văn nghệ nào bị tưới bởi nước phân bón của chủ nghĩa duy vật, của chủ nghĩa hiện thực thì hoa quả cũng bị thui chột". Thật vậy, biết bao nguồn cảm hứng, tim óc của nghệ sĩ muốn vun sới cho đời những bông hoa đẹp, nhưng lại bị èo ọt, trên mảnh đất khô cằn xã hội chủ nghĩa. Oùc sáng tạo bị vây hãm bởi giáo điều cộng sản. Điển hình là nước Nga và Việt Nam, mặc dù dân tộc Nga là một dân tộc có truyền thống về trường thiên tiểu thuyết, nổi tiếng với những tác phẩm của Tol stoi, Dostoiesvki, từ ngày cộng sản nắm quyền đến nay, nước Nga không có đến một tác phẩm lớn. Nếu có, lại là những tác phẩm chống cộng sản như của Pasternak, Soljienytsine. Riêng tại Việt Nam lại conø tồi tệ hơn vì những con sáo như  Hữu, Trường Chinh ....chỉ biết ca ngợi chế độ, và đã kiểm soát văn nghệ sĩ như một thứ công an văn nghệ. Qua lời tâm tự của nhà trí thức cố luật sư Nguyễn Mạnh Tường, người đã từng liên quan đến phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm qua bài viết những sai lầm trong vụ "cải cách ruộng đất" đã bị cộng sản loại khỏi mọi sinh hoạt hơn 35 năm. Hãy nghe ông trả lời với báo chí trong dịp qua Pháp. Khi được hỏi: "Luật sư có bị bắt, bị giam cầm không?" Ông trả lời: " Không, chỉ bị đuổi ra khỏi tất cả những nơi làm việc và độc ác nhất là bị cô lập hoàn toàn. Các anh cứ tưởng tượng trong suốt mấy chục năm trời không ai dám đến gân tôi cả. Họ sợ bị liên lụy đến bản thân và gia đình họ!"

Nếu so với những trí thức, văn nghệ sĩ như Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung,  Nguyễn Thụy An, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đình Huy, Thích Quảng Độ, Thích Tuệ Sĩ..v.v... nhà trí thức Nguyễn Mạnh Tường vẫn còn may mắn hơn.

Trong thời gian qua những nhà trí thức văn nghệ sĩ bạo mồm, bạo miệng như Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Chân Tín, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Trần Độ .... đã lên tiếng chống đối, phê phán những mặt tiêu cực của đảng và xã hội và, gây sôi nổi dư luận trong cũng như ngoài nước. Chẳng biết họ có phải là lớp người trí thức phản tĩnh không? Hiện nay vẫn còn quá sớm để vội vã kết luận họ là những người chống đối thật, hay chống đối cuội. Nhưng những tiếng vọng phát ra từ lòng chế độ vẫn làm cho đảng cộng sản hoảng sợ về sự bùng vỡ chế độ. Bọn đầu lãnh cộng sản đã tung ra những hỏa mù nhằm hóa giải sự nội bùng. Dù muốn dù không chúng ta không thể phủ nhận sự lên tiếng của những nhà trí thức mang âm hưởng chống đối. Ơû một nước độc tài như cộng sản, sự bưng bít và cấm đoán là điều tất yếu, trong tình huống ấy phát biểu được như thế quả là can đảm, dù rằng có được phép nói hay bị cưỡng bách nói, thì người phát biểu vẫn ngán cộng sản trả thù,  vì những bài học thanh trừng mà họ phải liên tưởng đến bản thân.

Loại ý thức rõ rệt:

Lớp người này cũng không đông. Họ từng là nạn nhân cộng sản, do đó việc bỏ vào Nam là đương nhiên. mãi đến khi cuộc đàn áp phong trào "Nhân Văn - Giai Phẩm" và "Cải Cách Ruộng Đất" đẫm máu cuối năm 1956, người dân miền Bắc bừng mắt thì đã muộn, "chân đã nhúng chàm", bộ mặt dã man của cộng sản được phơi bày, đảng cộng sản thẳng tay đàn áp tất cả những ai đi ngược đường lối, chúng bắt buộc nhân dân phải ca ngợi đảng và nhà nước. Người dân miền Bắc lúc này chỉ biết câm nín, chẳng dám hé răng than thân trách phận, vì "lò cải tạo" luôn luôn mở cửa đón nhận những ai "bị chụp mũ" là phản động hoặc êm dịu hơn là bị "gõ cửa ban đêm" dẫn đi mà không ngày trở lại. Người dân miền Bắc đau đớn đến tột cùng. Lũy tre xanh và mảnh vườn xưa giờ trở thành những nông trường, bờ đê ngọn cỏ biến thành tài sản của "xã hội chủ nghĩa" do đảng quản lý. Nấm mồ cha ông bị khai quật lên để nhường đất làm trại chăn nuôi, được mệnh danh là "hợp tác xã" những căn nhà thân yêu xưa trở thành khu tập thể hay biến ra những dãy nông trường. Người dân muốn phát điên để quên đi những niềm đau của thân phận làm người. Nhưng điên cũng là cái tội! Ơû xã hội chủ nghĩa chỉ có một loại suy tưởng do đảng ban bố dựa trên cơ sở Mác-Lê, mà điên là một thứ tư tưởng "siêu ý thức" thoát khỏi vòng kiềm tỏa của đảng, nên là một thứ chống đối tiêu cực, và hậu quả là người điên phải nhận cái mũ ohản động. Ơû một xã hội mà người dân không có quyền suy nghĩ riêng, không có quyền điên, không có quyền ta thán, họ sống dở chết dở nên thấm thía cộng sản vô cùng. Do đó họ chỉ còn biết "nín thở qua sông" ù lì với tất cả khẩu hiệu, trì trệ những hoạt động do nhà nước chỉ thị, nên kinh tế của xã hội chủ nghĩa lại càng thêm khó khăn, què quặt hơn.

Ngày nay dù Việt Nam bước sang nền kinh tế thị trường, nhưng vẫn dựa vào nền tảng xã hội chủ nghĩa, thì người dân cũng chẳng khá hơn gì. Sự chênh lệch giàu nghèo càng thêm rõ nét. Khoảng cách giữa giai cấp "quý tộc đỏ" và dân đen càng thêm xa lắc. Và khi văn minh khoa học càng tiến bộ nhất là trên mặt thông tin thì sự bưng bít, ém nhẹm che dấu những điều xấu xa ở những nước độc tại, cộng sản không còn hiệu nghiệm. Kỷ nguyên 21 là kỷ nguyên của "tự do dân chủ" Người dân ở những nước độc tài sẽ vùng lên đòi lại những quyền căn bản của con người, trong đó có Việt Nam.

Trước tình thế nguy ngập, bọn đầu lãnh cộng sản tung ra chiêu cuối cùng nhằm hóa giải, đó là chiến dịch: "Khai thác những mâu thuẫn, sơ hở của địch, qua những sai lầm của đối phương. Vận dụng các phần tử bất mãn hoặc bốc đồng để chia rẽ đánh phá hàng ngũ địch". Chúng thi hành chiến dịch bằng cách thảy cái mũ cộng sản ra hải ngoại để các phe phái quốc gia tha hồ chụp mũ nhau, đua nhau xâu xé, vì nghi kỵ, dèm pha hay thích chỉ trích người khác...Trong khi đó chúng "thoát xác" thành lập những tổ chức hay những nhóm chống đối cuội, nhưng bản chất vẫn "đỏ", để phòng hờ nếu phải thực thi một thể chế đa nguyên giả hiệu nào đó khi cần thiết. Nếu quả như vậy chúng đã nghiên cứu kỹ bài học Đông Âu. Đối với người di tản bài học lịch sử năm xưa giữa các đảng phái quốc gia và cộng sản tưởng như mới hôm qua!

Đỗ Bình

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002