Đại Chúng số 80 - phát hành ngày 15/8/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


HƯƠNG SẮC QUÊ MÌNH

Lãng Nhân

TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN NGỌC TOÀN

Năm 1593, sau khi Mạc Mậu Hợp bị quân họ Trịnh đánh bại và đem hành quyết tại Thăng Long, vua Lê Thế Tông được phò trở lại ngôi báu. Từ đó, chúa Trịnh Tùng ghét những người trót theo nhà Mạc, cho áp dụng đối với họ một chính sách nghiệt nghã khắt khe, khiến trong triều ngoài nội bất mãn, gây lại phong trào "diệt Lê phò Mạc" ngấm ngầm trong sáu, bảy năm, đến năm l,600 quật khởi công khai làm cho  vua Lê phải lánh vào Thanh Hóa và Mạc Kính Cung được long trọng rước về kinh đô.

Song, dập gãy được mươi tháng, trước sựphản công mãnh liệt của quân Trịnh, vua Mạc lại cùng tùy tùng lật đật rút về Lạng Sơn. Chưa yên, phải chạy lên đến Cao bằng, sát biên giới Trung Hoa, dựa vào thế lực này mới thật là thoát nạn.

Trung thành với nhà Mạc, nho sĩ họ Nguyễn sắm nắm đem gia tiểu tòng vong. Đơn giản thôi vì nhà chỉ có hai vợ chồng và một con gái. Tuy vậy, lên đồi xuống ải gần tháng trời mới tới chỗ yên thân, cũng long đong vất vả lắm, nhất là cho con gái mới mươi tuổi đầu bố thương quý đặt cho cái tên "Du là một trong hai chữ "du diễm" có nghĩa "yểu điệu đẹp đẽ”.

Mạc Kính Cung nhờ có nhà Minh can thiệp với chúa Trịnh, được yên vị ở trấn Cao Bằng này, nên vững tâm lo cho đời sống trăm họ ngày thêm ổn định. Gia đình Nguyễn nho sĩ được bà vợ sớm hôm tần tảo nên ông chồng ung dung dành hết thời giờ vào việc chăm sóc văn bài cho bé Du. Bé tuy ấu thơ mà thông tuệ khác thường, tính ưa nghiền ngãm kinh sử, lại được bố nhờ ông cử Phạm Đình Nhân đến kèm cho, nên học vấn ngày càng thêm uẩn súc. Vì đã lâu rồi, bố mẹ chưa có mụn trai cho yên nỗi tông đường, bé Du càng được trong nhà nâng niu như trứng mỏng. Ngoảnh đi ngoảnh lại, Bế đã mười ba, mười bốn, nghiễm nhiên thành Cô Du má đào mày liễu, bóng dáng thướt tha. Nói năng đnh đạc, cử chỉ lại đường hoàng, ai thấy cũng sinh lòng vì nể. Đôi khi một vài thanh niên ngấp nghé hoặc có buông lời trêu cợt, cô (không để vào tai, chỉ ghi ít dòng trong tập "Gia Ký"

Sá gì ngọc đá hỗn hào

Thoảng như cánh phượng bay cao thạch thành!

Cô yên lòng rằng bố mẹ là người nhân từ, không làm gì thất đức, sau này Trời Phật cũng độ cho:

Đành thay là kẻ có mình

Che trên, đã có Trời xanh phù trì

Nhưng còn mình đây thì sao? Mỗi khi chải đầu nhìn vào gương, cô không khỏi càn nhằn: Nõn nà thế này, lại văn hay chữ tốt, mà sao sinh vào phận gái, chịu ép một bề dưới cái tục lệ "trọng nam khinh nữ" quái gở: cấm con gái thi cử, ngay cả cuộc bình văn ở Quốc tử giám cũng không cho bén mảng.  Sao mà bất công quá vậy! Thở cho mình ra tranh tài, xem ai cao ai thấp:

Nữ nhi dù đặng có thi

Ắt là tay thiêp kém gì trạng nguyên!

* * *

Sang đầu năm l607, nhà vua thấy trong trấtt đâu dấy đã an cư lạc nghiệp, triều chính rảnh rang, bèn tính tiếp tục theo đuổi cái nguyện vọng thu hồi giang sơn: thanh toán họ Trịnh để trở lại Thăng Long. Bước đầu cần có thêm nhân tài, liền xuống lệnh mở khoa

thi lấy trạng nguyên: may ra được nhân vật nào tài trí hơn đời như trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm trong khoa 1535 thì việc lớn khó gì không thành tựu..,

Đại khoa được rao truyền sẽ mờ vào tháng l0 năm ấy Vì nhà nước bị thu hẹp vào một trấn nên phải đốt giai đoạn: đặt ra kỳ sơ khảo vào tháng chín, lấy thf sinh trình độ tương đương với cấp tú tài cử nhân để tháng 10 vào thi Hội. Thi Hội sẽ tổ chức đúng theo thể lệ những kỳ thi đã mở từ trăm năm trước (l.529) ở Thăng Long.

Nghe tin này, cô Du khấp khởi mừng: bấy lâu lòng đã dặn lòng, phải chống lại cái tục lệ hủ lậu kia bàng mọi giá!

Đợi khi nhà vắng khách, cô cương quyết thưa cùng bốmẹ, xin phép cải nam trang để dự thi. Bà mẹ hốt hoảng:

_ Chết, không được đâu! Phép vua mà! Đừng dại, con ơi..

Ông bố điềm tĩnh hơn:

_ Thi cử mà làm gì, hả con! Tài văn chương của con ít ai bì kịp thật đấy, nhưng có đỗ đạt đi nữa, thì đàn bà cũng có bao giờ được làm quan mà con mạo hiểm, lỡ mất đầu chứ phải chơi sao?

Cộ Du nhỏ nhẹ thưa:

Xin bố mẹ yên tâm, con nghĩ kỹ rồi. Xem trong sử sách thl phép nước dù nghiêm ngặt đến đâu cũng không cấm hẳn được một vài ngoại lệ. Bên ta có khác gì bên Tàu vì cùng một nền văn hóa. Mà như đời nhà Nguyên đấy, Mạnh Lệ quân chả cải nam trang đi thi rồi làm quan to là gì. Vả lại đức vua này con nghe nói cũng khoan hoà đại độ, bố mẹ vui lòng chấp nhận cho con đi, chắc không đến nỗi nào...

Ông bố ngần ngừ, ngẩng nhìn, thấy con làm ra vẻ cứng cỏi nhưng vẫn dễ thương, thầm nghĩ cũng chẳng đến nỗi nào đâư' bèn chậm rãi nói: Thế thì thế này vậy: mẹ con sẽ lẳng lãng sấm sửa khăn áo tồi những lúc đêm hộm điều chỉnh đầu tóc nắn nót đường đi nước bước cho đàng hoàng.

Gần đến ngày, bố sẽ đi nộp đơn cho con, lấy tên là Nguyễn Ngọc Toàn nhé!

Vâng, thế thì còn gì bằng...

* * *

Thời hạn mở đại khoa tuy gấp rút nhưng quan trường sẵn mấy vị đại khoa thạc vọng được cử đứng ra đảm nhiệm, cử tử tuy không đông đảo cả ngàn như trước ở Thăng Long, song cũng được vài trăm vì có nhiều người từ miền xuôi lên đây, chẳng quản dồi núi gập ghềnh, miễn sao được bõ công “mườí năm đèn lửa" Dân trong trấn thấy nơi nơi tấp nập cũng hớn hởmừng được dịp phát tài.

Kỳ sơ khảo qua mau, kỳ đại khoa cũng vừa kết thúc. Khi bảng vàng yết lên, ông trạng mới Nguyễn Ngọc Toàn được hoan hô nhiệt liệt. Nhứng ai nấy đều ngạc nhiên, vì chưa ai từng biết mặt biết tên bao giờ, “Ông trạng mới một tí tuổi đầu mà đẹp trai quá nhỉ,

mày thanh mắt sálrlg, vẻ người lại chững chạc nữa chứ, đúng là một bậc thiên tài!"

Riêng một người vô cùng sửng sốt: ấy là ông Phạm Đình Nhân vừa đỗ á khoa. Vốn chân cử nhân không phải qua kỳ sơ khảo, hôm nay ông mới giáp mặt vị thủ khoa. Chỉ thoáng ngó thôi là không dám chú mục nữa, ông nói thầm trong bụng: ai mà ngờ được cơ sự này dám liều lĩnh thật, người chỉ nhỏ thó mà ra gan cóc tía!

Cuộc xướng danh vừa hoàn tất thì các vị tân khoa được nhà vua cho bày tiệc yến khao thưởng. Thời trân mỹ tửu ngạt ngào, ai cũng hân hoan hãnh diện. Song chẳng ai dám ăn no uống say, e mang tội thất lễ. Đến khi cùng vào bái tạ hoàng ân để giải tán, thì một viên thị vệ tới gặp riêng ông trạng mới và chắp tay thưa:

_ Đức Vạn Tuế truyền vời quan trạng nguyên vào bệ kiến.

Quan trạng sắm nấm quỳ mọp trước ngai vàng, tung hô: Vạn Tuế! Đức vua ôn tồn dụ:

_ Khoa này kén được danh tài như khanh, học thức đã uyên thâm, nghi biểu lại đứng mực, thật là đáng mừng cho đất nước. Có điều trẫm chưa mãn ý là tại sao khanh là nam tử mà cử chỉ nhu hòa, thanh âm lại nhỏ nhẹ như nữ phái vậy?

Trạng nguyên ngẩng lên thưa:

_ Muôn tâu...

rồi im bặt, má bỗng ửng hoa đào, mắt gợn sóng thu, làn.sóng êm dịu mà như dạt dào, lững lờ mà như lôi cuốn...

Đức vua trừng mắt, giọng trở nên nghiêm nghị:

_ Nếu như có sự gian trá nào, thì đó là phạm tội gì chắc khanh đã biết?

_ Muôn tâu, tội khi quân...

_ Mà hình phạt sẽ là...

_ Muôn tâu không tam ban thì phanh cát.

Đức vua lặng lẽ hồi cung.

Sáng hôm sau, không ai thấy bóng trạng nguyên Nguyễn Ngọc Toàn đâu cả. Còn trong hậu cung thì rộn rịp cung nga, ai nấy lo dàn bày nghi thức để đức Vạn Tuế làm lễ sách phong ái cơ Nguyễn thị Du làm "Tinh phi" (3). Dự lễ có vợ chồng Nguyễn nho sĩ, được ban thưởng rất hậu.

Thấm thoát hơn một năm hương lửa đượm nồng mà mối hờn mất nước không nguôi, Mạc vương lại lưu tâm về việc chinh phạt nhắm Thăng Long làm đích. Sau khi chiếm lại Lạng Sơn, bộ đội tiến xuống phía Thái nguyên. Đang đi từ thấng lợi này đến thắng lợi khác, bỗng chạm trán với sự phản công của quân Trịnh như trúc chẻ ngói tan, nên mạnh ai nấy chạy, đến nỗi Mạc vương cùng Tinh phi cũng lạc nhau, vua tìm ẩn náu nơi hang động, còn phi cung bơ vơ trong rừng, bị đối phương chặn lại thình lình.

Bà trấn tĩnh tinh thần, sẫn gươm trong tay, liền chĩa đầu gươm kề cổ dõng dạc nói:

_ Các người nghe đây: hễ phạm vào người ta, ta tự tử ngay lập tức đấy!

Mấy tên quân Trịnh còn đang tnì trừ nhìn nhau thì một tì tướng ra lệnh:

_ Đưa về để chủ tướng định đoạt!

Về đến trung quân, chúa Trịnh truyền đưa vào tạm giữ nơi tẩm thất!

Sau này, bà ghi trong Gia ký:

Hiềm vì một chút đảo điên

Song le Bạc thị vốn duyên Hán hoàng! (4)

Thực ra Bạc thị vào cung Hán đâu có bằng Tinh phi sang cung Trịnh! Ở đây không những bà được sủng ái vì sắc mà còn được quý trọng vì tài. Những biểu, sớ, đầu bài thi đại khoa cùng bài làm của thí sinh đã được chấm, chúa Trịnh đều cho đưa bà duyệt lại. Như khoa Tân mùi chẳng hạn (163 l) em họ bà là Nguyễn Thọ Xuân nộp bài thi xong, khoe với bạn “bài tôi viết, họa chăng có chị tôi (tức là bà trạng) hiểu hết mà thôi!” Quả nhiên khi chấm bài, quan trường phân vân không quyết, trình lên Chúa, Chúa đưa bà giảng những điển cố đã dùng, sau đó Chúa cho Xuân đỗ thủ khoa.

Bà vốn quê làng Kiệt đặc, huyện Chí linh, tỉnh Hải dương. Đứng chủ trương một hội văn học lấy tên "Chí linh văn hội" quy tụ đông đảo học trò. Cứ rằm và mồng một mỗi tháng, bà cho lính chạy ngựa đem đầu bài về, học trò làm xong bài xếp vào hòm gửi về Thăng Long để bà chấm. Trong thời gian làm bài, người trưởng họ bà lo cơm nước. Do đó, phong trào văn học Chí linh được khởi sắc. Khi Nghị vương Trịnh Tráng băng, Dương vương nối ngôi, phong bà chức Lệ phi trông nom việc giáo huấn cung nhân. Về già, bà vào tu ở chùa Vụ nông, bên Gia lâm, lấy đạo hiệu Diệu Huyền.

Năm 70 tuổi, bà cho dựng am ở làng, đặt tên là Đàm hoa Am. Đến 80, bà tạ thế. Một ngọn tháp được xây bên mộ, tháp này được liệt vào một trong tám cổ tích ở Chí linh. Trên bàn thờ bà trong am Đàm hoa, có đôi câu đối:

Giáp khoa tiên chiểm Cao bình bảng

Đại bút do truyền Bát cố bi

__________________________________

chú thích:

l - Gia ký là tên cô đặt cho tập hềi ký viết bàng chữ Nôm, thể lục bát, ghi những việc tùng trải trong đời. Việc tuy cách nhau về thời điểm nhưng thơ văn nối tiếp theo vần.

2 - tam ban tức là tam ban triều điển: ba cách nhà vua cho lệnh phạm nhân phải tự sắt: thanh gươm để đâm cổ, dải lụa để thất cổ, chén thuốc độc để uống. Phanh cát: giết rồi xé nhỏ.

3 - Tinh phi: người phi đẹp như ngòi sao (không cần đợi đến thế kỷ 20 mới thấy những người được tôn là star) 4 - Bạc thị: Bạc thị là vợ Ngụy Báo. Thời Hán Sở, Ngụy Báo được Hạng Võ phong là Ngụy vương, thấy Hạng tàn bạo bèn bỏ đi, sang dầu Hán. Sau nghe thầy tướng nói Bạc thị có dáng để làm đế hậu, thế là Ngụy Báo lại phản Hán dể mưu làm hoàng đế. Nhưng bị Hàn Tín bầt giải cả gia đình nộp Hán vương. Hán vương thấy Bạc thị xinh đẹp liền nạp vào cung.

Xin chú ý: Tiểu truyện trên đây thuật theo tài liệu mà nữ sĩ Nguyễn Thị Chân Quỳnh đã chiết trung qua các sách, báo sau đây:

1. Biên niên lịch sử cổ trung đại - Khoa học xã hội, Hà Nội 1987.

2 - Đại Nam nhất thống chí III, tr 437 - Khoa học xã hội.

3 - Khâm định Việt sử thông giám cương mục XV, XVI Văn sử địa

4 - Đại Việt sử ký toàn thư - Lê Quý Đôn - Khoa học xã hội, Hà Nội 1978

5 - Đại Việt sử ký toàn thư - Ngô Sĩ Liên IV – Khoa học xã hội, Hà Nội

6 - Hoàng Việt giáp tí niên biểu - Nguyễn Bá Trác - Bộ Giáo dục, Sàigon 1963

7 - Lịch triều hiến chương Khoa mục chí - Phan Huy Chú - Sử học, Hà Nộl 1961

8 - Công dư tiệp ký - Vũ Phương Đề - Bộ Giáo dục, Tập IIl, tr l18 - 122 - 1962

9 - Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim - Tân Việt, Saigon 1957

l0. Lê Quý Đôn - Bùi Mạnh Cẩn ~ Văn hóa, Hà Nội 1985

l l. Bà Sao sa nữ trạng nguyên - Nguyễn Trọng Thuật, Nam phong - l61 - 9 - 1931

12- Lễ phi Nguyễn thị - Đông Châu, Nam phong 24, 6, 1919

13- Phùng Khắc Khoan - Trần Lê Sáng, Hà Nội 1985

14- Chuyện hay sử cũ - Quỳnh Cư Mai Quốc Liên, Báo Thanh Niên - tr 24 - Hà Nội - 6 – 1989

 

TIỂU THƯ TRƯƠNG QUỲNH NHƯ

 Cô thiếu nữ đoan trang thùy mị Quỳnh Như ở làng Thanh Nê, huyện Yên tĩnh, tỉnh Nam định(1). Thân phụ là một nhà nho tính tình khảng khái. Bào huynh, Trương Đăng Thụ, bấy giờ làm tổng trấn (tỉnh trưởng) tỉnh Lạng Sơn. Một hôm, bỗng thấy mấy người chở quan tài quan tổng trấn về làng, có một nhà sư theo sau hộ tống Quỳnh Như sửng sốt, lén nghe nhà sư trình bày với cha, mới biết rõ đầu đuôi: vì ông Thụ ủng hộ Trần Quang Diệu đề tiễu trừ tướng Tây Sơn Vũ Văn Dũng, nhưng cơ mưu bại lộ, Dũng sai thủ hạ Phan Đình Hồng, lúc ấy làm hiệp trấn (phó tỉnh trưởng) đầu độc cho Thụ chết. Do đó, đồng chí của Thụ là nhà sư này lo việc đưa xác bạn về nơi quê quán. Nhà sư nguyên tên là Phạm Thái, con Thạch Trung hầu trong đảng Cần vương, vì nối chí cha mong khôi phục nhà Lê, nên bị truy nã gắt gao, phải xuống tóc vào tu ở chùa Tiêu sơn (quận Yên phong, Bắc ninh) dưới đạo hiệu Phổ Chiêu.

Phổ Chiêu trước kia phò giá hoàng phi Nguyễn Thị Kim lên Lạng sơn, để bà sang Tàu theo Lê Chiêu Thống. Nhân đó gặp Thụ, rồi khi Thụ thất bại, ông không làm gì được hơn là lo hậu sự cho bạn, cho trọn nghĩa.

Cụ Trương trọng chí khí và mến tài học của Phạm Thái, nên lưu lại khuyên bỏ lốt thiền sư mà khoác áo nho sinh để bảo học mấy trẻ nhỏ trong nhà. Thấy Phạm là một thanh niên tuấn tú, vóc dáng con nhà, Quỳnh Như có thiện cảm ngay.

Ỏ đây ngày tháng thanh nhàn, ra vào quen thuộc, trai tài gái sắc, gặp nhau trong mối duyên văn tự thanh cao, Phạm đã bộc bạch tâm sự trong hai bài thơ:

I

Từ chốn thiềm cung trộm dâú hương

Dễ sui tao khách mối sầu vương

Gió thông réo rát dong dàn oán

Trăng hạnh chênh vênh rạng bóng dương

Nếu phải tình duyên may chút phận

Thì xin ân ái vẹn hai đường

Phong lưu đôi lứa ai đà đễ

Bụi tục chi cho bợn lóa gương!

 

II

Dẩy hoa dun lá bởi tay trời

Nghĩ lại tình duyên luống ngậm ngùi

Bắc yến, nam hồng, thư mấy bức

Đông đào, tây liễu, khách đôi nơi

Lửa ân, dập mãi sao không tắt?

Biển ái, khơi hoài vẫn chẳng vơi!

Đèn nguyệt trong xanh, mây chằng bợn

Xin soi xét đến tấm lòng ai...

 

Để đáp lại Quỳnh Như cũng trao chọ Phạm tập thơ nàng đã viết trong những giờ một mình suy nghĩ, đặt tên là: Thơ Vịnh 12 giờ, như sau:

 

Giờ tý

Giờ tý canh khuya thủa giáp canh,

Giận ai thổn thức rộn tâm tình!

Ngửa ngang đôi ngả đâu là bạn,

Trằn trọc đòi nơi thấy những mình. .

Một tám sắt son đà gắn bó,

Mâý điều trăng gió cũng màng tênh

Thôi thôi dặn hãy làm thinh vậy

Mọi nỗi chung riêng hãy để danh

 

Giờ sửu

Đằng đàng canh dài khá trách đêm

Đìu hiu giờ sửu giấc nào êm

Tiếng hàn châm nện, hơi sương lạnh

Trận hỏa thang nồng, giạ sắt mềm

Eo óc giục người gà nội quạnh,

Véo von gọi khách dê bên thềm.

Vắt tay ngang mặt mong cho sáng,

Thâý sáng, mà sầu đã lại thêm.

 

Giờ dần

Giờ dần eo óc lộ vừng hồng,

Nghĩ nỗi tình chung bận tấm lòng.

Điêú thuốc say tình không ý vị,

Chén chê nịnh tính kém hương phong.

Biết ai lứa bạn làm khuây khỏa?

Dẫu mấy tôi đòi chẳng não nùng.

Rầu rĩ thế này buồn thế ấy;

Sầu riêng thấy mặt mới là xong.

 

Giờ mão

Mão thì đến bữa tưởng là vui

Đến bữa mà sao những ngậm ngùi;

Đũa gắp ngập ngừng không thấy miếng,

Miệng ăn mặn nhạt chẳng ra mùi.

Thức ngon vật lạ băn khoăn những...

Của đắng đồ cay gáng gỏi ngồi.

Nhiều ít bâý giờ ai ép uổng,

Cùng mong qua bữa tếch cho rồi!

 

Giờ thìn

Điểm trang rồi bữa khắc giờ thìn,

Tính việc trong nhà lạl việc riêng.

Ngõ hạnh đi về chân ngại bước

Vườn hoa tươi ứ mắt khôn nhìn!

Đường kia ngơ ngẩn không khi nhãng,

Nỗi nọ trông mong ước thấy tin.

Gang tấc mà sao nghìn dặm nhỉ

Lòng này soi tó có thanh thiên.

 

Giờ tị

Còn dương ngẫm nghĩ, hãy đương bàn

Thấm thoát trông chừng tị phút sang,

Khách khứa dập dìu khôn đãi đọa,

Văn thơ trễ nải biếng lo toan.

Nghĩ mình vi tiện nên nông nỗi,

Ít kẻ tâm tình được thở than!

Cũng muốn khuây, mà khuây chẳng được,

Thanh niên này dễ kém hồng nhan.

 

Giờ ngọ

Buổi ngọ dương hồi bóng phất phơ,

Lửa tương tư đã chất nên lò!

Đói no dầu chịu nào bùi ngọt.

Son phốn vui gì sự điểm tô!

Cũng ráp lánh mình miền thảo dã,

Song còn bận bước chổn thành đô.

Thôi đừng thắc mắc làm chi nữa,

Đã chắc đinh ninh lúc dặn dò.

 

Giờ mùi

Đong thảm giờ mài chẳng đấu thưng

Vì ai nên nỗi, cũng vì chưng...

Mượn tranh sơn thủy làm khuây khỏa,

Chất lửa tương tư để cháy bừng.

Cách điệu dịu dàng nào kẻ biết?

Áo khăn xôi xốc dễ ai nâng?

Những là rầu rĩ, là buồn bực!

Trăm vẻ đào hồng cũng dửng dưng!

 

Giờ thân

Ban chiều bóng đã xế về thân,

Sực tưởng nguồn cơn nỗi ái ân

Chẳng dám học ai trau chuốt ngọc

Màng bao mượn khách truyện trò xuân

Thẫn thờ một bóng bao mong đợi

Chia cách đôi nơi luống ngại ngần

Tưởng lúc bây giờ trông thấy mặt,

Đỡ vui nửa khắc giá nghìn cân!

 

Giờ dậu

Dậu về buổi tối tủi duyên thầm!

Bỗng thấy ai như... đã lại nhầm!

Rắp hỏi ngươi Hàn sao quạnh bếp,

Nào ai nàng Mạnh chẳng bưng mâm.

Cợt cười mấy chuyện không dề họa,

Ca đọc ba câu vấng tiếng tăm.

Chợt tỉnh tâm tình năn nỉ vậy,

Đèn xanh chong bóng ngại khôn nằm.

Tập thơ đến đây là ngưng. Phạm hỏi: còn hai giờ nữa sao chưa thấy? Quỳnh Như đáp: Khó quá? Hay là anh viết tiếp cho... Phạm bèn cầm bút thảo ngay:

Giờ tuất (dùng vần xuân)

Giờ tuất canh sang được mấy phần,

Càng thêm ngao ngán bận lòng xuân

Nguyệt mờ trướng ngọc, khôn êm gối!

Gió lạnh rêm hoa ngại lẻ chân!

Nghĩ nỗi tình riêng khôn kẻ biết,

Tưởng điều tâm sự, mấy người thân?

Bóng dâu dù tỏ dù không tỏ!

Tài tử giai nhân vốn nợ nàn.

 

Giờ hợi (dùng vần hương)

Hợi sang xanh biếc ngọn đên tàn,

Gượng đốt lò vàng ngại với hương.

Làn khói chập chờn vương nỗi nhớ:

Cõi lòng thảng thốt nẫu đêm trường

Canh gà eo óc khua bên trường

Hồi cuốc băn khoăn giục dưới tường,

Mấy kẻ chung tình ai đã nhấp,

Hay còn trằn trọc nỗi người thương!

Cụ Trương một hôm tình cờ đọc thấy mấy bài này, có ý muốn gả Quỳnh Như cho thi sĩ, mới lựa lời khuyên chàng về tìm thân nhân đến mai mối cho phái lễ Phạm vâng lời, sết sắng lên đường về quê nhà. Khi Phạm từ biệt, Quỳnh Như có tám câu tiễn hành:

Sắt đá lòng này đã biết chăng?

Xe duyên nay mượn gió cung Đằng.

Vườn đào sực thấy oanh đưa tm,

Dặm liễu ai xui yến cách chừng.

Vàng ngọc nên chăng cùng một ước.

Nước non thề đã có hai vàng

Ai sang cậy hỏi tri âm với?

Chớ phụ cầm thư đợi dưới trăng,

*  * *

Trong khi ấy, Cụ bà Trương lại không ưng cho con gái kết duyên cùng một "nhà sư phá giới" vả lại cũng tham nơi phú quý, nhất định gả nàng cho một công tử nhà giàu nhưng học dốt. Thấy vậy Quỳnh Như bực trí, mượn giây thắt cổ từ trần.

Khi đưa thân nhân đến nhà họ Trương để làm lễ hỏi, Phạm mới hay tin đữ, liền ra trước mộ người yêu thắp hương khóc và đọc bài ai điếu:

"Nương tử ơi! Chướng căn ấy bở" vì đâu? Oan thác âý bởi vì đâu? Cho đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thu lẩn trăng rằm!

Lại có điều đau đớn thê'nh" Nhà huyên ví có năm có bẩy, mà riêng mình nàng đeo phận bạc, thì lửa nguội nước vơi còn có lẽ.

Thương hại thay! Hoa có một cành, tuyết có một quãng, nguyệt có một vầng, mây có một đóa: thân là thân hiếm hoi chừng ấy, nỡ nào lâý đôi mươi năm, làm một kiếp, mà nghim nghỉm chốn non Bồng nước Nhược, chút gì không đoái đến cõi phù sinh!

Ví dụ mà tiên thù với tục, sao xưa kia vâng mệnh xuống trần chi? Nay đã nguyện một thân cho vẹn kiếp, thì ba vạn sáu ngàn ngày sống cho đủ lệ: nọ xuân huyên, này phu tử, góp với trần gian không chút hận, rồi sẽ rong chơi chín suối, cớ sao riêng bóng vội vàng chi?

Ôi! Chữ mệnh hẹp hòi, chữ duyên suông sẻ, những như thân giá ấy, tình cảnh ấy, ngược xuôi kia cũng ngậm ngùi cho. Huống ta cùng nương tử, tuy chẳng thân kia thích nọ nhưng tình duyền ấy, cũng là một chút cương thường: dầu rằng kẻ ấy lạ người đây, song ân ái bấy lâu nay, đã biết bao nhiêu tâm sự.  Ta hăm hở chí trai hồ thỉ, bởi đợi thời nên nấn ná nhân duyên: mình long đong thân gái liễu bồ, vì giận phận hóa buông xuôi tính mạng.

Cho đến nỗi hoa rơi lá rụng, ngọc nát châu chìm: chua xót cũng vì đâu?

Nay qua nấm cỏ xanh, tưởng người phận bạc, sùi sụt hai hàng tình lệ, giãi bày một bức khốc văn, đốt xuống tuyền đài, tỏ cùng nương tư!”

Đọc xong, Phạm châm lửa đốt bài điếu văn rồi đứng nghẹn ngào, nỗi lòng dạt dào phả nên một bài thơ nối:

Trời xanh cao thẳm mấy từng khơi,

Nỡ để duyên ai luống thiệt thòi!

Buồn đốt lô vàng hương nhạt khói,

Sầu nâng chén ngọc rượu không hơi.

Lầu Tây nguyệt gác mây lồng bóng,

Ải Bắc hồng bay biển tuyệt vời.

Một mối chung tình tan mấy mảnh,

Suôí vàng ai nhắc hộ đôi lời!

Từ đó Phạm sinh chán đời. Vì mãi chuyện tình mà mấy năm rồi bỏ lửng cả việc đảng. Vả lại thời vận nhà Lê đã hết, nhà Tây Sơn rồi đến nhà Nguyễn kế tiếp nổi lên, việc Cần Vương không còn mấy ai nghĩ tới nữa, Phạm chỉ đành uống rượu ngâm thơ cho qua ngày. Ông ngậm ngùi mãi về mối tình duyên lỡ dở:

Đưa lời cho tới cung mây,

Sau này xin cởi cho đây với cùng!

Dây tơ hồng trách ai se mối,

Đến nửa chừng bỗng nới dần ra.

Căm vì một ả trăng già,

Trêu người chi mãi chẳng tha, thế này...

Và những khi cảm khái về thời thế, về thân phận, ông thốt ra lời thơ ngán ngẩm, khinh bạc, cáu kỉnh:

Dăm bẩy năm nay những loạn ly,

Cũng thì duyên phận, cũng thì “thì"

Ba mươi tuổi lẻ là bao nả,

Năm sáu đời Vua thấy chóng ghê!

Một tập thơ dầy ngâm sảng sảng,

Vài nai rưọu kếch ních tì tì.

Chết về tiên bụt cho xong kiếp,

Đù ỏa trần gian sống mãi chi!

Những lúc say sưa, ông lại lên giọng cao ngạo, ngâm một bài yết hậu:

Sống ở nhân gian đánh chén nhè

Chết về âm phủ cặp kè kè...

Diêm Vương phán hỏi rằng chi dó?

BE!

Ông tạ thế năm 18 13, thọ 37 tuổi.

Lãng Nhân

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002