Đại Chúng số 80 - phát hành ngày 15/8/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


MỘT NGÀN LẺ MỘT CHUYỆN NHỚ QUÊN

Mộng Tuyền Nữ Sĩ

Cụ Diệp Đạo Gulluzzo Dr. LA. Trong một cuộc trà đàm, tôi được nghe câu chuyện là tại Trung Hoa có tấm mộ bia hoàn toàn không khắc một chữ nào. Sở dĩ tôi ngạc nhiên người ngồi thuật lại là nhân khi ông ta đi du lịch được tận mắt nhìn thấy... tấm bia trống trơn đó tại ngôi mộ của một người đàn bà hiển hách quyền uy bao trùm thiên hạ, đó là bà Tư Hi Thái Hậu. Bà cụ có biết xin nhắc lại. Vô cùng cám ơn.

* Vâng, quả có vậy. Theo sử chép, trước khi Võ Tắc Thiên qua đời có hạ lệnh cho triều đình là khi bà qua đời, có thể dựng mộ bia nhưng không được khắc tên tuổi, chức vị bà cũng như khắc bất cứ một chữ nào. Có nghĩa phải hoàn toàn để tấm bia đá đó còn nguyên vẹn. Phàm: Theo qui định của các triều đình thời xưa, người có tội không được khắc tên tuổi vào bia đá. Có thể Võ Tắc Thiên trước khi nhắm mắt cảm thấy mình có quá nhiều tội lỗi nên không cho khắc tên mình trong bia đá chăng?!

Cháu Lê Hà Vương Nguyễn San Jose: Bà cụ có nhớ bài Vịnh Cái Quạt của Hồ Xuân Hương không? Xin nhắc hộ. Cám ơn bà cụ nhiều.

* Bài "Vịnh Cái Quạt đó như sau:

Mười bảy hay là mười tám đây,

Cho ta yêu dấu chẳng rời taỵ

Mỏng dày chừng ấy, chành ba góc,

Rộng hẹp dường nào, cắm một cây

Càng nóng bao nhiêu thờ càng mát,

Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày

Hồng hồng má phấn duyên vì cậy,

Chúa dấu vua yêu một cái này.

 

Ông Vũ Hồng (qua Kiển Thái (Philadelpia) Cháu có mấy điều muốn được bà cụ nhắc hộ: Tác giả của Tây Du Ký là ai? Câu hỏi của các vị Bồ Tát hỏi về Chân Kinh Tam Tạng của Như Lai như thế nào? Chẳng biết Đức Phật Như Lai trả lời làm sao? Bà cụ nhắc lại hộ.

1. Tác giả Tây Du Ký là Ngô Thừa Ân. 2. Trong Tây Du Ký có bản dịch về câu chuyện này như sau: "Chân Kinh Tam tạng của Đức Phật Như Lai như thế nào?". Như Lai đáp: "Pháp tạng là một. Pháp này bàn về việc trời. Luận tạng là hai: nói về việc đất. Kinh Tạng là ba: độ cho ma quỷ. Ba tạng đó cộng ba mươi lăm bộ, một vạn năm nghìn bốn mươi bốn quyển, ấy là kinh tu mà giữ lấy chân tâm.

Nó dẫn dắt con người làm điều lành, ta muốn truyền sang cõi Đông Độ. Nhưng mà, than ôi! Người ở phương ấy đầu óc đen tối, ngu xuẩn, dốt nát, chẳng biết điều phải điều trái nên thường phỉ báng chân ngôn... Ta muốn tìm người có pháp lực để đưa sang Đông Độ, tìm người thiện tín mà dạy dỗ họ chịu khó vượt núi qua đèo mà lưu truyền sang Đông Độ khuyến hóa chúng sinh..." Rồi Người hỏi: "Làm được việc này thì duyên cao như núi, ân đức sâu như bể thẳm... Vậy có ai chịu đi không?" Tất nhiên có người xuất hiện xin nhận lãnh nhiệm vụ cao cả cực kỳ gian nan này, ấy đó là Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.

 

Cụ Lý Hải Thu (qua Quỳnh LawnBerry ) Maryland: Tôi có mấy câu tục ngữ Trung Hoa bà cụ giải thích hộ:

1. Hạ Trùng bất khả dĩ ngữ băng.

2. "Đa ngật vô tư vị,

Đa thoại bất trị tiền".

3. "Đa ngôn đa quá."

4. "Thiên tác nghiệt do khả vi,

Tự tác nghiệt bất khả hoạt."

Xin bà cụ giải hộ,thành kỉnh cám ơn bà cụ nhiều.

 

* 1. Cụ thiếu mất câu thứ hai trong cùng tục ngữ này. Tôi xin ghi lại cả hai trong cùng một câu để hầu cụ:

"Hạ trùng bất khả dĩ ngữ băng

Tỉnh để oa bất khả dĩ đàm thiên."

có nghĩa:

Trùng mùa hạ sao nói được băng

Ếch đáy giếng sao bàn trời nổi.

Ý nói: Ba tuổi ranh con mà nói chuyện ông Bành Tổ.

2. Câu tục ngũ thứ 2 này có nghĩa:

"Ăn nhiều không ngon miệng,

Nói lắm chẳng đáng tiền."

Ta cũng có câu nghĩa tương tự:

"Ăn lắm thì hết biết ngon,

Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ."

3. "Nói nhiều, lỗi lắm"

Vì vậy mới tục ngữ ta mới có lời ca dao khuyên răn: "Nói hay hơn là hay nói"

4. Câu thứ tư này có nghĩa: "Trời gieo tai họa còn mong thoát, Mình tự gieo tai khó thoát vòng."

 

Cư sĩ Tịnh Sơn Garden Grove: Nghe nói Phật bỏ lối tu khổ hạnh có thật không? Bà cụ có đọc sách nào nói về sự kiện này. Nếu bà cụ nhớ xin nhắc hộ.

* Sự kiện này có thật. Đức Phật có một thời gian đến sáu năm chuyên tu khổ hạnh, nên sức khỏe bị giảm sút quá nhiều. Ngày Ngài ngự đến ven dòng Ni Liên Thiền, nàng Na Đà cùng nàng Ba La nhìn thấy Ngài quá gầy yếu bèn bàn với nhau lén đi nặn sữa một con bò mập mạp rồi mang đến dâng cúng dường cho Phật. Và, cũng kể từ đó lối tu khổ hạnh không còn nữa.

 

Nguyễn Anh Hùng, San Lucas Dr. Houston: (qua Dick) Chữ "DỤNG" có nghĩa là DÙNG, có mấy nét.

* DỤNG là DÙNG có 5 nét.

 

Cụ Vũ Thùy Yên Brookhurst, Orange County, CA. Tôi có nghe câu thành ngữ "Lạm Vu Sung Số", vậy bà cụ có biết câu thành ngữ này không?

* Vâng. Tôi cũng được biết đại khái như thế này: "Đời nhà Tề, có vua Tề Uyên Vương, thích âm nhạc. Nhạc cụ làm cho nhà vua thích nhất là "Nhạc Vụ". Đó là một cái kèn gồm 36 ống tre trí vào một cái bình thủy tinh, thổi ra tiếng nhờ có lưỡi gà đồng, làm người nghe phải mê mẩn tâm thần. Thường thường ban nhạc này gồm có 300 người hợp nhau hòa tấu cho nhà vua thưởng thức.

Lúc bấy giờ có một người tự xưng mình là Nam Quách Xứ Sĩ, tìm cách tâu lên nhà vua, là mình cũng là một tay hòa nhạc không kém gì với những tay trong ban nhạc của triều đình. Nhà vua chấp thuận. Về sau Tề Tuyên Vương băng hà, thái tử lên nối ngôi vua chạ Tân Vương cũng ham chuộng nhạc, song lại không thích hòa tấu:

_ Trẫm chỉ muốn thưởng thức độc tấu. Vậy các khanh người nào có tài riêng gì lần lượt lên trình diễn cho trẩm được cùng thưởng thức với.

Lần lượt từng người lên trổ tài trước mặt nhà vua. Khi gọi đến tên Nam Quách Xứ Sĩ liên tiếp cả bao nhiêu lần vẫn không thấy xuất hiện. Thì ra, nhà nhạc sĩ này sợ bị lộ chân tướng bất tài của mình đã bỏ xa bay cao chạy từ bao giờ rồi. Vì vậy mới có câu:"Lạm Vu Sung Số".

 

Cư sĩ Tịnh Hải Nan Độ Orange County CA. Thủ Lăng Nghiêm kinh là gì? Bà cụ nhớ xin nhắc hộ. Cám ơn thật nhiều.

* "Kinh Thủ Lăng Nghiêm là bộ kinh đại thừa. Nội dung của kinh hàm dưỡng tư tưởng Thiền quán và mật giáo. Thiền quán là truy về cội nguồn tự tánh chân tâm. Mật giáo là thần chú với sức vạn năng tiểu trừ nghiệp chướng.

Kỳ sau xin thảo luận tiếp với cư sĩ.

Mộng Tuyền

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002