Đại Chúng số 79 - phát hành ngày 1/8/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới


CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM: MỘT HÌNH THỨC ĐÁNH GIẶC MƯỚN DO BỌN PHẢN QUỐC, CON BUÔN CHIẾN TRANH, THỰC HIỆN BẰNG XƯƠNG MÁU ĐỒNG BÀO NGAY TRÊN QUÊ HƯƠNG... NGUYỄN VĂN NGÂN CŨNG NHƯ BẤT CỨ AI ĐÃ TỪNG THAM GIA CUỘC “CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM”, DÙ LÀ C.S. HAY Q.G., ĐỀU ĐẮC TỘI VỚI DÂN TỘC VÀ TỔ QUỐC!

ĐẶNG VĂN NHÂM
(bài 3, tiếp theo)

CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM HAY CHIẾN TRANH TAY SAI?

Trong 2 bài trước tôi đã phân tách và dẫn chứng khá tường tận sự  dốt nát đến thảm hại của cựu phụ tá chính trị Nguyễn Văn Ngân, liên quan đến 2 vấn đề mà Ngân đã nêu lên: “người quốc gia không có chỗ đứng trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm", và “muốn chống CS, miền Nam phải có một chế độ phát xít kiểu Hitler"!

Nay, bất đắc dĩ tôi phải tiếp tục mổ xẻ thêm về vấn đề “chiến tranh ủy nhiệm" vẫn do Ngân đề cập đến, để độc giả hải ngoại chư quân tử thấy rõ hơn chân tướng và thực chất của viên cựu phú tá đặc biệt chính trị của đại tội đồ dân tộc Nguyễn Văn Thiệu.

Đọc bài phỏng vấn Ngân, qua vấn đề chiến tranh ủy nhiệm ở VN  trong thời gian Thiệu và tập đòan tướng lãnh cầm quyền cai trị ở miền Nam (11. 63 - 4. 75), chúng ta có cảm tưởng Ngân chỉ là một anh học trò dốt đang leo lẻo trả bài học thuộc lòng, mà thực sự trong đầu rỗng tuếch. Theo nhận định của tôi, cũng như của những người đứng trên lập trường dân tộc, cuộc chiến cốt nhục tương tàn đã diễn ra ở VN trong mấy chục năm trời, khiến xương phơi thành núi máu chảy thành sông, giữa 2 phe Cộng Sản và Quốc Gia không thể gọi là: “chiến tranh ủy nhiệm “, mà phải chính danh nó là: “chiến tranh tay sai!" do một nhóm người chuyên môn đánh giặc mướn, con buôn chiến tranh, lợi dụng thời cơ, đem bán rẻ máu xương của đồng bào và dùng ngay quê hương đất nước của mình làm diễn trường cho cuộc đối chọi giữa 2 thế lực đại cường: Nga (cộng sản) và Mỹ (tư bản), để mưu cầu danh lợi.

Muốn lĩnh hội thấu triệt điều này, thiết tưởng chúng ta phải chịu khó lội ngược dòng thời gian, lui về tận khi đệ nhị thế chiến mới chấm dứt. Lúc đó, trên bình diện quốc tế, Stalin đã công khai bộc lộ tham vọng bành trướng đế quốc đỏ. Stalin cho hồi sinh tổ chức đệ tam quốc tế “Komminform" (10.47) thay cho “Komminter" đã giải tán từ mấy năm trước. Stalin dùng tổ chức “Komminform” đưa các cán bộ CS trung kiên với chủ thuyết Mác Xít và nước mẹ Liên Sô, thuộc đủ mọi quốc tịch, đã do Nga đào tạo, để đưa về quê hương, khắp nơi trên thế giới, cướp chính quyền. Tạm kể như: Hồ Chí Minh (VN), Kim Nhật Thành (Bắc Triều Tiên), Mao Trạch Đông (Tàu),  Fidel Castro (Cuba), Wladyslaw Gomulka, BoleslawBierut (Ba Lan), Alexej Cepika, Vaclav Nosek, Rudolf Slansky (Tiệp Khắc), Imre Nagy, Janos Kadar (Hung Gia Lợi)... Nhưng đặc biệt nhất là trường hợp của Đông Đức. Ngày 30.4.1945, Stalin cho Walter Ulbricht và Wilhelm Pieck là những đảng viên CS trung kiên, trở lại Đức để xây dựng đảng CS Đức, hầu lãnh đạo nước “Dân Chủ Cộng Hòa Đức (German Democratic Republic/ Deutche Demokratische Republik).

Chính việc khai sinh ra nước Dân Chủ Cộng Hòa Đức (Đông Đức), năm 1949, đã đẻ ra cuộc “Chiến Tranh Lạnh" (Cold War) giữa Nga và Mỹ. Cuộc chiến tranh lạnh này đã kéo dài đến 40 năm, kể từ ngày 7.10.1949 cho đến ngày 9.11.1989, tức là khi bức tường Bá Linh sụp đổ.

Ngay từ năm 1946, tổng thống Truman, khác với Roosevelt,  đã kịp nhận ra  tham vọng bành trướng đế quốc đỏ của Stalin. Vì thế, bắt buộc TT Truman đã phải thay đổi hẳn chính sách của HK, từ hòa hoãn sang đối đầu với Nga Sô, bằng chiến lược “be bờ, đắp đê” (endiguement) của Georges Kennan. Sự kiện  đối đầu nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng Bá Linh vào khoảng cuối tháng 6.1948.

Song trước đó một năm, khởi từ năm 1947, người Mỹ đã khai sinh ra “chương trình chấn hưng kinh tế Âu Châu”, danh xưng tiếng Anh là “European Recovery Program”, tên Pháp là: “Programme de relèvement pour l’Europe”, nhân lễ trao bằng ở viện đại học Harvard, ngày 5.6.1947,  do ngoại trưởng George Marshall chủ xướng. Để cho dễ nhớ, báo chí thời bấy giờ gọi tắt là “kế hoạch Marshall” (Plan Marshall). Kế hoạch này nhắm tài trợ,  giúp cho các nước Âu Châu vay tiền cuả Mỹ để có khả năng mau chóng phục hưng nền kinh tế châu Âu, sau cuộc tàn phá khủng khiếp cuả đệ nhị thế chiến. Nên biết, tình trạng thiếu thốn và đói khổ  khủng khiếp nhất đã diễn ra ở Âu Châu vào mùa đông những năm 1946-47. Dân chúng Âu Châu thiếu thực phẩm, không có than đốt lò sưởi, các ngành kỹ nghệ đều bị tê liệt, sắt thép vắng bóng trên thị trường, mà các chính phủ Âu Châu lại không có tiền. Tình trạng Âu Châu lúc bấy giờ chẳng khác nào kẻ bị chết đuối, nước đã ngập lên đến mũi. Trong khi đó chỉ có một nước Mỹ duy nhất còn đủ khả năng về mọi mặt. Với “kế hoạch Marshall” chánh phủ Mỹ đã trợ giúp ngay 12 tỷ MK trong đợt  đầu, cho 16 nước  Âu Châu gồm: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Anh, Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan, Băng Đảo (Island), Ý, Lục Xâm Bảo, Na Uy, Thổ... Trong đó riêng Pháp được hưởng 2 tỷ MK.

Khối 16 nước Âu Châu kể trên đã họp chung (conférence des Seizes) để thảo luận về chương trình này ngày 12.7.47, tại Quai d’Orsay, Pháp quốc.

Khởi đầu, “kế hoạch Marsahall” cuả Mỹ và các nước Tây Âu vẫn không loại bỏ Nga Sô. Nhưng lúc bấy giờ Nga Sô đang theo đuổi mục tiêu xây dựng “đế quốc đỏ”, chủ trương khống chế các nước Đông Âu, gồm: Ba Lan, Hung, Tiệp v.v... trong đôi bàn tay sắt máu cuả mình. Hơn thế nữa, Stalin còn đánh hơi được mục tiêu chính trị cuả Mỹ đã gói ghém khá kỹ trong “kế hoạch Marshall”, nên Stalin đã cự tuyệt, không chịu tham gia khối “des Seizes” (16 nước) nằm trong kế hoạch Marsahll cuả Mỹ. Stalin không  muốn để cho một hình thức cộng đồng quản trị cuả các nước Tây phương, chịu ảnh hưởng cuả Mỹ, sẽ áp đảo các lân bang Đông Âu, làm giảm thiểu khả năng bành trướng cuả chủ thuyết CS quốc Tế do Nga Sô lãnh đạo.

Riêng đối với các nước khác, thuộc thành phần kém mở mang, nền kinh tế yếu kém, lực lượng quân sự thô sơ, cùng với các nước thuộc loại cựu thuộc địa đang bị  CS đe dọa trực tiếp, hoặc bị nạn CS lũng đoạn ngay từ trong nước, kể từ Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, sang Yémen, rồi đến Đông Dương, Đại Hàn, Đài Loan, Nhật Bản và các quốc gia trong vùng Đông Nam Á... Người Mỹ  ngăn làn sóng đỏ CS bằng chính sách viện trợ cả kinh tế lẫn quân sự. Những quốc gia nào nằm trên vị trí chiến lược quan trọng, người Mỹ không ngần ngại tung quân vào đó, lập nên những căn cứ quân sự vĩ đại như một loại tiền đồn đủ khả năng ngăn chận làn sóng đỏ. Tức là một loại “biên giới mới” của Mỹ.

Giả thiết khi cuộc đối đầu với CS Nga Sô Viết không thể nào tránh được, chiến tranh thứ 3 phải bùng nổ, thì chỉ những nước đóng vai trò tiền đồn ấy, nơi biên giới mới ấy, sẽ không thoát khỏi trở nên những vùng chiến địa đẫm máu để bảo vệ cho sự an toàn của nước Mỹ và quyền lợi của dân tộc Mỹ.

Trong khung cảnh chính trị quốc tế như vậy, do vị trí địa dư đặc biệt, nằm sát bờ biển Thái Bình Dương, tự nhiên nước VN đã trở thành một cửa ngõ mở ra trước ngã tư quốc tế.

Về mặt chính trị, lúc bấy giờ VN là một quốc gia thuộc địa của Pháp, chưa kịp thu hồi độc lập, đã bị thực dân tiếp tục tái xâm lăng, nên đã không thể nào thoát được sự dòm ngó của Hoa Kỳ. Trong con mắt của người Mỹ, với chiến lược “be bờ “để ngăn làn sóng đỏ, nước VN đã đóng một vai trò chiến lược vô cùng quan trọng.

Hơn thế nữa người VN lại là một dân tộc vốn đã bị dày xéo hàng ngàn năm liên tiếp bởi chiến tranh ngoại xâm và nội chiến, đồng thời còn bị liên tiếp các triều đại hôn quân bạo chúa, quan lại hủ lậu, khiếp nhược, yếu hèn của nhà Nguyễn cai trị dã man, và đối xử như loài giun dế gần 2 trăm năm kể từ thời Gia Long Nguyễn Phước Ánh (1804) đến Bảo Đại (1945), khiến cho dân trí bị ngu muội, trì độn và khiếp nhược, nên dễ dàng trở thành những môi trường rất thuận lợi cho bọn lưu manh chính trị,  mãi quốc cầu vinh, đầu cơ chiến tranh trục lợi cá nhân.

Như thế, dù cho Nguyễn Văn Ngân gọi cuộc chiến ở VN đã qua là “chiến tranh ủy nhiệm" hay dùng bất cứ một thứ danh từ hoa mỹ nào khác vẫn không sao che đậy được thực chất của một thứ chiến tranh tay sai, và những kẻ cầm đầu cuộc chiến tranh ấy ở VN, kể cả 2 miền Nam-Bắc đều là những tay đánh giặc mướn, con buôn chiến tranh, đã cam tâm bán rẻ xương máu của đồng bào cho ngoại nhân, đồng thời đẩy đất nước vào cuộc chiến tranh phi dân tộc hàng mấy chục năm trời!

Trong thời kỳ đó, nếu phóng tầm mắt ra khỏi biên giới quê hương đau khổ, ta sẽ thấy có các nước “không liên kết" kiểu thế giới thứ ba, hay “trung lập" kiểu Ấn Độ (Nehru), Nam Tư Lạp Phu  (Tito) và Ai Cập (Gamal Abdel Nasser)... Riêng trong vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương, nhiều tiểu nhược quốc, cựu thuộc địa, cùng một hoàn cảnh như VN, đã  dành được độc lập một cách khá dễ dàng mà không phải tốn hao bao nhiêu xương máu. Từ đó một câu hỏi sẽ được nêu lên:

-  Tại sao các dân tộc đó lại được may mắn và hữu phước đến thế?

Câu trả lời chẳng cần phải tìm đâu xa. Chỉ bởi các dân tộc đó đã không đẻ ra những hạng lưu manh chính trị, quen sống phè phỡn trên những đau thương tủi nhục của đồng bào, sẵn sàng ngoan ngoãn làm tay sai, phục vụ cho quyền lợi của ngoại nhân như: Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Bảo Đại, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên v.v…

 

KHỐI THỨ BA, “PHI LIÊN KẾT” LÀ GÌ? TẠI SAO VN KHÔNG CÓ MẶT?

Viết đến đây, tôi cảm thấy  hình như Nguyễn Văn Ngân và một thiểu số đồng đảng “tay sai, đánh giặc mướn” cho ngoại bang, hãy còn muốn cố gắng bào chữa cho đại tội “rước voi về dày mồ”, nên bất đắc dĩ tôi phải dẫn chứng thêm đôi điều về “khối thứ ba”, hay còn gọi là “khối phi liên kết”, hoặc “khối trung lập”... Và tại sao cả Nam lẫn Bắc VN đều không chịu gia nhập khối đó, hầu tránh cho đồng bào và đất nước bị chết chóc, tan hoang?

Khai sinh ra khối này, thoạt tiên do tư tưởng về “tiers – monde” cuả Alfred Sauvy và Georges Balandier, công bố vào ngày 17.4.55, tại hội nghị Bandoung,  trước sự hiện diện cuả đại biểu 29 nước Á-Phi họp tại Bandoung, ở Indonésia. Tư tưởng cấu thành “tiers-monde” dưạ trên căn bản thực tế cuả tình hình chính trị toàn cầu thời bấy giờ. Sau đệ nhị thế chiến, các chế độ thực dân khắp nơi trên thế giới bị suy thoái nặng nề. Các nước có nhiều thuộc điạ ở Á-Phi như: Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Hoà Lan, Bồ Đào Nha... đều bị co cụm và rút lui trước phong trào kháng chiến chống  thực dân cuả quần chúng các nước bị trị. Nhiều phong trào giải phóng đã thành công, và đã đem lại độc lập cho nhiều nước Á-Phi. Như thế, với tư cách những quốc gia độc lập, các nước Á –Phi ấy có quyền được tham gia Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Vì vậy, từ đó trong Liên Hiệp Quốc bắt đầu nảy mầm ra một khối mới, gọi là “khối thứ ba”, ngoài hai khối đã hiện diện và đối đầu từ lâu là: Tư Bản và Cộng Sản.

Nên biết, trước đó, ngay trong cuộc chiến ở Iran, người ta đã nghe Mossadegh đưa ra chủ thuyết “équilibre négativ”(quân bình phủ định), để chống lại chính sách “theo đuôi” các cường quốc Tây phương cuả những nước nhược tiểu. Mặt khác, thủ tướng Nehru cuả Ấn Độ, trong bài diễn văn  khai mạc “Hội Nghị Các Quốc Gia Á Châu Không Liên Kết” nhóm họp tại New Delhi ngày 23.3.47, còn tuyên bố một câu đại khái như sau:” Chúng ta, những nước Á Châu, từ lâu vốn đã bị đặt dưới quyền cai trị cuả ngoại nhân. Nhưng bây giờ tất cả những điều đó đã thuộc về quá khứ. Chúng ta mong ước, từ nay chúng ta sẽ đứng trên đôi chân cuả chính mình và sẵn sàng cộng tác với bất cứ ai, nhưng không chấp nhận chịu làm trò chơi cuả kẻ khác!”

Đến ngày 22.1.48, Michel Aflak, một lãnh tụ Ả Rập lại tung ra lời khuyên các nước Ả Rập nên theo đuổi đường lối chính trị trung lập trước hai khối đối nghịch (une politique de neutralité vis-à-vis du conflit entre les 2 blocs).

Trong thời gian ấy, tình hình chiến tranh ở Đông Dương vẫn đang gay cấn, và đã nảy sinh ra rõ rệt 2 khuynh hướng đối chọi một mất một còn là: Cộng Sản (do Hồ Chí Minh lãnh đạo, dưới sự bảo trợ cuả Nga-Tàu) và Quốc Gia (do  Bảo Đại lãnh đạo, dưới sự đỡ đầu cuả Pháp với sự yểm trợ ngầm cuả đồng minh Anh –Mỹ sau lưng).

Để tìm kiếm giải pháp hoà bình cho Đông Dương, lúc bấy giờ 12 quốc gia Á châu, còn gọi là khối Bandoung, gồm: Ấn Độ, Tích Lan, Tây Hồi (Pakistan) Miến Điện, Indonésia... thuộc khối trung lập đã nhóm hội nghị tại Colombo từ ngày 5.4. đến ngày 2.5.54, nhưng vô hiệu quả, vì  cả 2 phe Nam-Bắc VN đều nghe theo lệnh quan thầy chống phá.

Nhưng, khối Bandoung không liên kết vẫn không nản chí,  vài tháng sau (tháng 12.54) lại tổ chức một phiên họp khác tại Bogor, gần thủ đô Jakarta cuả Indonésia, để thảo luận về “vùng hoà bình” (Zone de paix). Trong số danh sách 25 nước được mời, người ta thấy có: A Phú Hãn (Afghanistan), Arabie-Seoudite, Birmanie, Cambodge, Ceylan, Trung Cộng,  Ghana, Ai Cập, Éthiopie, Ấn Độ, Irak, Iran, Indonésia, Nhật, Jordanie, Lào, Liban, Liberia, Libye,  Nepal, Pakistan, Philippines, Soudan, Syrie, Siam (Thái Lan), Thổ, Nam NV, Bắc VN, Yémen... Nhưng đáng tiếc thay cả 2 miền Nam-bắc VN đều vẫn tiếp tục chống phá, ngoan ngoãn  theo lời ngăn cản cuả quan thầy, không tham dự hội nghị này. Hành động như vậy, nhà cầm quyền cả 2 miền Nam-Bắc VN đã cam tâm làm tay sai, chủ trương chính sách “theo voi hít bã miá, theo đóm ăn tàn”, đem quê hương làm mồi cho lưả đạn, đem thân xác cuả hàng triệu đồng bào vô tội ra làm bia thử võ khí cuả ngoại bang,  để mong được vinh thân phì gia, và có cơ hội đè dầu cỡi cổ dân lành, ngu dại.

 

KẾ HOẠCH BAO VÂY ĐỊCH.

Như trên đã tình bày, sau đệ nhị thế chiến, tình hình chính trị thế giới ngày càng thêm căng thẳng, nhất là thái độ đương đầu gay cấn, quyết liệt giưã 2 khối: Tư bản và Cộng Sản, hay nói cách khác, giưã Nga-Tàu và Anh- Mỹ. Đặc biệt, kể từ năm 1950, sau khi đã chiếm được toàn thể Trung Hoa lục điạ với trên một tỷ dân, quân Trung Cộng ngày càng trở nên hung hăng. Trung Cộng đã trực tiếp đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến Cao Ly, với chiến thuật “biển người”  thí mạng cùi... khiến chánh quyền Mỹ không khỏi  dè dặt.

Để ngăn ngưà làn sóng đỏ đang nổi lên như những ngọn sóng thần khủng khiếp trên khắp mặt điạ cầu,  kể từ năm 1947 đến 1954, nếu chính phủ Mỹ không sớm đề phòng chắc chắn sẽ không tránh khỏi thảm hoạ bị cô lập, rồi bị áp chế hay bị khuynh đảo. Nền an ninh và thịnh vượng cuả nước Mỹ sẽ bị lâm nguy. Vì thế, ngoài những tổ chức “be bờ” như  OTASE ở Đông Nam Á Châu, và CENTO ở Trung Đông,  người Mỹ còn cố tạo thêm  một vòng đai liên kết khác nhằm chặn đứng tham vọng cuả Stalin và Mao Trạch Đông. Vì thế mà ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã  dưạ theo chủ thuyết “be bờ” (endiguement) cuả Georges Keynnan, mà tạo ra một “vòng bao vây quân địch” goị là “cordon sanitaire” trên khắp mặt địa cầu. Vòng đai “cordon sanitaire” này cuả Mỹ đã lôi cuốn các dân tộc: Đức, Cao Ly, Trung Hoa, Yémen, và Việt Nam... vào cuộc chiến, và riêng biến đất nước cuả 2 quốc gia Cao Ly và VN thành diễn trường thử lửa hàng mấy chục năm trời, máu chảy thành sông, xương chất thành núi.

Cùng một loại con buôn chiến tranh, đầu cơ xương máu của đồng bào và bán rẻ quyền lợi của quê hương, các nhà lãnh đạo cả 2 miền Nam-Bắc VN trong thời gian qua đã chẳng khác gì nhau về mọi mặt. Nhưng nếu phải so sánh chi ly về hậu quả của riêng từng chế độ ở mỗi miền Nam-Bắc, ta phải thành thực nhìn nhận: Với thân phận nhược tiểu, nghèo đói, dân trí u mê, lạc hậu... nếu bắt buộc phải làm tay sai, tôi mọi cho tư bản Tây phương, người ta vẫn còn kiếm được bát cơm ăn và còn được hưởng chút tự do tối thiểu. Ngược lại, đáng thương thay, một nửa dân tộc VN miền Bắc đã kém may mắn, bị  tập đoàn lãnh đạo cưỡng bách khép vào vòng nô lệ CS Nga Sô, dưới gông cùm sắt máu, vừa đói khổ thiếu thốn triền miên, lại mất hết cả tự do!

Nhưng dù vậy đại tội làm tay sai đánh giặc mướn cho ngoại bang của giới tướng lãnh quân phiệt miền Nam cùng với nhóm gia nô loại Nguyễn Văn Ngân vẫn là... tội ác! Không ai có thể lấy tội ác này che đậy cho một tội ác khác.

Tội ác cuả tập đoàn tướng lãnh cai trị miền Nam càng phải được lịch sử phán xét nghiêm khắc hơn nưã, khi chúng ta ngoảnh mặt nhìn sang lân quốc Nam Hàn. Cùng một hoàn cảnh chính trị, cùng một vị trí địa dư tương tự, cùng một cảnh nội chiến cốt nhục tương tàn vì chiến tranh ủy nhiệm, nhưng giới tướng lãnh cầm quyền cuả Nam Hàn còn biết nghĩ phần nào đến hoàn cảnh đất nước và thân phận cuả đồng bào họ mà kềm chế bớt lòng tham nhũng, đam mê, và lo toan xây dựng đất nước, để ít ra ngày nay cũng được trở thành một con rồng kinh tế trong vùng trời Đông Nam Á.

Ngược lại, giới tướng lãnh cầm quyền cai trị miền Nam, chẳng những đã không biết  yêu thương tổ quốc, lại không cả biết đến sự hy sinh lớn lao vô bờ bến cuả 25 triệu quần chúng đói nghèo, mà ra tay bóc lột, vơ vét thêm, cho đến kỳ xơ xác, điêu đứng vẫn chưa chịu buông tha, khiến đến nỗi thảm cảnh ngày 30. 4.75 mới có dịp xảy ra, tạo thêm nhiều thảm cảnh đẫm máu và nước mắt hơn nưã!...

Ôi mối hận nước mất nhà tan như thế này, đối với người có chút lòng yêu quê hương dân tộc, làm sao ngậm miệng cho đành?!

Chẳng những thế, sau khi đã trốn ra được hải ngoại, giới tướng tá đánh giặc mướn cho ngoại bang  hãy còn thèm khát bả công danh, tiếp tục giở trò “mặt trận kháng chiến bịp”, lập ra “chánh phủ Ma” (chánh phũ Nguyễn Hữu Chánh, gồm các tướng Linh Quang Viên, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Duy Hinh, Lâm Ngươn Tánh v.v...!) để lường gạt tiền bạc và lòng tin cuả đồng bào. Chưa hết, giới tướng tá đánh giặc mướn ấy còn  tiếp tục kéo bè kết cánh tạo băng đảng thổ phỉ, nhân danh “quân đội VNCH” để  khống chế tinh thần, và trấn lột tài sản cuả đồng bào tị nạn. Than ôi, thảm hoạ này biết đến bao giờ mới chấm dứt?!

 Trong khi đó Nguyễn Văn Ngân vẫn hãy còn đủ chai lì, cả gan lên tiếng bênh vực và bào chưã cho chế độ và tội lỗi trong quá khứ cuả các chủ tướng.

 

THIỆU LÀ NGƯỜI BIẾT NHỤC?.

Vì những đại tội như thế, nên ngày nay, ở hải ngoại, không một ai cho phép Nguyễn Văn Ngân được quyền  đem những hậu quả tội ác nặng nhẹ của 2 miền Nam-Bắc [như đã nêu trên] để bào chữa cho tội ác của nhóm tướng lãnh bất tài, tay sai đánh giặc mướn cho ngoại bang ngay trên phần đất của quê hương mình mà ca ngợi bằng những câu nguyên văn trong bài phỏng vấn như sau: “… các thời đệ nhất và đệ nhị CH tại miền Nam VN dù không hoàn hảo, nhưng phải công nhận đó là những chế độ chính trị tốt đẹp nhất trong lịch sử  VN cho đến nay"(sic!).

Đồng thời, không một ai là người VN có chút trí khôn chịu chấp nhận những lời bào chữa xu nịnh và chạy tội cho Thiệu có tính cách ngụy biện của Ngân như: “Nếu định nghĩa chính trị là nghệ thuật của thỏa hiệp, thì ông Thiệu là người làm chính trị giỏi... Ông là người  biết nhẫn nhục và có khả năng tự kiềm chế rất cao, mặt khác lại là con người có tinh thần quốc gia biết nhục"!

Ông Ngân khen Thiệu là người làm chánh trị giỏi, ta sẽ xét lại trong một đoạn sau. Nhưng còn chuyện Ngân khen Thiệu là người quốc gia biết nhục, ta phải trả lời ngay bây giờ. Chuyện này vưà có tính chất trẻ con lại kèm thêm chút xỏ lá vặt. Ông Ngân đã chứng  minh đức tính “biết nhục” cuả Thiệu bằng câu chuyện kể về thái độ và hành động cuả Kissinger khi vào dinh Độc Lập gặp Thiệu như sau: Hôm sau, gặp Ngân, Thiệu kể lại thái độ cuả Kissinger với giọng còn tức giận: ”nó ngồi như thế này này – Thiệu nhái lại điệu bộ cuả Kissinger – nằm dài trên ghế, ưỡn bụng lên. Thái độ nó như một thằng thực dân. Tôi muốn cho nó một bạt tai, nhưng “thương con nên phải chiều vú...”

Trời ơi, loại ngôn ngữ và dự tính phản ứng đối với một đại diện ngoại bang cuả một ông tổng thống lãnh đạo cả một nưả dân tộc miền Nam VN mà như thế, chẳng khác nào một bà già trầu miệt ruộng, mà Ngân vội cho là “người quốc gia biết nhục”!!!

Nên nhớ “Thiệu muốn cho Kissinger một bạt tai” mới chỉ là một ý nghĩ vưà chợt loé lên trong đầu cuả Thiệu rồi tắt ngấm ngay chẳng khác nào một  tia chớp. Tia chớp đó đã diễn ra thực hay chỉ là lời bịa sạo cuả Thiệu không một ai kiểm chứng được. Vậy căn cứ vào đâu để ông Ngân vội vàng  kết luận tâng bốc cho rằng Thiệu là “người quốc gia biết nhục”?

Theo tôi, lối kết luận như thế cuả ông Ngân chẳng khác nào chuyện một anh chồng vào một buổi sáng kia vưà nghe cô vợ kể chuyện giấc mơ trong đêm, bất chợt “bị thằng phải gió nó đè em ra”, liền vội vàng to tiếng chửi mắng vợ:

_ ”Mày là đồ đĩ!”

Khi kết luận vợ là “đồ đĩ”, người đàn ông đó đã tỏ ra thiển cận và mù quáng. Bởi cái tội làm đĩ không thể xảy ra trong giấc mơ và càng không thể là một hành động bất chợt nhất thời! Người đàn bà đó chỉ thực sự  là “đồ đĩ” khi nào đã “đi khách” thường xuyên, hay đã họp chợ trên bụng mỗi ngày!

Cùng một cách như thế, cộng đồng người VN hải ngoại chỉ có thể tin ông Thiệu là “người biết nhục”, khi nào ông Ngân chứng minh được với những bằng cớ vững chắc hơn. Còn giai thoại có tính cách ngẫu nhiên  mà ông Ngân vưà kể trên, trong con mắt cuả những kẻ tinh đời, chẳng qua chỉ là những trò tâng bốc lẫn nhau kiểu phường tuồng! 

Bởi thế, cho đến nay, theo tôi, cũng như những người am tường thời sự, ai cũng nghĩ: Nếu tẩu tướng Thiệu là người “biết nhục", chắc chắn đã không ra tay đục khoét cho đất nước tan hoang, không cai trị ngoài hiến pháp, dung dưỡng cả một tập đoàn tướng lãnh tay chân tha hồ tham nhũng, thối nát, mua quan bán chức, buôn lậu xì ke ma tuý, dùng Nguyễn Cao Thăng và Nguyễn Văn Ngân để biến hai ngôi nhà lập pháp thành 2 nơi chưá toàn hạc gỗ, và biến Giám Sát Viện và cơ quan Tư Pháp thành những thứ công cụ hợp thức hoá tham nhũng cuả chế độ...

Vả chăng nếu Thiệu là kẻ biết nhục đã không đời nào chịu chuồn khỏi VN giữa đêm tối trời cuối tháng 4.75 như một tên đạo tặc!

Nếu Thiệu “biết nhục" đã làm" Hara Kiri” như các sĩ quan quân đội Thiên Hoàng năm 1945. Và gần đây nhất, nếu Thiệu biết nhục đã bắt chước tướng Mỹ Jeremy Mike Boorda, tự sát vào tháng 5.1996, chỉ vì báo Newsweek đã nêu lên thắc mắc về 2 chiếc mề đay có chữ “V" trên ngực áo của ông. Hai chiếc mề đay ấy tưởng thưởng công trạng phục vụ của ông trên các chiến hạm USS Craig và USS Broke từ năm 1965 đến 1973, trong cuộc chiến ở VN.

Tướng Boorda đã dám dùng cái chết để bảo vệ danh dự của ông chỉ vì một nghi vấn rất nhỏ. Ngược lại, trong cuộc đời làm tướng không mấy vẻ vang, khi lãnh đạo đất nước lại chất chứa đầy những tội lỗi tủi nhục ê chề, nước sông Đồng Nai không rửa sạch, và sau ngày 25.4.75 cho đến bây giờ ở hải ngoại hãy còn tiếp tục sống trong vũng bùn ô nhục, tẩu tướng Thiệu vẫn lì lợm vênh vang tụ tập khuyển mã (điểm mặt thấy có nữ dân biểu Diệp, Đỗ Kiến Nhiễu, Lê Văn Tư, Mạch Văn Trường, Chung Tấn Cang, Lâm Ngươn Tánh...) vẫn luôn luôn xưng hô với nhau “tổng thống” và thiếu tướng, chuẩn tướng, đại tá đô trưởng v.v... y hệt như dưới triều đình “quân đội VNCH” ngày xưa, trong khi đạo quân này đã bị tướng nằm vùng Dương Văn Minh khai tử từ ngày 30.4.75, thì Thiệu đâu phải là người biết nhục!

 

THIỆU LÀM CHÍNH TRỊ GIỎI?!

Bây giờ nói đến tài làm chính trị giỏi cuả ông Thiệu. Tôi không biết bạn đọc bốn phương  đã nghĩ như thế nào về lời khen này cuả ông Ngân. Chắc ai cũng phải bĩu môi nói: “Xí! Làm chính trị giỏi mà để mật nước, thân trốn chạy giưã đêm khuya như thằng ăn trộm!”

Riêng tôi, có thể chủ quan chút đỉnh đấy, song vẫn có thưà bằng chứng để nói to lên cho mọi người biết rằng: Tẩu tướng Thiệu chỉ là một con buôn chiến tranh, một tay lưu manh chính trị hành động đúng tiêu ngôn chỉ đạo “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Đóng vai tay sai cuả Mỹ trong 10 năm trời (1965-1975), Thiệu chỉ lo nhặt nhạnh tiền bạc, tài sản, vun quén cho điạ vị và quyền lợi cá nhân cùng gia tộc nội ngoại cuả ông ta mà thôi. Còn quần chúng và binh sĩ sống lầm than, đói khổ mặc kệ, hay chết bỏ!

Trong chính phủ cuả Thiệu, người ta nhận thấy nhan nhản những sai lầm, có tính cách phản quốc hại dân, đâm sau lưng chiến sĩ trầm trọng, đáng lẽ phải lôi ra pháp trường cát từ lâu lắm rồi. Đáng kể nhất là các vụ sau đây:

1.- Năm 1965, thả Mười Hương, trùm điệp báo cuả CSBV. Mười Hương có chân trong chính trị bộ, đã được Hồ Chí Minh đích thân tiễn chân khi lên đường  cùng Lê Đức Thọ vào Nam, để thực hiện màng lưới điệp báo chiến lược. Mười Hương đã xây dựng  được các điệp viên lừng danh phá hoại miền Nam như: Phạm Xuân Ẩn, Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý v.v...

2.- Các điệp viên chiến lược cao cấp cuả CSBV đã len lỏi vào tận dinh Độc Lập,. Trong số đáng kể nhất là Huỳnh Văn Trọng từng được Thiệu phong chức cố vấn chính trị, ngồi sát nách Thiệu ngay trong dinh Độc Lập, chẳng khác nào phụ tá chính trị Nguyễn Văn Ngân! Ngoài ra, vợ chồng Thiệu  còn kết thân với Vũ Ngọc Nhạ và đối xử với Nhạ như một cố vấn tư  ruột thịt.

3.- Trao quyền lãnh đạo đảng Dân Chủ, một đảng cầm quyền, cho những tôi tớ tay sai ngu dốt về chính trị như Nguyễn Văn Ngân và BS Trần Minh Tùng (tổng thơ ký)!

4.- Dùng tiền bạc và đặc quyền buôn lậu các mặt hàng quốc cấm để mua chuộc bọn dân biểu, nghị sĩ gia nô, phá hoại chế độ, biến các cơ chế dân chủ cuả quốc gia thành một trò bịp trắng trợn trước mắt quần chúng. [muốn biết đầy đủ hơn, xin đọc thêm bộ sách BMHTCTMN cuả Đặng Văn Nhâm đã phát hành].

5.- Sợ bị quân đội đảo chánh và tôn giáo lật đổ, theo lời Ngân tự thú nguyên văn: “Thiệu phải đi tìm sự ổn định từng ngày. Để làm được điều đó, ông phải luôn luôn thoả hiệp”. Như vậy, chẳng cần phải tìm đâu xa, quả thật rõ ràng Thiệu lãnh đạo đất nước trong 10 năm trời mà chẳng có được một chương trình nào lâu dài quá hai ngày, và hoàn toàn không có một chủ đích gì cả, vì phải luôn luôn thoả hiệp!

Tóm lại, một kẻ làm chính trị đầu óc hoàn toàn trống rỗng, chẳng hề có một chút chương trình hoạt động nào, hay đường lối gì, phản ứng  kiểu “gặp chăng hay chớ “, hành động kiểu tùy hứng, tuỳ tiện, tuỳ thời kiểu đi đánh “bầu cuá cá cọp”, hay “hốt me” ngoài chợ, mà Nguyễn Văn Ngân dám khen là làm chính trị giỏi, thì quả thật dân tộc VN đã đến thời mạt vận!

Song le, nghĩ sâu xa thêm một chút, nếu có ai kia quen thói “nâng bi” mà khen Thiệu làm chính trị giỏi, ta có thể trách  cứ được. Nhưng ngược lại, người khen Thiệu làm chính trị giỏi lại chính là một tay phụ tá đặc biệt về chính trị cuả Thiệu trong mấy năm trời thì ta đành phải ứ hự. Vì như thế chính là màn tuồng quê muà cũ rích  “mẹ hát con khen hay” đấy! Hoặc nói theo kiểu ông Trần Văn Hương khi mắng Dương Văn Minh hồi cuối tháng 4.75 là: “Nó vẽ lấy buà mà đeo” đấy!...

Bề ngoài Ngân nói lời khen Thiệu, nhưng thực ra Ngân chơi trò xỏ lá, ngầm  ám chỉ Thiệu chỉ là một thứ “bình vôi”. Trên thực tế, Ngân tự khen mình. Vì ai cũng biết Ngân vốn là phụ tá đặc biệt chính trị cuả Thiệu, được Thiệu trọng vọng và tin dùng. Vậy, nếu ông “bình vôi” mà  làm chính trị giỏi, thì đích thực là do Ngân chỉ đạo, chứ còn ai vào đó nưã! Phải không?

 

NHỮNG HỆ QUẢ TẤT NHIÊN CỦA “CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM"

Bây giờ trở lại vấn đề “chiến tranh ủy nhiệm”. Như đã trình bày, ai cũng phải nhận thấy cuộc “chiến tranh ủy nhiệm" mà phụ tá Ngân đã nói trên chỉ nhắm mục đích phục vụ thuần túy cho quyền lợi của nước Mỹ và người Mỹ. Quyền lợi của dân tộc và đất nước VN đã bị bọn con buôn chiến tranh gạt bỏ hẳn ra ngoài, từ đầu. Thử hỏi sau khi “cuộc chiến tranh ủy nhiệm" trên đất nước ta đã chấm dứt thì người dân thường 2 miền Nam Bắc được hưởng những gì, nếu không là cảnh gia tình tan nát, cha xa con, vợ lìa chồng, nhà cửa, tài sản bị cướp đoạt?... Ngược lại, các giới cầm quyền chóp bu, bọn tay sai Nga-Tàu và Mỹ đều vẫn no nê phè phỡn trên đống tiền của mà họ đã vơ vét được!

Như thế hệ quả hiển nhiên của loại" chiến tranh ủy nhiệm" là đẻ ra một lớp người xu nịnh cường quyền, úy hãi ngoại nhân, khinh miệt đồng chủng và đồng bào. Đó là về mặt tư tưởng. Còn về mặt vật chất, bọn tay sai ngoại nhân nào cũng thế, từ Aâu sang Á đều có xu hướng tham tiền, háo danh, háo sắc. Họ hành động tham nhũng, thối nát, hối mại quyền thế, trấn lột, vơ vét càng nhanh càng nhiều càng tốt, bất kể hậu quả.

Riêng cựu  TT Thiệu, là một tay sai điển hình của ngoại nhân, mà cũng là chủ tướng của Nguyễn Văn Ngân, nơi đây tôi xin lược kê một số tội ác của ông Thiệu  để chính ông ta hoặc phụ tá Ngân có dịp công khai lên tiếng biện minh. Báo Đại Chúng- không như các loại báo chợ khác cuả đám lưu manh chính trị - cam đoan sẽ công bố nguyên văn không sai sót một dấu chấm hay phẩy trong bài biện minh của hai ông, để độc giả bốn phương thưởng lãm và tham gia ý kiến hầu thêm rộng đường dư luận.

Dưới đây là sơ lược những đại tội của TT Thiệu trong thời gian cầm quyền ở miền Nam từ 1965 đến 1975, mong được phụ tá Ngân trả lời:

1.- Công khai đòi Nguyễn Cao Thăng phải nạp 20 triệu bạc, với ngụy cớ: ủng hộ quỹ tranh cử cuả Thiệu năm 1967. Các nhân chứng: Cựu nghị sĩ Nguyễn Gia Hiến, tục gọi Hiến Béo (đã chết), Nguyễn Hữu Tiến, và Trần Ngọc Nhuận (còn sống, hiện cư ngụ ở S. José, Cali.). Ngoài ra tôi còn giữ băng thu thanh.

2.- Đổi chức tổng trưởng Tài Chính cuả chính phủ cho Hà Xuân Trừng, em cuả Hà Xuân Dư (hiện ở Mỹ), lúc đó mới 26 tuổi, chưa từng làm nghề gì, để lấy một biệt thự sang trọng, trị giá lúc đó khoảng 300 ngàn Mỹ Kim,  cuả Trừng nằm bên bờ hồ Léman, gần trụ sở hội Quốc Liên, tại Thụy Sĩ.

3.- Năm 1966, với tư cách chủ tịch UBLĐQG (tương đương quốc trưởng), ngoài quyền chiếm ngụ dinh Độc Lập, dinh Gia Long, và các dinh số 1, 2, 3, 4, toạ lạc tại Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt, và Ban Mê Thuột, Thiệu lại còn tham lam chiếm ngụ bất hợp pháp thêm 2 căn nhà nữa trong cư xá bộ Tổng Tham Mưu. Nên biết, lúc đó Thiệu đã có riêng một căn rồi!

Chưa đủ, Thiệu còn tự động ra lịnh  trích ngân sách QG lấy thêm 30 triệu bạc mặt với lý do để tu bổ và trang hoàng cho 2 căn nhà riêng mới đó. Tuy vậy, Thiệu vẫn không chịu chi khoản tiền đó ra, mà lại triệu dụng cả một đại đội công binh, cùng một nhóm kỹ sư, giáo sư trang trí kiến trúc biệt phái đến làm việc riêng cho mấy căn nhà riêng ấy hàng cả tháng trời.

4.- Sau khi đã đắc cử tổng thống, Thiệu đã chiếm hữu vô quyền một thưả đất công thổ thuộc thị xã Đà Lạt, nằm kế bên bờ hồ Xuân Hương, rộng đến hơn 3 mẫu tây, trị giá thời bấy giờ khoảng trên 60 triệu bạc, để xây cất tư dinh và thiết lập hoa viên, dành làm nơi an dưỡng tuổi già sau này. Đến năm 1970, Thiệu ra lịnh cho ty Công Chánh điạ phương hợp tác với mấy đại đội Công Binh sử dụng các loại máy cày, máy ủi đất, xe hủ lô làm đường... dùng vật liệu gạch, cát, vôi, vưã, xi măng, nhựa đường... do ngân sách QG và bộ Công Chánh đài thọ để khởi công...

5.- Chưa đủ, Thiệu còn  lạm quyền bắt chước thương phế binh “cắm dùi” thêm mấy mẫu đất nưã nằm trên quốc lộ 1, gần Gia Rai, và mấy trăm mẫu khác ở Long Khánh và trong tỉnh Gia Định. Nên nhớ: Những vụ chiếm đoạt đất cát này đã bị Uỷ Ban Bài Trừ Tham Nhũng cuả cha Trần Hữu Thanh (em cuả cha Quý ở Huế) nêu lên từ hồi cuối năm 1974 ở Sài Gòn.

6.- Khoảng đầu thập niên 70, tiền đâu, vợ Thiệu đã tậu một  ngôi biệt thự nguy nga đồ sộ, toạ lạc trên một thưả đất rộng mênh mông cuả chủ nhân Tây đồn điền cao su Đất Đỏ (Plantation des Terres Rouges) với giá trên 98 triệu đồng?

Đây là một vụ tròng tréo lung tung ngay từ đầu, chứng tỏ Thiệu đã nhúng tay rất sâu vào âm mưu này. Bởi Thiệu thưà biết, nếu không che đậy kín đáo, thì nội vụ sẽ đổ bể tùm lum trước dư luận quần chúng, làm bẩn mặt Thiệu. Do đó, khởi đầu Thiệu để cho Nguyễn Xuân Nguyên, anh em cột chèo cuả Thiệu, chồng cuả Hảo Heo, em gái của Nguyễn Thị Kim Anh, vợ Thiệu, đứng tên thương lượng và ký chi phiếu trả tiền. Sau khi mọi giá cả và điều kiện đã được đôi bên, kể cả việc Thiệu  bằng lòng cho phép chủ Tây đồn điền được chuyển ngân theo hối xuất chính thức số tiền khổng lồ đó về Pháp, Nguyễn Thị Kim Anh mới ra mặt ký giấy tậu mãi bất động sản đó. Vợ chồng Thiệu tưởng như thế đã che đậy được dư luận và con mắt soi mói cuả nhà báo. Chẳng dè Thiệu có khôn mà không ngoan, đã giấu đầu nhưng vẫn để lòi đuôi ra. Nguyễn Xuân Nguyên, chủ tịch công ty Hải Long, nhập cảng phân bón, đã đào đâu ra mà bỗng chốc có được trên 98 triệu bạc để trả tiền mua dinh thự cho vợ Thiệu?

7.- Dư luận báo chí và quần chúng trở nên sôi nổi, khiến Thượng Viện bắt buộc phải lập ra một Ủy Ban Điều Tra đặc biệt về công ty Hải Long, làm ăn phi pháp, đầu cơ phân bón cuả Nguyễn Xuân Nguyên, đặt dưới quyền  điều khiển cuả nghị sĩ Trần Trung Dung. Đến lúc đó, Thiệu  biết không thể nào bưng bít được, đành phải mời hết Uỷ Ban Điều Tra cuả Thượng Viện, gồm cả nghị sĩ Trần Trung Dung vào dinh Độc Lập để trình bày hồ sơ nội vụ.  Sau đó, Thiệu đã dùng quyền ngang nhiên giữ luôn hồ sơ lại, và mời các nghị sĩ ra về tay không!...(Bạn đọc và Nguyễn Văn Ngân muốn biết tường tận chi tiết hơn xin đọc thêm quyển 3 BMHTCTMN cuả Đặng Văn Nhâm đã phát hành).

Theo tôi được biết, lúc bấy giờ, nghị sĩ Trần Trung Dung biết mình đã bị Thiệu lạm quyền xử ép để ém nhẹm hồ sơ vụ  đầu cơ phân bón và giá gạo cuả N.X. Nguyên, mà trong đó có phần ăn chia cuả vợ chồng Thiệu, nên ức lắm. Nhưng ông ta đành phải ngậm miệng, vì chính bản thân ông cũng đang quản thủ một số dinh cơ tài sản cuả gia đình họ Ngô, bên nhà vợ, hiện cho Mỹ thuê và được trả thẳng bằng Mỹ Kim, tiền tươi đàng hoàng. Đây là một việc phi pháp có tính cách lũng đoạn và phá hoại nền kinh tế tài chính cuả quốc gia. Như thế, nếu ông Trần Trung Dung không biết khôn, mà cứ giở dắm giở cứt ra, thì Thiệu sẽ chẳng ngại gì mà không cho khui vụ cho Mỹ thuê bất động sản lấy Mỹ Kim bất hợp pháp cuả ông ta ra.

Tóm lại, dưới thời Thiệu cai trị, bọn tai to mặt lớn trong chính quyền đã ngầm thoả hiệp chia chác và bao che, dung túng lẫn cho nhau trong mọi dịch vụ bất hợp pháp. Chỉ có giới lính tráng, dân ngu cu đen không biết gì là chịu thiệt mà thôi!

Chế độ miền Nam vì thế mà bị băng hoại!

8.- Thiệu đem cả thân nhân gia đình  nội, ngoại vào chính quyền, và chia chác miếng đỉnh chung, toa rập trong những vụ đầu cơ gạo, bán gạo ra mật khu cho VC cuả chị Sáu Huyết, mẹ cuả Hoàng Đức Nhã. Vụ này có hay không, phụ tá Ngân hãy trả lời. Trước khi trả lời, ông Ngân hãy đọc cho kỹ bộ sách BMHTCTMN cuả cùng một tác giả bài này.

9.- Thiệu sai Nguyễn Ngọc Huy, đàn em cuả Lê Văn Hiệp, đảng viên Đại Việt cánh Nguyễn Tôn Hoàn, lãnh tụ đảng Cấp Tiến, đối lập cụi, vào mật khu điều đình với VC để lập chính phủ  3 thành phần, biến chủ trương “4 không” thành “4 có”. Như thế tức thị Thiệu và Huy đã ngầm đâm sau lưng chiến sĩ VNCH đấy. Thủ phạm đích thực sờ sờ trước mắt, ngay trên đất Mỹ đấy, các ngài “cựu chiến sĩ oai hùng” cuả quân đội VNCH có biết không? Tại sao đến nay mọi người đều nín khe như vậy?!

10.- Thiệu chứa cán bộ điệp báo chiến lược cuả CSBV ngay trong dinh Độc Lập, gồm: cố vấn chính trị Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ... Sau này theo lời ông Kiểu còn có thể gồm cả Nguyễn Văn Ngân nữa. Vậy, ông Ngân nghĩ sao?

11.- Thiệu đã dùng Nguyễn Cao Thăng để tung tiền ra mua chuộc lũ gia nô trong 2 ngôi nhà lập pháp. Sau tháng 4.1970, Thăng chết vì bịnh ung thư,  Thiệu tiếp tục dùng Nguyễn Văn Ngân, cho thay thế vai trò cuả Thăng, để tiếp tục đóng vai mua chuộc bọn gia nô trong 2 ngôi nhà lập pháp, tổ chức bầu cử gian lận từ thượng, hạ viện đến hội đồng tỉnh, làm cho chế độ ngày càng thêm thối nát.

Trong thời gian này, thường xuyên liên lạc với Thượng Hạ Viện, Ngân mới dan díu với một cô nhân viên tốc ký khá xinh, về sau Ngân lấy luôn cô này... Kể sơ chuyện này vào đây tôi chỉ cốt nhắc cho Nguyễn Văn Ngân đừng vội làm lơ về các tội lỗi do chính ông đã tạo ra về mặt chính trị trong 2 ngôi nhà lập pháp dưới chế độ đệ nhị CH mà tôi sẽ  đề cập đến trong phần cuối bài. Ông Ngân nên nhớ, bây giờ nhân chứng còn sống sờ sờ  ở hải ngoại khá nhiều. Trường hợp điển hình là ông Trần Văn Trọng, chiến sĩ SĐ 7 BB, đã lên tiếng trong một bài đã đăng trên Đại Chúng số 77 vừa qua. Ngoài ra còn nhiều dân biểu và nghị sĩ nữa!

12.- Thiệu đã trực tiếp nhúng tay vào những dịch vụ buôn lậu ma tuý (thuốc phiện, bạch phiến) xuyên qua Đặng Văn Quang, và bao che cho các tay chân bộ hạ như: Chung tấn Cang, Lâm Ngươn Tánh(Hải Quân), và các dân biểu Hạ Viện trong các dịch vụ buôn lậu hàng quốc cấm, thuốc phiện, bạch phiến,  vàng y, lịch cởi truồng, đồ xa xỉ phẩm, lậu thuế v.v...(muốn biết rõ hơn hãy đọc thêm quyển 3 BMHTCTMN cùng một tác giả).

13.- Mặt khác, về phương diện nữ sắc, Thiệu còn đem dâng chức dân biểu cả cho tình nhân như: Trần Thị Kim Anh, tục danh bà Cyrnos, chủ Bar ở Vũng Tàu và cô Diệp, em vợ đồng thời cũng là vợ cuả Nguyễn Cao Thăng, mà sau này làm “kế thất” luôn cuả Thiệu... Ấy là chưa kể đến những vụ loạn dâm cuả Thiệu đối với vợ con các tướng tá bộ hạ như: vợ tướng Trần Văn Trung, Phạm Quốc Thuần v.v...

 

KHÔNG NÊN SỚM CHẠY TỘI!

Đó mới chỉ là sơ lược 13 đại tội tham nhũng, thối nát quan trọng bực nhất cuả tẩu tướng Thiệu. Ngoài ra còn không biết bao nhiêu vụ lem nhem đáng kể khác, nhất là mặt hoang dâm vô độ và “gia đình trị” tôi không đem vào đây làm chi. Vậy thử hỏi, trong bài phỏng vấn nhan đề “TIẾT LỘ NHỮNG BÍ MẬT HẬU TRƯỜNG CHUNG QUANH TỔNG THỐNG THIỆU”, tại sao ông Nguyễn Văn Ngân  không hề đề cập một lời nào đến những chuyện “BÍ MẬT HẬU TRƯỜNG CHÍNH TRỊ” kể trên đây?

Có lẽ nào ông Ngân không biết chút gì? Cũng có thể ông Ngân đã biết, nhưng muốn bênh vực, chạy tội cho chủ tướng, mà cũng là chạy tội cho chính mình nưã, nên ông đã không dám nhắc tới các chuyện tày trời kể trên?

Nhưng ông Ngân nên biết rằng: Sự thật và lịch sử  luôn luôn đi đôi với nhau như bóng với hình. Không ai có thể tách rời hình ra khỏi bóng được. Vả lại cũng không một ai, dù là bạo chuá, tàn ác dã man, lừng danh kim cổ như Néron, Tần Thỉ Hoàng Đế, Lữ Hậu, Võ Tắc Thiên... vẫn không một ai có thể xoá bỏ được dĩ vãng và che giấu được sự thật cuả lịch sử.

Vậy bây giờ làm công việc phân tách bài phỏng vấn cuả ông Ngân,  bàn về vấn đề “chiến tranh ủy nhiệm” mà ông Ngân đã nêu lên, tôi tự biết có hai hạng người không thể nào đồng ý được với tôi: Đó là những thành phần, thuộc cả 2 phe Cộng Sản và Quốc Gia, trong quá khứ đã từng can dự và đã được chia chác miếng đỉnh chung trong cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” trên đất nước ta. Dĩ nhiên trong đó có cả Nguyễn Văn Ngân!

Tuy nhiên, là một người sống bằng ngòi bút chuyên nghiệp từ thuở thiếu thời cho đến nay, tôi không thể đóng vai “phát ngôn viên” hay “luật sư biện hộ” cho một phe thụ nhiệm ngoại bang nào, cả CS lẫn QG, đã có tội đem chiến tranh vào tàn phá đất nước tôi và sát hại đồng bào tôi trên mấy chục năm qua. Tôi có bổn phận phải nói lên tiếng lòng trung thực cuả tuyệt đại đa số người VN trong khối thầm lặng, dù phải trả với bất cứ giá nào!

Đến bây giờ, sau 26 năm “chiến tranh ủy nhiệm” cuả ngoại bang đã tàn rụi, những vết lở lói, rách nát trên quê hương tôi, từ Nam ra Bắc, vẫn chưa được chưã lành, những chia ly đau thương, tang tóc cuả cuộc chiến cốt nhục tương tàn vẫn chưa được hàn gắn, và trong tương lai thảm cảnh đói nghèo, lạc hậu triền miên vẫn còn ám ảnh, tôi thiển nghĩ những người như ông Ngân – một đồng loã tay sai đã thực hiện cuộc chiến tranh ủy nhiệm vưà qua trên quê hương – hiện đang sống no nê phè phỡn ở hải ngoại không nên vội vàng lên tiếng bào chữa nguỵ biện để chạy tội và đổ tội lẫn cho nhau!

Nên biết, Cổ Ngữ đã nói: “Chưa có người nào hành vi và phẩm hạnh không đoan chính mà họ có thể yêu nước được!”.

(còn tiếp)

ĐẶNG VĂN NHÂM

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002