Đại Chúng số 76 - phát hành ngày 1/7/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới

ĐÒI ĐOẠN XA GẦN

Lãng Nhân

(tiếp theo kỳ trước)

 Xuất xứ... DANH NGÔN

Hồi đi lính khố đỏ, anh Tám Thẹo thường nghe tụi quan lính tẩy hay nói một đường làm một nẻo, đến khi sai trái thì tìm đường bào chữa:

“Fais ce que je te dis, mais ne fais pas ce que je fais” (làm theo lời ta nói, đừng theo việc ta làm).

Nhớ bài học này nên khi thấy những việc làm ngược đời của Cộng sản, anh bèn dõng dạc tuyên bố :

“Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn kỹ những gì CS làm”.

Câu này trở thành danh ngôn, được tuyên truyền rộng rãi. Đến khi anh Tám cuốn gói trong đêm khuya, dân chúng chép miệng bảo nhau: “nghe làm chi những lời thằng Tám nói, nhìn cho chán những gì thằng Tám làm...”.

 Xuất xứ... DANH NHÂN

Mới đó mà thoáng đã 26 năm rồi!
Hai mươi sáu năm rồi, từ một buổi sớm mai
Ngũ hổ: Nam, Hưng, Hai, Phú, Vỹ
Đã sinh vi tướng tử vi thần...
thì từ lúc đêm khuya, lũ Thiệu Kỳ đã cuốn gói lỉnh đi mất hút...

Người dân thở dài : Đã hèn đến thế thì trốn đi cho thoát, rồi chôn vùi một kiếp cho xong. Nào ngờ, khỏi vòng lại cong đuôi, ve vẩy bầy kế nọ mưu kia, nói năng bừa bãi, mong làm kiếp hàng thần lơ láo.

Hành động đốn mạt này khiến cho một đôi vợ chồng người tị nạn kia không khỏi than thầm cho vận nước vận dân. Người vợ vốn thường tình nhi nữ, nhẹ dạ tiếc cho vẻ huy hoàng của dinh Độc Lập, thương cho những mũ cao áo dài phải lủi thủi nơi đất khách quê người. Nhưng anh chồng thấy cần vạch trần sự thật, cho từ nay đừng ai còn lầm lạc trước những cái bề ngoài xảo trá bịp bợm nữa. Anh ta sao chép lại lời ghi của nhà văn Vịt Bầu sau đây để mong làm sáng mắt người thiên hạ :

1

Em hiểu không ? Dưới chế-độ Cộng–Hòa
Nhiều thằng tướng: sáu bảy vi-la, ba bốn vợ
Khối thằng thêm lò bánh mì đồ-sộ,
Tiền điện tính vào quân-phí bộ Quốc-phòng,
Tính vào máu lính tiền-đồn: bảo vệ biên-cương,
Tính vào xương chiến-sĩ xông pha trận-mạc,
Tính vào quả phụ đêm dài nước mắt,
Tính vào cô-nhi ngày muộn thèm cơm...    

2

Em hiểu không? Tản thương lính: thiếu máy bay
Một thằng tướng ngu-si, nham-nhở
Bắt trực thăng Lai Khê - Sàigòn
Mỗi sáng bay khứ hồi: mua phở
Cho nó ăn điểm-tâm lúc lính chết từng giây...

3

Những thằng tướng heo của xã-hội miền Nam
Tiền ăn-cắp gửi ngân-hàng bí-số
Tiền ấy: rút máu tươi binh-sĩ
Cắt, cưa thêm những cẳng những đùi
Nuốt trơn-tru cả những con-ngươi
Dù lính-chiến đã là phế-binh khốn-nạn
Chưa nư đâu! tướng nhai luôn xác tăng, vỏ đạn,
Vồ lương lính-kiểng, liếm-láp đấu thầu
Thẻ bài tân-binh quân dịch quặn đau
Như loài cá-tra, tướng hèn quẫy đớp

4

Chúng nó trốn, khi kẻ thù còn xa lắm
Còn Khánh-dương, nhảy-dù đang đánh thật hăng
Còn Thị-Nghè, lính văn nghệ diệt xe tăng,
Trước giờ ban lệnh đầu hàng
Tướng hèn đã đào ngũ
Có thằng tướng bẩm-sinh không xấu hổ,
Đứng chốn Sa-châu, nói phét: “Không đi”!
“Đứa nào đi sang Mỹ làm cu-li,
Còn vợ nó thì xoay nghề đĩ”
Vài hôm sau, nó âm thầm sang Mỹ
Những thằng tướng chạy dài, tướng bẩn,
Mặc quân-binh lâm-trận
Cộng-sản tràn vô, rắn đã mất đầu
Tổng-tham-mưu trưởng: cút từ lâu
Binh-sĩ tan hàng, sĩ-quan ngơ ngác
Trên hè phố Sài-gòn, tôi đi, ròng ròng nước mắt
Chiều ba mươi tháng Tư...

5

Em ơi, bây giờ những thằng tướng hèn đào-ngũ
Chúng ta xử bọn nó tội gì ?
Tội không gian dối: sự thật sờ sờ
Cả thế giới tự do đều biết:
Rằng chúng nó: những thằng mạt-rệp
Sống vinh quang, và sợ chết vinh quang
Đáng lẽ ra: chúng nó tự nhét giẻ đầy mồm
Ngồi câm miệng gặm tiền ăn-cắp
Đừng phát-ngôn thối tha, hôi-hám:
_ “Huynh-đệ chi binh giải-thoát giống nòi
Tổ-quốc lâm nguy, đồng-bào cần tướng”
Chúng nó không soi gương nên chẳng thấy mình quái tượng
Hình-thù lố bịch hơn con giáp mười ba
Thằng này tố bậy: tôi tình-nguyện vác cờ...
Thằng kia tháu cáy sảng: sang năm phục quốc!
Lưu-manh nhất: vẫn là con bọ nước
Đục tường hàng xóm, dẫn cả bọn xuống tàu
Trốn chui trốn lủi, khai báo: giúp đồng bào di-tản
Bọ Nước tướng-quân lập mưu “công-ty kháng chiến”
Lạc-quyên xổ-số: hũ gạo, phiếu tem
Những tinh-hoa của văn-võ bá-quan
Bịp đã dựng cơ-đồ “Bọ Nước”.

XÁC HÀI CHẶT NHỎ, XƠI HẾT CHO NGON (X.H.C.N.)

Một ngày cuối năm 75, người bạn cũ bấy lâu kẹt ở Bắc được giấy vào Nam tìm đến chơi. Uống vài chén đến lúc ngà ngà, anh tâm sự:

_ Tôi cứ tin tưởng là các anh sẽ ra ngoài đó giải phóng cho chúng tôi, không ngờ hôm nay tôi lại vào đây. Ngoài đó xơ xác chẳng có gì xứng đáng để đem làm quà, tôi phải cầy cục với bọn cao cấp mới xin được chút này để tặng anh, cái này tụi họ quý lắm đấy...

Anh rút torng túi ra một ống thuốc tiêm cỡ 10 phân khối, trong đó có thứ nước lờ lờ như máu cá, ngoài dán giấy in dòng chữ: - Cải Lão Hoàn Đồng.

Tôi đặt ống thuốc lên bàn, hỏi:

_ A, cái này là cái chất lấy ở nhau bà đẻ phải không?

_ Nếu là chất nhau thì có gì quý lắm. Nhau vừa lấy ra, thay vì đem chôn, người cho vào xấy rồi tán ra thành bột làm thuốc bổ, cái đó thường rồi. Ở nhà thường Cống Võng, trong khu hộ sinh lúc nào cũng sẵn một nồi cháo lớn trên bếp, hễ có cái nhau nào mới, người ta bỏ ngay vào cháo đun sôi, rồi múc ra uống sì sụp, tanh lộn mửa. Cái này văn minh hơn, dễ dùng hơn ...

_ Thế là bào thai thật à?

_ Thật, chứ không phải xạo như các sản phẩm khác của cộng sản.

_ Bào thai lấy ở đâu được nhiều mà chế thuốc?

_ Ở hoang thai. Cái trò sống tập thể nam nữ lẫn lộn trong các tổ chức của nhà nước, tránh sao được hậu quả tất nhiên. Lại nữa, đời sống khó khăn nuôi nổi hai ban đứa con đã vất vả lắm rồi, nếu lại thêm nữa thì khốn nạn, nên lỡ lại thêm bất ngờ thì cũng phải xin rút ra sớm cho nhẹ nợ.

_ Lấy bào thai còn sống, rồi chế bằng cách nào?

_ Không khó gì, cứ theo phương pháp uớp lạnh của Filatow mà biến chế thành thuốc chích.

_ Đành rồi. Nhưng trước khi đem ướp có phải hấp hay luộc chín không?

_ Ấy, phải để sống nguyên mới bổ chứ. Có cái bào thai 5,6 tháng đã đủ bộ phận, khi lấy ra đã co duỗi được, đôi khi mắt đã mấp máy mà đem vào máy lạnh, nhét không vừa, người ta còn phải chặt ra từng khúc nữa.

_ Ghê quá nhỉ! Máu rơi thịt nát tan tành ai trông mà chẳng thất kinh rụng rời. Thảo nào mấy cô y tá ở nhà thương Từ Vũ phải bỏ đi. Họ nói vì gớm tay quá mà đêm về thì cứ mê hoảng rùng rợn. Tôi không tin cộng sản là dã man đến  mức ấy.

_ Họ làm thuốc thì khi chích không thấy ghê lắm bằng khi họ đem xào xáo để ăn.

_ Nuốt làm sao nổi?

_ Anh đừng lo. Đã có một nhân vật cao cấp trong này ra ngồi chơn xơi nuớc ngòai đó. Một hôm được dự bữa tiệc thịt người, kinh tởm quá, nhưng vì quá lo cho địa vị, nên cũng phải nhấm nháp vài miếng nấm, miếng hành nấu độn làm gia vị, còn tụi cao cấp thì xuýt xoa khen ngon và cứ khuyến khích:

_ Đại bổ mà lại thơm, ăn đi kẻo hoài.

_ Thế thì họ mất hết nhân tính rồi ư?

_ Họ là duy vật còn làm gì có nhân tính.

_ Tôi nhớ đời Trần, quân Minh đã dọn cho Nguyễn Biểu một bữa cổ đầu người. Nguyễn Biểu ung dung ngồi ăn và khen:

Ngọc thiện trăng tu đã đủ muồi
Gia hào thêm có cổ đầu người
Nem công chả phượng còn thua béo
Thịt gấu gan lân cũng kém tươi

Rồi buông một câu hùng: mấy khi được ăn thịt quân Minh. Song đầu người này nặn bằng bột, nhìn thí ghớm ghiếc nhưng ăn thì không phải thịt đồng loại. Tụi này dã man hơn cả quân minh bầy cỗ bằng thịt đầu người thật.

_ Họ có tự cho là dã man đâu. Họ logic với họ đấy. Vì mất mùa đói kém, họ đề xướng ra chính sách 3 Khoan, khuyên thanh niên khoan yêu, trót yêu rồi thì khoan cưới, trót cưới rồi thì khoan đẻ. Vậy thì nếu trót có mang truớc hạn định của nhà nước thì nạo bào thai để khẩu hiệu khoan đẻ được tuân hành cho đúng luật. Bào thai nạo ra rồi vứt đi là trái với chủ trương tiết kiệm, kinh tế quyết định mà! Huống chi laị sẵn có cái phương pháp Filatow thần diệu thì dại gì mà không áp dụng để bổi bổ cho những lãnh đạo tài ba nhưng mắt mờ chân chậm. Mà kiện hàng nào lỡ chuyến sợ ươn, thì nấu lên mà ăn lấy bổ cho toàn thân theo cái thuyết “Ăn gan heo bổ gan, ăn hột dê bổ thận.” Lý lẽ của họ đanh thép lắm chứ.

XÔ HẾT CON NGƯỜI
XUỐNG HÀNG CHÓ NGỰA (X.H.C.N.)

Chỉ vài tháng sau khi Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh, những người trí thức đều bị ngược đãi, bị cô lập. Dù có thiện chí hòa mình với nếp sống mới, cũng cảm thấy lạc lõng vào hoàn cảnh ba mươi năm về trước, phần thì kinh tế suy sụp, phần thì các cấp lãnh đạo vì lạc hậu nên cũng ngoan cố. Chuyên viên khoa học kỹ thuật kẹt lại, chỉ tiếp nhận lệnh của trung ương mà thi hành chứ không được phép phát biểu ý kiến hay nhận xét riêng của mình.

Vì thế nên ai nấy đều mơ tưởng một sự giải thoát bằng cách đem khả năng ra đóng góp vào một cộng đồng thích nghi hơn xã hội trước kia và bây giờ, và nếu thấy không làm được ở trong nước thì bất đắc dĩ phải tìm đường đặt chí hướng ở nước ngoài trong khi đợi thời cơ thuận tiện để thực hiện ở quê hương.

Ngày lại ngày mòn mỏi trông chờ, không những không thấy có triệu chứng gì hứng khởi mà chỉ chứng kiến toàn những cách xử sự bỉ ổi ngu muội.

Một vài giáo sư Triết phải xoay sang đạp xe xích lô để độ nhật, vì cộng sản bảo Triết l duy tâm nên bãi chức.

Đạp xe xích lô trở thành một nghề cho nhiều công chức cũ, vừa kiếm được tiến khá hơn lương công nhân, vừa có dịp đi đó đây, nghe ngóng tin tức.

Một giáo sư gốc sĩ quan bị bọn cán bộ nghi ngờ kéo nhau đến xét nhà. Lúc họ ra về, một người lẹ tay bỏ túi cái đồng hồ báo thức rất xinh xắn.

Giáo sư trông thấy, chạy theo ra xin lại. Lập tức cán bộ lôi ông ra phường, và từ đó biệt tăm.

(còn tiếp)

Lãng Nhân

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002