Đại Chúng số 73 - phát hành ngày 15/5/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới

QUẦN CHÚNG MUỐN BIẾT SỐ TIỀN CỨU TRỢ NẠN NHÂN BÃO LỤT

BÀI 3

Sau khi TBĐC công bố lá thư của Linh Mục Nguyễn Văn Lý trong bài viết số 2 “Quần Chúng Muốn Biết Số Tiền Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt” đăng trong số 72 ngày 30 tháng 4 năm 2001 thì hầu như  “những thành phần cò mồi” đòi phỏng vấn LM Lý trên đài không còn dám lớn giọng phỉnh gạt đồng bào.  Cho đến hiện nay, ngay cả những phóng viên có tên tuổi đang làm việc cho chính quyền Việt Nam vẫn chưa được lệnh vào nơi quản thúc LM Lý để tìm hiểu sự tình.  Những tin tức quan trọng về ông hầu như đã bị giấu kín.  Người dân chỉ được nghe và biết về ông qua những bài viết đăng tải rộng rãi trên nhật báo Nhân Dân số ra ngày 6-3-2001, trong mục “Đời Sống Chính Trị” với một cái tiêu đề “Mượn Lốt Tôn Giáo, Làm Điều Xằng Bậy”.  Tiếp theo đó báo Lao Động số ra ngày 8-3-2001 cũng có bài “Ông Linh Mục Không Tu Tỉnh”.  Đọc xong những bài viết cáo buộc, bôi bác, nhục mạ Linh Mục Lý, chúng ta cũng không lấy đó làm lạ bởi bản chất của cộng sản là lấy chiêu  bài “cả vú lấp miệng em” để buộc tội, vu khống, chụp mũ để bắt bớ, trù dập những thành phần phản kháng bất lợi cho chế độ.   Điển hình là cuộc nổi dậy của người dân Tây Nguyên mới đây, cuộc bạo loạn ở Thái Bình, cuộc biểu tình của nông dân tỉnh Long An đòi lại ruộng đất vào năm 1990 (cuộc biểu tình nầy rất quy mô nhưng cả nước không ai biết. Tôi nhận được tin nầy do một người bạn từ Long An gởi thư cho biết và một phóng viên Báo Thanh Niên thuật lại trên một quán cốc bên đường khi bạn bè gặp nhau vào dịp cuối tuần).  Không hiểu có ai ở hải ngoại biết về cuộc biểu tình lớn nhất, âm thầm nhưng sôi sục cơn giận dữ của người nông dân Miền Tây đòi lại ruộng đất vào năm 1989 không?  Những người nông dân hiền hoà, chân chất, suốt đời lam lũ một nắng hay sương, cày sâu cuốc bẩm để đổi lấy chén cơm manh áo, và ruộng vườn là tài sản quí báu nhất của cha ông họ để lại đã bị nhà cầm quyền CSHN cướp đoạt.  Họ không còn gì hơn là đùm túm nhau, gồng gánh nồi niêu, xoong chảo, có người bỏ con nhỏ vào hai đầu thúng đi bộ từ Miền Tây vào Sài gòn để yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản trả lại ruộng nương cho họ.  Một nhạc sĩ già quê ở Miền Tây, từng tập kết ra Bắc đã ứa nước mắt, chép miệng than: “ Tội nghiệp dân tôi.  Ngày xưa họ không bao giờ biết đói là gì, vậy mà bây giờ phải lang thang đi bộ để đòi lại ruộng nương”.  Những người đầu nảo mà CS cho là “sách động các cuộc biểu tình chống chính quyền” đều bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt bớ, đánh đập, bỏ tù và gán cho họ nhiều tội trạng nghiêm trọng cho dù trong số đó có người có công với CS.

Trở lại vấn đề Linh Mục Lý, chúng tôi đã nhận được điện thư của người thông tín viên gởi từ Việt Nam qua như sau: “…chúng tôi cố gắng xin chính quyền để gặp Linh Mục Lý xác minh những hồ sơ mà bà Ngô Thị Hiền công bố nhưng vẫn chưa được sự chấp thuận.  Chính quyền rất lo tin tức về Linh Mục Lý lọt ra ngoài rộng rãi sẽ bất lợi cho họ, do tình hình Tây Nguyên căng thẳng với dân tộc thiểu số nổi loạn.  Nhất là sau khi cuộc viếng thăm đột ngột của một phái đoàn người ngoại quốc vào đầu tháng 4 vừa qua.  Nơi giam lỏng Linh Mục Lý đã trở thành “vùng cấm địa”.  Tôi nhận được tin từ TBĐC gởi sang cho biết Linh Mục đã tung lên Internet “Lời Kêu Gọi Số 9”.  Chúng tôi đã tìm hiểu sự việc nầy là điều bịa đặt.  Những ai cho rằng LM có thể nói điện thoại với họ trên đường dây quốc tế là những thành phần bất hảo, lạm dụng cần phải bị vạch mặt.  Hãy để cho ông được bình yên trong tâm linh ít nhất là vào lúc nầy…”. 

Dựa vào hồ sơ mà thông tín viên TBĐC cung cấp, chúng tôi xin thông báo cho quí vị đồng hương biết những chi tiết các thiệt hại sau cơn lũ lụt tháng 11-1999 tại giáo xứ Nguyệt Biều Phường Đúc, 170 Bùi Thị Xuân Huế như sau:

Giáo xứ Nguyệt Biều, xã Thuỷ Biều, thành phố Huế gồm có 1.895 hộ với 8.899 nhân khẩu.  Trong cơn lũ lụt kinh hoàng vừa qua, đã có 1.600 hộ bị đói nặng, đa số không có cơm ăn áo mặc, họ phải sống màng trời chiếu đất, lạnh lẽo và bệnh tật.  Có gia đình, thân nhân đã bị chết trôi trong cơn lũ lụt không tìm được xác.  Trẻ em, người già là những nạn nhân hết sức đáng thương.  Họ không chịu đựng được cảnh màn trời chiếu đất, đói khát nên có người đã chết.  Số người chết trong đó có 7 người và 1 người chưa tìm được xác.  Nhà cửa sụp đổ hoàn toàn gồm có bên công giáo 35 nhà, lương dân 355 nhà.  Một số nhà cửa bị hư hỏng nặng và xin được trợ cấp hay sửa chữa là 500 nhà.  Sau cơn lũ lụt, người dân đã mất hết cơ sở làm ăn hoặc các phương tiện làm ăn bị hư hỏng nặng cần sự giúp đỡ gồm có công giáo 26 hộ trong đó có hai quán hớt tóc, 1 nhà nuôi gà, 25 hộ nông dân mất hết lúa giống. Phía lương dân có 832 hộ trong đó có 130 hộ làm nghề, 702 hộ nông dân mất hết lúa giống.  Chẳng những người dân mất hết nhà cửa, ruộng đất, các phương tiện làm ăn mà của cải, vật chất, đồ đạc cũng trôi theo dòng nước lũ.  Những người bị thiệt hại nặng về vật chất gồm có 45 hộ công giáo và 1.151 hộ lương dân trong bốn thôn Đông Phước, Lương Quán, Trung Thượng, Trường Đá. Những mãnh đất màu mỡ nuôi sống người dân đã bị biến thành sông, đầm lầy và cát sỏi diện tích đã lên đến 40 hecta và 10 km đường đất nối liền các thôn bị đào sâu hoặc sình lầy không thể đi lại được.  Không thể nhìn cảnh đồng bào đói khát chết chóc, nhà tan cửa nát nên Linh Mục Trần Văn Quí và Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã cùng nhau phát động cuộc cứu trợ nạn lụt một cách cấp bách.  Với số tiền Tổng Giám Mục Huế, các ân nhân cứu trợ, hai Linh Mục đã làm được những công việc cứu giúp:

Cấp 10.240 tấm tôn cho 1.458 nhà (Thủy Biều 679, Thuỷ Xuân và Phường Đúc 779 tấm) trị giá 500.000.000 ĐVN.  Cấp gạo 9 đợt cứu đói  cho 1.450 gia đình, mỗi gia đình 59kg trị giá 220.000.000 ĐVN.  Trong đó có đợt Tết gồm cả gạo nếp, đường, dầu, mứt, hạt dưa cho 1.900 gia đình trị giá 65.000.000 ĐVN.  Cấp 220 bao quần áo, mũ và một số chăn, màng.  Nhiều phái đoàn cứu trợ đã tiếp phát nhiều đợt mì ăn liền, dầu, xà phòng.  Hai vị còn cấp lúa giống cho 702 gia đình, giúp cải giống 2 loại, mướp đắng và mướp hương, bí đỏ cho 1.700 hộ, trị giá 45.000.000 ĐVN, cung cấp thuốc chữa bệnh, giúp người bị thương 26.000.000 ĐVN.  Hai Linh Mục đã vận động hổ trợ 4 trường cấp 1, 2 và mẫu giáo sách vở và học phí cho 100 học sinh quá khó khăn đến hết tháng và cho 20 sinh viên đến hết tháng 11-2000 là 40.000.000 ĐVN.   Ngoài những viêc bận rộn trên hai vị còn phải lo hương đèn cho 7 người xấu số 4.000.000 ĐVN, an ủi những gia đình bị thiệt hại nặng nề mất hết phương tiện sinh sống 14.000.000 ĐVN, bảo trợ 40 gia đình quá nghèo đợt một 24.000.000 ĐVN, đợt hai 20.000.000 ĐVN cho một số hộ mượn giống đậu phụng 7.000.000 ĐVN.  Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Trần Văn Quí còn lo chạy kinh phí cho việc nghiên cứu thực tế hiện trường và chụp hình, sau đó mua xi măng chết rẻ để kè và chắn vệ đường, đổ đá băm đợt 1 và đợt 2 vào các con đường chính bị bùn và xói lở trị giá tổng cộng 247.000.000ĐVN.  Việc ổn định nơi ăn chốn ở, công ăn việc làm và các phương tiện sinh sống là điều cấp bách và hết sức cần thiết, do đó, hai vị đã cấp heo (gà) giống cho 600 gia đình, mỗi nhà 1 con 200.000 ĐVN, tổng cộng 120.000.000 ĐVN, cấp cây thanh trà, bưởi, sa-bô-chê cho 600 gia đình, mỗi vườn 100.000ĐVN tổng cộng 5.000.000ĐVN và đồng thời làm nhà hai đợt 1 và 2 cho 64 gia đình quá nghèo  trị giá tổng cộng 234.000.000ĐVN.   Ngoài việc lo cho giáo dân Nguyệt Biều, hai linh mục còn hỗ trợ cho hai giáo xứ nhỏ khác một đợt gạo cứu đói trị giá 11.000.000 ĐVN, chia xẻ với heo giống với Quảng Trị, Thừa Thiên, hổ trợ Quảng Nam, Buông Tằm, Lương Văn, giúp Hội Hướng Thiện Phật Giáo 2 lần, trị giá tổng cộng 222.000.000 ĐVN.  Hai vị còn cử người trong giáo xứ đến làm việc giúp Nhân Viên Ban Cứu Trợ và trang bị Văn Phòng Ban Cứu Trợ trị giá 28.000.000 ĐVN. 

Tính đến ngày 24 tháng 7-2000, số tiền chi phí cho cứu trợ nạn nhân bão lụt là 1.857.000.000 ĐVN.  Trong số tiền nầy đã được TTGM Huế và các ân nhân các nơi khác giúp là 1.570.000.000 ĐVN.  Hai Linh Mục còn nợ tiền tôn là 230.000.000 ĐVN. 

Trong phần 4: “NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY (ĐANG VẬN ĐỘNG, CHƯA CÓ TIỀN”, tính cho đến ngày 24 tháng 7 năm 2000, những kế hoạch mà Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Linh Mục Trần Văn Quí thực hiện vẫn chưa hoàn thành (DỰA VÀO HỒ SƠ VÀ CHỮ KÝ CỦA HỌ.  XIN XEM PHẦN NẦY CHO RÕ.  CHÚNG TÔI SCAN LÊN BÁO). Họ vẫn còn mơ ước có tiền để thực hiện dự án sắp tới.  Thế thì số tiền lớn nhất mà bà Ngô Thị Hiền kê khai trong hồ sơ gồm:

27-3-200: Nhờ LM Nguyễn Văn Lý chuyển đến nhiều nơi: (Hội Hướng Thiện, LM Nguyễn Hữu Giải, Quảng Trị, Quảng Nam…) $31,000.00.

8-6-2000: Nhờ Linh Mục Nguyễn Văn Lý chuyển đến nhiều nơi $14,000.00.

Tổng cộng $45,000.00 nầy sử dụng ra sao?  Theo lá thư Linh Mục Lý gởi cho LM Trần Văn Quí thì hai vị nhận trước sau từ bà Ngô Thị Hiền chỉ có $10.000 USĐ để trả nợ tiền tôn.  Vì sao cho đến ngày hai Linh Mục ký chung biên bản cứu lụt 24-7-2000, hai vị vẫn còn boăn khoăn không có tiền?  Quan trọng hơn nữa vì sao lá thư  của ông Nghiêu Minh và bà Ngô Thị Hiền đã không công bố trong hồ sơ cứu lụt? (XIN XEM EMAIL CỦA ÔNG NGHIÊU MINH VÀ BÀ NGÔ THỊ HIỀN GỞI CHO LINH MỤC TRẦN VĂN QUÍ.  CHÚNG TÔI SCAN TRÊN BÁO).  Ngần ấy câu hỏi và những nghi vấn mà đồng bào gởi thư yêu cầu bà Ngô thị Hiền Đài TNVNHN, Chủ Tịch UBTDTG đã hoàn toàn im hơi lặng tiếng.  Chẳng những như vậy, bà Ngô Thị Hiền đã không thành tâm xin lỗi cùng đồng bào mà bà còn tỏ thái độ coi thường dư luận, tung lên hệ thống Internet “Lời Kêu Gọi Số 9” để đánh lạc hướng dư luận, kêu gọi mọi người lắng nghe cuộc đàm thoại “cò mồi” với Linh Mục Lý giả hiệu vào ngày 19-4-2000 lúc 4 giờ chiều để lung lạc quần chúng.

Bà Ngô Thị Hiền Chủ Tịch UBTDTG và ban giám đốc Đài TNVNHN nếu không trả lời tất cả những câu hỏi của quần chúng về hai đợt cứu trợ Miền Trung và Miền Tây (trong đó Thầy Dòng Tu và Hội Hướng Thiện Cần Thơ nhận $20,000 mà không ai biết tên họ địa chỉ ở đâu), cũng như không nêu đầy đủ bằng chứng theo yêu cầu của quần chúng thì buộc lòng quần chúng sẽ nhờ đến luật pháp Hoa Kỳ buộc bà phải mở miệng.  Đó là giải pháp cuối cùng mà chúng tôi phải thực hiện để thoả mản mong muốn của quần chúng và đồng thời cảnh cáo những thành phần xấu xa, bịp bợm đã lộng hành ở hải ngoại từ mấy chục năm nay mà chưa bao giờ bị luật pháp trừng trị.  Chúng ta ở MỸ, chúng ta tiếp thu nền văn minh lớn nhất của nhân loại nhưng chẳng lẽ nào chúng ta không có luật pháp?  CSVN chỉ sử dụng luật rừng nhưng dù sao luật rừng nầy còn còng đầu được những tên cán bộ đã từng ăn cắp, ăn chặn tiền cứu trợ nạn nhân bão lụt.  Điển hình nhất là vụ ở Nghệ An.  Nếu chúng ta không  trị tội được bọn bịp ở hải ngoại thì luật pháp Hoa Kỳ còn thua luật rừng của mấy ông CSVN.  Đã đến lúc, chúng ta phải thức tỉnh và hành động theo lẽ phải và đạo lý làm người.

Vân Nam