Đại Chúng số 72 - phát hành ngày 30/4/1975

Duramax

Chương II

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Lãng Nhân

Xóa Hận Cừu Ngay (X.H.C.N.)

Ít lâu sau, dân chúng coi mòi dễ thở hơn, vì thấy ủy ban quân –quản tỏ ra hòa hoãn, như có vẻ muốn thực thi đường lối hòa giải dân tộc vẫn tuyên bố xưa ray. Rồi một hôm có thông cáo: quân nhân từ thượng sĩ trở xuống phải trình diện để đi học tập 3 ngày. Những người bất đắc dĩ phải tuân lệnh, trong lo sợ phập phồng vì chưa biết chính sách mới lành dữ thế nào. Song ba ngày sau, ai nấy thở phào nhẹ nhõm khi được cho về yên ổn. Xong đợt này, các sĩ quan, công chức, dân biểu, đảng phái, được lệnh đi học 10 ngày. Mọi người chuẩn bị quần áo, lương thực, vui vẻ đi ghi tên, yên trí đằng nào cũng phải sống với họ, thôi thì chiều lòng họ một chút, 10 ngày chẳng là bao, cho xong đi, rồi còn yên phận làm ăn. cho nên phòng trình diện tấp nập, nhiều quân nhân hưu trí đã 5,10 năm, những đảng viên các nhóm quốc gia ngủ li bì từ 54, cũng rủ nhau đến đăng ký.

10 ngày qua, chưa thấy ai trở về, rồi 20 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng đằng đẵng cũng trôi qua, không có tin tức gì về gia đình. Bấy giờ mới vỡ ra rằng: nhà nước cộng sản không Xóa Hận Thù Ngay như người ta tưởng, mà trái lại:

Xiềng Hết Cừu Nhân. Tính ra, ngụy quân, ngụy quyền, ngụy dân, cả những người từng chống chế độ cũ, gần một triệu người, bị giải đi những nơi rừng thiêng nước độc, tự khai hoang mà cất nhà ở, tự trồng cấy lấy lương thực, nhất là phải tự mình đối phó với những bất trắc của đời sống rừng núi. Ban ngày đã vất vả cực nhọc thân xác, đêm về lại trằn trọc buồn tủi về tinh thần:

Và cứ thế, đợi chiều mong chóng tối

Tối mong đêm, xắp gối lại mong ngày,

Oâi chán nghẹn, những mùa mưa cũ mới

Cứ bảo trời không khóc mướn thương vay

Ấy là chưa kể những sự hành hạ tàn nhẫn của bọn coi tù. Một nạn nhân thoát được ra ngoài đã kể lại cảnh ngộ một người bạn cùng tù:

Nguyễn Văn Tùng, trung úy P.B., trình diện ngày 27/6/75, ở trại T4/HT L19-HT 7590 thuộc F500 trung đoàn 307 (chuyển giữ tù binh).

Địa danh: Thành ông Năm hay là Liên Đoàn 5 công binh, Hóc Môn (cách Sài Gòn 28km).

Sơ lược: khoảng 25 tuổi, thư sinh trói gà không chặt nhưng lanh lẹ, vui tính, sinh truởng trong một gia đình khá giả miền Trung.

Sau 6 tháng học tập tẩy não và lao động quá cực nhọc Tùng viết bản kháng thù trao cho đội trưởng nhờ đưa cho quản giáo, nội dung như sau:

1. Hãy trả tự do cho chúng tôi, học như vậy đã đủ. Hơn nữa chúng tôi không có ý chống phá cách mạng. Chúng tôi buông súng đầu hàng không có nghĩa là thua cách mạng nhưng là theo lệnh cấp trên. Chúng tôi muốn trở về xây dựng gia đình, giúp ích xã hội (như cách mạng muốn xây dựng XHCN)

2. Nếu không trả tự do, phải phát lương cho chúng tôi. chúng tôi không thể không có ăn, mặc, thuốc men, mà học tập lao động như một con vật. Như vậy, XHCN tốt đẹp, khoan hồng, độ lượng ở chỗ nào?

3. Cho chúng tôi được quyền tự do về tư tưởng, nói sự thật những điều mắt thấy tai nghe. Và cách mạng cũng phải nói sự thật: đây là trại tù hay trại học tập? Lao động tốt, học tập tốt là như thế nào mới được thả về? Tự do đi lại: trại học tập gì mà bắt học viên nhốt như thú vật, không chỗ ở (mỗi người 6 tấc bề ngang), không quần áo, rách rưới như ăn mày.

Kết quả: Tùng được ban quản giáo mời lên, nói là để giải quyết những vấn đề trên. Nhưng anh em đợi mãi không thấy về. Hôm sau anh em đem cơm lên thấy Tùng đang nằm, hai chân đã gãy ngang vế, mặt sưng bầm tím, máu rỉ hai bên tai và khóe miệng. Dĩ nhiên Tùng không ăn được cơm. Theo lời người đem cơm, bác sĩ chẩn bệnh nói Tùng sẽ chết trong thời gian rất ngắn.

Thế nhưng sau đó 7 ngày Tùng vần còn sống. Cơm đem lên cho anh, vệ binh kiểm soát rất ngặt: chỉ được đưa một nắm cơm, chút muối và một ca nước. Không cách nào đưa được thuốc và bông băng, chỉ trộn được ít thuốc vào cơm.

Lần hồi Tùng tỉnh lại, ban quản giáo gọi lên nhưng không hỏi han gì, chỉ chửi và đánh túi bụi; nào mày là phản động, tay sai của đế quốc Mỹ, muốn xúi giục bọn tù làm loạn, nào là chúng tao không phải không giết chúng mày được nhưng tiếc viên đạn, v.v.... Vừa chửi vừa dùng AK dộng vào mặt, vào ngực, vào chân tay. Rồi nhốt anh vào hầm. Lạ thay, hai tháng sau, anh đứng dậy được, dù rất yếu. Chân đã gãy mà bây giờ men theo tường đi được.

Tháng 7/77, anh bị chuyển qua T 4. Ơû đây anh lại chống đối và chửi rủa, chúng đánh cho gãy cánh tay. Anh em lại xin thuốc, giã nhỏ trộn vào cơm và nước để nuôi anh. Nay anh đã cử động được một cách khó khăn.

Một chính trị viên được cử tới bảo anh em khuyên Tùng đừng chửi bới cộng sản, sẽ được về chung sống với nhau, nhưng Tùng nói:

·    Các anh hãy yên tâm, chúng nó không dám giết tôi đâu. thể xác tôi không đau bằng lý trí, tôi đủ sức chịu đựng. Tôi không chết, không bao giờ chết.

Đó là nguyên văn lời anh Tùng. Ngày tôi ra đi, anh vẫn còn ở T 4 Hóc Môn.

Trong khi ở nhà, thân nhân người học tập, mẹ mong con, vợ mong chồng, thật não lòng hết sức. Chàng thì đi cõi xa mưa gió, cực hơn nữa là không biết cõi xa ấy ở về phía nào. Mãi đến khi được giấy phép đi tiếp tế, mới biết đich xác, bây giờ lại phải lo kiếm ra tiền để mua lương thực và ăn đường. Thế là bao nhiêu mới cũ trong nhà khuân hết ra chợ trời. Thê thảm nhất là khi nghe anh ba tàu đi rao ngoài hẻm: ai có vàng bán hông? Nậy ra chăng đây? Để mua sắm cho đủ mà an ủi chồng con, như trẻ em đã nhại bài Mùa Xuân Trên Quê Ta (1) của cộng sản:

Mùa xuân này mẹ đi thăm con

Thấy cái gì cũng mua cho con

Mua cho con hai gói Xì lây

Mua cho con hai gói Phượng Hồng

Tò te xe vừa đến mẹ bước lên thăm con

Sao con ốm ghê

Xanh mặt xanh mày

Bệnh gì con nói xem nào

Gà quay trong lon ghi –gô

Mắm ruốt xào hay ăn tôm khô

Sa-bô-chia hai ký còn đây

Aên đi cho bổ dạ dày...

Tình mẫu tử thật vô cùng thắm thiết. Khi gặp được con, thấy gầy yếu xanh xao, lại chỉ dưng dưng nước mắt, không nói được gì ngoài lời thăm nom thường lệ, vì sẵn có công an ngồi canh chừng.

Nhiều nạn nhân không chống nổi những vất vả vật chất và tinh thần, đã bỏ mình trong trại như bác sĩ Phan Huy Quát, luật sư Trần Văn Tuyên, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Thỉnh thoảng có người được tha về, nhưng là về để vài ngày sau nhắm mắt lìa đời, vì tình trạng sức khỏe đã nguy kịch, như thi sĩ Vũ Hoàng Chương, dân biểu Hồ Hữu Tường.

Cho nên, dân gian đã có những câu thắm thía:

Khoai mì cải tạo tốt tươi

Mỗi cây bón một ... xác người sĩ quan!"

Và:

Học tập vô có ra không,

Chị đi tìm chồng, ra bãi tha ma!

Ra bãi tha ma mấy khi tìm thấy, vì người ta chỉ vùi nông một nấm, rồi mặc dầu cỏ hoa...

Người chết đi thiệt phận đã đành, song cũng là yên phận, khỏi phải tiếp tục sống trong địa ngục cộng sản. Địa ngục cộng sản còn dành cho người ở lại.

Người ở lại, vợ một sĩ tuan kia, còn cực biết bao nhiêu. Chồng đi học tập, một thân

nuôi hai con còn nhỏ dại mà lưng vốn chẳng còn gi, nghề nghiệp cũng không, cực quá nhảy xuống sông trầm mình. Nhân viên sở cứu hỏa vớt được, xe vào bệnh viện. Các bác sĩ xúm vào cứu tỉnh, nạn nhân không chịu nói gì, chỉ khó sướt mướt. Hai ngày sau, thiếu phụ chịu ăn chút đỉnh và xin thuốc an thần vì mất ngủ. Rồi một đêm người ta thấy nàng vật vã, xem ra thì nàng đã cắt hai động mạch ở cổ tay và nằm mê man. Thì ra một tối lĩnh thuốc ngủ để dành không uống, khi đầy ống thì rốc nuốt luôn. Lần này bác sĩ lại cứu kịp; nhưng sáng hôm sau nàng leo ra cửa sổ, ca hát như điên, cửi bới cộng sản một hồi rồi lao mình xuống đất, đầu đập vào ghế đá vỡ sọ chết ngay.

Những vụ tự tử tương tự xảy ra luôn và có khi cả gia đình tự tử một lượt. Như ở cư xá Chí Hòa, bác sĩ được gọi đến cứu cấp thì thấy trong một căn nhà khá đẹp, có hàng chữ nguệch ngoạc viết bằng máu trên tường: gia đình chúng tôi không chấp nhận cộng sản và trong phòng 8 xác chết máu me bê bết, đầu xác nào cũng vỡ tung, xác nhỏ nhất là trẻ sơ sinh, xác lớn nhất là một quân nhân trung niên. Thì ra quân nhân này đã dùng súng M 16 bắn vợ, 5 con và bà mẹ, rồi đưa họng súng vào miệng, dùng ngón chân cái đẩy cò. Cán bộ tỏ ra rất bực mình về những cái chết mà họ cho là "vô lý", "hèn nhát", và "phản bội tổ quốc"!

Theo lời bác sĩ này thì từ tháng 6.75 dịch tự tử lan tràn đến nỗi bệnh viện nào trong đô thành cũng tiếp nhận năm bảy xác chết một ngày. Những người tự tử thuộc mọi thành phần, từ lao động đến trì thức. Phần nhiều tự tử bằng thuốc ngủ (valcium, optalidon, merinac) từ 50 đến 100 viên, sau lại bằng thuốc sốt rét (chloroquine, nivaquine) mạnh hơn hết là chloroquine, chỉ 50 viên 500mg là hết gỡ. Có trường hợp dùng thuốc DDT, thuốc rầy, hay cyanure.

Tự tử ngày càng nhiều: đời sống lầm than đói khát, tinh thần căng thẳng vì bị đàn áp, chỉ còn cái chết mới giải thoát được.

Phong trào tự tử làm cho cộng sản điên đầu. Biện pháp mà chúng áp dụng để ngăn cản thật là đúng sách Các mác: Kinh tế quyết định hết. Những người tự tử khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, thân nhân phải trả tiền phòng và phải tự đi mua thuốc ở ngoài để chữa, hơn nữa còn bị buộc tội là đồng lõa vì trong nhà có người chống đối nhà nước như vậy không được ở thành phố nữa, tức là phải đi vùng kinh tế mới...

Chống lại biện pháp này, người ta không tự tử nữa. Người ta xuống thuyền đi tìm tự do...

(còn tiếp)

Lãng Nhân

______________________________________

·  (1) Mùa xuân này về trên quê ta, khắp đất trời biển rộng bao la. Cây xanh tươi ra lá trổ hoa, chào mùa xuân về với mọi nhà. Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh, ôi đẹp biết bao. Biết mấy tự hào, Sài Gòn tay vẫy tay chào. Cờ sao đang tung bay cao. Thôi hết rồi những năm thương đau. Sau bao nhiêu năm nay mới gặp nhau vui sao nước mắt lại trào....

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002