Đại Chúng số 57 ngày 1/9/2000

MỘT NGÀN LẺ MỘT CHUYỆN NHỚ QUÊN

Mộng Tuyền

Cháu Hà Hồng Thủy Carnation Dr. Winter Park, Florida: Thời gian gần đây lụt lội dâng lên cùng khắp, gây nên cảnh màn trời chiếu đất, đói khát, bệnh tật lan tràn ... Cháu có cảm tưởng có thể là nạn lụt đại hồng thủy đã bắt đầu tràn ngập khắp nơi ở thế gian này. Sực nhớ lại cháu có lần được nghe các cụ ngày xưa thường nói đến hai ông Cổn,Vũ...đã trị được thủy nhờ trộm được loại đất giản nở mà ngăn chặn được nước cứu cho sinh linh thoát khỏi vòng nguy khổn. Ngoài ra, còn lắm chuyện thần thoại về hai ông Cổn,Vũ...bà cụ có nhớ không? Nếu được bà cụ kể lại thì còn gì sung sướng bằng!

* Chuyện Cổn,Vũ trị thủy, theo Hải nội kinh sách Sơn hải kinh có ghi về một thời có cơn Ðại Hồng Thủ ngập cả đất trời.... Trước cơn nguy khổn đó hai ông Cổn. Con trai Cổn là Vũ kế tục nhiệm vụ của cha, trị được nạn hồng thủy. đã nhận lãnh nhiệm vụ ngăn chặn không cho nước lụt dâng tràn thêm nữa. Ông Cổn được biết "Ðế" có loại đất giản nở tên là "tức nhưỡng", tự giản nở ra khi gặp nước, bèn lén lút đánh cắp dùng ngăn chận cảnh đại hồng thủy đang trong tình trạng mỗi ngày mỗi dâng cao lên...Chuyện bại lộ, Cổn bị giết . Con Cổn là Vũ, kế nhiệm vụ của cha và ông đã thành công, trị được nạn đại hồng thủy. Theo Thiên Vũ đế ghi và được Nam Sử Cổ do Hoài Nam tử dẫn chú, có đoạn mô tả "Khi trị đại hồng thủy, Vũ biến thân thành con gấu đi dào núi để cho nước thoát đi. Nguyên câu ấy viết đại khái là "Vũ trị đại hồng thủy ông đã biến thân thành con gấu để đào xuyên qua núi Hoàn Viên. Sách Thượng Thư còn ghi: "Vũ có vợ trước khi kế tục nhiệm vụ cha lo việc trị thủy. Người vợ đó là con gái họ Ðồ Sơn. Cưới được bốn ngày thì sinh ra Khải. Khải khóc, nhưng Vũ không đủ thì giờ giúp vợ, phải lên đường đi trị thủy ngay. Còn sách Hoài Nam tử có ghi về đời sống gia đình của Vũ. Sách đó ghi rằng:" Ông Vũ đi trị hồng thủy bằng đường thủy, vốn có phép nên tự mình có thể biến thành con gấu mà vợ vẫn không hề hay biết được điều này. Một hôm ông dặn dò vợ hễ khi nào nghe tiếng trống hãn xách cơm. Không biết loay hoay thế nào, ông Vũ quăng đá trúng nhằm mặt trống. Tưởng chồng bảo mang cơm, vội xách đến, bắt chợt trông thấy chồng biến thành con gấu , nàng xấu hổ bỏ trốn đi. Khi nàng Ðồ Sơn đến dưới chân núi Tung Cao thì rùng mình hóa thành tảng đá. Khi đi tìm vợ, thấy vậy, Vũ thét lên:"Trả lại con ta", tức thì tượng đá đó nứt ra làm đôi và sinh ra Khải." Chuyện ông Vũ chỉ có thế. Những chuyện có tính thần thoại như thế này không hiếm trong cồ sử của Trung Hoa.

Ông Ðỗ Lăng Nghiêm Storm Meadow Dr. Houston TX. muốn nhắc lại bài Mười Yêu trong ca dao Việt Nam ta. Xin vui lòng nhắc hộ.

* Bài Mười Yêu là một bài thơ lục bát của cụ Thuần Phong đăng trên một tạp chí tại Sàigon vào khoảng năm 1934. Bài đó như sau:

Một yêu mặt trắng má tròn,

Hai yeu môi mỏng thoa son điểm hồng.

Ba yêu mắt sáng mày cong

Bốn yêu mái tóc nực nồng nước hoa.

Năm yêu manh áo ngắn tà,

Sáu yên quần trắng là đà gót sen.

Bảy yêu vóc liễu dịu mềm,

Tám yêu giọng nói vừa hiền vừa vui.

Chín yêu học thức hơn người,

Mười yêu,yêu cả đức tài hình dung.

Yêu em khó để trong lòng

Ðể lòng e sợ em không thấu tình:

Yêu em từ mái tóc xanh

Ðến hàm răng trắng,đến manh áo màu.

Yêu em, yêu chẳng biết bao

Sông dài,bể rộng,trời cao dễ bằng.

Ðôi ta như Bụt với Tăng,

Yêu nhau ta phải thì thầm tỏ ra,

Tăng thì tụng niệm Di Ðà

Ta thì khấn vái Nguyệt Bà,Tơ Ông.

Cháu Kiến Hoa Center Rd. Drexel Hil, Phila. Cháu muốn được nhắc lại trong Kinh Thi có các bài "Con chim sẻ" và bài "Con chuột". Bà cụ giúp cho.

* Nguyên văn bài Kinh Thi "Con chim sẻ" và " Con chuột" như sau:

Thùy vị tước vô dốc.

Hà dĩ xuyên ngã ốc?

Thùy vị nhử vô cốc (1)

Tuy tốc ngã ngục,

Thất gia bất túc.

Bài này được cụ Tản Ðà dịch:

Con sẻ kia,

Ai bảo sừng không có?

Mái nhà đó,

Lấy gì làm thủng ra?

Mình với ta,

Ai bảo không cheo cưới.

Gì làm cớ,

Ðem ta đến ngục đình...

Cưới cheo chẳng đủ cho mình lấy ta.

Bài "Con chuột":

Thùy vị thử vô ngông (2)

Hà dĩ xuyên ngã dung?

Thùy vị nhử vô công?(3)

Hà dĩ tốc ngã tụng?

Tuy tốc ngã tụng,

Diệc bất nhử tùng.

Cụ Tản Ðà dịch:

Con chuột kia,

Ai bảo nanh không có.

Bức tường đó,

Lấy gì làm thủng ra.

Mình với ta,

Ai bảo không cheo cưới.

Gì làm cớ?

Ðem ta đến tụng đình,

Thời ta cũng chẳng theo mình lấy nhau.

Ông Phạm Thế Trung Orange County:...Nữ sĩ và nữ nghệ sĩ có khác nhau không? nếu khác thì khác ở chỗ nào? Xin bà cụ chỉ giáo hộ.

* Có. "Nữ thi sĩ tiếng Anh gọi là Poetess, nữ văn sĩ gọi là woman writer, người Trung Hoa và ta hay các nước Nhật, Ðại Hàn gọi chung một danh từ chỉ cho hai giới làm văn thơ này. Còn nữ nghệ sĩ thì gọi là woman artist, hay actress là giới chuyên về nghệ thuật sân khấu, như các cô đào hát chẳng hạn. Nói chung giới làm nghệ thuật sân khấu hay các cô đào hát thường được gọi là nữ nghệ sĩ.

Cụ Ðào Trung Hậu Virginia (do cháu Kiến Hoa - Philadelphia chuyển) :Trong Kiều có câu:

"Từ rằng lời nói hữu tình

Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân".

Bình guyên Quân đó là gì?

* Trong Ðường thi có câu: "Bất tri can đảm hưng thùy vị,linh nhân khước ức Bình nguyên quân". Có nghĩa: Chẳng biết gan mật cùng ai tỏ,khiến người lại nhớ Bình nguyên quân. Ðây là tên một tướng nước Triệu đời Chiến Quốc, có hiếu khách. Trong nhà lúc nào cũng có hơn cả 3000 tân khách.

Cụ Lữ Hồng Quân Garvey Monterey Park CA. Trong Tam Tự Kinh có đoạn :"Thủ Hiếu Ðệ. Thứ Kiến Văn. Tri Mỗ Số. Thức Mỗ Văn." Cụ cho biết nghĩa chung chung nó như thế nào?

* Cụ quên đi đoạn sau mất. Xin nhắc lại để cụ nhớ: "Nhất Nhi Thập. Thập Nhi Bách. Bách Nhi Thiên. Thiên Nhi Vạn." Có nghĩa chung toàn đoạn đó như sau: "Là một con người trước tiên phải biết hiếu thảo cha mẹ, đối với anh em phải biết trên kính dưới nhường. Sau đó mới đến việc học hỏi các kiến thức. Như muốn biết tính các con số,muốn hiểu các bài văn, cần phải học tuần tự từ thấp đến cao như ta đếm những con số từ một đến mười,từ mười đến trăm,từ trăm đến nghìn và từ nghìn đến vạn.

Dưới đây là một bài kể chuyệnliên quan đến mấy câu trong Tam Tự Kinh ghi bên trên:

"Xưa kia có một chàng thanh niên là Ngô Ðồng đời nhà Minh. Từ nhỏ đã theo thầy học nghề thợ nề. Thầy thợ nề là một người thợ rất giỏi vè nghề nghiệp, nên thầy làm bất kỳ việc gì cũng cảm thấy rất dễ dàng và nhặm lẹ. Nhưng Ngô Ðồng lại là một cậu học trò lười biếng. Mỗi khi thầy trao cho làm việc gì thì cũng kéo lê thê , đợi khi nào đáo hạn mới làm qua loa để hoàn thành công việc. Chàng ta cứ muốn được tay nghề giỏi như thầy nhưng lại biếng nhác không chịu học hỏi cẩn thận từng bước mộttừ những động tác căn bản, mà cứ muốn một bước đã tới trời ngay. Do đó hắn đã học biết bao nhiều năm mà vẫn không làm cho được cn phòng ra hồn. Một hôm thầy thấy Ngô Ðồng học nghề với mình cũng đã lâu, bèn thử tay nghề của hắn xem đã đủ trình độ để giao một mình chưa. Bèn giao cho hắn phải xây xong một căn nhà nhỏ trong vòng tuần lễ.

Ngô Ðồng nghĩ thầm trong bụng là việc này thì quá dễ dàng. Ta chỉ cần dùng những mánh học lỏm được của thầy là đã đủ rồi. Hắn bèn ra tay xây nhà . Quả nhiên hắn đã xây xong căn nhà nhỏ chỉ có ba ngày . Hắn mừng thầm và định mời thầy đến xem xét vài ngày sau. Nhưng đến ngày thứ tư đột nhiên có cơn mưa to gió lớn, căn nhà hắn xây bị sụp đổ như đống gạch vụn mà hắn còn chưa kịp mời thầy tới xem. Hắn thật buồn bã, vừa ân hận,vừa hổ thẹ.

Kể từ đó hắn tự hạ quyết tâm học tập lại từ đầu từng bước một những động tác cơ bản, cả những động tác nhỏ nhặt nhất cũng không dám bỏ qua.

Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX

Trang web được thiết kế bởi MQ Services

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002