![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
CÁI TRIẾT CỦA THIỀN Cái
triết của Thiền không ngoài con đường đi của Bát
Nhã Tâm Kinh để đi tìm sự tĩnh lặng hoàn toàn trong
cái "Không Không, Sắc Sắc". Thế có nghĩa tất
cả chỉ là một sự trống vắng, không màu,không sắc,
và nó là hiện thân của cái bất biến và chuyển
hóa liên tục. "Thế các pháp đều không Không sanh cũng không diệt Không nhơ cũng không sạch Không thêm cũng không bớt Cho nên trong tánh không Không có sắc..." Một bài thơ khác của Tam Tổ Tăng Xán phái Thiền Tông giải thích,về cái "Tâm" vốn không bị rung động trước sự quyến rũ của ngoại cảnh: "Tâm là tâm của cảnh Cảnh là cảnh của tâm Ví biết hai chẳng dứt Rồi cũng chỉ một không Một không,hai mà một Bao gồm hết muôn sai Chẳng thấy trong thấy đục Lấy gì mà lệch sai". Theo E. Herrigel thì Thiền là sự hợp nhất mầu nhiệm, nó có nghĩa phải qui hồi lại cái nguyên thủy của nó mà ta đã đánh mất. Con người muốn sống lại như cây cỏ,sông hồ ... tự nhiên như nhiên,không buồn,không vui, không đẹp,không xấu, không yêu, không ghét, không ân oán, hận thù...thì phải đi theo con đường chối bỏ mọi sự có tính ly tâm. Muốn "Ngộ" được cái "Thiền" phải làm sao cho "Cái Tâm Thuần". Cái "Tính" người mà?bị xúc động trước cái đẹp thì cái tâm ắt sẽ bị lụy. Tâm mà lụy thì "Ngã mạn" sẽ bành trướng ra...Từ?đó phát sinh "Cái gì cũng là Ta" . Chính cái "Ta" đó là mối đầu của sự kiêu ngạo! Chu Hy đã quả quyết bảo rằng "Nhân tâm nguy hiểm,đạo tâm huyền diệu", chỉ một lẽ là chủ tính, cúi đầu tin cậy"(nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tĩnh, duy nhất, doãn chấp quyết trung). Theo tương truyền thì lời lẽ này là đạo thống của ba vị thánh Nghiêu, Thuấn, Vũ truyền lại cho đời... Chu Hy giải thích "Nhân Tâm" nguyên là "Cái Ác", sinh ra vốn đã có. (Nhân chi sinh, tính bổn ác), do cái đẹp bên ngoài quyến rủ..."Vậy muốn hầu đạt đến cái chỗ thông suốt cải biến cái Ác thành cái Thiện thì phải đánh thức cái Thiên Lý trong tâm mới mong quán triệt được con đường đi tìm cái triết của Thiền. Thiền không trốn chạy cuộc sống hạnh phúc, chối bỏ niềm vui an lạc, bởi Thiền là con đường dẫn dắt con người đi tìm cõi thanh bình. Không có triết thuyết nào bắt buộc con người đi tìm khổ hạnh, hành xác mà chỉ khuyến cáo con người hãy tìm những điều mà ta cố tình bỏ quên : đó là sự tĩnh lặng và lòng khao khát nó. Thích Phụng Sơn đã viết:"...tánh tự nhiên của mỗi chúng ta là chân tâm hay Phật tánh. Tánh ấy vốn không có bắt đầu và điểm tận cùng." Ông muốn nói lên sự "bất sanh bất diệt", nó bao trùm cùng khắp, nó trong sáng,an vui và nó tràn đầy tình thương như biển rộng trời cao... Không còn nữa cái "Tiểu Ngã" tầm thường, cái "Tôi" bé nhỏ hèn mọn đó phải cần thanh lọc để đưa trở về với cái Brahman hay Thượng Ðế... Người
tu thiền cần có một lối suy niệm rõ ràng đó là
những điều đích thực, rằng là mình không phải là
sinh vật hữu thể độc nhất mà còn có một cái gì
đó thiêng liêng hiện hữu nữa, |
![]() |
|
|||
Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX |
||||
![]() |
||||
Trang web được thiết kế bởi MQ Services |
![]() |
Copyright (c) DaiChung News Media 2002
|