Đại Chúng số 55 ngày 1/8/2000

NHỮNG TIẾN TRÌNH CỦA NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC CHÀM

Thinh Quang

Nền văn hóa Chàm xuất hiện đồng thời hoặc trước cả nền văn minh của các dân tộc khác trong vùng. Theo Ðông Nam Á Sử Lược Thời Tiền Âu Châu được ghi nhận trong hai tác phẩm biên khảo Pararaton và Ngarakertagama giải thích về triều đại của Kertanagara, nhưng nhận định có khác nhau về nhân phẩm cũng như đường lối hoạt động của vị vương này có liên quan đến dân tộc Chàm với tầm mức khá quan trọng.

Pararaton cho rằng triều đại của Ketanagara ngắn ngủi và cũng chẳng có tiếng tăm gì. Còn Nagarakertagama thì ghi nhận triều vua này kéo dài đến năm 1293 và lập được nhiều thành ông đáng kể. Trong suốt một thời gian dài các triều đại này mở rộng bờ cõi kể cả cuộc chinh phục Malaya và cuối cùng là một đế quốc thành hình. Thành tích được xem là vĩ đại của tân đế quốc này là chiếm được Srivijaya.

Năm 1286 một tấm bia đá được tìm thấy ở ngay giữa hòn đảo trên dòng sông Batang , đó là tượng hình của Ðức Phật Amogapasalokesvara. Các dòng chữ khắc trên bia đá do bốn vị thượng quan Javamang sang Sumatra theo lịnh của kertanagara đặt tại Malaya, nhằm mục đích kéo quốc gia này vào cùng liên bang Indonesia để phô trương thanh thế và biến thành một đế quốc lớn mạnh khắp vùng Ðông Nam Á.

Theo ức thuyết của Moons đưa ra năm 1924 thì Kertanagara tự cung hiến cho thần Bairava là hậu quả của Hốt Tất Liệt tự cống hiến cho Phật Tina năm 1264 và tiếp theo là năm 1269. Lúc bấy giờ Kertanagara đã trở thành vương quốc hùng mạnh bằng thiết lập mối giao hảo với Chiêm Thành - một trong những quốc gia có một nền văn hóa cao và một binh đội đáng nễ sợ.

Các sắc tộc Ðông Nam Á gần như cùng một xu hướng tín ngưỡng. Ða phần giống nhau như sùng bái Quỉ Dạ Xoa của Ấn Ðộ, mà người ta thường gọi là Yaksas, vào thời kỳ Phật giáo chưa ra đời. Trước kia, người Chàm cũng như người Việt đều có tục cầu thần linh bằng hình thức "lên đồng" hoặc Charmanism hay Vu Nghiễn cũng cùng một ý nghĩa như nhau. Các đấng thần linh mượn xác đồng để nhập vào giải đáp các sự kiện của bất cứ người phàm nào muốn tìm hiểu về mọi sự kiện liên quan đến đời sống liên quan với cá nhân mình.

Tư tưởng của người Chàm chẳng khác gì như các sắc dân trong vùng Ðông Nam Á. Các diễn biến của lịch sử được ghi bên dưới đây có liên quan mật thiết với dân tộc Chiêm Thành, Nagarakertagama chép:"Khi Ketjasa Jayaverdhana lên ngôi vua được dân chúng khắp nơi hoan hỉ. Krom và Stutterheim coi bốn công nương đều là con gái của vua Kertanagara. Tấm bia đá ghi khắc cuộc hôn phối của các nàng công chúa có liên quan hay đúng hơn có tính huyền bí với các lĩnh thổ mà Kertanagara đã chinh phục được. Nhà vua tin tưởng là mình đã nhờ anh linh của quốc vương vào năm 1275 tự hiển thánh như là Phật Bhaira. Còn bốn Vương Hậu tiêu biểu đó là Bali, Malayu,Madura và Tanjungpura.

Người công nương thứ nhất được sắp xếp vị trí Chánh hậu. Bà tên là Dara Petak. Ðây là công chúa xứ Sumatra. Bà này hạ sinh được một hoàng tử đặt tên là Yaynagara về sau nối ngôi vua Kertarajasa vào năm 1320. Người thứ tư là công chúa Chiêm Thành - một bà Hoàng hậu được nhà vua sũng ái. Bà tên là Gayatri. Bà này sinh hạ được hai công nương. Năm 1291 đem về nước một trong hai nàng có tên là Tapasi gửi cho vua Chiêm,theo lễ nghi Yoga đúng với tập quán thờ phượng Phật Bhaira...

Xem các diễn biến trên cho ta thấy quốc gia Chiêm Thành có một tiềm lực khiến cho vị vương Kertanagara phải tìm cách cầu hòa. Các khoảng dâng hiến cho vua Chiêm đủ nói lên sự trọng vọng của một "đế quốc" hùng mạnh đối một quốc gia như Chiêm Thành - và xem đây là một đất nước có lắm điều phải học hỏi từ phong tục,tập quán đến văn học,nghệ thuật.

Chiêm Thành tức Champa ở giữa hai nước Phù Nam và Âu Lạc, mà hoàn toàn không bị ảnh hưởng, kể cả nền văn minh của phương Bắc tràn xuống. Họ có một nếp sống riêng biệt. Về đạo giáo thì ảnh hưởng Bà La Môn, tuy nhiên về văn học,nghệ thuật cũng như về nề nếp sống hoàn toàn độc lập chẳng giống với bất cứ quốc gia nào!

Các Tháp Chàm biểu trưng cho công trình nghệ thuật xây cất bằng loại đất sét đặc biệt tinh luyện không phải cần đến chất dẻo, hình ảnh được điêu khắc tinh vi hiện còn nằm rải rác dọc theo quốc lộ số 1. Các nhà khảo cổ đều ngạc nhiên khi đứng trước những hình tượng các vũ nữ nhảy múa, các vua chúa, thần linh v.v...tất cả đều có những đường nét điêu khắc thật tinh vi chẳng thua kém đối với các hình tượng của Ấn Ðộ hay Thái Lan hay các quốc gia trong khối Hồi giáo...

Tuy vậy, cũng có những nhận xét về tính nghệ thuật của Chiêm Thành, là phảng phất nghệ thuật của Ấn Ðộ./ Theo Cham Sculpture có đoạn:"Ấn Ðộ của xứ sở thầy tu và vũ nữ" (Engels) của khắc kỷ và khoái lạc. Còn nghệ thuật của Chàm là cả một sự huyền bí. Nếu chúng ta co ?ịp chiêm ngưỡng các hình tượng nữ thần ở Tam Kỳ, hay tấm mộ bia khắc đầy cả văn tự Chiêm Thành tại Mỹ Sơn (Quảng Nam-Ðà Nẵng); hoặc chiêm ngưỡng bức tượng Ðãn Sinh thần Brahma , tượng thần Khánh Chúc, phù điêu bệ tượng Ðông Dương được khắc từ thế kỷ thứ 9 hay Ravan - Phù điêu đài thờ Ðồng Dương hay Garuda, lá nhĩ ở Trà Kiệu, khắc từ thế kỷ thứ mười; tiếp đến tượng thần "Ðầu Con Rồng", "Ðầu Con Sư Tử" ở Trà Kiệu, tượng "U Ma vũ khúc" ở Chánh Lộ Quảng Ngãi v.v..cho thấy người Chàm có một trình độ khá cao mà các quốc gia trong vùng khó lòng sánh kịp.

Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX

Trang web được thiết kế bởi MQ Services

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002