Đại Chúng số 55 ngày 1/8/2000

CÁI TRIẾT CỦA THIỀN

Huyền Quang

Không gì cảm thấy khó bằng khi con người muốn chóng được đốn ngộ mà không thành tựu được. Và không có gì chán nản bằng khi đốn ngộ không thành, mà không thể ngăn cản được sự nản lòng buông thả...Ðiều này chẳng có gì khó hiểu khi cái "Ngã Tính" của mình bị tôi thành thép. Sự ích kỷ và lòng chấp nhất đã biến con người thành một ngọn lửa lúc nào cũng sẵn sàng đốt cháy bất cứ những cái gì có thể cản trở lòng tham vọng trong đời sống của họ.

Khi lớn khôn, con người mới thực sự nẩy nở bản ngã, mà theo E.Herrigel con người có cả hai bản ngã : cái "Ngã" thứ nhất phát sinh từ "cảm thức" và "kinh nghiệm" của mình, còn cái "Ngã" thứ hai nó thuộc về "Ngã Tính do sự ích kỷ và lòng chấp nhất tạo nên. Chính cả hai điều này đã nung đúc nên bản chất ngạo mạn làm biến đổi và xô đẩy hẳn con người đi ra ngoài lề bản thiện. Chính cái ngã mạn này đã làm cho đầu óc họ - lúc nào cũng đặt cái tôi vào hàng tối thượng, và cũng chính họ đã tự làm cho mình sa đọa ...bởi cái vũ khí vốn dĩ là tài nguyên phong phú mà mọi người đều được phân phát đồng đều từ Ðấng Tạo Hóa.

Chính cái lẩn quẩn hào nhoáng trong đời sống hàng ngày đã mê hoặc ta giữa một xã hội càng ngày càng lắm sự quyến rũ...Ngăn chận cho được sự quyến rũ là một việc làm khó, do đó mà cần phải đốn ngã cho kỳ được cái Ngã Mạn. E, Herrygel cũng đã nói về vấn đề này - vấn đề ek-stasis mà ta gọi đó là "xuất thể",là "tự đánh mất mình" và "tìm thấy mình trở lại".

Chính người "tọa thiền" cũng vậy. Họ cũng có những khoảnh khắc xuất thần - ek-static cũng vừa là ly tâm - ek-centric - để tự tìm cho mình những phút giây thật thoải mái, tuy thời gian ngắn ngủi so với nhu cầu cần thiết của đời sống - tức cái nhu cầu được đời sống vật chất tạm thời buông tha họ. Chính họ, những giờ phút "siêu thoát" ngắn ngủi đó họ không còn nghĩ chính bản thân mình mà cũng?không còn biết mình là ai nữa. Mọi tham vọng của họ lúc bấy giờ với những phút giây thiêng liêng ấy - họ mới thật sự sống với chính mình,với vũ trụ bao la rộng lớn, với những tên hoa mỹ tuyệt với như Nước Thiên Ðàng hay Niết Bàn... - nơi những mảnh đất thiêng liêng và trong sáng như thủy tinh đó - chính họ không còn biết mình là ai nữa!

Tác giả Thích Phụng Sơn đã viết Thiền và Vườn Cảnh, có đoạn :"...Thiền cho ta thấy rõ, sống một cách chân thật với vũ trụ bao la của tâm linh,nhìn thấy tính cách rỗng lặng, tràn đầy, tỏa chiếu của mọi sự vật,nhìn thấy cái vô biên trong một hạt cát và sống trong thời gian vĩnh cửa của những giây phút lan trôi không ngưng nghỉ. Ðiều ấy,được diễn tả trong kinh Hoa Nghiêm:

"Phật tử trụ ở đay

Trong một hạt bụi nhỏ

Thấy vô lượng quốc độ đạo tràng

Chúng sinh và các kiếp.

Trong một hạt bụi như thế

Trong hết thảy hạt bụi cũng thế

Tất cả đều chứa đủ

Thảy đều không ngại nhau.

Trong mỗi hạt bụi

Thấy đủ đại dương quốc độ

Chúng sinh,kiếp như vi trần

Lẫn lộn mà không ngại nhau.

Phật tử trụ ở nơi đây

Quán hết thảy các pháp

Như Lai,quốc độ và nguyện

Và thời gian thảy đều bình đẳng."

(Tuệ Sỹ)

(còn nữa)

Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX

Trang web được thiết kế bởi MQ Services

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002