Đại Chúng số 55 ngày 1/8/2000

Bình luận

GIỚI TRẺ VIỆT NAM TRONG MÊ LỘ
Nước Mỹ Sẽ Ði Về Ðâu

G.S. Ðào Văn Vinh

Mấy Lời Tâm Sự Cùng Ðộc Giả

Ngày mồng 7 tháng 3 đã khai diễn cuộc bàu cử sơ bộ trên toàn nước Mỹ. Vào cuối năm 2000 sẽ thực sự là ngày Tổng Tuyển Cử đầu tiên của thế kỷ mới.

Cộng đồng Việt Nam lần này sẽ tham gia đông đảo và cũng tích cực hơn các lần trước rất nhiều.

Khoảng thời gian Tiền Tổng Tuyển Cử nhân dân Mỹ thường được giới truyền thông và báo chí đưa ra nhiều vấn đề từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,.có tính cách thời sự, đồng thời có như cầu khẩn thiết của nuơc Mỹ trong những tháng năm tới, để tạo cho cử tri có ý thức rõ rệt về nhu cầu thực tế của mọi giới. Và người dân sẽ biết đòi hỏin gì ở các vị ứng cử.

Ước mong rằng cộng đồng người Việt sẽ cũng như nhân dân Mỹ sẽ cùng thấy được sự CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN Một NHÂN SINH QUAN "LÀNH MẠNH" CHO CÁC THẾ HỆ TRẺ hiện nay và ngày mai bằng cách thúc đầy giới cầm quyền (Lập pháp - hành pháp và tư pháp) đặt nặng về vấn đề Văn Hóa.

04-20-94, đúng vào cao điểm của Ca Vũ Nhạc của giới trẻ Hoa Kỳ đang lan cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong hầu hết các tầng lớp Thanh Thiếu Niên và, có thể nói đã góp một phần lớn vào việc khuôn đúc (shape up) cả nếp sống (lifestyle) lẫn cảm quan (feeling) của một Thế Giới Mới được thành hình ngay trong lòng của cái xã hội mà giới trẻ đã chối bỏ và xa dần những Quy Luật Nhân Sinh đúng theo truyền thống của Ông Cha, thì một trong những thần tượng của nhạc Rock như Michael Jackson, Madona v.v. là ca sĩ kiêm nhạc sĩ Kurt Cobain, đã làm cho giới trẻ cũng như giới trueỳn thông Mỹ vô vùng sửng sốt về cái tin anh đã tì khẩu súng shotgun dưới cằm và bóp cò để tự sát (vào trung tuần tháng April, lúc mới 27 tuổi.)

Kurt Cobain tự tử quả đã làm chấn động hàng triệu người ngưỡng mộ (.the news came as a shock to millions of Rock fans.) (NEVER MIND, Time, April 18, 1994) và trước khi chết, anh đã từng được cứu sống khỏi một vụ bị nằm mê man vì dùng quá lượng thuốc an thần mới cách đây sáu tuần và, sau đó, lại cũng một lần nữa thoát chết về uống quá độ thuốc an thần.

Anh Cobain là một lãnh đạo xuất sắc, tài ba của ban nhạc Nirvana (Nát Bàn) đã sống lại phong trào nhạc "khích động" "la hét" của ban nhạc Beatles bên Anh mấy thập niên về trước, được giới nhạc trẻ coi như một John Lennon - người đã từng soạn phần lớn các bản nhạc, chinh phục được cả thế giới, của Beatles - và đặc biệt, sau khi tung ra tập nhạc thứ hai "Nerver Mind" hai năm rưỡi sau tập nhạc thứ nhất "Nirvana" đã bán được mười triệu tập, đánh gục luôn Michael Jackson với tập nhạc "Dangerous".

Ðiều đặc biệt đáng lưu ý ở đây là tập nhạc "Nevermind" (tạm dịch "Bất Cần Ðời") được coi như động cơ gây ra một cuộc Chấn Ðộng Não và một sự Co Giật Cơ Tim làm rúng động cả một hệ thống thần kinh của thế hiệ trẻ hiện tại của Hoa Kỳ (.The Album fibrillated the Psyche of a Generation.)

Tự tử, đối với người dân Mỹ, trong một cuộc sống mê loạn như hiện nay, thật không có gì đáng nói. Ngay cả việc tự tử bằng chất độc của ma túy, thì từ giới triệu phú như David Kenedy (.tiến sĩ Ðại Học Harvard, cháu tổng thống, cháu nghị sĩ, con tổng trưởng, anh của dân biểu.) đến các tài tử và ca sĩ như Bellusi, Elvis Presley. thì cũng vẫn không có gì đáng ngạc nhiên, có chăng là ở chỗ họ đi tìm cái Chết để Tự Giải Thoát ngay khi họ đã đạt tới đỉnh cao của tiền tài, danh vọng, nhất là hưởng thụ vật chất. Thiết tưởng không còn ai thấu triệt được cả vấn đề "Con Người? lẫn "Danh Vọng" nhất là cái động cơ bí ẩn đã gây ra cái chết bất đắc kỳ tử của Kurt Cobain hơn là chính người bạn thiết, kiêm công sự viên thân cân nhất của anh.

"Tất cả những chuyện đau đớn này có lẽ sẽ không xảy tới cho Kurt nếu anh không đạt được thành công và danh vọng như hôm nay. "Daniel House đã nhấn mạnh câu nói này với tất cả niềm xúc động.và có lẽ cà niềm bi quan của anh và của giới trẻ như Kurt trước bí hiểm của cuộc đời."

Ðiều đáng ngạcn hiên hơn nữa là chính Kurt Cobain - một con người tài ba, vui nhộn - đã từng đề cập tới một cách vô tư cả với một chút đùa giỡn nữa về việc sử dụng ma túy, về sự suy sụp tinh thần, về cả cái chết bằng tự sát bằng chứng là anh đã soạn hẳn một bài ca với nhan đề "Tôi Ghét Bản Thân Tôi và Tôi Muốn Ði Tìm Cái Chết" (I Hate Myself and I Want to Die).

. Cô Kathleen M. O' Connell, sinh viên năm thứ ba đại học Công Giáo tại Washington (Catholic University in Washington) nhân cái vụ tự sát bằng khẩu súng shotgun bắn từ dưới cằm bắn lên của ca nhac sĩ Kurt Cobain đã phát biểu như sau: "Cái chết của K.C. đã gửi chung một thông điệp cho tất cả những ai hằng ưu tư về một cuộc sống "Vô Nghĩa" và cũng là "Vô Bảo Ðảm".

. "Giới truyền thông - cô Kathleen viết tiếp - đã đặt cho lớp trẻ chúng tôi cái tên là Thế Hệ "X", một thế hệ không ai biết được lý do tồn tại ( The media have dubbed us Generation "X" - a generation no one knew what to do with). Và câu này được ghi ngay ben cạnh bức hí họa của Jimergman (Los Angeles Times 04 - 14 - 94) vẽ một thanh niên đứng trước một con đường hình chữ Y với phụ đề ở dưới: "GENERATION "X" AT AN Y IN THE ROAD." (tạm dịch: Thế Hệ (mang ẩn số) X hiện đứng trước con đường (hai ngả) Y). một chi tiết nữa là trên chữ Y, nhán bên trái ghi "Kurt Cobain" và nhánh bên phải ghi "Life" với mỗi một bên mũi tên chỉ thẳng về phía trước.

Cô Kathleen, tuổi chừng 20 hay 21, và tiếng nói cô nói lên ở đây không phải chỉ là tiếng nói riêng cá nhân cô mà cũng là tiếng nói chung của các bạn đồng lứa của cô tại các Ðại Học Mỹ cũng như ngoài Ðại Học.

. "Chúng ta - cô viết tiếp - hiện sống trong một hoàn cảnh đại khái: Cha mẹ hiện sống chung hoặc đã ly dị, hoặc vẫn đánh lộn nhau, hoặc đi hẹn hò với tình nhân mà cũng có thể đang sống cuộc sống độc thân (single family). Một số trong chúng ta đã bắt mùi đời sống tình dục, dùng condoms, phá thai, có con hoặc bị bệnh AIDS. Chúng ta bị dụ dỗ, bị hiếp dâm, bị tấn công, bị rờ rẫm, bị lợi dụng và nhàm chán cảnh đó. Chúng ta đã phải tự tìm lối giải thoát bằng thú nghiền rượu, nghiền marijuana, nghiền cocaine, nghiền crack (tinh á phiện chế tại Mỹ thành từng cục, rẻ tiền hơn cocaine nhập cảng) hoặc các thứ khác. Chúng ta là nạn nhân của bạo động, của giết chóc, của súng đạn..chúng ta được đem đi điều trị bằng Tâm Lý Trị Liệu hay Hóa Chất Trị Liệu.

chúng ta cũng là Thế Hệ Phẫn Nộ (Angry Generation).chúng ta phải nếm mùi cay đắng, phải bị thất vọng ê chề, bị âu sầu (buồn bực) chán nản hoặc cô độc, lẻ loi. Chúng ta là những sinh viên tốt nghiệp Ðại Học với nỗi lo sợ canh cánh, bên lòng trước viễn tượng tương lai "Phải lái xe vào, phải thò tay qua cửa sổ tiệm Fastfood để mua những bữa ăn "Ăn Chớp Nhoáng".

Chúng ta phải cố gắng nhìn vào những cái "Hão Huyền" của thế hệ trẻ chúng ta để giúp nó vươn lên một đời sống tích cực có ý nghĩa, chúng ta sẽ cùng nắm tay nhau, cùng sống trong thế hệ trẻ (huy hoàng) ấy."

TỔNG THỐNG CLINTON ÐÃ PHƠI "TIM ÓC" CỦA MÌNH VỚI LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN.

Mặc dù đang bị vây khốn trong mê hồn trận của những vấn đề tối quan trọng quốc ngoại (đối phó với vấn đề Bosnia, MFN Status với T.C, bom nguyên tử với với Bắc Hàn.); Ðối Nội (Kinh tế dậm chân tại chỗ, chương trình cải cách y tế, đại chúng đang bị tư bản ngành y dược chống phá, nhất là cuộc tấn công dữ dội của phe Tư Bản Cộng hòa trong vụ Whitewater.) Tổng thống Bill Clinton cũng đã bỏ ra 90 phút, lên đài truyền hình Rock Video MTV để phơi gan ruột của mình với lớp vị thành niên Mỹ về những vấn đề của thế hệ trẻ tại Mỹ hôm nay, sau cái chết "bất đắc kỳ tử" vừa đau thương vừa nghịch lý của ca sĩ kiêm nhạc sĩ nhac rock Kurt Cobain (tin Hoa Thịnh Ðốn - John Aloysius Farrel của The Boston Globe tường thuật - Daily news đăng tải, số 04 - 20 - 94)

Mở đầu tổng thống hát cho các em nghe một đoạn văn vần, trong một ca khúc nhạc rock ô?g ưa thích, rồi nói đến thứ quần áo lót mình nào ông mặc, đôi giày chạy bộ nào ông mang, để rồi ông vào đề bằng một lời tha thiết khuyên các em đừng để rơi mình vào cái hố Thất Vọng, sau vụ tự sát của minh tinh nhac rock Kurt Cobain.

Trong ngày thứ ba 19 - 4 - 1994 này, TT Clinton đã đem hết trí óc, nhất là tình thương mến đối với lớp măng non của một thế hệ đang bắt đầu cuốc thực tập bước chân vào đời, để thổ lộ với họ kinh nghiệm sống của chính bản thân ông, thời thơ ấu, của một đứa trẻ bơ vơ, cha chết để lại cho mẹ gánh nặng nuôi dạy con thơ.

.Câu vấn đáp đầu tiên giữa TT Clinton và lớp trẻ quy về: A Deficit of Meaning in Comtemporary American Life (Sự Thiếu Ý Nghĩa Của Ðời Sống Của Người Dân Mỹ Trong Thời Hiện Ðại), và đó chính là vấn đề TT đã bao lần bộc lộ mối ưu tư của ông một cách công khai.

Cô Dahlia Schweitzer, 17 tuổi, ngụ tại Bethsda, Maryland, nói: "Theo tôi nghĩ, cái chết mới đây của Kurt Cobain là một biểu lộ cụ thể cái "Rỗng Tếch" (của cuộc đời) mà đa số trẻ em trong thế hệ chúng tôi cảm thấy - một sự Vô Ý Nghĩa mà chúng tôi nhận thức rõ trong đời sống con người."

Bao nhiêu em trong các băng đảng không hề chờ đợi rằng mình sống được ngoài 25 tuổi, vậy xin hỏi TT có một dự án nào đề ra để chữa được tâm bệnh đó, và để dạy cho chúng tôi ý thức được cuộc đời quan trọng như thế nào?"

TT linton trả lời: "Có lẽ câu em hỏi đó là câu hòi quan trọng nhất. Việc tự sát trong giới trẻ, như các em đã thấy, quả đã tăng lên gấp đôi trong 10 - 15 năm qua. Tôi nghĩ rằng nguyên nhân gây ra thảm cảnh đó, một phần do sự kiện : phần lớn các em, trong suốt chu kỳ tăng trưởng (khôn lớn) các em không hề cảm giác được các em là một "bảo vật quý nhất trên đời" của một kẻ nào đó chẳng hạn. Chính trong đoạn đời thơ ấu của tôi, gặp khó khăn, chán nản, tôi luôn nghĩ: Tôi, Tôi là một bưu vật vô giá của mẹ tôi."

. "Hẳn một trong số các em cũng biết, em trai tôi cũng chính là dân ghiền ma túy vừa được hồi phục, và hiện đang thi hành bản án 14 tháng tù ở. Theo tôi nghĩ, nếu em trai tôi không bị vướng vào lưới pháp luật, chắc có thể em tôi cũng đã chết rồi, vì cái khó khăn của em trai tôi quá lớn và quá tệ."

.Trước khi chấm dứt, để trả lời cho câu hỏi các em hỏi Tổng Thống thích loại nhạc nào, ông nói "Nhạc Rap", chắc các em cũng biết, không phải loại tôi ưa."

Cuộc vấn đáp của TT Clinton với giới trẻ Mỹ không quá ngắn, nhưng cũng không dài đủ để ông đi sâu vào bao nguyên nhân khác đã gây ra cái thảm cảnh "Lá xanh rụng xuống, lá vàng trên cây" và đã tạo nên một vết đen lớn trong đời sống dân Mỹ hiện nay.

Xét ra suốt 19 năm qua, cộng đồng chủ nghĩa tại Mỹ, và có lẽ cả ở nhiều nơi khác trên thế giới, hăng say chống cộng đã sao lãng hẳn về mặt văn hóa và dĩ nhiên, luôn cả sức mạnh văn hóa. Và tôi muốn mượn lời của học giả Michael Novak để nói lên một đề tài, để tất cả đồng bào Việt Nam suy nghĩ, khi ông phê bình giới lãnh đạo chính trị và cả chính phủ đương quyền Mỹ: "Ngày nay, chúng ta có đủ khả năng đáp ứng một chính sách kinh tế và thi hành một chính sách đối ngoại, nhưng chúng ta lại bị trói chân tay trước vấn đề văn hóa. Bao mối ưu tư gặm nhấm tâm trí của các cử tri: bạo động, giết chóc, . trẻ gái vị thành niên không chồng mà sanh con. và nhất là ngày nay bậc làm cha mẹ không dạy dỗ con cái họ như họ đã từng được giáo dục trước kia. Theo một cuộc thăm dò TIMES MIRROR tổ chức thì chỉ 24% hài lòng - nghĩa là 76% phản đối lối sống của nhân dân Mỹ hiện nay."

Trong mục "The New Politics of Virtue" (USNEWS & WORLD REPORT 04-18 -94) nhà bình luận chính trị Michael Barone viết: "Mùa bầu cử 1994 đã gần kề, nhưng kết quả dự đoán lần này rất lung tung. Ðảng Cộng Hòa thì nghĩ rằng đã kích dự định tăng thuế và các chương trình đại cải cách của chính phủ Clinton sẽ giúp họ thắng phiếu. Ðảng Dân Chủ thì nghĩ rằng xức tiến mạnh mẽ các vấn đề cải cách y tế, welfare, và bạo động có lẽ sẽ giảm bớt sự mất phiếu của các ứng viên đảng cầm quyền. nhưng bài phân tích thời cuộc này có thể thiếu mất cái kích thước quy mô của "Ðời Sống Nhân Dân Mỹ" nếu không nói theo học giả Michael Novak là cả lưỡng đảng lẫn chính quyền Hoa Kỳ đã không tìm ra cách hóa giải khó khăn của nước Mỹ và nhân dân Mỹ bằng các biện pháp thuộc về văn hóa."

Bằng chứng, hiện nay, những cái gì muốn được dư luận quần chúng đáp ứng một cách thuận thảo đều phải phô ra cái khía cạnh tích cực của giá trị tinh thần. Hồ Ly Vọng hiện đang sản xuất các chương trình TV đề cao giá trị tinh thần. Tổng thống Clinton và phu nhân Hillary Clinton đều không ngớt nói lên tín ngưỡng sâu xa của hai ông bà về tôn giáo, cựu tổng trưởng giáo dục, William Bennett, trong tác phẩm "The Book of Virtues" của ông đã suy tầm nhiều chuyện về Thần, Quyền, rất bổ ích cho tuổi thơ đã bất ngờ nhảy lên hàng đầu trong bản liệt kê sách bán chạy nhất và đặc biệt nhất là, trong một cuộc thăm dò dư luận mới nhất do USN&WR tổ chức 84% dân chúng Mỹ đồng ý về một điểm "Chính phủ của chúng ta sẽ thành công tốt đẹp hơn nếu các chính sách đường lối lãnh đạo hướng về giá trị đạo lý nhiều hơn". (. 84% in a recent U.S News Poll agree that our government would be better if policies were more directed by moral value".

Hiện nay, tại T.B California, Diane Feinstein (Nghị sĩ Dân Chủ đương nhiệm) và Michael Huffington (Dân biểu Cộng Hòa đương nhiệm) đang dự cuộc dành phiếu tranh chức nghị sĩ tiểu bang Cali. Năm 1992, Huffington đã bỏ ra 5 triệu để tranh ghế dân biểu, giờ đây sẵn sàng bỏ ra 15 triệu để tranh ghế Nghị Sĩ, nhưng đặc biệt là kỳ này ông dự định thắng địch thủ đương nhiệm (một trong hai nữ Nghị sĩ đương nhiệm Cali nổi tiếng cũng như thuộc hàng triệu phú) bằng cách tấn công vào sợi dây nhạy cảm vầ giá trị tinh thần của đại chúng.

Một trong nhiều buổi xuất hiện trên TV, ông công khai ca ngợi tác phẩm "The Book of Virtues" và tuyên dương cuốn sách này là một sự nhắc nhở quý báu rằng việc hóa giải các vấn đề quốc nạn của chúng ta tùy thuộc vào hai yếu tố "cá nhân mạnh" và "gia đình mạnh" chớ không phải "chính quyền". (.that solving problems in our country depends on strong individuals and strong families, not on government).

Một cuộc thămd ò của Times cho biết hiện Huffington chưa được quảng bá rộng rãi trong quảng đại quần chúng, chưng phần cử tri nào đã biết đến ông đều đánh giá ông bằng giá trị đạo đức cao. Và nếu lời kêu gọi nhân dân tôn sùng thượng đạo của Huffington có tiếng vang dội lại từ tiểu bang Cali này, vốn là một trong những tiểu bang có truyền thống văn hóa lỏng lẽo nhất nước Mỹ, thì có lẽ lời kêu gọi này sẽ trở nên một tiếng vang mở đầu cho cả một phong trào toàn quốc.

Giờ đây, tòa Bạch Ốc đang trong tay đảng Dân Chủ nắm giữ, Ðảng Cộng Hòa sẽ chiếm được ưu thế nếu họ biết tạo cho mình một sức mạnh về tư tưởng nghĩa là nếu họ đáp ứng được niềm khát khao, mong mỏi của nhân dân Mỹ về một nền văn hóa lành mạnh ngang với nền kinh tế và chính sách đối ngoại của chúng ta. (. if they (Republican) can connect with Americans yearnings for a culture as strong as our economy and foreign policy).

Văn hóa vẫn là kết tinh của triết lý nhân bản và của đạo lý dù đông hay tây

Triết lý nhân bản đã từng ngự trị tại Á, cũng như Âu và bàn bạc cả đời sống cả vật chất lẫn tinh thần của dân tộc các quốc gia trên bờ Ðịa Trung Hải đặc biệt là Pháp, quốc gia đã có một thời có thể gọi là đại biểu của nền văn hóa La Hy (Latinh và Hy lạp).

Phương châm lãnh đạo nội dung và đất nước của Trung hoa cổ đặt nền tảng trên bốn chữ "Tề Gia Trị Quốc" và quan niệm của Tây Phương thì đặt nặng giá trị của quốc gia trên nền móng gia đình bằng những câu châm ngôn cổ như: "La nation vaut ce que vaut la famille" và "La famille est la cellule sociale".

Sở dĩ văn hóa của cả Âu lẫn Mỹ trong thế kỷ 20 đã đi sâu vào con đường băng hoại; ở Châu Âu thì kể từ cả trước và sau thế chiến thứ hai, ở Mỹ thì kể từ sau tập niên 60 đã xâm nhập vào đời sống của toàn thể nhân dân, khởi đầu bằng cách qua cánh cửa thần kinh học (Tâm lý trị liệu). Nhưng một đặc điểm chung của cả Âu lẫn Mỹ là sùng thượng cá nhân chủ nghĩa hoàn toàn đi ngược lại với gia đình. Rồi theo quy luật tuần hoàn nhân quả cá nhân chủ nghĩa đã đẻ ra trên lục địa Âu châu phong trào "L?enfant est Roi" và tại Hoa Kỳ, phương châm "me-first" (với chủ nghĩa mà người Mỹ gọi là "Mefirstism").

Ðợt di dân khổng lồ của dân tộc Việt Nam năm 1975 căn cứ vào lịch sử xuất ngoại của dân ta từ xưa tới nay được gia tăng thêm suốt hơn một thập niên sau đã trở thành một thực thể hiện diện, một sắc tộc, một cộng đồng, dù là thiểu số trên đất Mỹ, hay trên miền đất nào khác, nhưng đồng bào chúng ta chưa đặt lớp di dân thế hệ thứ hai thành vấn đề. Do đó chúng ta cũng không hay chưa lưu tâm đến miền đất cũng như môi trường trong đó cả chúng ta và con cháu chúng ta sẽ phải hội nhập từ từ, đặc biệt, vật lộn để mưu sinh.

Dân tộc như người da đỏ (Indians) - thổ dân và cựu chủ nhân của cái lục địa Mỹ Châu này - mặc dầu cả một giống dân lẫn văn hóa của họ hầu như đã bị chôn vùi trong dĩ vãng xa xôi, vẫn cố gắng tranh đấu, bám víu vào những mảnh đất tí hon rãi rác trên khắp nước Mỹ để mưu đồ thực hiện cuộc sinh tồn của nòi giống với thời gian bằng cách bảo tồn văn hóa, đã gần như tiêu hủy của ông cha họ.

Hôm nay nhân cơ hội nước Mỹ và dân Mỹ duyệt xét lại các khuyết điểm của xã hội mà họ tự hào là ưu tú nhất trong lịch sử cận đại, chúng ta mới có dịp tìm hiểu sâu sắc hơn cái con người của dân Mỹ, đối chiếu với con người của Việt Nam, và từ đấy hy vọng cả tập thể cộng đồng người Việt cho đến từng cá nhân từng gia đình người Việt Nam chúng ta trên con đường lưu vong tại miền đất dung thân này. Và khác với các cộng đồng thiểu số Á Châu khác, đồng bào Việt Nam chúng ta luôn cả các thế hệ tiếp theo sau dù thứ hai, thứ ba,. vẫn không có quyền quên rằng chúng ta chưa có thể sống một cuộc sống thảnh thơi về vật chất lẫn tinh thần, bao lâu mà sau lưng chúng ta nước mẹ vẫn còn trong móng vuốt cộng sản.

Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX

Trang web được thiết kế bởi MQ Services

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002