Đại Chúng số 111 - ngày 1 tháng 12 năm 2002

MƯA BÊN NÀY, NẮNG BÊN KIA

Thinh Quang

PHẦN II - CHƯƠNG II

Cuối cùng Quốc Trung cùng Ngọc Phụng đành trở về nhà! Bà Thục Trinh ngã lăn ra bất tỉnh khi nghe chồng và con dâu báo tin Sùng Thật đã chết sau cơn bạo bệnh từ lâu rồi. Bà tỉnh lại sau khi được cứu chữa và nằm liệt trên giường bệnh suốt cả tháng trời. Nhưng rồi ngày qua ngày sự đau khổ của bà cũng chìm dần trong quên lảng...

Gia đình Quốc Trung tìm cách vượt ra ngoài hải đảo. Oâng cùng vợ và con dâu thuê một căn nhà nhỏ ở vùng ngoại ô châu thành Đài Bắc mở ra một quán cóc nhỏ kiếm sống qua ngày. Nhờ bà Thục Trinh khéo tay nên thực khách đồn đãi mỗi ngày mỗi kéo đến đông đảo! Bắt đầu từ đó, gia đình Quốc Trung có cuộc sống sung túc hơn những ngày còn ở trong đất liền.

Tuy vậy, bà Thục Trinh cũng thỉnh thoảõng trách móc chồng:

_ Tôi mất thằng Sùng Thật cũng chỉ vì ông muốn nó có cả bồ chữ nghĩa trong người... Đó! rồi rút cuộc nó như thế nào, ôngù mở mắt ra mà nhìn chưa?

_ Ấy, xa xưa rồi, nhắc lại làm gì nữa... bởi vậy mình mới rút kinh nghiệm để không còn vấp phải đối với thằng Ah Hào nữa.

Rồi để cho vợ khỏi phải nhắc nhở con, Quốc Trung cười nịnh vợ:

_ Nói thiệt với bà, cái quán này mà không có bà thật khó lòng thành công như ngày nay được.

Đêm hôm ấy, trời mưa gió bà phụ bếp mới thuê ở tận Dương Minh Sơn không thể về nhà, bà Thục Trinh ngỏ ý vời ở lại tạm qua đêm, đang đứng thu dọn nhà bếp, nghe Quốc Trung khen vợ, bà ta cũng chen vào:

_ Thiệt đó thưa hai ông bà chủ! Tôi đã hai thứ tóc trên đầu, tuy sinh ra ở chốn quê mùa mà thật ra đã lên chốn thị thành này sinh sống cả hơn ba mươi năm trường nên hầu như quen biết hết mọi người nơi khu phố mình đang ở đây. Nhất là cái khu ngoại ô này, ai ra làm sao tôi đều thuộc nằm lòng sự tích lai lịch của từng ngườiï. Như cái bà Châu Đại Lợi, ỷ chồng giàu có, cả ngày cứ son phấn mang xách tay đi rong chơi ngoài phố, chứ có giúp ích gì cho chồng đâu?Cũng như bà tài phú Liên Hưng trước mặt nhà ông bà chủ hay bà Hưng Lợi ở bên kia đường sắt, chồng con cả ngày tối mắt tối mũi làm không kịp thở, còn ở nhà các bà ấy cứ gọi hết gánh hàng rong này đến gánh hàng rong nọ ăn không biết mệt... Chồng làm bao nhiêu tiền các bà ấy cứ ăn xài đến nỗi còn phải đi vay thêm nợ nần của thiên hạ nữa. Tô mà như các ông chồng ấy thì cứ đá cho các mẽ ra ngủ ngoài chuồng lợn cho muổi nó đốt mới mong nên thân...

Nói đến đây bà ta thở hắt ra kêu lên:

_ Aáy dà! Các người như thế toàn là thứ ngồi lê đôi mách... cả. Chuyện thiên hạ ai cũng biết, chuyện không cũng hóa thành có... thêu dệt đủ điều... Thật chán cái mớ đời...

Rồi bà hạ giọng:

_ Tôi nói không phải để nịnh bà chủ, chứ thật ra nơi này chẳng ai có thể sánh nổi với bà chủ, chẳng những đã siêng năng, thức khuya dậy sớm mà còn tài ba khéo léo nữa...

Quốc Trung biết bà phụ bếp lắm lời, nên lờ đi, nhìn ra ngoài trời chỉ mụn mây từ hướng đông kéo đến:

_ Trời sắp mưa đến nơi rồi..

Bà Thục Trinh dỏi mắt nhìn theo hướng tay của chồng chỉ hỏi:

_ Học hành làm chi nhiều cho khổ! Bấy nhiêu đủ rồi... Nó có ở nhà cũng thừa ăn thừa mặc có thiếu thốn gì đâu?

Đêm hôm đó nằm bên cạnh chồng bà thủ thỉ hỏi:

_ Cả ngày mắc công chuyện, không có thì giờ nói năng được gì, lúc nãy ở ngoài có mụ phụ bếp không tiện, bây giờ mới nói ông nghe thử xem nó như thế nào?

Quốc Trung trố mắt nhìn vợ:

_ Hả? Bà định nói điều gì?

_ Đêm qua tôi... nhìn thấy nó về...

_ Nó là nó nào?

_ Thì là thằng con của mình, chứ còn ai nữa?!

_ Ôi, cái thứ chiêm bao mà bà tin làm gì ba cái chuyện nhảm nhí đó!?

_ Chỉ vì tôi muốn hỏi ông thằng con mình nó có chết thật hay không?

_ Chẳng lẽ có chết giả nữa sao?

_ Tôi biết ông với con Ngọc Phụng giấu tôi... Chắc chắn là cục cưng của tôi vẫn còn sờ sờ đâu đó... Tôi nghĩ hiện nó đang ở Thượng Hải hoặc có thể ra ở hải đảo này trước cả chúng ta rồi...

_ Xin bà đừng nhắc đến nó nữa làm gì... Bây giờ vợ chồng mình với con Ngọc Phụng cố gắng chung sức lại mà lo cho cho tương lai thằng cháu đích tôn của mình... được mở mày mở mặt.

Nghe chồng nhắc đến Anh Hào, bà Thục Trinh sực nhớ lời của con dâu bèn thuật lại với chồng:

_ Hôm trước con Ngọc Phụng nói với tôi là nó không muốn cho Anh Hào xuất dương du học như thằng cha nó...

Rồi bà nhấn mạnh:

_ Cho ví dù Anh Hào có học giỏi đến xấp mấy đi nữa mẹ nó cũng chẳng chấp nhận cho nó đi đâu cả.

_ Vậy hóa ra Ngọc Phụng cũng cùng chủ trương như bà?

Bà Thục Trinh nhìn chòng chọc vào ngay mặt chồng:

_ Cùng một chủ trương không được sao? Chẳng lẽ ý kiến của ông mới được xem là chính đáng, còn của tôi với con Ngọc Phụng là sai quấy cả à?

_ Không phải tôi độc tài độc đoán, song vì tương lai của đứa cháu nội mình, mình phải có nhiệm vụ chu toàn cho nó...

_ Thôi đi ông ơi! Ông đã một lần chủ trương lầm lẫn rồi, chẳng lẽ ông lại muốn phạm thêm lần nữa sao?

_ Tôi chẳng có điều gì lầm lẫn cả, mà chỉ thằng con mình nó đổ đốn... Còn thằng Anh Hào thì khác... Nó đâu có phải là thằng cha nó?

_ Vậy ông có gì đảm bảo là thằng Anh Hào không như thằng Sùng Thật?

_ Với đức tính của nó, sự thông minh của nó, hơn nữa với lòng hiếu thảo của nó hằng ngày, bà cũng đủ tin tưởng nó sẽ không bao giờ phản bội...

_ Thì thằng Sùng Thật ngày xưa cũng vậy. Nó cũng học hành giỏi dang, hiếu thảo với cha mẹ... Rồi kết quả nó cũng không cần nghĩ đến cha mẹ, đoái tưởng đến vợ con...

_ Tuy một dòng giống, song mỗi người một khác, đâu có phải vì cha nó bất hiếu chi tử nó cũng hóa là kẻ vô ơn bội nghĩa hay sao? Tuy từ dòng máu của cha nó song sự hiểu biết mỗi người mỗi khác... đâu có phải ai cũng như ai?

_ Ông dám bảo đảm như vậy?

_ Theo tôi nghĩ là nó sẽ không dẫm chân lên con đường mòn của thằng Sùng Thật rồi!

_ Thôi, cho tôi xin ông ơi! Tôi không muốn phải khóc thêm lần nữa... Lần này mà nó thế nào thì tôi với con Ngọc Phụng chỉ còn có chết mà thôi... Xin ông hãy buông tha cho tôi với mẹ con con Ngọc Phụng sống được ngày nào hay ngày nấy...

Quốc Trung cho rằng quá sớm để tranh luận vấn đề cho cháu nội xuất dương sau khi tốt nghiệp, ông quay mặt vào trong để tìm giấc ngủ. Không thấy chồng chuyện vản gì nửa bà bèn lên tiếng: _ Ông nội nó hè! _ Hả?

_ Ngủ rồi à?

_ Khuya rồi, ngủ đi... Mai còn làm việc...

_ Tôi muốn bàn với ông câu chuyện này!

_ Chuyện gì? Đợi sáng không được sao?

_ Còn sớm chán mà...

_ Thì nói đi! Có quan trọng lắm không? Có phải là thêm bớt thức ăn?

_ Ngày mai mưa gió e vắng khách,,,

_ Thì làm bớt lại... dễ mà...

Gần cả nửa tháng trời mưa gió liên miên. Khu ngoại ô Đạm Thủy không còn nhộn nhịp như những ngày nắng ráo. Trời thấp hẳn. Mây mù vần vũ. Các tàng cây ven đường rũ xuống trĩu nặng cả nước mưa. Khách đi đường người nào trông cũng mập đẫy đà ra xúng xính trong chiếc áo bông dày cộm đủ cả các màu sắc, để chống trả cái rét đến cắt da cắt thịt. Nước mưa đọng đầy cả các ổ gà trên mặt đường lồi lõm, luôn luôn bị bắn lên tung tóe bởi các bánh xe lăn qua hay những bước chân dẫm phải của các khách bộ hành. Gần cả nửa tháng nay Trung Trinh Phụng Quán của Quốc Trung thưa hẳn khách. Tuy có ế ẩm song vợ chồng Quốc Trung tkhông đến nỗi gì nên trông hai ông bà và con dâu có vẻ thoái mái hơn. Nhất là ông bà Quốc Trung có thì giờ ngồi nghỉ ngơi chuyện vản hay cùng nhau thưởng thức các món ăn ngay tự tay mình nấu nướng. (còn nữa)

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002