Đại Chúng số 110 - ngày 16 tháng 11 năm 2002

VŨ TRỤ & CON NGƯỜI

  • NHỮNG SINH VẬT NGOÀI TRÊN ĐẤT

  • LIỆU HỎA TINH LÀ MỘT TRONG NHỮNG HÀNH TINH CÓ SỰ SỐNG?

HOÀNG QUYÊN

GẦN ĐÂY VÀO THẬP NIÊN CUỐI CỦA THẾ KỶ XX ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA THẾ KỶ 21,thường đưa ra những nguồn tin...có sự sống tại một số hành tinh xa lạ ngoài địa cầu chúng ta đang ở. Như mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy lối một trăm hành tinh quay chung quanh các ngôi sao mẹ,chẳng khác nào trái đất quay quanh Mặt Trời. Trongg công cuộc nghiên cứu các nhà khoa học cho rằng rất có thể có sự sống nhưng chẳng biết sự sống đó dưới dạng nào, có điều chắc chắn là không phải cùng hình hài và lối sống như chúng ta hiện tại trên hành tinh ta đang ở này.

Các nhà khoa học tin tưởng là các sinh vật kỳ lạ sối với chúng ta đó là những sinh vật thông minh,có tay chân và đi bộ với tư thế thẳng đứng giống như của chúng ta,,và bằng cách nào đó nhận được những thông tin bằng môi trường xung quanh họ. Biết đâu những sinh vật này cũng thở bằng Oxy hoặc một vài loại khí khác !

Các nhà nghiên cứu sẽ áp dụng những điều mà họ khám phá được vê cuộc sống ở trái đất hầu làm cơ sở nghiên cứu về đời sống ở ngoài hành tinh của chúng ta.

Đến nay,kiến thức về sinh vật xa lạ mà chúng ta thường nói đến nhằm vào các phim giả tưởng của các nhà làm phim dựng lên. Như ta thấy trên các loại phim này hoặc bằng máy tính thường mô phong theo hình dạng của con người trên trái đất,nếu có khác chăng là mắt to mặt nhọn,đầu ,tay chân khẳng khiu v.v...cho nó khác thường . Thật ra chẳng có ai nhìn thấy các sinh vật ngoài các hành tinh này cả. Sự bình quân về con người ở trái đất này với người hành tinh xa lạ là bắt nguồn từ sự tiến hóa của các sinh vật như lưỡng cư đến bò sát,chim và thú...Tuy nhiên không có gì chắc chắn rằng tiến trình phát triển này sẽ giúp với sự tiến hóa của các sinh vật xa lạ trong vũ trụ.

Vì vậy, muốn tìm hiểu các sinh vật xa xôi kia ta phải vận dụng kiến thức của môn sinh vật học vũ trụ. Đó là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các dạng sống có thể có trong không gian. Trước hết các nhà sinh vật học tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản về sự sống trên trái đất. Câu hỏi được nêu ra là trước hết các nhà khoa học nêu ra là cuộc sống xuất hiện và tiến thóa trên trái đất như thế nào ? Điều gì ảnh hưởng chi phối xếp đặt trật tự cuộc sống đó ? Và quan trọng nhất điều gì đã khiến trái đất trở thành nơi mà sự sống có thể duy trì được ? Từ đó,họ suy ra một số nguyên tắc cơ bản mà các sinh vật xa lạ ,nếu tồn tại phải bắt buộc tuân thỦ.

Sinh vật từ thế giới khác cũng sẽ tuân thủ theo những nguyên tắc vật lý hóa học. Phải có chất hòa tan để duy trì sự sống. Trên trái đất chất để hòa tan thường là nước. Một số hóa chất khác cũng có thể cần cho sự sống như ammoniac,methane,hydro sulfade.

· Phải có nhiệt độ và áp suất thích hợp để các chất hòa tan tồn tại ở thể lỏng.

Ngoài ra,sự sống của những sinh vật lạ trong vũ trụ cũng phải có sự tiến hóa và thích nghi với các điều =kiện môi trường chẳng hạn như nhiệt độ,điểm trọng lực...

Sinh vật vũ trụ cũng phải có một vài phương thức để vận chuyển các chất rắn,chất lỏng và các loại khí trong cơ thể bài tiết các chất thải,vận chuyển các chất dinh dưỡng,đồng thời cũng phải có khả năng tiếp thu năng lượng từ môi trường xung quang.

Các sinh vật này cũng phải có giác quan, dù ở dạng khác lạ như thế nào,để nhìn,để nghe và để tiếp xúc v.v...thu thập thôn tin và môi trường. Tuy nhiên chúng có thể có một loại não khác,hoặc một hệ thần kinh khác,đi vào bằng các nẻo khác trên cơ thể.

Sinh vật vũ trụ cũng phải sinh sản dù theo giới tính hoặc vô tính. Sự sống của sinh vật vũ trụ cũng phải buộc duy trì bằng những dạng thức ăn bằng môi trường tự nhiên. Bất kỳ hình thức sống nào cũng bị ràng buộc chặt chẽ với môi trường của nó. Vì thế những đặc tínhcủa hành tinh nơi chúng sống sẽ cực kỳ quan trọng trong việc hình dung ra chúng. (Theo Howstuff-Works - Tài Hoa Trẻ – Trở Về)

TRỞ LẠI VẤN ĐỀ CÓ SỰ SỐNG

TRÊN HỎA TINH

Trong những năm gần đây,các khoa học gia ngày càng bỏ nhiều công sức vào việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất,nhất là dựa vào những dữ kiện thu thập từ Hỏa Tinh,giới khoa học đã đặc biệt chú ý hành tinh này. Là hành tinh gần Trái Đất, sao Hỏa là nơi phần đông các nhà nghiên cứu tin rằng có nhiều cơ may tìm thấy bằng chứng của sự sống trong không gian. Tuy nhiên,cạnh bên xu hướng vừa nói,không phải là không có khoa học gia mang ý kiến trái ngược hẳn.

Theo nhiều giả thuyết,các sinh vật có thể đã từng sinh sôi nẩy nở trên Hỏa Thinh . Lý do là vì bề mặt hành tinh này có những đường trũng trông giống như lòng chảo các con sông,một dấu hiệu để các các khoa học gia dự đoán nước từng chảy tràn lan trên mặt Hỏa Tinh, mà nước bao giờ cũng là yếu tố chính để kết luận là có sự hiện diện của sinh vật.

Tuy nhiên,Tiến sĩ Nick Hoffman, giảng sư môn Khoa Học Địa Cầu thuộc Đại Học La Trobe (Australia),lại gạt bỏ giả thuyết vừa nói. Oâng khẳng định rằng, Hỏa Tinh chưa bao giờ có sinh vật vì một lý do giản dị,hành tinh này không có một giọt nước nào cả. Theo Tiến sĩ Hoffman, các đường rãnh như lòng sông trên bề mặt Hỏa Tinh chẳng qua là do các dòng khí lỏng tích tụ phát nổ,khoét mặt đất thành những đường dài như vậy.

Xét trong các hành tinh trong Thái Dương Hệ. Sao Hỏa là hành tinh duy nhất mà lâu nay con người vẫn hy vọng tìm thấy một số dạng hình vật. Dựa vào các bức không ảnh do vệ tinh gửi về, niềm hy vọng này càng trở nên mãnh liệt hơn,khi địa hình Hỏa Tinh cho thấy những hẻm vực,những thung l;ũng ăn sâu vào lòng đấtmtức dấu vết xâm thực của nước. Một trong những cảnh trí hùng vĩ nhất trên Hỏa Tinh là địa điểm các khoa học gia đặt tên là Hẻm Núi Lớn,nơi mà ngay cả Tiến sĩ Nick Hoffman cũng phải chú ý tới.

Oâng cho biết,Hẻm Núi Lớn trên sao Hỏa có chiều dài tới hơn 1.500 km,nằn vắt ngang đường xích đạo hành tinh này. Hẻm vực rộng bao la tới nỗi người đứng ở cạnh bên này, không thể nhìn thấy được người ở cạnh bên kia vì đường cong trên bề mặt hành tinh. Ở cuối hẻm núi, mặt đất bị khoét sâu thành nhiều nhánh chạy về hướng Bắc của Hỏa Tinh. Chính địa hình này khiến nhiều người nghĩ rằng xưa kia, nước từng chảy ra khỏi Hẻm Núi Lớn và rồi các dòng sông nhánh đưa nước về vùng bình nguyên phía Bắc của sao Hỏa.

Xét về mặt thời tiết, Hỏa Tinh lạnh hơn cả Bắc Cực. Về mùa Đông,hai đầu địa cực trên hành tinh này có nhiệt độ rét buốt, vì bởi bị bao phủ bới carbon dioxide ở thể rắn. Thế nhưng,nếu so với quá khứ,khí hậu ngày nay vẫn còn ấm áp hơn nhiều. Cách đây hơn bốn tỷ năm,Hỏa Tinh chỉ nhận được 70% năng lượng mặt trời là cùng. Do đó, Tiến sĩ Hoffman không những gạt bỏ bgay giả thuyết cho rằng nước từng chảy lênh láng trên sao Hỏa , mà ông càng không thể tin nổi chuyện nước tích tụ thành biển trên hành tinh này.

Đến nay,một câu hỏi được đặt ra là nếu như không phải do nước xâm thực,địa hình các dòng sông do vật gì tạo nên ? Để giải thích điều này, Tiến sĩ Hoffman trình bày rằng , từ miệng các hỏa diệm sơn đang phún xuất, những loại hơi hỏa lỏng thoát ra bên ngoài tích tụ lại,rồi chảy xuống những nơi đất thấp. Trong quá trình này, các loại hơi hóa lỏng có thể di chuyển,với vận tốc lên tới 300km/giờ,cuốn theo đất đá trên dòng chảy.

Hậu quả là là hơi hóa lỏng thoát ra từ miệng núi lửa đào sâu mặt đất thành những địa hình lồi lõm trông như các dòng sông chạy song song bên nhau. Tiến sĩ Hoffman còn tin rằng những đường rãnh trên mặt Hỏa Tinh ,cũng do sức nổ của các loại khí lỏng. Các chất khí này càng trở nên dễ nổ hơn cả núi lửa,vì có chứa carbon-dioxide lỏng.

Theo lời Tiến sĩ Hoffmann, cáccông trình nghiên cứu bầu khí quyển của Hỏa Tinh cho thấy, 96% thành phần không khí là carbon dioxide đổi thành thể lỏng.

Khi mặt đất Hỏa Tinh bị nứt rạng trong các trận động đất,việc này sẽ tạo thành một sự kiện chẳng khác nào như đất lở. Thực vậy,trong tình trạng áp suất khí quyển hoàn toàn không có, Carbon Dioxide lỏng bốc hơi sẽ tạo thành một dòng chảy của khí,trong đó khối lượng khí hóa lỏng sẽ tăng lên tới 250 lần hơn.

Tiến sĩ Hoffmann cho rằng,những dòng chảy của khí hóa lỏng trên Hỏa Tinh rộng lớn tới nổi không một dòng sông nào trên Trái Đất có thể ví bằng. Hiển nhiên,với một sức mạnh kinh khủng như vậy trong quá trình di chuyển,khí hóa lỏng chắc chắn đào thành những hẻm vực rộng tới 200 km,chiều sâu 300m, và bao phủ hằng nghìn km trên bề mặ sao Hỏa.

Nếu những luận điểm của Tiến sĩ Hoffman được chính minh là đúng, bề mặt Hỏa Tinh có lẽ lúc nào cũng khô ráo và buốt giá. Như vậy,liệu có sự sống trên hành tinh này hay không ? Tiến sĩ Hoffman giải thích, sự sống có thể đã được hình thành từ lâu trong lòng các khối đá trên sao Hỏa.

Vấn đề là từ xưa đến nay, sự sống không thể nào thoát ra khỏi môi trường đó hầu trồi lên mặt đất, tạo thành mầm sống. Tiến sĩ Hoffman kết luận, những dạng vi sinh vật này luôn nằm trong lòng đất của Hỏa Tinh,và đây chính là môi trường hoạt động sinh vật trên sao Hỏa.

Dựa vào lập luận của Tiến sĩHoffman ,từ nay để có thể tìm thấy sinh vật trên mặt hành tinh đỏ này,có lẽ các khoa học gia sẽ phải đào sâu hơn nữa xuống lưới lòng đất thì may ra mới giải đáp được câu hỏi: "Có hay không có sự sống trên sao Hỏa?"

Theo:Source: Water on Mars by Ian Cuming & Andrew Holland, Quantum ABC).

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002