Đại Chúng số 109 - ngày 1 tháng 11 năm 2002

MỘT NGÀN LẺ MỘT CHUYỆN NHỚ QUÊN

Mộng Tuyền Nữ Sĩ

Cư sĩ Lã Chân Như Alhambra (Rosemead CA. Qua Hải Việt chuyển hộ): Theo lời Cư sĩ Tịnh Hải Garden Grove): Thưa Nữ sĩ: Tôi có mấy điều thắc mắc về cái thuyết của Nhà Phật như sau:

1.-Tôi muốn được hiểu rõ giữa Phật Giáo Nguyên Thủy với Đại Thừa Phật Giáo khác nhau ở những điểm nào trong triết thuyết của nó?

1.Phật giáo nguyên thủy dạy chúng sinh phải diệt dục tham, sân, si. Nếu diệt được cái dục này thì nhập được Nirvana . Trái lại đối với Đại Thừa Phật giáo gọi là Mahayana thì quan niệm có khác hơn. Có nghĩa là Đại Thừa quan niệm hết thảy chúng sinh đều có mầm Phật tính, tiềm năng thành tựu, không những bắt buộcphải tẩy sach những điều nhiễm ố là phủi sạch cái mầm ô nhiễm ấy chẳng những vậy còn phải tích cực làm cho Phật tính phát triển cho đầy đủ để nó biểu hiện đước sáng lạn được toàn diện. Làm được như vậy thì "Dục" ắt biến, không còn là thực nữa ấy đó là "nhất thiết giai ảo".

Theo Kim Cương thừa tiến lên bước nữa cho rằng "dục" đâu có xấu ? Chúng có xấu chăng là đối với những kẻ không nhìn thấy được chân lý đại đồng “không đắc tự tại”, không để tham dục kia bị cái “ngã vọng niệm" mê hoặc cuốn hút, tự nhiên biến hóa thành lòng từ bi bác ái của Bác Aùi. Cứ theo lời của một vị thiền sư người Nhật – Tomita Kôjun viết : "Theo Mật giáo, vấn đề không phải chỉ là diệt di=ục và mê lầm, mà chính là phải bảo thủ lấy chúng mà thanh lọc chúng hay nói đúng hơn là "thanh tao hóa" chúng. Ngài bảo khi mà nước đã dâng lên tới đỉnh núi cao kia thì tự nó đã có lối trút xuống sườn núi bên kia. Về sực "tham dục" cũng thế. Một khi nó phát triển tới cùng cực thì chúng không còn là trở ngại nữa. Có câu phương ngôn đáng được để ta suy gẫm: “Khi người ta cướp tiền thì kẻ ấy bị xem là kẻ trộm, nhưng nếu người ta cướp được nước thì đó là một ông vua".

Bà Đoan Thị Trang San Jose. ( Qua Nguyễn Anh Tuấn) : Bà cụ làm ơn giải nghĩa hộ mấy câu tục ngữ Trung Hoa như sau:

1. "Hoàng đồng sương tử bạch đồng tỏa

Ngoại diện hảo khán lý diện không"

2. “Hoan ngu hiền dạ đooản,

Tịch mịch hận canh trường."

Câu thứ nhất có nghĩa:

Vui những hiềm đêm ngắn

Tịch mịch hận canh dài

Vui thì những muốn sống dai

Buồn thì những muốn thác mai cho rồi.

Cụ Trần Trung Khảo Westminster (Cali) qua Đỗ Phú Quí Checker San Jose) Trước kia ở Việt Nam ta khi khai huyệt mả đều có văn cáo thần thổ thần. Bây giờ ở Mỹ thì tất cả đều như không có lệ này. Tuy nhiên tôi muốn nhớ lại lời "Văn cáo khai huyệt", bà chị có nhớ chăng ? nếu nhớ xin nhắc hộ. Thành kính cám ơn.

Tôi cũng chỉ nhớ đại khái. Theo đúng nghi lễ thì trước khi khai huyệt phảo cáo (Thần). Sau khi phân kim , nhà chủ sắp lễ vật để cáo khai huyệt. Tại Việt Nam ta ngày xưa xem trọng lễ này. Bài Văn Cáo như sau: (Ví như cho huyệt ở Hoa Kỳ, Los Angeles)

DUY,

Hoa Kỳ Quốc tuế thứ... ... nguyệt... ... nhật... ... tiểu bang... thành phố... (chỗ an táng thuộc) Rose Hill. Tế chủ... ... cẩn dĩ thứ phẩm chi nghi. Cảm chi cáo vu:

Bổn xứ Thổ địa chi thần vị tiền, (1)

Viết,

Kim vì cô phụ (mẫu)... tính, húy... ... yêm khí trần thế, cẩn trạch... ... nhật, tương táng vu thử xứ chi nguyên. Thiết niệm: địa trạch âm phần, sự quan phỉ tế. Hung phòng ngũ hoạn, hữu vi tuy tại ư nhân mưu;Cát ứng tam tường, khắc tướng thượng tư ư thần lực. Tư nhân:doanh kiến biêm triệu, tải thiết phỉ nghi. Ngưỡng thần giám chí, mặc thùy bảo hựu.

Cẩn cáo.

Nếu người chết là quan chức thì viết "Hậu thổ chi thần vị tiền". (Nên nhớ khi đọc văn tế , người đọc văn phải bên hữu tang chủ). V.v... Tôi chỉ nhớ đại khái như vậy. Nếu muốn biết rõ hơn cụ có thể tìm các bậc trưởng lão có kinh nghiệm về việc cung nghinh, tế lễ thì hơn.

Ông Nguyễn NgọcTownsend, Worcester.MA. (qua cụ Huỳnh văn Cao): Mandara l và Darani là gì ? Xin cụ bà (nếu biết) xin giải hộ cho. Thật vô cùng cảm ơn bà cụ.

Tiếng Tây Tạng viết là Kyilkhor, phạn ngữ là Mâdâra hay Man Đá Rá (Mândara) được dịch ra là Linh phù, đàn giới, đạo tràng. Theo Phật Học Tự Điển Linh Phù là bùa linh bằng ngón tay hoặc bằng bàn tay, được họa trên giấy hoặc trên thẻ cây hình tròn, dài hoặc vuông, đôi khi thư trên hư không. Người tu theo Man Đa Ra giáo tức là Mật giáo, Chơn Ngôn tông gom vào đó sức linh của Phật, Thánh Tiên, Thần để trừ tà ma, ác quỉ và cũng để bảo hộ sinh mạng hoặc nhà cửa hay đình chùa lăng miếu...

* Linh phù là một pháp môn tối cổ và đặc biệt của người Tây Tạng. Họ nhập chung ba loại thể như sau:

Linh phù Man Đa Ra

Thần chú Dharani

Pháp ấn (Mudrâ

Được gọi chung là Tam Mật.

Man Đa Ra là linh phù đạo tràng đàn, tức là ý mật.

Đa Ra Na thần chú là ngữ mật.

Pháp ất (Mudrâ) là thân mật... v.v...

Có dịp tôi sẽ cùng ông thảo luận về các linh phù này. Trân trọng kính chào ông.

Cụ Võ Xuân (qua Phan Chánh Thọ Maryland): Kính nhớ ông Chánh Thọ chuyển hộ lại bà cụ Mộng Tuyền nữ sĩ một đoạn ngắn trong Tam Tự Kinh như sau : "Viết Thủy Hỏa, Mộc Kim Thổ, Thử Ngũ Hành, Bản Hồ Số. Thập Can Giả, Giáp Chí Quí, Thập Nhị Chi, Tử Chí Hợi." Nếu có thể sau khi giải nghĩa xong, bà cụ có thể giúp đơn cử một mẩu chuyện hợp với nội dung của các câu ghi bên trên. Thành kỉnh cám ơn bà cụ nhiều.

KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ là NGŨ HÀNH. BẢN : Căn nguyên, căn cứ.

* HỒ LÀ Ở, TẠI...

THẬP CAN là GIÁP, ẤT, BÍNH, ĐINH, MỒ, KỶ, CANH, TÂN, NHÂM, QUÍ... Còn có tên gọi là THIÊN CAN.

* THẬP NHỊ CHI: Tý, Sửu, Dần, Mão v.v... còn gọi là ĐỊA CHI.

Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ là năm chất tạo nên vũ trụ, gọi là Ngũ Hành. Chúng thảy đều có căn nguyên liên quan đến Số. Còn từ Giáp đến Quí gọi là mười thiên can, còn từ Tý đến Hợi gọi là mười hai địa chi.

Có tích kể rằng: "Con người ngày xưa đã qui tụ sự hình thành của vũ trụ vạn vật năm khái niệm là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ. Sử dụng năm khái niệm này để giải thích tất cả mọi sự biếc chuyển của Trì Đất và Con Người.

Lúc bấy giờ có một người tên là Châu Diễn đã đề xuất ra là người làm Vua phải có được một đức trong ngũ hành, mới có thể được xem là hoàng đế được. Khi “Đức” của họ nhà Vua suy thoái , sẽ có một họ khác có cái đức của ngũ hàng khắc ngũ hành của nhà vua trước để lên thay thế. Nên họ mới mnói là Hoàng Đế, có thổ Đức nên có màu vàng. Sau đó Thổ suy, có Mộc đưa lên là Vũ, nên thời đó cây cỏ hoa lá đều xanh tươi tốt đẹp, nên thích màu xanh. Đến đời Thương là Kim đức khắc Mộc đức. Và sau đó là đời Chu là Hỏa đức khắc kim đức v.v... Và mỗi đời có nhà vua đều thích một con số để tượng trưng.

Sự bắt đầu của Can Chi từ thời Hoàng Đế, khi Hoàng Đế đang đánh với Si Vưu, lúc gặp kho khăn , Hoàng đế đã cúng trời đất. Đêm nàm ngủ thấy có thiên thần xuống chỉ bảo cho sử dụng MƯỜI CAN và MƯỜI HAI CHI và truyền cho trận pháp để diệt quân thù. Hoàng Đế thức giấc liền dùng MƯỜI CAN bày thành hình Trời và MƯỜI HAI CHI bày thành hình Đấtrồi ra lệnh cho các đại thần lập thàng bảng Giáp Tý để ghi thời gian, phương hướng đoạn diễn thành trận pháp. Từ đó kết hợp CHỈ NAM XA đã đánh thắng được Si Vưu. Từ đó ta bắt đầu có lịch để tra ngày tháng năm và giờ.

Ông (bà) TNHULAN@MSN.COM: Cháu rất thích cụ giải thích các câu trong Tam Tự Kinh. Nay cháu xin mạo muội vài lời xin cụ vui lòng giải thích toàn bộ các câu trong tập sách này. Xin cụ chỉ giáo cho. Kính.

Tam Thiên Tự ngày xưa ở Sai Gon có bày bán trong các nhà sách. Không biết ngày nay còn hay không. Tôi chỉ nhớ được một số (không ít) song một lần khó lòng đăng tải hết. Vậy để đáp lại lòng ưu ái của ông (bà) tôi xin trích mỗi kỳ một ít để ông (bà) tham khảo. Xin trở lại từ đầu để dễ bề nhớ hơn:

THIÊN trời ĐỊA đất CỬ cất TỒN còn TỬ con Tôn cháu, LỤC sáu TAM ba. GIA nhà, QUỐC nước, TIỀN trườc, HẬU sau, NGƯU trâu, MÃ ngựa, CỰ cựa, NHA răng, VÔ chăng, HỮU có. KHUYỂN chó, DƯƠNG dêQUI về, TẨU chạy. BÁI lạy, QUI quì, KHỨ đi LAI lại. NỮ gái, NAM trai, ĐÁI đai, QUAN mũ, TÚC đủ, ĐA nhiều. ÁI yêu, TĂNG ghét. THỨC biết, TRI hay, MỘC cây, CĂN rể. DỊ dễ, NAN khó, CHỈ ngon, CAM ngọt.TRỤ cột, LƯƠNG rường SÀNG giường, TỊCH chiếu. KHIẾM thiếu, DƯ thừa, SỪ bừa, CÚC cuốc, CHÚC đuốc, ĐĂNG đèn, THĂNG lên GIÁNG xuống. ĐIỀN ruộng, TRẠCH nhà, LÃO già, ĐỒNG trẻ... v.v...

Tôi còn nhớ một số câu nữa, xin hẹn kỳ sau. Kính chào ông (bà).

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002