Đại Chúng số 108 - ngày 16 tháng 10 năm 2002

ĐOC BÁO DÙM CÁC BẠN

Ký Điệu ghi lại

1.-Huỷ diệt tận gốc cây thuốc phiện, vấn đề không đơn giản:

Tại cuộc hộp sô keát về chống tái trồng cây thuốc phiện ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La, một chủ tịch xã phát biểu rằng: ở xã tôi cây thuốc phiện đã nhổ hết rồi, nhưng tệ nạn ma tuý ở các bản thì chưa nhổ hết. Theo ông, muốn huỷ diệt tận goác cây thuốc phiện (CTP) ở vùng cao biên giới thì cũng phải nhổ hết tệ nạn ma tuý trong thôn bản, phố phường, nếu không cây thuốc phiện sẽ lại mọc lan ra thôi.

Cách đây mười năm(1992), nếu ai đã từng chứng kiến mùa cây thuốc phiện trổ hoa trên khắp nương đồi của đồng bào ở 85 xã vùng cao, biên giới thì nay sẽ ghi nhận những cố gắng phá bỏ CTP của Sơn La. Người dân đảo phá trên 3.800 ha. Nhưng đến năâm 2000-2001, người dân đã tái trồng CTP xuất hiện ở 74 xã, diện tích còn 219 ha. Năm 2001-2002 vừa qua, hiện tượng trồng lại CPT xuất hiện ở 58 xã, diện tích là 81,3 ha, giảm 60 % so với niên vụ trước, khoảng 1.000 gia đình vi phạm tái trồng CTP bằng 4,3% số gia đình đã trồng trước đây. ở Sơn La, tuy đã giảm diện tích CTP trên 99 %, nhưng còn một số ngưôøi ôû những nơi hẻo lánh vùng cao biên giới, vùng giáp ranh vẫn lén lút trồng. Bởi vậy, chưa có huyện nào phá tận goác CTP, nguy cơ tái trồng vẫn còn cao. Bởi vậy, việc xóa bỏ CTP ở vùng cao Sơn La vẫn còn nan giải.

Về tình trạng tội phạm về ma túy ở Sơn La vẫn chưa giảm. Trong 6 tháng đầu năm, tòa án ở tỉnh Sơn La đã xét xử 248 vụ gồm 253 tội phạm về ma túy. Mức án tuyên phạt cao nhất là 1 án tử hình, 2 án tù chung thân, 31 án phạt tù từ 10 đến 30 năm, mức án dưới 10 năm là 219 tên. Bên cạnh việc tăng cường kiểm soát ma túy tại cộng đồng dân cư, tỉnh Sơn La đã chú trọng công tác giáo dục chống ma túy trong các nhà trường. Kết quả kiểm tra tại một số trường cho thấy có một số học sinh, giáo viên đã nghiện ma túy. Theo thống kê của các cô quan coù trách nhiệm phòng choáng ma túy thì năm 1999 có 57 em, năm 2000 có 65 học sinh. Đến nay, con số nghiện trong các nhà trường đã tới gần 200 trường hợp. Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn La đã chủ động đề ra các phưông pháp để ngăn chặn số giáo viên, học sinh, sinh viên có biểu hiện nghi vấn sử dụng chất ma túy; đồng thời phối hợp với gia đình, chính quyền để giáo dục người sử dụng ma túy. Chỉ tính 4 trường điểm, trong 1 năm, nhà trường đã phát ra 4.500 phiếu tố giác, kết quả 98 phiếu có nội dung tố giác, giúp nhà trường và các ngành chức năng có biện pháp theo dõi học sinh trong nhà trường được tốt hơn.

Trong thời gian qua, tỉnh Sơn La đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, trấn áp nhưõng thành phaàn buôn bán và sử dụng ma túy. Lực lượng phòng chống ma túy đã phối hợp với các cấp, các ngành phát giác ra 120/228 điểm và tụ điểm ma túy, truy bắt 687 người. Trong đó nhiều tụ điểm, ổ nhóm tiêm chích, sử dụng ma túy gây nhức nhối cho xã hội; bóc gỡ, vô hiệu hóa nhiều tụ điểm như ở xã Thôm Mòn (huyện Thuận Châu), tụ điểm Mai Thuận, Nong Mòn, xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn), tụ điểm tại xã Chiềng Sơn (huyện Mộc Châu). Những kết quả đó đã góp phần quan trọng trong việc vận động quần chúng tham gia đấu tranh phòng chống ma túy ở các địa phương tỉnh Sơn La. Cuộc đấu tranh này mặc dù còn khó khăn, phức tạp, nhưng được nhân dân đồng tình ủng hộ tham gia tích cực, tin rằng sẽ triệt hạ hết tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2.-Đó là vụ án hình sự lớn nhất từ năm 1975 đến nay!

Sau đây lời ghi từ báo Việt kiều tại Pháp, gi lại từ ViệtNam..Đó là vụ án Năm Cam. Bố già của Bố Già ViệtNam...Năm Cam đã làm hàng ngũ lãnh đạo HàNội rúng động, bao nhiêu tứong tá trong Bộ Công An vào tù hay bị cách chức hết vì ăn tiền của Năm Cam..Cái giõi của Năm Cam là đi đúng chỗ, chi đúng tiền và đứng trên pháp luật của CSVN. Nay Ký Điệu ghi lại 100 % báo nói về Năm Cam. Mời quý bạn theo dõi lời ăn tiếng nói của quan tòa Tp HCM ra sao...

Trên là nhận định về vụ án “Năm Cam và đồng bọn” của chánh án TAND TP HCM Bùi Hoàng Danh, người dự kiến sẽ là chủ toạ phiên toà xét xử vụ án này. Tiếp xúc với các phóng viên, ông đã cho biết một số vấn đề liên quan đến phiên toà như: Bao giờ mở phiên toà? Có bao nhiêu đối tượng liên quan ra trước vành móng ngựa? Bao nhiêu luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo? Phiên toà được tổ chức ở đâu? Các thẩm phán trong Hội đồng xét xử băn khoăn lo lắng điều gì?

+ Ông có thể cho biết chắc chắn thời điểm nào thì phiên toà xét xử vụ án diễn ra?

- Đây là vụ án lớn nhất từ trước đến nay! Nếu đúng theo thời gian tố tụng thì phải sau Tết Nguyên Đán, tức năm 2003 mới khai mạc phiên toà. Nhanh lắm thì đến tháng 10/2002 hồ sơ vụ án mới chính thức chuyến đến đến TAND TP.HCM. Sau đó chúng tôi mới bắt đầu. Nhưng tinh thần chung vẫn là đưa vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn ra xét xử trong năm 2002. Về phía Toà án, chúng tôi dự kiến nhanh nhất thì tháng 12/2002 mới khai mạc, còn thời gian xét xử sẽ kéo dài khoảng 2 tháng... Hiện nay các thẩm phán của đã nghiên cứu hồ sơ vụ án từng phần nhờ vậy sẽ rút ngắn được thời gian tiếp xúc.

+ Hiện TAND TPHCM chuẩn bị như thế nào cho phiên toà?

- Chúng tôi đã cử ra một tổ gọi là tổ làm án, gồm 6 thẩm phán do tôi phụ trách. Cũng theo dự kiến, tôi sẽ làm chủ toạ phiên toà. Ngoài ra có 4 thư ký, 5 hội thẩm nhân dân. Các thẩm phán trong tổ làm án đã được tiếp xúc, nghiên cứu hồ sơ. Tức kết quả điều tra tới đâu, tiếp xúc nghiên cứu tới đó. Khi hồ sơ chính thức được chuyển đến thì chỉ kiểm tra lại. Đây không phải là vụ án đầu tiên làm theo cách này. Trước đó, ở các vụ như Tamexco, Tân Trường Sanh, Đỗ Thị Mỹ Phượng... đã làm như thế. Qua đó thấy rằng, ngoài việc đảm bảo tiến độ vụ án, còn giúp các thẩm phán nắm chắc tính chất, nội dung vụ án. Các hội thẩm nhân dân và luật sư cũng vậy, có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn.

+ Còn những chuẩn bị khác như tổ chức địa điểm, bảo vệ phiên Toà, bảo vệ bị cáo và nhân chứng, người tham gia v.v...? Nhiều người đang băn khoăn liệu có đến xem trực tiếp được hay không?

- Chúng tôi đang chọn địa điểm để xét xử. Cái khó nhất là TAND TP hiện không có phòng nào đủ sức chứa quá 200 người. Có thể chúng tôi phải thiết kế lại hoặc chọn một địa điểm khác cho thích hợp. Còn những khâu khác cũng vậy, đang phải ráo riết chuẩn bị, kể cả phần kinh phí. Còn việc tổ chức bảo vệ để phiên toà diễn rá thuận lợi, nói chung khi xử các vụ án lớn việc này vất vả lắm. Đối với vụ án Trương Văn Cam càng vất vả hơn. Tôi được biết phía công an cũng đã có chỉ đạo về việc này. Mục tiêu đặt ra không chỉ bảo đảm an toàn trong việc dẫn giải bị cáo mà đảm trách toàn bộ việc bảo vệ phiên toà từ trong đến ngoài. Lực lượng CSGT sẽ tổ chức các chốt chặn, phân luồng giao thông để không xảy ra ùn tắc trước nơi diễn ra phiên toà...

+ Với tư cách là chủ toạ (dự kiến) của phiên toà, ông đánh giá như thế nào về công luận cho rằng, đây là vụ án lớn nhất trong lịch sử đấu tranh chống tội phạm ở nước ta?

- Vụ án Trương Văn Cam là vụ án hình sự lớn nhất từ sau ngày Giải phóng miền Nam đến nay về những hoạt động “xã hội đen”. Cơ quan đều tra và chúng tôi đã thống nhất, đây là vụ án mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng, có những thủ đoạn phạm tội tinh vi và xảo quyệt. Số bị can rất đông, đến nay đã truy tố 151 bị can. Về phía các luật sư, tôi chưa có con số chính thức nhưng dự kiến có khoảng 100 luật sư tham gia. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác và người làm chứng khoảng 150... Trong vụ án Trương Văn Cam có cả cán bộ thoái hoá biến chất và số đông là các thành phần lưu manh, côn đồ "xã hội đen" vì vậy chúng tôi phải có phương pháp tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ phù hợp để thực hiện tốt việc thẩm vấn trước toà theo đúng pháp luật. Chúng tôi xác định với nhau, cần phải an tâm, tư tưởng thông suốt, vững vàng, không chao đảo vì bất cứ lý do gì. Dù chúng là ai thì cũng phải theo Luật mà xử. Ngoài ra sự chuẩn bị của chúng tôi cũng phải đảm bảo cho việc xét xử không gây oan sai cho bất kỳ ai nhưng cũng không bỏ sót người, lọt tội. Đây là nguyên tắc hàng đầu trong công tác xét xử.

3.-Nguyễn Bích Thuỷ - giọng hát opera trẻ số 1 Việt Nam..

Với tài năng hiếm có của ngừoi con gái nghèo tại Việt Nam, hiếu học nhưng sẽ bị bít lối khi cô gái này đi lên. Ký Điệu xin trích đăng một phần đời sống của cô gái nghèo, có giọng hát thuộc hàng Quốc tế...

“Con bé đấy nhà nghèo lắm? Nhà "nó" ở Thanh Trì (Hà Nội, hằng ngày "nó" vẫn phải đạp xe gần 40 cây số cả đi và về đấy. “Nó” là giọng hát opera trẻ số 1 ở VN bây giờ, các thầy không hát được bằng “nó” đâu...”. Đó là những nhận xét ưu ái đầy thiện cảm của người thầy dành cho cô học trò Nguyễn Bích Thủy, đại diện duy nhất của VN, người vừa đoạt giải nhất tại cuộc thi hát opera quốc tế dành cho các nước ASEAN lần 1 được tồ chức tại Bangkok (Thái Lan) từ ngày 6 đến 9/9/2002.

Trở về từ cuộc thi, Thủy lại đến trường (Nguyễn Bích Thủy hiện là sinh viên năm 4 hệ ĐH, khoa thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội), miệt mài lao vào học tập. "Năm cuối rồi mà, tôi còn phải cố gắng nhiều...". Ngồi với chúng tôi trong phòng tập 27B của Nhạc viên HN, căn phòng đã chứng kiến sự bền bỉ luyện tập của một giọng hát "không được trời phú cho nhiều lắm", cùng với bao mồ hôi và cả những giọt nước mắt đề có được niềm vui hôm nay, Thủy kể về cuộc thi mà cô vừa tham dự:"Tôi phải hát tám bài bằng tiếng Đức và tiếng Ý theo qui định của ban tổ chức. Để lọt vào danh sách sáu thí sinh có mặt tại vòng chung kết, tôi đã phải vượt qua hơn 30 thí sinh đến từ các nước khác. Và thật khó khăn khi phải nỗ lực để tạo ra một bước nhảy vọt vượt lên trên năm thí sinh Thái Lan khác ở vòng đấu cuối cùng. Một vị giám khảo người Thái Lan hỏi có phải tôi được học hát opera ở nước ngoài không. Tôi trả lời không! Vị giám kháo ấy lại hỏi: "Vậy thì em học ở trong nước nhưng được nhà trường thuê thày Tây dạy?". Tôi trả lời mình đạt được thành tích này là nhờ công lao của các thầy cô giáo người Việt Nam trong một ngôi trường ở Việt Nam. Tôi chưa đi nước ngoài bao giờ". Vị giám khảo ấy ngạc nhiên lắm, họ không nghĩ người Việt Nam hát được opera, mà lại hát giỏi!"

Nguyễn Bích Thủy sinh năm 1978 tại Thanh Trì, một huyện ngoại thành Hà Nội, trong một gia đình không có ai theo nghệ thuật. Mẹ Thủy là thương binh, bố là bộ đội đều đã về nghỉ mất sức. Không có ruộng vườn, không làm nghề phụ, cuộc sống của gia đình Thủy rất khó khăn. Hai em trai của Thủy tuy đỗ đại học nhưng đều phải gác lại giấc mơ đèn sách, đi theo con đường binh nghiệp. Thủy kể ngay từ nhỏ nghe các nghệ sĩ Tường Vi, Quang Thọ, Lê Dung, Trần Hiếu... hát trên radio, rồi bố mẹ cũng hay ngâm nga các ca khúc cách mạng trong khi làm việc, Thủy nghe được đến thuộc rồi “ngấm” lúc nào không biết. 17 tuổi, thi vào nhạc viện (hệ trung cấp), cô quyết định chọn con đường nghệ thuật cho mình. Được sự dìu dắt của cô giáo Mỹ Bình, Thủy chọn thanh nhạc mặc dù ngay lúc ấy chưa hiểu được opera là gì, hát như thế nào, mà chỉ biết là hát những bản nhạc "cao cao" hợp với chất giọng nữ cao có kịch tính của mình...

Tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng cô sinh viên có vóc người nhỏ nhắn ấy luôn tự nhủ mình phải cố gắng hơn nữa. Niềm say mê ban đầu đã đạt được lẽ nào lại bỏ cuộc giữa chừng? Bố mẹ Thủy không giấu nổi niềm vui: “Nhiều khi thấy con bé đạp xe mấy chục cây số, xót và thương con lắm, nhưng không dám can mà chi biết tạo điều kiên tốt nhất cho con theo đuổi niềm đam mê". Và Thủy đã không phụ lòng bố mẹ khi bảy năm liền (bốn năm trung cấp, ba năm đại học) điểm tổng kết trung bình của Thủy đều trên chín phẩy, kỳ nào cũng có học bổng. PGS, NSND Trung Kiên cho biết sắp tới sẽ đề nghị nhà trường cấp cho Thủy học bổng sinh viên nghèo vượt khó vì Bích Thủy hoàn toàn xứng đáng.

Khi nghe hỏi về dự định sau khi đã đoạt giải thưởng, gây được tiếng vang nhất định, giọng Thủy hơi trầm xuống: “Tôi tự tin rất nhiều khi bước ra sân khấu biểu diễn. Còn những cái khác tôi quan niệm chỉ là ánh hào quang nhất thời thôi, phải gạt nó đi để không đánh mất mình và phấn đấu nhiều hơn nữa. Còn nếu có cơ hội tôi sẽ tham gia một cuộc thi opera quốc tế khác xem sao...".

m học cuối phải học nhiều mà nhà lại xa nên Thủy đã chuyển vào ở trong ký túc xá. Nhưng hễ cứ có thời gian trống là Thúy lại về nhà phụ giúp gia đình những việc mà một cô con gái lớn lâu nay vẫn làm. Ước mơ của Thủy sau khi tốt nghiệp sẽ được học lên cao học để làm cô giáo.

4.- "Trí Tuệ Việt Nam" Dập Mỏ? – bài củ Trà Bồng

Ký Điệu đọc thấy một bài rất hay trên báo Con Ong, bài do Trà Bồng viết ra. Mời bạn đọc xong rồi xin bạn ghé đến California trên Internet phần địa chỉ một web sites mà không thua gì Trí Tuệ Việt Nam Online của anh Thắng, đó là : Thư Viện ViệtNam tại San Diego, cực Nam California. Đại chỉ web site đó là: http://www.thuvienvietnam.org

Người Việt hải ngoại không chú ý nhiều về website trong nước ttvnonline.com (hay là ttvnonline.net) cho tới khi nhà nước cộng sản Việt Nam ra lệnh nó phải ngưng hoạt động vào ngày Thứ Ba, 6 tháng 8 năm 2002. Theo Tin Nhanh Việt Nam (vnexpress.net), thì anh Vương Vũ Thắng - người dựng nên ttvnonline - cho biết trang web tạm thời ngừng hoạt động do có một số thành viên lợi dụng diễn đàn để gửi tới những bài viết mang nội dung không phù hợp với luật pháp Việt Nam. Vương Vũ Thắng còn hy vọng sau khi chấn chỉnh lại nội dung ttvnonline sẽ hoạt động lại bình thường vào "ngày mai".

Tính tới nay đã một tháng qua, nhưng cái "ngày mai" đó vẫn xa vời hơn bao giờ hết.

Vương Vũ Thắng đăng ký thuê tên đồ-mên (domain) ttvnonline.com cho công ty VVT Innovative Solutions Co, Ltd. Địa chỉ dùng đăng ký là 21/130 Đốc Ngư, Ba Đình, và P1/B2 27 Van Bao, Ba Đình Hà Nội. Tên domain ttvnonline.net cũng được Vương Vũ Thắng đăng ký luôn, dưới cùng các chi tiết công ty. Thời gian thuê là 3 năm, tới 2003 nếu cần sẽ đăng ký thuê tiếp .

Cả hai tên domain này, khi chưa bị ngưng hoạt động, đều dẫn đến cùng một trang Web như nhau. "Tuy hai mà một", (hay “tuy hai trăm mà một" cũng thế), chỉ là ứng dụng một kỹ thuật đơn giản trong hệ thống quản lý Web. Lý do duy nhất khi đăng ký thuê hai (hay nhiều) tên tương tự nhau là nhằm giảm tình trạng cạnh tranh đánh lận con đen trên WWW. Vương Vũ Thắng quả biết phòng xa. Nhưng sự tính toán đó của anh không hề giúp anh chống đỡ cái thứ “luật pháp Việt Nam” rất kỳ “linh động”, cái thứ luật pháp “nói vậy nhưng đừng tưởng vậy” của cộng sản Việt Nam.

Diễn đàn điện tử là một ứng dụng đã ra đời cùng thời với hệ thống thông tin toàn cầu Internet, rồi sau đó là World Wide Web (www). Có khác chăng là nay nó đẹp hơn, màu mè hơn, dễ dàngdựng hơn, dễ điều hành hơn, và quan trọng nhất là dễ dùng hơn xưa. Khách viễn phương giao lưu trên Web ghé vào lúc nào cũng được. Thấy đề tài nào đang thảo luận hợp với mình thì có thể đăng ký rồi nhào dzô có ý kiến thoải mái. Nói là "đăng ký”, nhưng không ai đòi bạn trưng Sổ Hộ Khẩu ra hết. Hầu hết chỉ cần một địa chỉ email, hay một “tên truy nhập" và "mật mã" tự tạo là đủ. Có nghĩa là không ai biết bạn là ai hết.

Chính vì cái tính luông tuồng của diễn đàn điện tử như vậy, nên phải có nhu cầu gạn lọc. Việc gạn lọc này ở các nước tự do chỉ nhằm chặn bớt thứ ngôn ngữ quá thô lỗ, và luôn luôn do một chương trình điện toán đảm nhiệm. Chương trình xem qua lá thư, nếu vớ được vài chữ trong sổ đen thì thư sẽ được tự động trả lại cho người gởi. Chỉ có đương sự phải lãnh đủ cái thô lỗ của chính mình thôi. Bằng không ý kiến sẽ được truyền đi cho mọi thành viên xem.

Nếu người chủ trương diễn đàn làm siêng, có thật nhiều thời gian và một ít tiền bạc, hoặc có động cơ thúc đẩy nào đó, thì các đề tài thảo luận sẽ được lưu lại trong một database, xếp loại và đưa lên một website cho công chúng thưởng ngoạn. Nếu website được nhiều người xem, cả trăm ngàn lượt viếng mỗi ngày, thì sẽ có người tìm tới trả tiền, xin "chạy" cho họ một hàng quảng cáo trên website đó. Tiến trình này thường được gọi là "fame then... fortune" - lấy tiếng rồi... lấy tiền.

TTVNonline là một diễn đàn điện tử cùng loại mô tả trên đây, mà nơi gặp gỡ thảo luận là cái website ttvnonline.com. Việc gạn lọc đề tài và nội dung do các thành viên trong Ban Quản Trị thực hiện, bằng mắt, không phải bằng máy.

TTVNonline.com nay chỉ còn là những mảnh vỡ nằm vương vãi khắp nơi. Nhưng qua những mảnh vụn đó, nếu lắp ráp lại, chúng ta có thể tìm được vài nét chính của cái “hệ thống trao đổi thông tin trực tuyến” đông khách nhất này.

TTVNonline là một diễn đàn có hơn một trăm ngàn (một trăm ngàn) đề tài đã thảo luận, và gần một triệu (một triệu) ý kiến được đưa ra. Dù có nhiều đề tài thảo luận như vậy, nhưng không có đề tài chính trị! Một con số đáng gờm khác là số lượt viếng hàng ngày: hơn một trăm ngàn. Các website của người Việt rải rác khắp thế giới có mơ cũng không dám mơ tới cỡ đó.

Với giá cho thuê cắt cổ ở Việt Nam và theo các thống kê hiện nay, thì với dân số hơn tám chục triệu, Việt Nam chỉ có khoảng một trăm ngàn người đăng ký xử dụng phương tiện Internet trong nước. Như thế, TTVNOnline lấy đâu ra hơn một trăm ngàn lượt viếng mỗi ngày? Chắc chắn những thanh niên thiếu nữ Việt Nam du học, du lịch hay định cư ở hải ngoại phải chiếm một số lớn trong số này.

Nơi trang chính của Webiste TTVNOnline, trên "thực đơn” của các món ăn tinh thần có các món chính sau đây: Đăng Ký, Diễn Đàn, Sổ Lưu Niệm, Danh Sách Thành Viên, Tạp Chí Hoa Nắng, Lịch Sử Việt Nam, và Tự Điển Anh-Pháp-Việt. Giữa trang, bên dưới "Các Thông Báo" là phần trình bày vắn tắt các đề tài mới nêu ra, đang được thảo luận, với dấu nối (link) để đọc thêm.

Ngoài ra, trang chính còn có các tiết mục thường lệ trên mọi website. Như "Các sự kiện đáng chú ý", và "Thống kê của website" - dùng kỹ thuật đếm độc giả. Kỹ thuật này khá chính xác, và nhiều khi có tác dụng nói lên một điều đáng buồn là: độc giả của chúng tôi lèo tèo lắm. Trong trường hợp của TTVNOnline thì khác. Họ có hơn 52 triệu lượt viếng kể từ khi thành lập, cuối năm 2000, tới ngày bị đóng cửa.

Nói tới Internet là nói tới gian lận. Kỹ thuật đếm độc giả chỉ “khá” chính xác, chứ không “rất” chính xác vì lý do: mỗi lần độc giả bấm (click) vào nút "Refresh" số đếm tăng lên một. Đây là cách đếm đơn giản nhất. Nếu bạn không có gì khác để làm, ngồi click suốt tuần, số đếm sẽ tăng một cách đáng kể. Hay là người chủ website chỉnh lại con số... Các cách gian lận này đều có người làm, và đều làm nó hết chính xác, thành thống kê ma. Nhưng trong trường hợp TTVNOnline thì khác. Họ có hơn chín trăm ngàn bài thảo luận. Ngồi phịa ra cả trăm ngàn bài thảo luận thì hơi khó.

Trên website TTVNOnline còn có mục "Thăm dò dư luận" để bắt mạch quần chúng. Có lần câu hỏi "Bạn có sẵn sàng đến lập nghiệp ở Dung Quất hay không?” được nêu lên. Kết quả thăm dò được trình bày cho mọi người cùng xem.

Phía góc dưới là "Trang bè bạn". Nơi đây có link vào www.vietsoftonline.com, một công ty thuần túy thương mại về thiết trí nhu liệu ở Việt Nam. Link thứ hai nối vào www.vovisoft.com, một tổ chức thiện nguyện, dạy về nhu liệu miễn phí, làm việc thiện, vô vụ lợi, phi chính trị có bản doanh ở Sydney. Vovisoft.com do các thành viên Hội Hàn Lâm Vô Vi thực hiện. Họ tổ chức các lớp về thảo chương miễn phí sau giờ làm việc, giúp tìm việc làm... Trong số các việc thiện nguyện khác, họ còn trồng hoa kiểng khá qui mô, bán lấy tiền để giúp trẻ em nghèo ở Việt Nam. Họ rất tận tình giúp đỡ mọi ngưòi trong các thắc mắc kỹ thuật tin học. Các sáng lập viên của hội này nằm trong số những người Việt rất có thẩm quyền về khoa học điện toán. Có người được nghe một sáng lập viên cà kê, về động cơ thúc đẩy hoạt động của họ “Mình thấy như mình có nợ nần với người Việt". Trong khi Buôn Mê Thuộc thất thủ, miền Trung bỏ ngõ, xe tăng T54 đang tiến về Sàigòn thì vị này đang bận làm luận án tiến sĩ ở Úc.

TTVNOnline không phải do một người quản trị. Theo Vương Vũ Thắng thì có hơn 400 (bốn trăm) thành viên chuyên môn tự nguyện giúp trong việc điều hành. Việc điều hành một website ở Việt Nam, nếu đủ phương tiện, có thể thực hiện từ trên... mặt trăng. Chính vì thế, trong số các quản trị viên này bạn đọc có thể đoán ra có rất nhiều người ở hải ngoại. Người cầu an ở hải ngoại thì nhiều vô số, nhưng “bọn phản động” cũng không phải là ít.

Có lẽ một trong số những thành viên ở hải ngoại đó là anh Lê Minh Tiến. Anh là người đứng thuê bao tên domain www.vietol.com, với địa chỉ liên lạc ở Amsterdam. Thời hạn thuê từ tháng 04 năm 2002 tới cùng tháng, năm 2003. Vietol.com (Việt Thôn) là nơi tạm trú các bản tin của TTVNOnline, khi TTVNOnline bị đóng cửa. Trên trang Việt Thôn có lần anh Lê Minh Tiến tỏ ý định đưa TTVNOnline đi tỵ nạn ở một máy chủ (server) khác - có lẽ để ra ngoài tầm tay của Đảng. Chuyện này dễ hơn dọn nhà. Anh có đủ phương tiện và dữ kiện - một bản lưu trữ gọn lỏn trong túi áo sơ mi là đủ - để làm. Rõ ràng Ban Quản Trị mạng TTVNOnline có phương án hành động cho khá nhiều trường hợp. Họ là những nhà chuyên nghiệp rất cẩn trọng trong nghề. Nhưng có lẽ Ban Quản Trị không đồng ý với cách “trốn chạy” kiểu đó, cho nên tới nay TTVNOnline vẫn còn là TTVN... Offline. Trang Việt Thôn vẫn là tụ điểm tạm để các thành viên liên lạc với nhau. Nhưng anh Lê Minh Tiến đã công bố rút khỏi Ban Quản Trị mạng TTVNOnline.

Hôm 22 tháng 8 năm 2002, anh Vương Vũ Thắng đã đưa ra yêu cầu 3 điểm đối với Việt Thôn, trong ngôn từ của toà án. Điểm 1 và điểm 3 có tính nội bộ, bạn có thể xem ở ttvnonline.net, riêng điểm 2 xin chép lại đây: “Việt Thôn không được xử dụng danh nghĩa TTVNOnline để mở các diễn đàn hay tổ chức các hoạt động khác có tính chất tương tự với TTVNOnline.”. Điểm này có phần hơi khôi hài. Hoạt động của TTVNOnline là một diễn đàn điện tử. Vậy thôi, và trên thế gian này không ai nắm bản quyền diễn đàn điện tử cả. Chính nguyên tắc hoạt động của TTVNOnline cũng là bắt chước của người khác thôi mà, sao lại cấm người khác, nhất là khi biết rõ rằng cấm thế quái nào được! Chưa nói tới việc hiện nay diễn đàn TTVNOnline đang bị Đảng bịt miệng, sẽ bị bóp cổ cho chết luôn không chừng.

Hình như anh Lê Minh Tiến đã làm theo lời yêu cầu này vì tôn trọng nhau, chứ không vì bất cứ ràng buộc về pháp lý nào. Sự ràng buộc đó không hề có.

Trở lại với các mảnh vụn của TTVNOnline. Trong các mục chính của TTVNOnline nay mục "lịch sử" và tạp chí "hoa nắng" vẫn còn chưa bị lôi cổ xuống. Người xem có thể đến thẳng ttvnonline.com/lichsu và ttvnonline.com/hoanang để xem. "Hoa Nắng" là nguyệt san trên Web do TTVNOnline lập nên giúp các em học sinh khiếm thị của trường Phổ Thông Cơ Sở Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. Trang về lịch sử có một điểm đáng nói là nó không bao gồm phần lịch sử đầy vết bôi xoá, sửa đổi đầy tính gian lận của lịch sử VN dưới Đảng quang.

Nếu bạn là người hay thắc mắc với chủ trương "phi chính trị", có thể bạn sẽ bớt thắc mắc khi thấy rằng các trang Web của TTVNOnline hoàn toàn vắng bóng Đảng. Vắng một cách đáng mừng. Chúng cháu chủ trương phi chính trị mà... Bác!

Nếu bạn là người hay ưu tư về một xã hội công dân cho Việt Nam, không chừng bạn có thể thấy nó đang thấp thoáng đâu đó trên TTVNOnline: Liên lạc với cả chục ngàn người, tổ chức họp mặt, làm công tác từ thiện, tương trợ... hoàn toàn độc lập với Đảng. Họ có cả đấy.

Nào ai biết được một ngày đẹp trời kia trên mục "Thăm dò dư luận" sẽ có câu hỏi: "Bạn có chấp nhận trao cho Đảng độc quyền cai trị Việt Nam muôn đời hay không?” với các câu trả lời để click là “Không”, “Không bao giờ”, “Trăm lần không”, “Ngàn lần không”, “Vạn lần không”, “Đời nào", "Ngu gì"...

Với các điểm đã nêu trên, nhìn bầu trời Sydney sắp đổ mưa trước mắt, tôi thấy tương lai của TTVNOnline đen tối lắm. Hoặc TTVNOnline không bao giờ trở lại, hoặc là Đảng sẽ tước hết mọi quyền của ban quản trị, dành quyền nhận thành viên, dành quyền đọc từng bài đóng góp, bổ nhiệm công an (vô) văn hoá vào nắm các vị trí điều hành... rồi cho TTVNOnline hoạt động lại. Nhưng lúc ấy ai cũng biết là nó đã biến thành TTVNInline, hay là TTVNIsmine gì đó của Đảng thôi.

Tuổi trẻ Việt Nam, trong nước và toàn thế giới, đã bị xúc phạm. Họ bị xúc phạm một cách nặng nề. Cái "sân chơi cho tuổi trẻ" của họ có hàng rào điện và tường cao bao quanh - một sân chơi trong tù ngục. Họ không có quyền gì hết, ngoài quyền cúi đầu làm người máy phục tùng Đảng, hát ca với Đảng. Lạc điệu là dập mỏ. Họ đang được đối xử không hơn một thứ - nói theo ngôn từ của thế kỷ 21 - người nhân bản (clone) với các di tố (gene) về lòng tự trọng, lòng nhân ái, tính chuộng công bằng, luân lý, đạo đức, bao dung, lòng can đảm, khả năng hành xử tự do, khả năng suy nghĩ độc lập đã bị đóng lại (switched-off) hết rồi.

Nhưng mà nhưng mà họ còn có khả năng, hay có DÁM nhận ra không?

Ngày xưa thế hệ cha ông (của tuổi trẻ hôm hay) đã sai lầm, đã bị lừa, đã bị đánh bại, đã bị xúc phạm, đã bị hạ nhục. Nhiều người đã vào tù, hoặc bỏ chạy. Chạy ra ngoại quốc, chạy trốn vào nội tâm. Họ trở thành những người thầm lặng sống nhiều khi đói khát, thiếu thốn như những cái bóng ngay trên quê hương đau thương của mình. Cái quê hương thành quả của mấy chục năm hy sinh tuổi xuân của chính họ. Cái quê hương thành quả tự hào đắc giá với hơn ba triệu sinh linh mà dân tộc phải trả. Họ thành những người trầm lặn. Trầm mình trong nếp sống mới, trung thành hết lòng với nước...khác, và lặn kỹ trong chuyên môn. Hoặc họ đang bơi lội trong những bể bơi nước trong vắt vừa xây trong căn biệt thự mới tậu từ tiền hối lộ ăn cắp trong cái xã hội ngầu đục như một hố phân sầu ngày nay ở Việt Nam. Hoặc họ đang cố ngoi đầu lên chỉ cốt để khỏi ngộp chết vì chọn sống lương thiện. Nơi đây tính lương thiện và khả năng nói thật là những trọng tội đang bị truy diệt.

Chính trong cái xã hội như hố phân sầu này, những người trẻ của thế hệ không muốn dính dáng gì tới Đảng, và các "thành quả" khủng khiếp của Đảng, đang bị xúc phạm.

Một lần nửa, tôi lại tự hỏi: Họ có dám nhận ra hay không? Nếu họ dám thì Đảng sẽ dập mỏ, chứ không phải họ.

Không có gì ngăn được chúng ta cả, ngoại trừ chính chúng ta.

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002