Đại Chúng số 107 - ngày 1 tháng 10 năm 2002

NHỮNG CHUYỆN HUYỀN BÍ:

LỜI NGUYỀN TRONG CỔ MỘ AI CẬP TUTANKHAMEN

Trần Liêm Khảo Phụ Trách

Tôi vốn thích tìm hiểu về những chuyện huyền bí, có lắm chuyện khó tin nhưng lại là sự thật. Trong các mẫu chuyện được ghi lại đăng tải trên các báo chí ngoại quốc tôi nhận thấy bài tham khảo của Trúc Quán mà tôi trích ra bên dưới đây để mở đầu cho một loạt chuyện ma quái đầy bí ẩn. Đó là bài "LỜI NGUYỀN TRONG CỔ MỘ AI

CẬP: TUTANKHAMEN” khiến người đọc cảm thấy có cái gì đó thật huyền nhiệm khó tin... nhưng lại là chuyện có thật dưới ánh sáng mặt trời.

“Theo tục lệ cổ truyền, sau khi qua đời, các vua chúa Ai Cập đều được các vị tu sĩ cao cấp dùng một phương pháp đặc biệt để ướp xác họ và xác ướp sẽ được đặt vào một hầm mộ riêng cùng những đồ vật quý báu thườngf ngày của các vị vua chúa này. Có nhiều trường hợp, khi khai quật các phần mộ này người ta tìm thấy ngoài các vật quý giá, còn có thể các xác ướp của những người khác mà theo tin tưởng của dân Ai cập đó là những người được gửi theo hầu hoặc bầu bạn với các vị đế vương này ở thế giới bên kia;ngoài ra còn có các xác ướp như bào thai chưa sinh hoặc các xác đã được các vị tu sĩ luyện đặc biệt;những xác ướp này được xem như những người có nhiệm vụ canh gác phần mộ của các vị vua.

Qua hàng ngàn năm, dân Ai Cập vẫn tin tưởng rằng, với pháp thuật vàphương thức đặc biệt của các tu sĩ khi ướp xác linh hồn người chết sẽ được ở lại cùng thân xác trong ngôi mộ của họ với những người hầu cận đó ở bên kia thế giới. Bất cứ sự khai quật nào, hoặc xâm phạm tới xác ướp sẽ làm cho linh hồn rời khỏi xác và từ đó sẽ bơ vơ không nhà như những hồn ma lang thang khác. Chính vì thế phần mộ của vua chúa Ai Cập ngày xưa, thường được che dấu cẩn thận để tránh các kẻ trộm và qua nhiều thế kỷ vẫn bị bao trùm bởi những lời đồn về lời nguyền:kẻ nào xâm phạm đến cổ mộ của các Pharaod Ai cập sẽ phải chết...

Lời nguyền ấy có thực hay chỉ là huyền thoại truyền khẩu trong dân gian? Mãi đến năm 1922, người ta mới chứng thực. Tháng mười, 1922 tại Luxor nhà khảo cổ Anh Lord Carnavon và người cộng sự viên của ông, một nhà khảo cổ Mỹ Howard Carter đã đi vào "Valley of the Kings" và bắt đầu khai quật phần mộ của vị vua trẻ vô cùng nổi tiếng trong lịch sử Ai Cập: VUA TUTANKHAMEN. Họ đã tìm được rất nhiều bảo vật quý giá và đặc biệt, họ cũng tìm thấy một tấm bảng có khắc những lời nguyền các ký hiệu cổ xưa:

"Bất cứ kẻ nào phá rối bình an của các Pharaod sẽ bị tử thần giết bằng đôi cánh.”

Hai tháng sau khi đi vào phần mộ và khai quật. Lord Carnavon đã chết khi ông mới 56 tuổi. Ông bị lên cơn sốt nặng và trong khi mê sảng ông cứ lặp đi lặp lại “Một con chim đang cào vào mặt tôi." Và cứ thế hôn mê không ai có thể hiểu được là do tình cờ vì một điều gì; ngay đúng vào phút ông từ trần, đột nhiên tất cả đèn đuốc đều tắt hết và phải mất hết 5 phút sau mới bật lên.

Đó là cái chết đầu tiên liên hệ tới lời nguyền; ngay sau đó có một cái chết làm rung động nước Mỹ, sau này được mang cả vào phim ảnh, TV, và Hollywood, nhà tỷ phú Hoa Kỳ George Jay Gould, một người bạn của Lord Carnavon, cũng chết sau một cơn sốt nặng chẳng bao lâu sau khi ông viếng thăm cổ mộ lúc khai quật.

Người kế tiếp là kỹ nghệ gia người Anh Joel Woolf, một trong những người đầu tiên chứng kiến việc khai quật, đã rơi vào hôn mê và từ trần trên đường trở về quê hương bằng tàu thủy.

Cho tới năm 1922, 22 người có liên hệ đến việc quật mồ Tutakhamen đã bị chết một cách bất ngờ. Trong số này, 13 người đã có mặt ngay tại lúc khai quật. Trong vòng 7 năm chỉ có 2 trong số những người đào mồ đầu tiên còn sống.

Lời nguyền này không dừng ở đó mà còn duổi theo như để gìn giữ các bảo vật của các vị đế vương Ai Cập cổ xưa cho khỏi lọt ra nước khác. Năm 1966 khi vị giám đốc về cổ vật của Hy Lạp được yêu cầu tổ chức một cuộc triển lảm các cổ vật Ai cập tại Ba Lê , ông đã nằm mơ thấy rằng ông sẽ gặp nguy hiểm nếu để cho các cổ vật của Pharaod rời Ai cập. Sau đó, một ngà sau khi rời phiên họp được bàn cãi và quyết định những chi tiết cho cuộc tổ chức này, ông đã bị đụng xe và sau đó đã từ trần.

(còn nữa)

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002