Đại Chúng số 107 - ngày 1 tháng 10 năm 2002

ĐỪNG HỎI TẠI SAO

Nguời thứ Chín biên soạn

1.-Bệnh đái dầm liên quan tới khiếm khuyết của hệ thần kinh

Trẻ nhỏ thường xuyên "dấm đài" là do hệ thần kinh chậm phát triển hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. Đó là khẳng định của một nhóm các nhà khoa học Anh sau khi nghiên cứu 34 đứa trẻ tuổi từ 7- 13 "tè không đúng lúc" ít nhất 4 lần/tuần.

Theo nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm General Infirmary (thuộc thành phố Leeds), một vài khiếm khuyết ở hệ thần kinh có thể đã kìm hãm khả năng điều tiết nước tiểu khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi lúc ngủ và khả năng tự đánh thức lúc bọng đái đã đầy.

Trong thí nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hormone vasopressin tổng hợp (được tạo thành từ tuyến yên ở não) để điều tiết lượng nước tiểu thải về đêm ở 34 đứa trẻ. Sau một thời gian quan sát, họ phát hiện những đứa trẻ không chịu tác động của vasopressin mắc nhiều lỗi hơn khi làm các bài trắc nghiệm- đặc biệt là sự yếu kém về khả năng tư duy và trí nhớ.

Trưởng nhóm nghiên cứu- tiến sĩ Philip Holland cho biết, nhiều khả năng khiếm khuyết gây "thói quen bất tiện" này xuất hiện ở não giữa.

2.- Bí ẩn ở Nam Cực

Những ai chưa đặt chân tới châu Nam Cực sẽ không thể hình dung nổi cái lạnh giá nơi đây, nhiệt độ cả năm vùng này luôn dưới -40 độ C với những trận gió cấp 5 cấp 6 buốt thấu xương. Và chưa qua đêm ở vùng Nam Cực cũng không biết thế nào là đêm đen thực sự. Mặc dù ở đây là một hoang mạc trắng mênh mông mặt đất luôn bị lớp băng tuyết trắng dày bao phủ nhưng khi màn đêm buôn xuống giơ tay trước mặt cũng không nhìn rõ ngón.

Vùng trung tâm châu Nam Cực thật là đáng sợ, ai đã vào đây thì khó lòng ra nổi, có biết bao nhà thám hiểm đã phải vùi xác nơi đây, mặc dù vậy vẫn không sao cản nổi bước chân của những nhà thám hiểm gan dạ, họ khát khao khám phá những điều bí mật còn ẩn dấu trong vùng hoang mạc trắng vô biêg này. Nơi đây, có biết bao điều bí ẩn thần kỳ, thu hút niềm say mê hứng thú của nhiều nhà khoa học và thám hiểm các nước Nga, Mỹ và một số nước Tây âu.

Năm 1998, vệ tinh nhân tạo của Nga và Mỹ đã phát hiện thấy một thành phố ở vùng trung tâm châu Nam Cực một vùng đất có diện tích 5 triệu km2. Kiến trúc của thành phố này mang phong cách khác hẳn trong đó nổi lên những toà nhà nóc tròn, những đại lộ rộng thênh thang, xung quanh thành phố có một tầng cách nhiệt không nhìn thấy, mặc dù thành phố nằm giữa hoang mạc băng tuyết với nhiệt độ 65oC, nhưng trong lòng thành phố vẫn có cây cối xanh tốt, khí hậu ấm áp như mùa xuân. Kết quả thăm dò của vệ tinh nhân tạo nước Mỹ cho biết thành phố này sử dụng nguồn năng lượng giống như nguyên tử để phát điện cung cấp cho dân cư sử dụng.

Mọi người bất giác tự hỏi: Liệu có nước nào trên thế giới hiện nay đủ trình độ kỹ thuật cao siêu để xây dựng một thành phố giữa "hoang mạc trắng" với nhiệt độ - 65oC như vậy không? Theo tính toán của các nhà khoa học thuộc cục hàng không vũ trụ Mỹ, thì thành phố giữa trung tâm châu Nam Cực đạt trình độ siêu hiện đại hoá mà con người trên Trái đất không thể xây dựng nổi.

Mọi người muốn đi tới vùng trung tâm châu Nam Cực trước hết phải đối diện với luồng ánh sáng chết đáng sợ, đột nhiên xuất hiện trên vùng tuyết Nam Cực. ánh sáng chết sẽ đưa cả người lẫn máy bay và xe việt dã vào cạm bẫy.

Năm 1975, một chiếc máy bay trực thăng thuộc trạm khảo sát Nam Cực của Mỹ được lệnh bay thăm dò đường đi cho các nhà khoa học tiến sâu và trung tâm Nam Cực. Trên đường bay, chiếc trực thăng bỗng nhiên gặp ánh sáng chết, trong phút chốc xung quanh chỉ là một màn mờ mịt, phi công hoàn toàn mất phương hướng, cuối cùng máy ba rơi và người chết. Tương tự như thế, một nhóm nhân viên khảo sát ngồi trong chiếc xe việt dã chạy trên tuyết cũng do bị mất phương hướng mà lao tứ tung, cả người lẫn xe bị rơi xuống khe băng sâu thẳm.

Tiến sĩ Rolanov, một nhà khoa học công tác tại trạm khảo sát Nam cực của Liên Xô (trước đây), là người may mắn sống sót sau khi gặp ánh sáng chết. Ông kể với các nhà báo cảnh tượng đáng sợ mà ông trực tiếp trải qua. Tháng 6 năm 1978 Rolanov cùng 3 đồng nghiệp lái chiếc xe việt dã tiến vào vùng trung tâm. Vào lúc giữa trưa, bỗng nhiên cảnh vật xung quanh đều biến mất: núi băng, biển tuyết đều không còn nhìn thấy nữa xung quanh chỉ thấy một màu trắng mênh mông người và xe tựa hồ như rơi tõm vào trong "bình sữa bò" khổng lồ. Đầu óc ai nấy đều quay cuồng, đảo lộn muốn thoát khỏi ánh sáng chết đáng sợ đó quả là điều vô cùng gian khó, xe việt dã bị mất phương hướng không sao lái được nữa cuối cùng lao vào một núi băng mà mắt thường không nhìn thấy, 3 người bạn trên xe đã chết do bị trọng thương, chỉ có Rolanov là thoát hiểm, ông bò ra khỏi chiếc xe bị lật nhào, tập tễnh lê bước suốt 3 ngày trời, sau đó được các nhân viên cứu nạn tìm thấy và đưa về doanh trại trạm khảo sát suýt nữa bị chết do đói và rét.

Vậy ánh sáng chết thần bí ở châu Nam Cực được hình thành như thế nào? Các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau. Và họ đã tạo ra bức bình phong tự nhiên vô hình cho thành phố siêu hiện đại, đuợc xây dựng trung tâm châu Nam Cực khiến con người không cách nào lại gần được.

Các nhà khoa học thuộc cục hàng không vũ trụ Mỹ, dựa vào kết quả xác định của vệ tinh nhân tạo cho biết: tầng ô-dôn trên vùng trời Nam Cực có một lỗ thủng lớn, đó chính là "lỗ thủng ô-dôn". Các nhà khoa học vẫn luôn cho rằng, việc giảm bớt tầng ô dôn là kết quả của sự nhiễm công nghiệp và do sự phá hoại môi trường của con người gây ra. Vì thế, trên vùng đất Nam Cực với diện tích 5 triệu km2, không một bóng người và không có bất kỳ ngành công nghiệp nào lấy đâu ra sự ô nhiễm? Đây quả là điều thật khó tưởng tượng

3.-Trong vũ trụ nguyên tố nào có nhiều nhất?

Chúng ta sống trên Mặt đất và biết rằng trong vỏ Trái đất có hơn 80 nguyên tố. Tâm Trái đất chủ yếu do niken và sắt tạo thành. Trên Trái đất có hầu hết các nguyên tố trong số hơn 100 nguyên tố của bảng tuần hoàn trừ các nguyên tố phóng xạ nhân tạo là trên Trái đất không có. Nhưng chúng ta còn biết nguyên tố có nhiều nhất trên Mặt đất là oxy. Trong khí quyển có nhiều oxy, nước sông, biển, ao hồ cũng là hợp chất của oxy. Đất đá, khoáng vật trên Mặt đất cũng là hợp chất có chứa oxy của nhiều nguyên tố: các muối silicat, cacbonat, aluminat... Ngoài oxy trên Mặt đất còn có nhiều silic, nhôm, sắt...

Các nguyên tố tồn tại trong vũ trụ cũng giống như trên Trái đất, nhưng về số lượng có giống trên Trái đất không, có phải oxy cũng là nguyên tố nhiều nhất trong vũ trụ? Đó là vấn đề mà các nhà hoá học rất quan tâm. Hiện tại các nhà hoá học, thiên văn, vật lý đang làm rõ vấn đề này.

Trước hết các nhà khoa học này đã dùng phương pháp phân tích quang phổ, chiếu các kính viễn vọng vào Mặt trời và các hành tinh, cũng đã phát hiện các nguyên tố có trên Trái đất. Trước hết hãy lấy Mặt trời làm ví dụ. Theo kết quả phân tích quang phổ, trong ánh sáng mặt trời vạch quang phổ của nguyên tố hydro có cường độ lớn nhất sau đó đến heli. Từ đó đi đến kết luận là trên Mặt trời nguyên tố có hàm lượng lớn nhất là hydro và heli, sau đó mới đến cacbon, nitơ, oxy, silic. Hydro là nguyên tố có hàm lượng lớn nhất, hàm lượng hydro lớn hơn heli 10 lần, hơn cacbon, nitơ gần 1000 lần và 25000 lần lớn hơn silic. Đó là một điều khác hẳn trên mặt đất, silic là nguyên tố nhiều đứng thứ hai trên trái đất chỉ đứng sau oxy. Trên Mặt trời heli là do phản ứng hợp hạt nhân hydro mà thành. Trong quá trình phản ứng này đã thoát ra một năng lượng rất lớn đã tạo nhiệt độ rất cao trên Mặt trời.

Mặt khác qua quá trình phân tích các thiên thạch rơi vào Trái đất, người ta thấy có hai loại thiên thạch: thiên thạch sắt hầu như chứa toàn kim loại có đến 90% sắt, 9% niken, ngoài ra còn có coban, lưu huỳnh, phospho, oxy, cacbon... Khoáng thiên thạch chứa các loại khoáng giống các loại khoáng vật chứa oxy và lưu huỳnh.

Đối với các hành tinh khác, dù chưa có lời giải thích tường tận, nhưng người ta cũng biết rằng: hydro, heli cùng các nguyên tố nhẹ khác do có tốc độ lớn khi bị văng ra từ Mặt trời sẽ bay rất xa thành Mộc tinh, Thổ tinh là các hành tinh ở rất xa Mặt trời. Còn các nguyên tố nặng sẽ bị giữ lại ở gần Mặt trời hơn, tạo thành các hành tinh ở lớp bên trong như Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Trái đất, Mặt trăng. Vì vậy các hành tinh như Mộc tinh, Thổ tinh chủ yếu do khí hydro và heli tạo thành, Trái đất, Mặt trăng chủ yếu do sắt, silic, oxy, nitơ, cacbon, lưu huỳnh, magiê tạo thành.

4.-Những cuộc cách mạng trong khoa học: Những ai đã mở đầu cho cuộc cách mạng thông tin?

Thực chất của cuộc cách mạng thông tin là việc biết dùng dòng điện hay sóng điện từ để chuyển tải thông tin. Năm 1829, C.P. Schiling (1786 - 1837) chế tạo ra được máy điện tín đầu tiên. Năm 1876 A. Graham Bell (1847 - 1922) phát minh ra máy điện thoại. Năm 1891 A.E. Strowger lần đầu tiên phát minh ra tổng đài điện thoại tự động. Năm 1890 E. Branly (1844 - 1940) phát minh ra máy dò sóng vô tuyến. Năm 1895 Guglielmo Marconi (1874 - 1937) hoàn thành việc đưa vô tuyến điện vào ứng dụng trong thực tiễn, mở ra một thời đại mới cho cuộc cách mạng thông tin.

Phải nói thêm H. Geissler (1814 - 1879) vào năm 1854 đã khám phá ra hiện tượng phóng điện trong chân không. Năm 1897 J. John Thomson (1856 - 1940) đã phát hiện ra điện tử (electron) và từ đó người ta mới có hiểu biết về dòng điện. Về sóng điện từ thì được biết đến từ sau khám phá của J.C. Maxwell (1831 - 1879) vào năm 1865. Đèn điện tử có thể phát ra các đám mây điện tử nhờ đó có thể truyền đi tiếng nói, âm nhạc được phát hiện vào năm 1883.

Người ta thường nói đến 4 thành tựu vĩ đại trong khoa học tự nhiên ở thế kỷ 20. Đó là những thành tựu gì vậy?

Thứ nhất là thuyết tương đối của Albert Einstein (1879 - 1955). Năm 1907 ông khám phá ra đẳng thức biểu thị mối quan hệ của vật chất E = mc2 (E chỉ năng lượng, C chỉ tốc độ). Giá trị của thời gian và không gian dao động theo vận tốc của vật di chuyển. Đó là cơ sở giúp cho nhiều khám phá vĩ đại tiếp theo về vũ trụ và về vật lý hạt nhân. Người ta coi ông là nhà vật lý học vĩ đại nhất của mọi thời đại.

Thứ hai là việc phát hiện ra các hạt cơ bản trong cấu trúc của nguyên tử và lý thuyết lượng tử. Đó là khoa học về quy luật vận động của phân tử, nguyên tử, điện tử và các hạt cấu tạo nên nhân của nguyên tử. Từ đó mới dẫn đến các phát minh về kỹ thuật điện tử, kỹ thuật chất bán dẫn, kỹ thuật Laser...

Thứ ba là các thành tựu về sinh học phân tử, nhất là việc phát hiện ra cấu trúc của vật chất mang thông tin di truyền và mật mã di truyền. Từ con virut nhỏ bé đến mọi sinh vật khác đều có chung loại vật chất di truyền là axit nucleic và có một cơ chế chung để lưu giữ cho con cháu các thông tin di truyền của mình. Từ thành tựu này mà mở ra vô vàn các thành tựu khác trong nông nghiệp và y dược học, đưa công nghệ sinh học trở thành một trong những đỉnh cao của khoa học trong thế kỷ 21 sắp tới.

Thứ tư là việc phát minh ra máy tính, đồng thời với sự phát triển của điều khiển học, tin học, hệ thống học. Đây là một bước ngoặt tác động đến mọi hoạt động của toàn xã hội và nâng cao rõ rệt chất lượng cuộc sống và tốc độ sản xuất của toàn nhân loại.

Thế nào là cuộc cách mạng 3A?

A là tự động hóa (automation). 3A bao gồm FA, OA và HA.

FA là tự động hóa ở nhà máy (Factory automation). Có thể thấy rõ ngay tại nước ta ở các nhà máy lắp ráp ô tô, lắp ráp ti vi... Mức độ tự động hóa còn cao hơn với những người máy (robot) phức tạp hơn ở các nước có công nghiệp phát triển.

OA là tự động hóa ở cơ quan (Office automation). Có thể dùng máy tính để xử lý tập trung công việc văn phòng. Hiệu suất thu thập, nhận thức, xử lý và lưu giữ thông tin ngày càng cao. Bắt đầu xuất hiện các hội nghị điện tử (họp mặt quốc tế mà ai cứ ở nguyên nước ấy), các mạng thông tin toàn cầu...

HA là tự động hóa ở gia đình (House automation), bao gồm hệ thống thông tin gia đình và hệ thống sinh hoạt gia đình. Ngày nay các gia đình đều phổ biến sử dụng ti vi, video, radio, CD-ROM, nhiều gia đình tham gia nối mạng Internet, nhờ đó gia đình và xã hội (quốc gia và quốc tế) gần gũi, gắn bó với nhau, nói cách khác là hệ thống thông tin gia đình đã được xã hội hóa. Mặt khác máy tính có thể tham gia vào việc đổi mới sinh hoạt gia đình. Ngồi tại nhà có thể lựa chọn hàng và mua hàng qua máy tính, khám bệnh từ xa, tra cứu từ xa, học tập từ xa.

Cuộc cách mạng 3A đãm thay đổi sâu sắc phương thức tư duy của con người và phương thức tổ chức của xã hội.

Còn thế nào là cuộc cách mạng 3C?

Đó là cuộc cách mạng về máy tính (Computer), về điều khiển (Control) và về thông tin (Communication). Đó là ba nhân tố chủ yếu của cuộc cách mạng tin học. Trước đây 3 việc nói trên đều tiến hành một cách độc lập với nhau. Kỹ thuật máy tính nhằm giải quyết việc lưu trữ, xử lý và ứng dụng thông tin. Kỹ thuật điều khiển nhằm biến các thông tin thành những hệ thống có tổ chức, có trật tự, có liên hệ tương hỗ với nhau. Kỹ thuật thông tin thực hiện việc chuyển tải, giao lưu, phản hồi các thông tin. Về sau khi kỹ thuật vi điện tử (microéllectronic) nhanh chóng phát triển thì "kỹ thuật 3C" dần dần tổng hợp lại xâm nhập vào mọi hoạt động của con người và dẫn đến một cuộc cách mạng tin học rộng lớn và sâu sắc.

5.- Bữa ăn cuối cùng của người tuyết Oetzi 5300 năm tuổi gồm những gì?

Các nhà khoa học đã phát hiện hai bữa ăn cuối cùng do một người tuyết gọi là Oetzi 5300 năm tuổi đã dùng. Phân tích ruột của con người thời kỳ đồ Đá này cho thấy ông ta chắc chắn đã ăn hai bữa ăn đó ngay trước khi chết với nhiều ngũ cốc, rau và thịt dê rừng. Xác của Oetzi đã trồi lên lên mặt sông băng tại rặng Alps phía Ý vào năm 1991 và sau đó người ta đã tiến hành khám nghiệm ông rất kỹ lưỡng. Các nhà khoa học đã khám phá một viên đá lửa hình đầu mũi tên nằm ở trên lưng người đàn ông cổ xưa này và một vết thương sâu trong cánh tay phải. Điều này chứng minh lý thuyết rằng Oetzi đã chết sau khi vật lộn với những cơn đau dữ dội. Người tuyết này là một trong những phát hiện khảo cổ học quan trọng nhất trong vòng 25 năm qua. Các du khách Đức đi đã ngoại trong Thung lũng Oetz đã phát hiện di thể này, lúc đó Oetzi vẫn còn mặc xà cạp bằng da dê và một chiếc mũ bằng cỏ. Cái rìu và chiếc bao đựng đầy mũi tên vẫn còn nằm bên cạnh. Sau một cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Áo và Ý, thi thể của ông cuối cùng được chuyển sang Bảo tàng Khảo cổ học miền Nam Tyrol thuộc Bolzano, nơi thi thể ông sẽ được lưu trữ trong chế độ lạnh vĩnh cửu

6.-Robot khám phá Đại Kim Tự Tháp đã bị một cánh cửa bí ẩn chặn lại :

Robot được đưa vào trung tâm Đại Kim Tự tháp tại Giza của Ai Cập sau khi bò lên cao 65 mét đã bị chướng ngại chận lại. Khán giả truyền hình chứng kiến robot nhỏ Pyramid Rover bò lên một đường hầm hẹp để khám phá bí ẩn, sau khi bị một cánh cửa chận lại, nó bắt đầu khoan một lỗ nhỏ và nhét qua đó một chiếc máy ảnh để xem cảnh vật đàng sau

Tuy nhiên những người xây dựng toà kim tự tháp quá tài năng đã giữ kín các bí mật khỏi cặp mắt hiếu kỳ của công chúng vì đường hầm này còn bị khoá chặt bởi một cánh cửa khác nữa mà người ta chưa từng biết đến cách đây hơn 4000 năm. Như vậy robot cao 12 cm này buộc phải quay trở lại để bò vào khe hở khác để tiếp tục truy tìm bí ấn của các đại đế Ai Cập. Ông Zahi Hawass - giám đốc Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập (SCA) - cho biết việc làm kế tiếp là nghiên cứu các đoạn băng hình và lên kế hoạch để tiếp tục cuộc thám hiểm có thể kéo dài đến 12 tháng.

Đại Kim Tự tháp của triều đại Cheops là kim tự tháp lớn nhất trong nhóm 03 chiếc tại cao nguyên Giza gần thủ đô Cairo Ai Cập và đồng thời cũng là địa điểm không thể thiếu trong hành trình du lịch của nhiều du khách đến đây. Sâu bên trong kim tự tháp này, chạy dài từ Phòng Nữ hoàng, là một đường hầm bí mật rộng 20 cm. Vào năm 1993, một nhà khảo cổ học người Đức đã đưa một robot thăm dò nhỏ có trang bị máy ảnh vào đây. Robot này đi được khoảng 60 mét trước khi đụng phải cánh cửa đá vôi dày hiện đã được xuyên thủng.

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002