Đại Chúng số 107 - ngày 1 tháng 10 năm 2002

NGỤ NGÔN – TRÙNG NGÔN

Nguyễn Thùy

CON MỚI CÔ ĐƠN

Chiều qua, làm được một việc tốt nhỏ, lòng vui ra, đêm ngủ ngon giấc. Bỗng giữa khuya, thấy người nhẹ lâng lâng như được cánh chim nào nâng bay về một vùng nào xa xa rồi đặt xuống một nơi lồi lõm. Mở mắt nhìn, thấy hình Chúa nơi cây Thập tự, bỗng hiểu đây là đồi Golgotha.

Người viết bò đến bên Chúa, ôm chầm cây Thập tự, hỏi Chúa:

-Thưa Chúa, Chúa có cô đơn không ?

-Không.

-Chúa ở đây một mình quạnh quẽ những hai ngàn năm, con nghĩ Chúa cô đơn lắm !

-Không dâu, con.

-Sao vậy, thưa Chúa ?

-Ta một thân một mình thì còn cô đơn với ai. Tự ta đủ với ta rồi. Với lại, ta còn có Cha ở trên trời, Cha có bỏ ta đâu. Chính con mới cô đơn ch?.

-Chúa nói lạ. Con có cha mẹ, vợ con, anh em, dòng họ, bạn bè, người yêu, đòng chí, đồng nghiệp, ;hàng ngày con tiếp xúc, vui chơi với đông đảo người, làm sao con cô đơn được?

-Ấy, chính vì thế, con mới cô đơn. Không ai cô đơn vì đơn độc. Chính nơi giữa đông người, con người mới cô đơn. Vì có những việc, những điều, con người không chịu hiểu cho nhau, không chịu cảm thông, chia xẻ, giúp đỡ, đồng thuận mà còn đố kỵ, ganh ghét, bài xích, tranh giành, chiếm đoạt lẫn nhau. Tình yêu chẳng hạn; niềm tin Chúa, Phật, Thượng Đế, chẳng hạn, cả tình yêu nước nơi số người Việt con nơi hải ngoại hiện nay chẳng hạn.Việc làm tốt, người ta ghen ; việc làm xấu, người ta khinh ; việc xấu mà thành, được khen ; việc tốt mà thất bị chê ; rủ làm việc thiện, ai cũng tránh ; mời chia lời việc tráøi, ai cũng ham ; lấy của ngườl làm cuả mình thì muốn ; bớt của mình chút ít giúp người lại chối từ ; dùng đạo lý làm chiêu bài, đem nhân nghĩa làm bình phong ; lấy sự hơn người làm lạc thú, bắt người phải khốn khổ làm niềm vui, ; con gặp hoài mà không để ý sao ? Cả con cũng vậy. Tình thương không cạn, khả năng sáng tạo không vơi mà không một điềéu kiện nào thể hiện, phát huy, đấy là cái cô đơn đệ nhất của con người.

NGƯỜI MỞ RỘNG ĐẠO

Một hôm Đức Khổng ghé qua nhà người viết. Căn phòng u trệ bỗng sáng ra dị thường. Người viết đứng dậy cung kính.

-Con cứ tự nhiên, đùng khách sáo. Lâu ngày, ta ghé thăm con.

-Hân hạnh cho con. Ngài bận rộn trăm bề mà còn thăm con, quả thật phúc đức cho con.

-Có gì đâu. Ta lúc nào cũng bận mà lúc nào cũng nhàn. Con đang viết gì đấy?

-Bẫm con viết lung tung lắm. Con đang viết về Đạo...

-À, tốt quá! Người bây giờ phần lớn lo ăn, con lại nghĩ về Đạo, quả con khá lắm.

-Ngài quá khen, nhưng con thắc mắc

-Về điểm nào ?

-Bẫm Ngài, con thắc mắc về chính lời của Ngài.

-Lời của ta ? Lời gì con ?

-Dạ, bẫmNgài bảo là " Nhân năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhân ”..

-Đúng là lời của ta. Con thắc mắc ra sao ?

-Dạ, con nghĩ là " Đạo mở rộng người chứ người làm sao mở rộng đạo được ”. Như con, con có hiểu Đạo là gì đâu mà Ngài bảo con mở rộng Đạo ?

-Ấy, con đang mở rộng Đạo mà con không biết. Thế nầy nhé, Đạo là cái nhà, con đang ở trong cái nhà đó. Con có thể mở rộng hay thu hẹp ngôi nhà nầy lại chứ cái nhà làm sao mở rộng con ra được.

NGỤ NGÔN THẬP CỬU -

TRÙNG NGÔN THẬP THẤT

Lật mãi quyển ‘Nam Hoa Kinh’, không tìm đâu ra mười chín Ngụ ngôn, mười bảy Trùng ngôn như tác giả bảo, người viết cằn nhằn, trách móc:

-Cái ông Trang Tử nầy ‘tào lao’ không thể tả. Nói úp úp mở mở, viết nử kín nưả hở, tầm phào, tếu hết chỗ nói.

Bỗng một cánh bướm chập chờn từ đâu xuất hiện rồi một giọng cười sang sảng tươi vui:

-Chú bé trách ta đấy à? Hay lắm

-Người viết giật mình, nhìn quanh. Cánh bướm bỗng vút lên cao rồi một vị dáng sáp thư sinh, tuấn tú, trang nhã, có nét tiêu dao, phiêu hốt xuất hiện. Người viết run run, ngập ngừng:

-Thưa, Ngài là Trang Chu?

-Ừ, ta là Trang Chu.

-Ngài vừa từ cánh bướm

-Đúng, ta từ cánh bướm. Ta là Hồ điệp, ta cũng là Trang Chu. Chú bé nhìn ra ta. Chú bé đang tư lự gì đấùy ?

-Thưa, con đang đọc Nam Hoa Kinh của Ngài.

-Ồ ! Bây giờ mà chú bé còn đọc sách của ta, kể cũng lạ.

-Thưa, tại sao ?

-Giờ nầy, con còn ê a nào Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử, Gie Su, Trang Chu.thì quả con cũng ‘tiếu ngạo giang hồ’ lắm đó

-Kính thưa, con không hiểu. Ngài chê hay khen con đấy?

-Ta không chê cũng chả khen, chỉ tội nghiệp cho con thôi.

-Bấm, sao thế?

-Con không hiểu sao? Bây giờ là thời đại của công nghiệp, của khoa học kỹ thuật, của người máy, của điện toán, của vệ tinh,Con không thích ứng với thời đại sao? Đọc những Thích Ca, Khổng Tử, Giê Su, Lão Tử, Trang Tửchẳng là lỗi thời rồi sao?

-Nhưng, thưa, chính giữa cái thời đại văn minh kỹ thuật nầy, con lại thấy cần phải đọc lại lời của Thánh nhân xưa vì con cảm thấy thời đại bây giờ như còn thiếu một cái gì đó khiến cuộc sống con người –trong đó có con- bị ngột ngạt sao ấy. Chính vì để hiểu thời đại bây giờ mà con thấy cần đọc lại các kỳ thư xưa cũ; đấy là cách “ôn cố tri tân” theo lời đứùc Khổng. Con mạn phép nghĩ vậy, không biết có đúng không?

-Quả con còn ngây thơ, trong trắng. Con có lòng lo cho ngày mai. Ngày mai làm khổ con người quá lắm. Ngày mai là động lực bắt con người quay tìm quá khứ. Oâng Phật bên Aán Độ nói một câu nghe chướng tai “ Hồi đầu thị ngạn ”, con chắc biết câu đó. Cái quá khứ cứ chuyển vị về tương lai bắt con người phải bơi lội theo nó mãi. Mọi môn học trước nay đáo cùng cũng quy về đào bới cho ra cái quá khứ nguyên sơ đó vậy. Con hỏi điều con nghĩ có đúng không, ta biết sao trả lời. Đúng cũng là không đúng mà không đúng cũng là không không đúng

-Thưa Ngài, Ngài lập ngôn kiểu ấy, con hiểu sao được. Xin Ngài dùng ngôn ngữ bây giờ, may ra con mới tiếp thu phần nào

-Con bắt ta làm một điềéu khó khăn. Ngôn ngữ bây giờ khó hơn ngày xưa gấp bội. Ngày xửa, ngày xưa, chữ nghĩa ít nên lẩn quẩn có mấy tiếng, mấy câu lặp đi lặp lại mãi ; còn bây giờ chữ nghĩa quá nhiều nên lung tung lắm. Cái gì nhiều quá dễ thành vô trật tự

-Dạ..,nhưng mà, thưaNgài,bây giờ nhiều sự việc quà thì phải nói nhiều mới đủ chứ ?

-Cứ cho là vậy, nhưng con biết không, mọi thứ, dù gì là gì, thì cũng chỉ là cách nói muôn đời khác nhau về những thứ muôn đời chỉ một.

-Ngài nói hay quá nhưng quả tình con không hiểu. Con nhai đi nhai lại sách của Ngài mà chẳng hiểu mô tê gì ráo

-Chỗ nào trong sách ta, con băn khoăn nhất nào ?

-Dạ thưa, ở thiên Ngụ ngôn ấy. Ngài bảo " Ngụ ngôn thập cửu, trùng ngôn thập thất " mà con tìm suốt sách Ngài chẳng thấy đâu ra 19 ngụ ngôn và 17 trùng ngôn cả.

-Ha haTội nghiệp cho chú bé. Chú có đào bới suốt đời cũng chẳng tìm đâu ra các con số đó.

-Thế sao Ngài lại viết ? Chao ôi, con muốn điên đầu lên ! Ngài ác quá, con không chịu đâu ?

-Chú bé trách ta à ? Được lắm. Hãy lên án ta nhiều nữa.

-Xin Ngài tha tội, con lỡ mồm. Nhưng xin Ngài chỉ cho con chỗ nào tìm ra 19 ngụ ngôn và 17 trùng ngôn.

-Chẳng có chỗ nào cả. Con tìm trong đầu thôi.

-Con đã ‘đập’ bể đầu con mà có thấy đâu?

-Tại sao lại thấy? Cái ở trong đầu thì không thấy mà chỉ nghiệm. Cái nghiệm thoát ra ngoài thành cái thấy. Cái thấy bên ngoài chỉ hữu ích khi trở thành cái nghiệm.

-Dạ, vâng. Nhưng con ngu tối, đầu óc bé bỏng, được gặp Ngài quả là một kỳ ngộ. Xin Ngài vui lòng chỉ giáo cho con để ‘vắng người còn chút của tin’

-Con cũng đáo để lắm, dám đem ý ông Nguyễn Du nhà con để ‘cưỡng bức’ ta phải nói. Nhưng thôi, thấy con là kẻ có lòng, ta nói đây:

"Ngụ ngôn, trùng ngôn thì vô số, biết kể sao cho hết. Ta dùng các con số 19, 17 chỉ là để nói về số nhiều thôi. Có dùng bao nhiêu ngụ ngôn, trùng ngôn, có nhắc đến bao lời Thánh nhân, Hiền triết thì cũng chẳng giải quyết được gì cõi đời nầy mà còn làm thêm rắc rối, nhiêu khê. Con chẳng thấy chính sự viện dẫn lời người nầy kẻ nọ mà sinh ra cãi cọ, tranh chấp nhau lung tung sao, lại còn làm sai lệch lời người xưa nữa. Ta dùng các con số đó chỉ để gián tiếp nói rằng còn lẩn quẩn cò kè, đo đếm, tính toán hơn thiệt thì mọi sự chỉ thêm lôi thôi chứ không bao giờ sáng tỏ. Con số - con không biết sao- chẳng là ký hiệu thể hiện đo dếm, tính toán, phân biệt sao? Còn trong vòng phân biệt, còn trong thế đối đãi nhị nguyên thì vô minh còn dày, vô minh phát sinh từ lòng dục do bỡi những con số cò kè bớt một thêm hai đó".

-Dạ thưa, con hiểu rồi. Nhưng như thế, ngụ ngôn và sự việc mượn lời Thánh nhân hay nói theo lời Thánh nhân không nên chăng?

-Nên chứ! Có cái gì không nên, có cái gì không không nên. Nên hay không, không ở sự việc mà ở cái nhìn, như một nhà văn Pháp đã bảo thế từ lâu. (1)

-Thưa, cái nhìn thế nào ạ?

-Cái nhìn bất nhị, cái nhìn ‘tề thiên địa’, cái nhìn ‘đồng nhân ngã’ như ta đã nói trong sách. Chưa có cái nhìn đó thì dù dẫn ra bao nhiêu ngụ ngôn, bao lời Thánh nhân cũng chỉ là vô ích, nhiều khi còn tạo thêm rắc rối cho việc đời vốn đã là mớ bòng bong.

-Cái nhìn bất nhị? Nhưng làm sao có cái nhìn bất nhị giữa một vũ trụ toàn phân biệt? Có cái nhìn bất nhị, liệu có phũ nhận và lên án khoa học, toán học không vì khoa học, toán học mới dùng đến con số nhiều nhất?

-Ấy, chính giữa vũ trụ đầy phân biệt nên mới phải cần có cái nhìn bất nhị chứ! Đã có cái nhìn bất nhị thì đâu còn lên án hay không lên án bất cứ gì. Trong cái nhìn bất nhị thì con số là con số của Tượùng, con số tượng số trong lúc con số trong cái nhìn sai biệt là con số hiện số, con số qui ước. Vô minh cuộc sống phát sinh từ con số qui ước đó. Khuynh hướng chung của Toán học, Khoa học chẳng là phá vỡ dần mọi qui ước để tiến tới khám phá cho kỳ được cái không còn có thể qui ước, cái thoát ra khỏi mọi qui ước, cái không còn cần đến qui ước tức cõi vô biên xứ –dù vô hạn lớn hay vô hạn nhỏ- cái Thể thống nhất ban sơ nền tảng, nguồn gốc của cõi sắc giới, cõi hiện tượng qui ước. Con cố đi tìm cho ra 19 ngụ ngôn, 17 trùng ngôn trong sách của ta, quả con đã bị hạn chế trong tinh thần sai biệt của con số qui ước vậy.

(1) Que l’importance soit dans ton regard, non dans la chose regardée – André Gide (Les Nourritures terrestres – Livre premier).

MŨI TÊN

(Ý nghĩa Ra đi của người Việt tỵ nạn Cộng sản)

Mẹ già đứng nơi bực cửa nhìn người con sắp từ giả mình. Mẹ nói:

-Hôm nay con ra đi. Nhà ta nghèo. Mẹ không có gì tiễn con, chỉ có vật nầy gởi con làm hành trang lên đường.

Người con nhận một gói nhỏ trong tay mẹ, mở ra xem thì là một mũi tên. Ngạc nhiên, chàng định hỏi thì mẹ đã lên lời:

-Kể từ hôm nay, khi con rời khỏi nhà nầy, ngôi nhà chỉ là nấm mồ nhốt mẹ bên trong. Cửa nhà sẽ đóng im ỉm ngày đêm, lặng lờ, lạnh vắng mặc sâu bọ lao xao. Ngày con về, muốn vào gặp mẹ, con phải lấy mũi tên mẹ trao, bắn thẳng vào tim mẹ, cửa mới mở ra. Mẹ chỉ có chừng ấy lời, con lên đường sớm.

Nói xong, mẹ biến mất. Người con sững sờ, băn khoăn nhưng rồi nhét mũi tên vào bọc hành lý, nhìn lại ngôi nhà toàn bộ rồi hăm hở ra đi.

Thời gian sau, người con trở về. Ngôi nhà có phần tiều tụy. Cảnh vườn hoang vu. Cây lá rưng rưng như nghẹn lời chào hỏi. Chàng thanh niên buồn buồn, sực nhớ gói hành trang mang về. Chàng mĩm cười đáp lại mình như hứa hẹn điều gì rồi vụt chạy vào nhà, đập cửa.

-Mẹ, mẹ, con đã về !

Im lặng. Chàng gào lên, nức nở. Vẫn không lời đáp. Đập mãi tê cả tay, chàng vặn mạnh chốt cửa. Tay chàng đau nhói, chốt cửa bất động. Chàng chồm người tận lực bình sinh đẩy mạnh. Cánh cửa không nhúc nhích. Chàng khom mình luồn hai tay vào phía dưới cố sức nâng cánh cửa bật ra. Vô ích, cửa nặng như tảng đá, thách thức chàng. Mồ hôi nhễ nhãi, hơi thở dồn dập, chàng tựa mình vào cửa rưng rưng. Vụt nhớ lời mẹ, chàng chạy vội ra sân, moi bọc hành lý, lấy mũi tên nhỏ mẹ trao ngày nào. Chàng ra vườn, bẻ một cành dâu, uốn cong thành chiếc cung rồi lắp mũi tên vào, giương ra phía trước. Mẹ già bỗng hiện ra nơi hàng hiên, nghiêm nghị. Dây cung đã căng, nhưng:-Không, không bất hiếu, bất hiếu!..

Chàng hạ cung xuống. Mẹ biến đâu rồi. Thẫn thờ chàng lại giương cung lên. Bóng mẹ lại hiện ra nơi hàng hiên. Chàng kéo dây cung thật thẳng, chỉ cần buông tay là mũi tên sẽ ghim ngay vào tim mẹ. Nhưng chàng lại lặng lờ hạ xuống, bóng mẹ lại biến mất. Chàng bàng hoàng buông rớt cây cung, quay ngược mũi tên đâm vào ngực áo. Ngay lúc đó, một tiếng ầm vang lên và cửa nhà bật mở. Chàng nghe ra tiếng mẹ. Chàng vụt hiểu: "Tim con chính là tim mẹ".

___________

Chú thích:

1. Ngôi nhà: đất nước

Mẹ: mẹ Việt Nam, Tinh thần dân tộc

Nấm mồ: tinh thần dân tộc bị tù đọng nơi đất nước từ đây không còn sinh khí

Mũi tên: có hai ý nghĩa: a) thứ khí giới chống trả mọi thứ bên ngoài làm hại mình. b) chỉ sự nghiệp đem về cho nước cho dân [theo điển tích: ngày xưa, khi sinh con trai, người cha ra vườn bẻ cành dâu uốn thành cây cung, lắp cộng cỏ bồng (cỏ hình dáng mũi tên), bắn khắp bốn hướng, ý mong đứa con lớn lên sẽ tạo sự nghiệp lẫy lừng.]

Tim con chính là tim mẹ: người con dân yêu nước luôn luôn mang nơi mình tinh thần dân tộc, quyết làm nên sự nghiệp cứu nước cứu dân.

[Có thể mượn hai câu thơ trong bài: ‘Bàn tay’ (thi tập ‘Bóng Quê’ của Đỗ Bình) để hiểu thêm ý nghĩa thiên tiểu luận:

mai ta chết thịt xương nầy rã hết

về bên kia có ngón cụt đầu!

(về bên kia: về với Đất nước, Quê hương. Có ngón cụt đầu: có kẻ không được Đất nước thuận tình, không được Quê hương thuận hảo, không được mẹ Việt Nam thuận nhận vì nơi xứ người mãi giành nhau bao ảo ảnh , mãi chỉ lo vinh thân phì gia, không hề tạo được gì để mai nầy cứu nước, giúp dân)]

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002