Đại Chúng số 106 ngày 16/9/2002

ĐI VÀO CÕI THƠ ĐỖ BÌNH

Nguyễn Thùy

(tiếp theo kỳ trước)

Đỗ Bình đã bao bi phẫn nghĩ đến bao nhiêu thân xác của binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa, kể cả của cán binh Cộng sản và hàng triệu thân xác của người dân Việt Nam cả hai miền Nam Bắc không hề được nhà cầm quyền Cộng sản lẫn nhà cầm quyền Mỹ đoái hoài lúc bàn thảo "bán mua" về "xác lính Mỹõ. Những "hồn oan" đó bây giờ nơi đâu? Chỗ trú ngụ của bao bao hồn oan đó, giờ nầy, chỉ còn nơi ký ức bà Mẹ hiền, nơi tâm hồn nhà thơ, những nhà thơ muốn xây dựng lại một "Mùa Xuân Đất Nước” để “lá vàng về với lá cây xanh, lòng ta trở lại với lòng mình trong những chiều gió đưa về Cội" (Nguyên Sa).

Rốt cuộc:

bút dao đẫm mực buồn trang giấy

thấy cánh bèo trôi, tủi phận mình!

Chiến tranh, ôi chiến tranh! Ngưng chém nhau trên chiến trường lại tiếp tục "chém nhau" trên chính trường bằng ngôn từ, bút mực. Chiến tranh! "Chém nhau, con chữ phải cau mày!", Đỗ Bình nói như Bà Huyện Thanh Quan ngày nào đã nói: "Nước còn cau mặt với tang thương” để “nghìn năm gương cũ soi kim cổ, cảnh đấy người đây luống đoạn trường” (5). Cuộc chiến Việt Nam mang một ý nghĩa nào ẩn mật để Nó (Việt Nam) phải cùng lúc gánh chịu cả hai chủ nghĩa, hai chế độ ghê gớm nhất thế giới trước nay -Cộng Sản, Tư Bản- vừa chống đối nhau ra mặt vừa “bắt tay” nhau ngấm ngầm xéo dày thân thể Nó, hủy diệt tinh anh Nó từ buổi đầu cuộc chiến cho đến lúc “được” gọi là "hòa bình" (!?). Cái "triết lý" nơi đây là nỗi lòng tác giả, là niềm bi thương của người thơ trước mọi thứ chữ nghĩa chỉ nói về sự việc mà chẳng chút lưu ý đến tình người. "Bút dao đẫm mực buồn trang giấy", hình ảnh vừa nhân hóa vừa ẩn dụ, hoán dụ, nỗi ngậm ngùi, thê lương của nhà thơ: mỗi dòng, mỗi chữ như từng nhát dao đâm vào từng trang giấy, tiêu biểu cho “tấm thân Việt Namáỏ, cho tâm hồn Việt Nam quằn quại, điêu tàn, nổi chìm trong hiểm họa vì bao ý đồ, chủ trương dùng tấm hình hài Việt Nam phục vụ những mộng đồ den tối qua những nhân danh thật tốt dẹp, mĩ miều (!). "Cánh bèo trôi", hình ảnh thân phận Việt Nam cùng là hình ảnh lớp người chiến đãu cho Tự Do, cho Công Lý đã phải âm thầm tủi phận trước bao thứ "chữ nghĩa" đã phũ phàng mượn qua mình rồi biến mình thành "bèo dạt, hoa trôiõ. Không rõ, có người Việt Nam nào bây giờ hay nay mai nhìn ra và "sống" trọn vẹn cái ý nghĩa ẩn mật của cuộc chiến nầy để qua một "biên khảo" hay một tiểu thuyết dài "minh oan" cho đất nước, trả lại Công nghĩa cho con người Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam qua suốt dọc dài lệ máu? "Một mặt trời đẫm máu xuống sau lưng", Đinh Hùng hầu như đã "tiên cảmõ: mặt trời Việt Nam không ở phía trước mà ờ sau lưng nhưng là một mặt trời đẫm máu. Đỗ Bình, qua bài thơ ngắn, bóng gió nói lên nỗi niềm đau buồn, uất nghẹn trước vận nước tang thương để mơ màng hình dung "một ngày về trong nắng mới” như Nguyễn Du trước đây từng báo biểu: “một tiếng lạnh buồn xua cổ kim” (nhất phiến hàn thanh tống cổ kim - Xuân dạ) . Qua bài thơ ngắn, ta nhìn ra "Tiếng lạnh buồn" đó nơi Đỗ Bình.

cứ khom lưng mau vươn thân em ạ

đời l’a lồ, chữ nghĩa cũng banh da

toát hương môi cho vần thơ đỡ nhạt...

bờ vinh quang....cong chút nữa lấy đà!

(bờ...lau lách)

Cả bài thơ là một "triết lý" về cảnh thế nhân sinh, là "cái nhìn" về con người và xã hội bất kỳ nơi đâu. Cái “văn ảnh” nơi toàn bài thơ (bờ... lau lách) được diễn tả sinh động qua bao biện pháp “nhân hóa, ẩn dụ” (khom lưng, vươn thân, đời l’a lồ, chữ nghĩa banh da, cong chút nữa lấy đà) không chỉ nói lên cái "thực chất" của tâm lý con người mà của cả xã hội bon chen tiền tài, danh lợi,..á; muốn tiến thân, muốn "vinh quang” phải ráng quỵ lụy cúi đầu, phải “lấy đà" bằng cách "cong lưng" như lau lách. Tất cả, nhìn chung, không khác gì "bờ lau láchõ. Dấu "ba chấm" nơi nhan đề bài thơ ngầm nói lên ý tình gì của tác giả: một ngần ngại, một mỉa mai, một chua xót, ngậm ngùiávề nhân tình, thế sự?

kìa xem pho tượng bạt đầu non

bạo chúa ẩn trong phiến đá mòn

chiến tích đập ra toàn cát bụi

và còn...nước mắt thuở vàng son!

(chiến công)

Pho tượng nào đây? Từ “bạt” đi với từ “bạo chúa” cho thấy đây là pho tượng của những gian hùng tự cho hoặc được một số người một thời phong cho là "anh hùngõ. Xin không cần thiết nêu tên. Những chiến tích mà họ (pho tượng) tự hào, hãnh diện, khoe khoan, thực ra cũng chỉ là cát bụi vì đã bị lịch sử phũ nhận, vì nhân dân nước họ và toàn nhân loại lên án. "Bạo chúa ẩn trong phiến đá mònõ: tính chất giả hình, gian manh, cái trái ngược giữa bên ngoài và bên trong bức tượng. Từ "đập” vừa diễn tả sự việc cụ thể (đập phá) vừa có tính cách “ẩn dụ” chỉ sự chối bỏ không thương tiếc của người đ?i. "Nước mắt thuở vàng son", vâng, cái "thuở vàng son" đầy "chiến tích" kia thật ra là những gì? Chỉ là "nước mắt, máu xương" của ngàn ngàn, vạn vạn lương dân. Mỗi một cát bụi từ pho tượng kia bị đập phá vẫn in hằn máu lệ lương dân. Dấu "ba chấm" nơi câu thơ cuối nói lên nỗi hằn học, phẫn nộ cùng nỗi đau đớn ngậm ngùi của nhà thơ. Bài thơ ngắn vừa nêu lên một "sự thực lịch sử" vừa man mác đưa dẫn ta vào trầm tư về cái lẽ phù du của cuộc sống chỉ nhằm xây dựng "chiến tích vàng son" cho cá nhân, gia đình và bè đảng để rốt cuộc cũng chỉ là cát bụi, vết tích ô danh không thể nào bôi xóa trước phán xét lịch sử. Triết lý đã vào thơ qua một ng" ngách u tàng mà người thơ không hề lưu ý.

bóng quê hiện tách rượu đào

nhấp môi tưởng ấm nhưng sao ngút sầu

nhoáng men, thấy xác thuyền nâu

mục thành rong biển, lắng sâu cõi đời.

(ảo giác)

Cứ ngỡ "bóng quê" hiện về nơi tách rượu, nhưng, than ôi! Hương rượu vào môi không đem nồng ấm mà chỉ dâng sầu lên cao vút, ngút ngàn. Quê hương qua hình ảnh hoán dụ (thuyền nâu, rong biển) hiện về qua một trang sử bi thương. Những cánh thuyền vượt biển nhỏ bé, mong manh đã mục thành rong biển, lặn chìm vào đáy đại dương vùi sâu hàng vạn cảnh đời chỉ mong một mong ước nhỏ: "tự doõ. Bốn câu thôi, vừa là tâm trạng vừa là một trang lịch sử đau thương của Quê hương, Dân tộc.

Hầu hết Thơ trong "Bóng Quê" là những bài thơ "tâm sự", tâm sự với mình, gián tiếp nhắn gởi đến người, lúc nào cũng vương mang sắc màu triết lý, thứ triết lý dung dị của tình người, gần gũi với lẽ sống thế gian.

tưởng thoát nước

tìm nhau

làm mây viễn du,

nào hay tình xưa

chỉ là cơn mưa lũ!

giạt xuống đời

thành sóng lênh đênh,

........

vẫn tưởng quê hương

là con sông,

nắm đất, bờ ao, núi thẳm,

có đâu ngờ

guồn gốc cũng xa xăm!

hững tưởng bóng đêm

hỉ của bầy kên kên

à rác rưởi

hưng trong vực sâu

ao vẫn thắm tình người?

hững tưởng chiến tranh,

gục tù

là niềm đau khó xóa?

nhưng qua cơn mê...

người vẫn bước mù loà!

(mộng và thực)

Cái gì là mộng? Cái gì là thực? "Chiến tranh, ngục tù, vực sâu, kên kên, rác rưởi, bóng đêm, mưa lũ, sóng lênh đênh", những cái có thực, vâng, chúng có thực nhưng sau chúng và qua chúng, có cái gì "thực" hơn chúng, cái thực trường tồn, vĩnh cửuá; đấy là cái "nguồn gốc", cái "tình người" hằng có dù trong chiến tranh, trong tù ngục, dù nơi vực sâu, nơi bóng đêm, giữa dòng gió sóng lênh đênh. Cái "thực rất thực" nầy thường bị xem như là "mộng", nhưng dù có cho là "mộng" thì cũng sẽ trở thành "thực" vì vốn đã là "thực" rồi, miễn là...ta biết "tĩnh thức", biết vượt qua cơn mê, biết vượt qua những "bước mù lòa" ngay giữa lòng những cái "thực" đương tại, đương thời. Cả bài thơ là một bản nhạc vừa tượng trưng, vừa triết lý, vừa là niềm đau không riêng cho mình mà cho tất cả, cho cái "lẽ sống" mãi mê trong những "bước mù lòa", không chịu một lần "thức tĩnh".

bức tranh cổ nửa đời say đắm

có thuở vàng son lắm khách thăm

một sáng tình cờ lau lớp bụi

mới hay mối đục mảnh trăng rằm!

(chấm phá)

Lớp bụi thời gian hay "lớp bụi do chính mình" gây ra do từ những tính toán tranh giành (xem bài "bàn tayõ) đã khiến "thuở vàng son" từng được hâm mộ nay bị tẩy xóa trắng trơn. Bài thơ ngắn nhưng là cả một "văn ảnh” (6) lung linh ẩn dụ (bức tranh cổ, lớp bụi, mọt đục, trăng rằm) phản ảnh cái triết lý “chính tự ta phá hủy đời mìnhõ.

Bao nhiêu bài thơ khác trong thi tập: Sóng vỡ, Bọt sóng, Tàn phai, Cõi buồn, Cao nguyên phố lạ, Mẹ, Hạ buồn, nỗi niềm,... cũng cùng một thể điệu ngữ ngôn như thế, luôn luôn tâm sự đau buồn nhưng cũng luôn luôn vọng về, nhớ lại để thiết lập “mùa Xuân đất nước huy hoàng" qua những nhắn nhủ, gởi trao đầm ấm:

cơn gió chướng cuốn anh đi muôn nẻo

xa trường xưa rời kỷ niệm thân thương

cốc dừa tươi mà hai đứa vẫn nhường...

còn len lén...ngất ngây dòng tâm tưởng...

(hạ buồn)

 

-người năm cũ ôm tấm lòng trăn trở

tóc màu sương cố níu lấy thời gian

giữ lửa thiêng thắp sáng chí dựng cờ

cho đất mẹ khỏi lầm than ly tán.

(mớ hành trang)

Còn nhiều, nhiều nữa nhưng xin dừng cái "triết lý bùi ngùi tâm sự" trên để đề cập đến ít nhiều cái õtriết lý thơ mộng" hơn.

- Mây lững lờ ngang núi

Gió thổi vướng thông già

Phất phơ thành giải lụa

Ngàn năm lại nở hoa.

(nợ trần)

"Mây, núi, gió, thông, lụa, hoa", "lững lờ, thổi vướng, phất phơ, ngàn năm lại nở", những từ, những hình ảnh nên thơ, thi vị, bàng bạc một thứ "triết lý mông lung, mênh mang, gần xa thoang thoảngõ. "Mây, gió", những thứ vốn "không", (không hiện hữu), "không hình tướng" đã trở thành "hình tướng (trở nên hiện hữu) do từ nước bốc hơi, do từ không khí áp suất đổi thay, tăng giảm. Gió đưa mây và mây theo gió phiêu du, rong chơi nơi bầu trời lồng lộng. Gió "tạt" mây vào núi, vào thông để mây vướng mắc rồi mây thành giải lụa phất phơ và núi rừng nở hoa rung rinh trong gió.á; cả hai (gió, mây) "đùa nhau" để bầu trời thêm đẹp. Núi nghĩ mình cao nhưng nào cao hơn thông vì thông sừng sững nơi đâu núi đóá; thông ngỡ mình "già" nhưng đâu thể già hơn tuổi núi kia. Thật ra, núi, thông không phân biệt "thấp cao, già trẻ, lớn bé, nhỏ toõá; cả hai đều "an nhiên" như vậy. Mây có vướng núi, núi mới nên thơá; gió có đưa mây vướng thông, mây mới thành giải lụa bềnh bồng và thông kia thêm phần thơ mộng. Để rồi tất cả "nở hoa", ngàn năm như thế. Gió mây là "hoa" (vẻ đẹp) trên trờiá; núi thông là "hoa" trên đấtá. Đất trời hòa hợp trong cùng vẻ đẹp thiên thu. Cái "đẹp" trường tồn dù thời gian không phản hồi, không trở lại (irréversible). Thời gian không tuần hoàn nhưng vạn vật tuần hoàn. "Tuế hành na khả truy, nhân hành na khả phục" (7). Vạn hữu tuần hoàn để cuộc sống, cuộc đời luôn đẹp, luôn vui dù có phải tái tê qua bao biến thiên, tang hải của lịch sử thế gian. Cũng thế, mùa Xuân đất trời luôn đẹpá; mùa Xuân nơi lòng người nhiều khi hiu hắt, buồn đau chỉ vì con người đã tự mình "đánh mất" màu Xuân nguyên thể, đã tự dìm mình vào "biển máu" của thù hận, hờn căm, của tranh giành, chiếm đoạt, của phân biệt thị phi, để khiến “con chữ phải cau mày”, để nhìn “vừng trăng không trong nguyên màu tính thểõ. Đấy là thứ "triết lý" trong thơá. Đỗ Bình, qua bốn câu, cho ta thấy cái "đẹp" trường tồn của những gì cao quí, thiêng liêng (nguồn gốc, tình người, tự do, nhân quyền, nhân phẩm) mãi mãi trường tồn, dù có bị con người đánh mất hay cố quên thì cũng sẽ trở lại, trở về, miễn là "đời phù du! xin giữ chút tình nồng" (cõi tình). Và đấy là cái "đẹp" của "mùa Xuân trong tâm thức" Đỗ Bình, nơi thơ Đỗ Bình dù người thơ tuổi có "già", thân có "héo" nhưng:

-người năm cũ ôm tấm lòng trăn trở

tóc màu sương cố níu lấy thời gian...

(mớ hành trang)

Vâng, chút "lửa thiêng" nơi "tấm lòng trăn trở" hôm nay sẽ lại "thắp sáng" Quê Hương, Tổ Quốc mai nầy.

Cái “đẹp” trong tình tự và trong sắc màu triết lý nơi thơ Đỗ Bình được thể hiện qua bao hình ảnh cô đọng, qua bao biện pháp tu từ sinh động. Đỗ Bình không chỉ làm thơ mà còn thiên về Hội Họa và Âm Nhạc. Trường phái "ấn tượng" trong Hội họa đã giúp Đỗ Bình tạo ra vô số hình ảnh lung linh qua những biện pháp "nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ" trong thơ. "Sợ thế nước nghiêng thành sóng vỡ, quê hương trôi mãi tận cung hằng!" (sóng vỡ), lời thơ quá hay, ý tình tác giả quá mênh mang, biết sao diễn tả, chỉ còn hình dung qua tưởng tượng. Trong bài "hồn thơ", "lời thơ say" do từ "sương mai vỡ ra muôn mảnh", để cảm thương hay để nói lên cái đẹp của sương lóng lánh trong nắng mai hóa trân châu ngời nhưng vốn kiếp phù du bụi trần phải vỡ ra muôn mảnhá; kiếp phù du của sương hay cái trân châu óng ánh nơi từng mảnh sương là đề tài, chất liệu cho những vần thơ say? Không cần hiểu vì đằng nào cũng được. "Tội cây cầu gảy cũng thành hồn oan!" (chứng tích), biện pháp hoán dụ thể hiện cảnh tàn phá không xót thương của chiến tranh cùng nỗi ngậm ngùi của nhà thơ trước cảnh tang thương hủy diệt. Nghệ thuật sử dụng "nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ" giúp bài thơ ít lời nhưng ý mênh mông, phần nào tôi đã nói đến trong các bài thơ được trích dẫn. Riêng bài "Bọt sóng" là cả một bức tranh vừa ấn tượng vừa tượng trưng, hàm chứa chất "triết lý" rất hiện thực nhưng cũng rất lãng mạn. Bài thơ dài nhưng xin chép lại đủ, không thể ngắt ra từng đoạn vì ,theo tôi, quá hay, chỉ có "cảm" chứ khó lòng phân tích:

như pho tượng

đượm nét buồn thế kỷ

đời chìm sâu

những giai điệu tình si.

tít mù khơi

loài chim nhỏ thiên di,

vút tiếng hát

từ xa xăm mộng mị,

về biển xanh

mang theo chút phù sa.

sóng dìu em

vào tận cõi thiên hà.

em chắc lạnh

nơi hành tinh băng giá?

chiếc tàn y

sao đủ ấm làn da!

trời hoàng hôn

sóng nhấp nhô trắng xóa,

mắt em buồn

màu cỏ úa xót xa!

ôi giai nhân

trong đáy nước nhạt nhòa,

em trôi mất

mảnh thuyền xưa mục rã!

Chất "ấn tượng" và "tượng trưng" đan nhau, nhịp câu như đi theo “tiếng nhạc”. “Em”, lại “em”, từ “em” “quái quắt” trong thơ, tượng trưng cho gì? Cái "đẹp" hay "Quê hương, Tổ quốcõ? Em bên đó ôm buồn đau thế kỷ như pho tượng im lìm, câm nín, hắt hiu sầu trong những “giai điệu tình si" bao thuở, giờ phải chìm sâu trong thân xác ù lỳ. Em bên nay (tít mù khơi, loài chim nhỏ thiên di) theo tiếng hát “từ xa xăm mộng mị” đưa em “vào tận cõi thiên hà" khiến em phải rẩy run vì "chiếc tàn y" không đủ ấm hình hài trong "hành tinh băng giáõ. Em trở thành "vô tri" nơi phía nọ, em trở thành "mộng mị" nơi phía kia. Đỗ Bình không "định danh" r" rệt về người, về sự. Đỗ Bình không miêu tả, không, kể lễ, tự tình. Lời thay cho ý, chữ thay cho tình tác giả. "pho tượng, đượm nét buồn thế kỷ, chim nhỏ thiên di, tiếng hát xa xăm mộng mị, chiếc tàn y,...", lời thơ chuyên chở vô số ý tình dìu vào liên tưởng, vào tượng tượng, trải dài xúc cảm bàng bạc, lâng lâng, đưa dẫn cảm giác vào tê tê, lành lạnh. Nơi đây, thơ và nhạc giao hòa. Phần triết lý nơi đây ẩn nơi các hình ảnh "ấn tượng" và "tượng trưng", không là triết lý về người, về việc mà là thứ "triết lý tâm tình" của nhà thơ do từ cảm xúc và tưởng tượng tràn dâng xuất phát từ cảnh tình đất nước, từ hoài vọng "màu trăng tính thể” được nuôi dưỡng từ lâu trong tiềm thức.

Xin được dông dài thêm đôi chút về Nghệ thuật trong Thơ Đỗ Bình. Như đã nói, Đỗ Bình sử dụng khá nhiều Mỹ từ pháp, khá nhiều Biện pháp tu từ trong thơ, các biện pháp đó lại thường cặp kè nhau, bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau, từ đó, hình ảnh càng sinh động để tiến lên hàng văn ảnh. "Ẩn dụ", hiểu thông thường là mượn một sự việc bình thường, một sự việc hiện thực để bóng gió nói đến một sự việc nào xa xôi, ẩn khuất, diễn đạt được ý tình một cách bóng bẩy mà không phải quá nhiều lời. Nhưng không chỉ thế. Nói theo Aristote trong "La Poétique" (nxb Le Seuil, Paris 1980) : "Ẩn dụ là sự mang chở vào một sự việc, sự vật một cái tên để nói đến cái tên của một sự vật, sự việc khác, hoặc từ giới loại sang chủng loại hay ngược lại, hoặc từ chủng loại sang chủng loại hoặc dựa theo mối quan hệ tương đồng” (8). Do từ mối tương đồng đó mà trong thơ thường gặp tính cách “mô phỏng” hay “bắt chước” (imitation, mimésis; ngườI viết chưa thể dịch từ “mimésis” sang Việt ngữ bằng một danh từ tương đương) . Nhưng “mô phỏng” nơi đây, thoát ra khỏi tính cách máy móc, ước lệ và là một lối "loại suy" (analogie) mang tính "sáng tạoõ. Vì thế, lối ẩn dụ "vừa là lệ thuộc hiện thực vừa là phát minh kỳ diễm ", "vừa tái lập vừa nâng cao" (9). Không chỉ riêng lối "ẩn dụ", bao nhiêu lối khác (hoán dụ, nhân hóa, đối lập, song hành,..) cùng hòa nhịp với ẩn dụ, đan chen nhau để từ “hình ảnh" tiến lên "văn ảnhõ. Sự việc chuyển nghĩa (tropes) từ ngữ hầu như lúc nào cũng có nơi thơ Đỗ Bình. "Tội cây cầu gảy cũng thành hồn oan" "súng gươm lặng lẽ vào quên lảng, khấp khểnh đường chiều chiếc nạng cong!", "vẫn tưởng quê hương là con sông, nắm đất, bờ ao, núi thẳm, có đâu ngờ nguồn gốc cũng xa xămõ; "loài yêu ma quanh quẩn dưới mộ phần, đang khinh bỉ lòng em bôi son phấn,... tóc còn xanh, môi vẫn nét kiêu kỳ, về đi chứ, để loài sâu yên nghĩ" (em hãy về đi) ; "chém nhau con chữ cũng cau màyõ; "sợ thế nước nghiêng thành sóng vỡ, quê hương trôi mãi tận cung Hằng",..., bao bao nữa; cứ thế, Đỗ Bình luôn luôn chuyển nghĩa từ ngữ, chuyển đổi hình ảnh qua các biện pháp tu từ, từ hiện thực sang trừu tượng và ngược lại, để tất cả phục vụ cho hình ảnh "Bóng Quê", nhan đề tác phẩm. Quê hương xinh đẹp thuở nào, giờ là chiếc bóng; Quê hương đang dậy dàng trong tâm thức cũng là chiếc bóng, để nơi đây, trong :

-...

dáng yêu kiều lóng lánh khóe thu ba

như rực rỡ màu quê hương xứ lạ

( hoa hậu)

 

canh cánh bên lòng sầu muộn:

-...

xuân năm xưa

hình như không trở lại?!

về bến mơ

sao lành lạnh

bên lòng!

(ác mộng)

Tự do nơi đây là tự do cho riêng mình, Xuân nơi đây là Xuân của xứ người, không là Tự do, không là mùa Xuân chung cho cả Đất nước, Quê hương. Tâm trạng nầy đã khiến thơ Đỗ Bình chứa chan hình ảnh, kết hợp hình ảnh hiện thực bên ngoài với hình ảnh hiện thực lung linh bên trong, mở rộng và nâng cao; sự phong phú hình ảnh, văn ảnh nói lên sức mạnh của hồn thơ Đỗ Bình nơi thi tập "Bóng Quê".

Thơ Đỗ Bình mang tính nhạc. Không biết về nhạc nên tôi không r" thanh âm trong lời thơ phù hợp với nốt nhạc, cung bực trong nhạc ra sao. Do đó tôi không phân tích "tính nhạc trong thơ", chỉ biết trong một số bài, lời thơ như lời nhạc: Bọt sóng, thiên thu, xuân muộn, ác mộng, chỉ yêu cuộc tình, như cánh chim say, mộng và thực, hổ thẹn,....

Thi tập "Bóng quê" đẹp cả lời lẫn ý. Với bản chất "người dân, người lính, người chiến sĩ và nghệ sĩ" trộn lẫn trong nhauá; với cuộc sống lăn lộn khắp mọi miền đất nước, khổ đau cùng đất nước, ngay tại phương trời nầy đến tận một số nước Đông Âu giữa thời kỳ chấp tranh “cũ mớiõá; với hoạt động hầu như đều khắp về mọi phương diện và đặc biệt với tâm hồn giàu thương yêu, Đỗ Bình đã "đau cái đau chung của dân tộc, xót cái xót chung của đồng bào, buồn cái buồn chung của triệu phận ly hương” để phải âm ỉ đêm ngày vọng tưởng một "lẽ sống" nào đó thực sự tốt đẹp cho Quê hương. Nỗi lòng đó, tâm tư đó hòa nhập vào cái năng khiếu “thơ, nhạc, họa” đan nhau , tạo cho anh một nghệ thuật vững vàng, điêu luyện giúp thơ anh "trác tuyệt" cả về nội dung lẫn hình thức. Tô Vũ đã viết về thơ Đỗ Bình: "Một mối buồn không bao giờ nguôi, một vết thương không bao giờ lành" và dù nói về gì, "tất cả đều có một mẫu số chung duy nhất là đất nước thương yêu" (Tô Vũ: bóng quê thơ đỗ bình). Cùng một mẫu số chung, nhưng như đã nói trên, nơi thơ Đỗ Bình, mẫu số chung đó mang chở bên trong một thứ gì viễn mộng, viễn mơ hơn. Đấy là hình ảnh "Mùa Xuân trong tâm thức" Đỗ Bình hướng về "Nguồn gốc", hướng về "màu trăng nguyên thể" miên viễn nơi Đất Mẹ, Quê Cha và miên viễn nơi lòng người.

Với "hồn thơ" phong phú, với tâm hồn luôn luôn gắn bó với nước non dân tộc, với nỗi lòng luôn đau đớn trước mọi thứ “giành nhau" giết chết tình người, với "chất thơ" súc tích, giàu đẹp, với nghệ thuật điêu luyện kết hợp cả "thơ, nhạc và họa" và với cả bốn tính chất "người dân, người lính, người chiến sĩ và người nghệ sĩ" nơi anh, thơ Đỗ Bình, dù nói về gì cũng chứa đựng những gì vừa "gần gũi, thiết thân" nhưng đồng thời cũng vừa “thăm thẳm, u trầm, kín nhiệm” mênh mang chuyên chở ta đến một cảnh đời, một cõi đời không còn vướng mắc "tranh giành, chiếm đoạt, thị phiõ. Từ đó, thơ Đỗ Bình mênh mang sắc màu triết lý, không phải thứ triết lý biện bác mà là, như đã nói, thứ triết lý của "nòi tình" đi vào "cảm nghiệm" hơn suy tư. Thơ không vào Triết mà chính "Triết vào Thơ", nhẹ nhàng, kín đáo, tự nhiên bằng cửa ngỏ của cảm xúc, của liên giao tâm tư, của kinh nghiệm khổ đau qua thăng trầm thế sự, của ước mơ những gì thanh tân, thánh thiện cho con người, cho đất nước và xã hội. Với những ý tình đó, với “chất thơ” súc tích, cô đọng, với nghệ thuật điêu luyện như đã nói trên, thi tập "Bóng quê", theo tôi, có thể xem là "trác tuyệt" và Đỗ Bình xứng đáng được gọi là "nhà thơ lớn", một thi sĩ đúng theo nghĩa của từ nầy trong lớp nhà thơ viết về tình tự Đất nước, Quê hương.

Trong niềm ái mộ tập thơ, xin gởi đến Đỗ Bình mối đồng tình, đồng điệu:

- "bóng quê" còn vẳng lời tâm sự (8)

Thắp sáng trên đầu sông núi đen.

để mai nầy “mỗi mùa Xuân đ?n không là nụ hương thừa" và "hoa Xuân luôn luôn là hoa năm xưa...". Trong mùa Xuân đó “hoa thanh quý nở bừng trang diễm sử” (Đinh Hùng) và nhà thơ -Đỗ Bình- ung dung, thoải máiáđã tròn vẹn với mộng tưởng và chí hướng từng ấp ủ, dưỡng nuôi:

-thả hồn lướt cánh say trong nắng

giải thoát đời qua kiếp đọa đày!

(người tù và bóng tối)

Villefranche sur Saône (France)
25/03/2002
Nguyễn Thùy

Chú thích:

Hai câu thơ của Jules Suppervielle, nhà thơ Gia Nã Đại, gốc Pháp:

-Dieu toujours appelé, toujours appelant

Comme le bruit confus de notre propre sang

2) “Bằng gia” (ami de la maison), thuật ngữ của thi sĩ Đức Johann Peter Hebel. Xem tiểu luận Hebel của M. Heidegger nơi Questions III, Gall. 1966, bản dịch Pháp ngữ của Roger Munier, trang 48. Lời giảng luận của M. Heidegger khá dài và khó hiểu, xin không trích dẫn nơi đây. xin hiểu thuật ngữ nầy bằng "cảm nhậnõ.

Das Kuinzige: từ Đức ngữ của M.Heidegger, trong cảo luận “Con đường điền dã"

(le Chemin de Campagne), rất khó dịch. André Préau, trong bản Pháp ngữ đã dịch là "Le gai savoir" và chú thích thêm theo chỉ dẫn của Heidegger như sau: "bon à rien", "propre à rien", dont le sens est passé à celui d" "espiègle", "malicieux", et finalement désigne aujourd’hui un état de sérénité libre et joyeux, aimant à se dissimuler, marqué par une ironie affectueuse et par une touche de mélancolie: mélancolie souriante, sagesse qui ne se livre quõà mots couverts (xem Questions III, sđd, trang 13) Dịch ra Việt ngữ rất khó khăn và khá dài dòng nên xin để nguyên văn tiếng Pháp. Tuy nhiên, có thể hiểu qua lời Lão Tử trong Đạo Đức Kinh: “Đại trí nhược ngu” (kẻ có trí trông như người ngu).

4) Phần trích dẫn tác phẩm "Le féminin de l’être" của Annick de Souzenelle trong Collection "Spiritualités vivantes" 1997 nơi tạp chí "Sciences et Avenir", số 113 tháng 12/97 và tháng Giêng 1998, trang 50, 51, 52. Trong tác phẩm nầy, nhà văn đã cơ sở vào sách "Sáng Thế ký" (Genèse) tiếng Do Thái để phân tích như trên và kết luận rằng "Eva" -người nữ- không do Thượng Đế tạo ra bằng một "xương sườn" của Adam (une côte d’Adam) mà chỉ là một "phương diện khác" của Adam (l’autre côté d’Adam) lúc Thượng Đế chỉ cho Adam thấy cái "phần bị che giấu" bên trong mình.

5) Trích trong bài "Thăng Long thành hoài cổ" của Bà Huyện Thanh Quan.

6) Văn ảnh: tôi hiểu “văn ảnh” là hình ảnh trong toàn bộ một đoạn thơ hay toàn bộ bài thơ trong lúc "hình ảnh" thường dễ thấy nơi một từ hay một cụm từ.

7) Lời thơ Tô Đông Pha: “Nhân hành na khả phục, tuế hành na khả truy", xin tạm dịch:

-Người đi còn có bận về

Tháng năm biền biệt mãi mê khôn hoàn.

8) La métaphore est le transport à une chose d’un nom qui en désigne une autre, transport ou du genre à l’espèce, ou de l’espèce au genre ou de l’espèce à l’espèce ou d’après le rapport d’analogie - (Aristote: "La Poétique", nxb Le Seuil, Paris 1980).

9) Elle (la métaphore) sõimpose à la fois comme "soumission à la réalité et invention fabuleuseá; restitution et surélévation" (Daniel Leuwers: Introduction á la poésie moderne et contemporaine" (édt Dunod, Paris 1998).

10) Nguyên văn hai câu trong bài "Nhớ người Em Việt Nam" như sau:

-Tiếng xưa còn vẳng lời tâm sự

Thắp sáng trên đầu sông núi đen.

Nơi đây, người viết xin đổi “Tiếng xưa” thành "Bóng Quê" để phù hợp với nhan đề thi tập của Đỗ Bình./-

Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX

Trang web được thiết kế bởi MQ Services

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002