Đại Chúng số 106 ngày 16/9/2002

NGỤ NGÔN – TRÙNG NGÔN

Nguyễn Thùy

Lời Tòa soạn: Đại Chúng xin trích nơi đây một số tiểu luận trong sách “Ngụ ngôn-Trùng ngôn" của Nguyễn Thùy (nhà xuất bản Mékong Tỵ nạn, San José 1990) cống hiến bạn đọc. Các tiểu luận được viết phỏng theo lối văn Cổ học tinh hoa cùng lối nói phiêu hốt của Trang Tử , nhằm mượn lời người xưa giải thích một số sự việc thông thường, giải một đôi công án trước đây, đồng thời nêu ra đôi công án mới để bạn đọc trầm tư, chiêm nghiệm.

Quảng Cáo

Một người chết về Diêm phủ. Diêm Vương hỏi:

-Trên thế gian con làm nghề gì ?

-Bẫm Diêm Vương, trên thế gian con làm nghề quảng cáo.

-Nghề đó thế nào con?

-Bẫm, nghề ấy dễ lắm ạ! Chỉ cần nói thật hay, thật xuôi tai, thật trôi chảy, đừng ngập ngừng, đừng ngượng miệng , nói thật tốt về những điềéu mình làm, nhữøng món hàng mình muốn bán, thế là thiên hạ đổ xô vào mua, hợp tác, hưởng ứng với mình, chẳng mấy chốc mình thành thần tượng, được giàu có to và thành công lớn. Mà những thứ mình nêu ra chỉ là danh từ, chỉ là tên gọi, chỉ là những thêu dệt. Mình chẳng hao tốn gì bao nhiêu ngoài một số nước bọt và mẹo vặt,

-Nghề hay quá nhỉ! Tiếc rằng nơi đây chưa có ai làm nghề đó cả. Trong danh sách Công Thương, Kỹ nghệ gia chết về nơi đây, không thấy ai ghi đã làm nghề đó. Biết sao bây giờ? Ta định công luận tội con ra sao đây? Cho con lên Thiên đường hay vào địa ngục? Khó quá, khó quá!

Diêm vương đi đi lại lại, bóp trán suy nghĩ. Lát sau, Ngài hớn hở:

-À, mà được rồi. Thế nầy nhé, tùy con định liệu. Con chọn Thiên đàng hay Địa ngục, tùy con. Con thích nơi nào, ta sẽ đưa con đến nơi đó, con bằng lòng chứ?

-Dạ, dạ bẫm Diêm vương, Diêm vương tốt quá. Trên thế gian, con chưa gặp một đấng quân vương nào độ lượng, cao cả, tuyệt vời như Diêm vương

-Được rồi, con khỏi nói nhiều. Nhưng để con có thể chọn hợp ý con, ta phải cho con xem cả hai nơi đã chứ, con đồng ý không?

-Dạ, dạ... Bẫm Diêm vương, Diêm Vương quả là đấng vua tuyệt diệu, tôn trọng cả tự do và sở thích mỗi người. Con xin khâm phục...

- Vừa thôi, ta không muốn nghe con nói nhiều mà! Con muốn xem cảnh nào trước? Địa ngục nhé! Người dương gian thường sợ diïa ngục lắùm.

Nói xong, Diêm Vương lấy chìa khoá mở cửa địa ngục, dẫn chàng vào. Nơi đây đủ cả. Cũng làm việc, cũng bán buôn, cũng báo chí, truyền thanh, truyền hình, cũng chiếu bóng, ca vũ, thể thao, cũng tiệm nhảy, tiệm hút, cũng ma túy, mãi dâm, cờ bạc, ăn chơi, nhậu nhẹt, cũng phụ nữ thời trang đủ mốt, trẻ con với trò chơi đủ loại; cũng những công trình đồ sộ, cũng đủ mọi món nghệ thuật; cũng chợ trời, buôn lậu, du hí nhộn nhịp, tươi vui.Chàng phấn khởi, mừng thầm, nghĩ rằng địa ngục thế nầy thua gì dương thế và định bụng sẽ chọn địa ngục vì chàng sẽ tiếp tục hành nghề thoải mái nơi đây.

-Con xem kỹ chưa?

-Bẫm Diêm vương, con xem kỹ lắùm rồi ạ!

-Tốt, bây giờ lên cảnh Thiên Đàng nhé!

Diêm Vương khoá cửa địa ngục, cũng lấy chìa khoá đó mở cửa Thiên dààng, dắt chàng vào. Cảnh Thiên đàng thơ mộng làm sao! Mây trôi, nước chảy, hoa nở bốn mùa; tiên ông đánh cờ, tiên đồng hầu rượu, rong chơi, tiên nữ múa nghê thường,... màu sắc lung linh, âm thanh óng ảChàng nghĩ bụng cảnh nên thơ, thanh thoát nhưng khó hành nghề, ở lâu buồn lắm, cảnh địa ngục thích hơn.

-Sao, con xem kỹ chưa?

-Bẫm Diêm vương, con xem kỹ rồi.

-Tốt. Con đã xem kỹ hai nơi, bây giờ con chọn nơi nào, ta sẽ đưa con đến nơi đó.

-Bẫm Diêm vương, cả hai nơi, nơi nào cũng đẹp, cũng vui nhưng theo ý con, con thích cảnh địa ngục hơn.

-Ô kê! Ta đưa con vào địa ngục vậy. Nhưng ta hỏi lại: Con chọn kỹ chưa? Con không ân hận đấy chứ? Tại sao con chọn cảnh địa ngục?

-Bẫm Diêm vương, con chọn kỹ rồi. Con không có gì phải ân hận cả. Cảnh địa ngục hợp với nghề của con, hợp với loại người như con.

-Tốt lắm, vậy con theo ta đến nơi con thích.

Diêm vương mở cửa địa ngục. Vứa bước qua ngưỡng cửa, chàng run lên bần bật. Cảnh ghê gớm quá. Tiếng kêu thét, rên la, tiếng ré, tiếng rú rợn người. Quỉ sứ đầu trâu mặt ngựa quát mắng, đánh đập, cắt lưỡi, lột da, khoét mắt, cắt đầu, tùng xẻo, chặt cụt chân tay người nầy người nọ. Từng thây treo lơ lửng, từng đám người trần truồng, co quắp, khóc lóc, quì lạy, van xin; từng lũ người đánh đấm cấu xé, chửi mắng, tố cáo nhauTừng vạc dầu sôi sùng sục, từng lưỡi dao sáng loé, từng thân người rẫy rụa, lưỡi thè, mắt trợn, miệng thét, tay coTừng vũng máu đông, từng khúc xương trắng hếu, từng mảnh thịt bầy nhầy

Chàng run lẩy bẩy:

-Bẫm, bẫmDiêm Vương, cảnh địa ngục lúc nãy kia chứ !

Diêm vương vuốt tóc chàng, chẫm rãi:

-Ồ ! Cảnh địa ngục lúc nãy ấy à ? Con không biết sao, cảnh ‘quảng cáo’ mà con !

Chấp cái Chấp

Đức Phật họp đệ tử truyền trao y bát. Chúa Gie-Su đứng ngoài quan sát. Đệ tử Phật không hiểu ra cái "niêm hoa vi tiếu " của Phật. Chỉ riêng Ca Diếp nhìn Phật mà cười. Phật liền trao y bát cho ông.

Sau buổi lễ, Đứùc Phật hỏi ý kiến Chúa:

-Ngài thấy ta trao y bát cho Ca-Diếp, lầm chăng ?

-Không đâu.

-Ngài thấy ta làm đúng ?

-Vâng.

-Xin Ngài vui lòng cho biết.

-Ta hiểu ý Ngài. Ngài nhìn hoa mà cười. Ca-Diếp nhìn Ngài mà cười.

-Đúng vậy. Ta chấp sự việc, sự vật, Ca-Diếp chấp cái lý của sự việc, sự vật. Nó biết chấp cái Chấp.

Cứu rỗi – Giải thoát

Một hôm Đức Phật gặp Chúa Giê-Su . Nhìn Chúa trên cây Thập tự giá, Phật bảo:

-Ngài quả là Chúa.

-Ngài quả là Phật.

-Phật, Chúa giống, khác ?

-Có giống, có khác.

-Ngài vui lòng chỉ giáo .

-Phật thì đau, Chúa thì khổ.

-Đúng vậy. Xin Ngài cho biết tôn ý, đau, khổ dị, đồng ?

-Phật đau từ trong ra, Chúa khổ từ ngoài vào. Đau từ trong ra thành khổ ; khổ từ ngoài vào thành đau. Chúa cứu rỗi cái đau của Phật, Phật giải thoát cái khổ của Chúa.

-Tuyệt diệu. Đau từ trong ra là Biệt nghiệp ; Khổ từ ngoài vào là Cọng nghiệp. Cọng nghiệp đi vào Biệt nghiệp, chuyển Biệt nghiệp vào Cọng nghiệp, con đường Tiến hóa là như thế.

-Chính thế. Và, cuối đường, Giải thoát, Cứu rỗi đồng nhiên như nhiên thị hiện.

Pháp thân và ý niệm

Đang mệt mỏi vì bao nhiêu buồn bực, lo âu , bỗng một cơn gió mạnh đến bế thốc người viết mang đi rồi thả xuống một vùng xa lạ. Người viết bỡ ngỡ nhưng thấy phong cảnh nên thơ, khí hậu ấm áp nên thở ra nhẹ nhàng, khoan khoái và trở nên thanh thản. Đảo mắt quan sát, người viết bắt gặp một vị như đạo sĩ đang ngồi trầm ngâm trên tảng đá, tay ve vuốt âu yếm một con gà trụi lũi lông lá. Thấy lạ, người viết đếùn bên. Đạo sĩ như không biết, vẫn mơ màng.

-Thưa Ngài

-Tốt, con ngời xuống đây, ta đang mong có người nói chuyện. Con biết con gà nầy ?

-Thưa không.

-Ồ, nó là con gà của Diogène.

-Dạ, thưa, con biết rồi. Ngài là Platon ?

-Đúng, sao con biết ?

-Thưa, con có đọc Tự điển Larousse.

-Thế à, người đời chịu khó nhớ dai nhỉ. Con biết tại sao ta vuốt ve con gà nầy ?

-Thưa, chắc Ngài nghĩ cách trả lời cho Diogène.

-Không đâu, con nghĩ sai rồi. “ Đấy, con người của ông Platon " (Voilà, l’homme de Platon), Diogène nói đúng lắm.

-Thưa Ngài, con không hiểu đúng ở chỗ nào.

-Ta đương hồi phục Thế giới ý niệm đây. Nơi ấy, con biết không, ta là con gà nầy, con gà nầy cũng là ta, không có lông lá gì che phủ cả.

-Thưa Ngài, thế nơi cái thế giới ý niệm ấy, người và vật đều giống nhau sao và đều trần truồng cả ?

-Không phải vậyDiogène trong lúc tức bực ta, đã đốn ngộ nhận ra cái thế giới ý niệm ta nói mà giúp ta khai mở được cái thế giới ý niệm đó nơi ta.

-Con chưa hiểu.

-Có gì khó hiểu đâu. Con gà là pháp thân, ta cũng là pháp thân. Nơi thế giới ý niệm, mọi pháp thân đều là một, nghĩa là mọi thứ đều trở thành ý niệm.

-Thế nơi thế giới đó, con cũng là ý niệm nữa sao ?

-Đúng thế.

-Thế con không là con nữa sao ?

-Con vẫn là con, ta vẫn là ta, con gà nầy vẫn là con gà nầy.

-Thế thì có khác gì với bây giờ ?

-Khác chứ. Con vẫn là con nhưng là con ý niệm, ta và con cùng là ý niệm.

-Thế cái thế giới ý niệm đó ở đâu ?

-Ở trong con, ở trong ta, ở ngay bây giờ, ở giữa con và ta.

-Thế lúc nào đạt được ?

-Lúc con trụi lũi như con gà nầy.

-Nghĩa là con trút bỏ áo quần ?

-Không phải

-Thế thì

-Nghĩa là con trút bỏ được mọi cái hư huyển của Pháp là lập tức Pháp trở về với ý niệm. Pháp tồn tại trong tư cách là ý niệm mặc dù vẫn là pháp. Nếu ta không lầm, đạo Phật bên Đông phương con đã dạy như vậy.//

(còn tiếp)

Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX

Trang web được thiết kế bởi MQ Services

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002