Đại Chúng số 106 ngày 16/9/2002

ĐỪNG HỎI TẠI SAO

Người thứ Chín biên soạn

Pro-Israeli? (Thân Do Thái). Pro-Palestinian? (Thân Palestine). Networks blame both sides.

Người thứ Chín lươc dịch từ Bản thông báo Nghiên Cứu từ Trung Tâm Thông Tin và Công Chúng vừa phát hành trong tuần lễ vừa qua. Nay người thứ Chín dành cho bạn đọc báo Đại Chúng câu chuyện này.

Trung Tâm CMPA (Center for Media and Public Affairs) là hệ thống Network về Truyền Tin và Thông Tin Độc lập tại Hoa Kỳ sau một thời gian nghiên cứu chuyện đẫm máu tại Trung Đông và sự tiếp tay của Chánh quyền Bush II trong thời gian qua. Họ nhận thấy như sau:

Trung Tâm CMPA nghiên cứu hơn 525 đài Bình Luận Chánh Trị từ các hãng Truyền Thông nổi tiếng từ: ABC, CBS, và NBC từ lúc người Palestine mang bom tự vận trong người lúc Passover (Lễ Vượt Qua) tháng 3 cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2002. Họ cho biết chánh quyền Bush II nhúng tay vào vụ này một cách không công bằng (tạm dịch như vậy đi) (nguyên câu như sau "Found coverage of the Bush adminstration’s handling of the crisis unfavorable as well".

Theo Dr. Robert Lichter, Giám đốc Trung Tâm CMPA, nói rằng “This is pure media negativeTV news is casting stones on this story all the way from the West Bank to the White House” (nghĩa là điểm âm mà Media cho biết tin tức đùi Truyền Hình là liệng hòn đá im lặng vào câu chuyện từ West Bank (Trung Đông) cho đến Tòa Bạch Ốc.)

Người ta đưa ra điểm chính:

1.- Bad News for Both Sides: Hơn 78% tin gởi đi từ phòng phát âm ra ngoài tất cả đánh giá Israel là một sự cực đoan (điểm âm) từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 30 tháng 6. Hai tay đầu não là Ariel Sharon bị – 78%, còn Yasser Arafat bị – 92%. Đánh giá này từ các hãng Truyền hình và truyền thanh tại Hoa Kỳ.

2.- Bad News for Bush: Gần đến 79% bình luận chánh phủ Bush phản ứng chuyện Palestine và Israel là điểm âm, thất bại hoàn toàn. Chuyện này kéo theo Bộ trưởng Ngoại Giao Colin Powell bị điểm âm thất bại đến 55%, mà trong những ngày đầu tiên khi nhậm chức với Bush thì Collin Powell được lòng dân Hoa Kỳ đến 65%.

3.- Chỉ Ngón tay (Pointing Fingers): Hệ thống Truyền thanh và Truyền Hình mà Trung Tâm CMPA nghiên cứu cho thấy phần lỗi về Palestine đến 53%, còn Israel đến 33%. Nhưng tất cả mọi ngón tay đều chỉ hướng về Chành phủ Israel đối xử với dân chúng Palestine thì tất cả cho là 96% có tính cách tàn ác.

Cha đẻ của Hotmail ''tái xuất giang hồ'' bằng dịch vụ voicemail

Sabeer Bhatia, cha đẻ của Hotmail, đang đặt hy vọng vào thị trường nhắn tin bằng lời nói (voicemail) non trẻ của Ấn Độ để giành lại vị thế mà anh đã đánh mất trên thị trường công nghệ toàn cầu. Bhatia, 33 tuổi, người đã bán dịch vụ e-mail Hotmail của mình cho Microsoft để lấy 400 triệu USD, vừa tiết lộ 2 sản phẩm Televoice và Telepower với khả năng hoạt động trên cả mạng điện thoại cố định và di động sẽ là yếu tố đưa anh trở lại vị trí là một trong những doanh nhân hàng đầu.

Arzoo, vụ đầu tư thứ 2 của Bhatia, đã không thoát khỏi vụ sụp đổ dotcom và chấm dứt hoạt động sau 9 tháng kể từ khi khai trương. Arzoo là một nền Internet nhằm đưa các chuyên gia phần mềm và những người lập trình tự do đến với nhau để thực thi các dự án phần mềm, không chống chọi lại được trước tình hình công nghệ toàn cầu suy giảm và các công ty IT giảm bớt chi tiêu. Giờ đây, Bhatia đang trông cậy vào công ty mới Navinmail Communications có trụ sở ở California của anh, bắt đầu hoạt động hồi năm 1999.

''Đó là một công cụ hiệu quả để tăng hiệu suất công việc của các cá nhân. Có một hệ thống voicemail trên mạng di động sẽ tạo sức mạnh như là một hệ thống e-mail trên mạng Internet'', Bhatia nói khi giới thiệu các sản phẩm của mình tại trung tâm công nghệ thông tin của nước này là Bangalore. Anh khẳng định ưu điểm của loại hình này là nó kết nối mọi người ngay cả khi họ bận rộn hoặc khi đã tắt điện thoại di động. ''Cả hai sản phẩm này đều được tạo ra cho thị trường Ấn Độ. Vào thập kỷ 70, nhắn tin bằng lời nói rất phổ biến ở Mỹ và nó chính là bước tiến dẫn đến cuộc cách mạng về dịch vụ nhắn tin ngắn''. Tại châu Âu, số lượng tin nhắn bằng giọng nói gửi đi mỗi ngày còn nhiều hơn cả số lượng e-mail, và theo Bhatia, tại Ấn Độ, nơi người dân sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, voicemail sẽ giúp mọi người liên lạc tốt hơn là nhắn tin ngắn.

Các sản phẩm Televoice và Telepower của Bhatia cho phép người gọi để lại tin nhắn trên điện thoại di động cũng như điện thoại cố định. Đối với điện thoại di động trả tiền trước, danh tính của người gọi sẽ được thông báo nhờ một tin nhắn từ mạng của hãng điện thoại và có một mã hiệu đi kèm để nghe tín nhắn đó. ''Trong số 7,7 triệu người sử dụng điện thoại di động ở Ấn Độ hiện nay, chưa đầy 5% có hộp thoại. Vì thế thị trường rất lớn'', Bhatia khẳng định.

Theo đánh giá của giới chức trong ngành, tính đơn giản của dịch vụ này sẽ giúp các hãng điện thoại di động thu hút được khách hàng. ''Dịch vụ này miễn phí nên sẽ vô cùng hấp dẫn đối với những khách hàng lâu nay không thích phải trả tiền để gửi và nhận tin nhắn'', Sean Dexter, Giám đốc điều hành hãng điện thoại di động Spice Telecom nói. ''Chúng tôi cảm thấy nó sẽ hiệu quả nhờ tính đơn giản của hệ thống. Đã đến lúc quay sang một hướng mới của dịch vụ di động là voicemail''

Chúng tôi có lần đề cập đến tay danh nhân người Ấn Độ này trong một bài nói về Hotmail. Anh chàng kỹ sư Vi tính tạo được một chương trình mà nhóm Microsoft phải thương lượng mua lại bản quyền đến $400 triệu USD, không phải là chuyện nhỏ. Nay anh tái xuất giang hồ mà làm một chuyện lớn nữa. Bạn đọc có thể xem lại bài chúng tôi viết trên báo Đại Chúng vừa qua.

Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX

Trang web được thiết kế bởi MQ Services

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002