Đại Chúng số 105 ngày 1/9/2002

VỀ THỦ ĐÔ
BÀI I

Kỹ sư Sagant Phan

Mặc dầu qua đây khá lâu, nhưng thật tình tôi chưa có dịp đi xa, nhất là về Thủ đô Hoa thịnh Đốn. Hàng năm cứ vào tháng Tư 15 thì toàn vùng Thủ đô này rộn rịp bởi du khách bốn phương trời, họ đến đây để chiêm ngưỡng Hoa Anh Đào nở rộ quanh đền tưởng niệm Thomas Jefferson. Đó là tháng Tư, tiết trời mát mẽ. Còn đàng này tôi đến Hoa thịnh Đốn vào tiết trời tháng 8, nóng chưa từng có. Hình như Tổng thống George W. Bush đem cái nóng nung người của Texas vào Thủ đô này chăng?

Sau vụ 9-11 thì toàn phi trường Mỹ đều có sự xét nghiêm nhặt chưa từng có. Tôi định đem vài món quà trái cây mà Vùng Thành Đô có thể bất ngờ. Sỡ dĩ gọi Vùng Thành Đô nghe vui hơn tên Mỹ dài sòng sọc, còn gọi Vùng Vịnh thì bạn biết là cái gì rồi. Đó là trái Canteloup mà chúng ta thấy quen thuộc khắp chợ Mỹ và Việt. Trái cây đất nhà của Hoa Kỳ mà giới thiệu làm chi? Nhưng ngại an ninh phi trường kiểm soát chặt chẽ nên thôi. Trái Canteloup này được chợ Á Đông tại Santa Ana đem từ Trung Hoa Lục Địa đến Hoa Kỳ bán. Họ gọi trái này là "Dưa gan Tân Cương ". Giá đắt gấp đôi trái dưa Canteloup Hoa Kỳ, nhiều người kể luôn thân nhân của tôi ngần ngại không muốn rớ tới. Riêng tôi thì biết gốc gác trái này. Cũng vì trái này mà Việt Nam hay đúng hơn Miền Nam Việt Nam đi gần đến chung cuộc. Tổng thống Nixon khi được Hoa Lục mời sang thăm viếng, thì Ngài không biết món quà gì mà tặng Hoalục, chỉ có món trái cây Canteloup mà Hoalục không có, nên Nixon đem giống hạt cho Hoalục. Dân Hoalục đem ra vùng Tân Cương mà trồng giống dưa này. Vùng Tân Cương đa số đất cát khô, nhưng họ giỏi tài trồng trọt. Chính nhóm này đem tài năng trồng trọt vào Triều Tiên váo thế kỷ 7 cho đến 15. Cho nên Triều Tiên là vùng đất lạnh mà Miền nam chúng ta gọi là Đại Hàn còn miền Bắc gọi Triều Tiên. Mặc dầu Hà Nội chủ trương không xài danh từ có tính chất phong kiến, nhưng họ quên một điều danh từ riêng Triều Tiên là triều Minh ưu ái tặng cho Korea là xứ đến Triều cống sớm nhất, còn phương Nam là nước Việt đến triều cống muộn nhất. Danh từ Korea nếu đọc theo âm thì Cao Ly đúng hơn. Nay cả hai miền đều xài danh từ Korea trật lất hết.

Trở lại trái cây Canteloup mà "Nị-khắc-Tùng" đem từ xứ Mỹ quốc sang Tân Cương rồi đến hơn 30 năm sau thì trái Dưa Gan Tân Cương trở lại Mỹ quốc. Trái dưa rất ngon và ngọt hơn dưa bản xứ Mỹ này gấp nhiều lần. Chúng tôi thường mua dưa Canteloup Made in USA, nay thì loại dưa này mua về hơi ngòn ngọt chứ chưa thiệt ngọt, lựa đủ cách vẫn ngạt lạt, nào vổ bình bịch nào lựa sớ gân của vỏ dưa tất cả đều lạt nhiều hơn ngọt. Chúng tôi không quảng cáo cho chợ Á Đông nào hết, nhưng nghĩ rất nực cười... khi món hàng nổi danh của Hoa Kỳ đem qua giới thiệu sản phẩm thì ngày kia chính sản phẩm đó lại vượt trội hơn mình. Bạn còn nhớ hơn 50 năm trước, ngày mà màn hình Tivi hiệu RCA màn hình đem trình diễn tại Trung tâm Thủ đô Nhật Tokyo thì hàng ngàn người đứng nối đuôi để đến lượt mình xem một phương tiện truyền hình màu sắc mà dân Nhật chưa từng thấy. Lúc đó toàn dân Nhật chấn động nền kỹ thuật quá hay của Hoa Kỳ, màu sắc y như chụp phim màu vậy. Rồi 50 năm sau thì các bạn thấy rõ là truyền hình Nhật đã xô nhào tất cả hiệu truyền hình của Mỹ vào... nhà thờ mà cho dân Việt tị nạn hết vào năm 1975. Nay bạn đến tất cả trung tâm thương hiệu về điện tử thì thấy hiệu Sony bá chủ hàng chục năm nay từ năm 1975 phải không? Rồi đến trái cây như trái dưa gan Tân Cương này. Nó ngọt và dòn hơn dưa Canteloup Made in USA. Còn danh từ riêng "Nị-khắc-Tùng" chính là tên của Tổng thống Nixon vậy. Bạn còn biết đến tên Mã khắc Tư không? đâu thử lật lại bộ lịch sử của chúng ta nói về lịch sử quốc tế vậy.

Dù cho đi quốc nội, nhưng sự khám xét vẫn kỹ lưỡng vô cùng. Mua vé khứ hồi trước đó 3 tuần, nhưng người agent hỏi tôi đi đến phi trường nào tại Thủ đô Washington DC thì tôi ú ớ liền. Washington DC có đến 3 phi trường, nhưng phi trường Dulles là loại thuộc International, cách Thủ Đô cũng vài chục miles, còn phi trường DC quốc nội thì rất gần. Giờ bay đã định nhưng phải đến trước ít nhất 2 tiếng để làm thủ tục. Còn ngày xưa là có vé thì đến trình vé và lên lầu ngồi đợi ngay. Ngày xưa nơi tiễn đưa và rước về rất nhộn nhịp và cảm động, còn ngày nay quá đông và có nhiều âu lo trong lòng. Nhưng tựu trung thì hành khách đi quốc nội và quốc ngoại giảm sút khá rõ rệt.

Đến phi trường quốc tế LAX mà ta có thể gọi là Tom Bradley International Airport cũng được. Đây là tên một thị trưởng Los Angeles đầu tiên được chọn làm tên phi trường quốc tế lớn có hạng trên thế giới. Hành lý được chui lòn vào hầm nhỏ có tia quang tuyến X nhìn vào, còn người thì qua cổng rồi tháo nào đồng hồ và bỏ trên khay nào bạc cắc hay chất sắt nào có thể làm chương reo báo động. Rất là phiền phức, nhưng rồi mọi chuyện cũng xong. Phi cơ lên lịch trình đúng hẹn. Tôi chọn loại American Airline đi từ Los Angles đến phi trường Dulles thuộc Washington DC. Từ Cali cách Virginia có 3 múi giờ nhưng phi cơ phải đi đến gần 5 giờ 25 phút bay. Nhiều ghế bỏ trống, độ khoảng 25% không có hành khách. Thấy nhiều tay Tây balô khi đợi phi cơ bình phi là họ vội vàng đi ra ngoài sau, họ kéo 3 ghế ngồi mà nằm ngũ thẳng cẳng, còn minh thì ngũ lom khom hai chân co lại.

Cứ cách 2 tiếng là chiêu đãi viên dọn thức ăn hay thức uống. Ngày nay các cô chiêu đãi viên hàng không Hoa Kỳ không còn dung nhan chimsa cá lặn nữa rồi, nghĩa là tầm thường mà thôi.Trên phi cơ họ chiếu phim trên màn ảnh rộng treo lững ngang tầm nhìn, và giá khoảng $5 USD. Nếu trả tiền thì người ta trao cho mình máy nghe gắn vào lỗ nơi tay vịn ghế ngồi, còn nếu không tra 4 tiền thì chĩ nghe miệng nhóp nhép của tài tử chứ không nghe tiếng. Dĩ nhiên phi cơ họ chọn lọc phim loại vô thưởng vô phạt. Nhưng cách đây vài tuần trước, trung tuần tháng 7 năm 2002 thì có chuyến phi cơ quốc tế của hàng hàng không Do Thái Al El gì đó, người ta cho chiếu phim mang tên "Changing Line" thì nhóm tôn giáo quá khích của đạo Do Thái là Ultra-Orthodox phản đối phim này và họ lắc phi cơ nghiêng ngửa phản đối. Làm pilot kinh hồn hoảng vía, họ Ultra Orthodox có đạo nên họ không sợ chết vì Đức Jehova của họ đang đứng bình an chờ đợi, còn đám hành khách và pilot chưa sẵn sàng gặp Jehova mà nên ớn óc là phải. Nhờ có loan tin trên đài Truyền hình nên tôi định bụng khi nào trở về lại Los Angeles sẽ đón xem phim này xem thử ra sao. Hình như ngàn năm trước nhóm này đã buộc tội chết Đức Chúa GiêSu thì phải. Mặc dầu Ngài chỉ chỉ trích bọn giàu và bọn giả hình mà thôi. Chúa Giê Su nói "Bọn nhà giàu muốn lên Thiên Đàng sẽ khó như con lạc đà chui qua lỗ kim vậy". Câu nói này làm bọn Do Thái Giáo quá khích tức gần khùng luôn, vì bọn này rất giàu sang vô kể. Nhưng nay tôi thì nghèo không hiểu có được lên thiên đàng hay không đây? Chúa ôi! đang đi phi cơ mà nghĩ gì ghê vậy?

Phi cơ sau cùng cũng nghiêng mình về phi trường Dulles. Xe bus ra tận nơi đón và cùng hành lý luôn. Phi trường quốc tế Dulles có hai tòa building song song. Tòa building thứ nhất để đón rước hành khách, có xe bus đưa dón đến tòa building thứ nhì để lấy hành ly và xuất trại luôn.

Chủ nhiệm tuần báo Đại Chúng đã chờ tôi tại sân lúc nào. Khí hậu Washington DC nóng và ẩm. Nhiều cây rừng mà ta gọi là cây thông. Xa lộ thì giăng như mắc cưỡi. Ngồi trên cao phi cơ nhìn xuống thì thấy rừng xanh. Nghĩa là thủ đô này hay thành phố bên bờ biển Atlantic có nhiều rừng, trong rừng có nhà hay là nhà thì có nhiều cây cao bao quanh. Còn Los Angeles thì trong nhà có rừng, nghĩa là nhà này nối nhà kia san sát, và rãi rác vài cây con con, nhiều nhất là cây cột đèn, rồi đến đèn xanh đèn đỏ. Bên Cali người ta gọi dân Spanish là dân Mễ còn bên nây miệt Thủ đô Hoa Kỳ thì gọi dân Spanish là dân Xì, đây là đọc trại giọng từ chữ Spanish. Vì nơi đây ít gạp dân Mễ mà gạp nhiều dân nói tiếng Spanish như dân Cuba hay dân miệt Bahamas vậy. Anh chủ nhiệm chở về nhà anh, vì chúng tôi là chỗ thân tình từ trước. Thật sự cũng nhờ anh Thinh Quang mà ra. Gọi anh Thinh Quang chớ thật tuổi anh đáng tuổi cha chú của tôi, nhưng vì mến nhau vì tài và tấm lòng nên như kết bạn vong niên vậy.Nhà chủ nhiệm khá rộng, lầu cao và sân cỏ. Nằm trong khu vực yên tĩnh. Vì méo mó sự an ninh xấu bên Cali nên thấy nhà anh toàn cửa kính là cửa kính chỉ cần gót giầy là có thể đánh bể cửa kính rồi mở chốt vào nhà bằng ngã sau mà lối xóm không hay biết gì. Sáng thật sớm, thì tiếng chim kêu sau vườn lãnh lót, tôi uống xong ly cà phê sáng rồi bước nhẹ ra ngoài sân thì gặp ngay một con thỏ tai dài mà ta gọi là con "hare". Nó ngó tôi và tôi ngó nó. Cả hai đang ngờ ngợ với nhau. Nó thấy tôi da đen đúa từ bên miệt có nhiều dân Mễ sang đây, thấy lạ. Còn tôi, cũng thấy con thỏ loại này nhưng cách đây 27 năm rồi. Lúc đó tôi còn trong trại tị nạn Pensylvania vào năm 1975. Nhưng cũng con thỏ này, lỗ tai dài mà bọn tị nạn độc thân của tụi tôi tại trại tị nạn xúm nhau rượt nó chạy trối chết. Không hiểu bắt được con thỏ ấy thì bọn tị nạn này phải làm cái gì kế tiếp đây? Giết nó ư? Con dao mà trại phát cho các buỗi ăn là loại plastic và nĩa cũng bằng plastic luôn. Cắt cổ mổ bụng nó bàng con dao plastic được hay không đây? Nội cắt trái cam bằng dao plastic cũng là một cực hình rồi. Nhưng một thằng rượt thỏ rừng thì chục thằng trong một barrack cũng rượt theo. Tụi nó nói ăn thị gà luộc hết luộc thì rô ti riết muốn khùng luôn, nay đổi món thử xem. Nhưng nếu bắt được con thỏ thì làm cái gì kế tiếp thì không ai trả lời được. Nhưng rượt trước đi đã rồi tính sau cũng không muộn. Dĩ nhiên chân cẳng vừa chạy giạc Cộng Sản tại thành đô Saigon chưa lại sức, nên kết cuộc 12 thằng tị nạn mệt bở hơi tai. Tiếng gió thổi nghe từ đồng vọng nơi hai lỗ tai nghe phì phò. Buổi chiều đó 12 thằng nghĩ ăn cơm chiều luôn, vì mệt quá và vì chán gặp món gà luộc nữa rồi tại quán ăn thí của trại tị nạn Indiantown Gap ở Pensylvania. Vả lại hụt món thịt thỏ nấu rượu chát nữa mà. Nhưng ai biết nấu thỏ nấu ruợu chát không?

Nay gặïp lại con thỏ sau 27 năm xa cách. Nó ngó tôi, tôi ngó nó. Nếu không nể chủ nhà thì mững cũ làm nữa. Tôi sẽ trả thù 27 năm trời đang đẳng. Nhưng nếu bắt được nó thì làm sau nữa bước kế tiếp đây? Không trả lời được!

Chủ nhà thức dậy, thì tôi rời con thỏ và con thỏ cũng rời tôi nhảy đi vào bụi rậm nới góc rào rồi biến mất. Gặp chủ nhà tôi chào rồi nói "Tôi gặp con thỏ". Anh cười: "Ở đây nhiều lắm, nó chạy nhảy suốt ngày, không chỗ này thì chỗ vườn kia".

Đến 8 giờ rưỡi thì nắng mang theo hơi nóng nực phả vào. Chùng 10 giờ trưa thì nóng hoàn toàn. Năm nay Thủ đô Hoa thịnh Đốn bị nóng hơn hết từ trước đến nay. Có lẽ vậy mà vị nguyên thủ Tổng thống Hoa Kỳ của chúng ta lòng không được mát mẽ bởi nhóm “xà rông đạo Hồi chăng?”. Bề gì tụi này làm cả nước Mỹ nỗi giận rồi có chuyện khắp thế giới luôn.

Anh chủ nhiệm chỡ tôi đến khu thương xá Eden, nơi hàng quán nhiều nhất của người Việt tại Thủ đô này. Hai cây đại kỳ thật lớn bay phần phật giữa sân parkinglot. Cờ Hoa Kỳ và cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Nóc khu thương xá sơn màu đỏ. Như vậy là điềm không tốt rồi. Vì đỏ là lửa trên nóc chụp xuống nên lòng người dân Việt ở đây không an nhiên tự tại được rồi. Nơi nầy giá đất thuê rất đắt, nghe nói là khoảng $94 USD cho một năm cho một miếng gạch vuông squarefoot, trả tiền trước 3 tháng và chủ nhà không làm khó dễ gì hết. Ngày xưa tôi tưởng khu này là do tiền của các tướng Tá Miền nam qua đây mua lại, nhưng sau này biết là không phải vậy. Họ dấu tiền nơi khác và giả hình nghèo, có người giả nghèo rồi bệnh nặng chết luôn. Gia tài để lại rất lớn trên dương gian mà không giúp ích gì cho loài người.

Chủ khu thương xá Eden này là người Do Thái. Như vậy 27 năm giàu là phải biết. Còn tại Caifornia, nới Westminster nhiều người Việt tịn nạn nhất, thì khu thương xá lớn nhất mang tên là khu Phước Lộc Thọ người chủ là người Việt gốc Hoa. Sở dĩ gọi là Phước Lộc Thọ vì ngoài sân có hình tượng 3 ông già mang nhãn hiệu: Phước, Lộc, Thọ Không hiểu chủ đất là anh Triệu Ph.. nhờ ai tạc tượng mà ba Ông Phước Lộc Thọ này mập mà lùn xỉn. Người thật và tượng cao bằng nhau. Như vậy làm sao mà giàu lớn cao ráo được? Bằng chứng tại đây, Westminster / California ngày trước có một chủ chợ người Việt, mà ai ai cũng gọi là "doanh gia Trần D..”. Lúc đó hình như có Phó Tổng thống Gore có đến thăm doanh gia này, ngay cả thống đốc California cũng vậy. Lá số của anh, chúng tôi có nói giống rất nhiều với lá số của tay tỉ phú Miền nam ngày xưa là Nguyễn tấn Đới. Dĩ nhiên định luật thịnh suy là ngàn đời bất di bất dịch. Hết cơn bĩ cực thì đến hồi thới lai, và từ cực thịnh sẽ chuyển sang một con dốc đi xuống. Anh doanh gia này ngày xưa tiền hô hậu ủng. Biết bao nhiêu đoàn thể xã hội Cộng Đồng Việt Nam khi tổ chức tiệc tùng, hội này hội kia là không bao nhờ quên đến viếng anh tại chợ của anh. Báo chí anh đăng quảng cáo rất nhiều, đây là hình thức một công đôi chuyện. Cho vui vẻ cả nhà. Nay thì con đường lui quân trước mắt rồi. Anh từ 3 chợ, một kho hàng thật lớn. Nay chỉ còn lại một phần nhỏ mà thôi, Anh là người Việt gốc Hoa nhưng anh quên câu người xưa nói "đầu voi đuôi chuột”. Vâng, tiệm số một khởi nghiệp của anh trước cổng cửa thì rất lớn rộng, nhưng sau hậu thì rất nhỏ bị chặt mất một phần sau lưng. Chưa một anh thầy địa lý nào nói với anh chuyện này, họ khen anh quá nhiều để rồi anh quên mất câu chuyện "đầu voi đuôi chuột”. Nay anh sang hết 2 tiệm kia và ngay cả kho hàng thật lớn, và bù lại địch thủ của anh mở lớn gấp 2, 3 lần hơn và bán giá rất hạ hơn anh. Anh bước vào gia đoạn Tuần Triệt của lá số Tử Vi rồi. Dân miệt thủ đô tị nạn nói anh đi xuống vì anh thua stock rất nhiều. Có thể đúng. Vì người cầm cán cân hay cầm búa đánh người ta trong môn chơi gọi là Stock hay Chúng Khoán đa số là dân Do Thái. Họ nhìn một tờ giấy viết bùa lằng ngoằn bằng những con số chấm phết của một công ty, họ có thể tiên đoán công ty này lên xuống ra sao. và rốt cuộc tiền vào túi nhóm này hết. Rất rất nhiều dân Việt tị nạn chết vì stock của nhóm Trời Con hay Con của Thượng đế này.

Người Trung Hoa họ tự gọi là "Con của Trời", còn người Do Thái thì tự gọi là "The God Choosen people" thì cũng nghĩa thế thôi. Và hai giống dân này rất giàu không phải do sức chảy mồ hôi cày cấy mà nhờ đầu óc mà Thượng đế dành cho họ.

Nếu thật sự anh thua stock thì cũng đồng nghĩa "Con Trời” đụng với “ân được Thượng đế chọn” là phải vậy thôi. Còn chúng tôi thì chỉ có Cộng Sản chỉ cho hai con đường. Một là đi học hay là chạy ra biển Thái Bình là xong. Học gọi là Đi Cải tạo đấy mà. Còn ra biển thì xuất ngoại cầu học đấy mà.

Trở lại khu thương xá Eden tại Washington DC. Hình như danh từ Eden này không phải chủ phố người DoThái chọn cho mà có mang tên một cửa tiệm là Eden, có lẽ dân Việt kiều tại đây gọi là Eden luôn cho nó gọn. Hai cây Đại Kỳ phần phật giữa sân parkinglot và ngói nóc đỏ khu thương xá Eden là một chuyện nếu nói theo địa lý là một điều không ổn. Cờ xí chỗ nằm tốt nhất là Dinh hay Lăng miếu mà thôi. Nay để vào khu buôn bán thương mại thì làm sao dân tại đây cất đầu lên nổi. Như trở lại khu thủ đô người Việt tị nạn tại Santan Ana hay Westminster California, chủ nhân khu phố Phước Lộc Thọ là Tr Pha thừa thắng anh mua luôn nguyên lô đất trống đối diện khu thương xá Phước Lộc Thọ rất lớn. Và anh xây nhiều kiost cùng hàng quán xung quanh, nhưng anh chủ này cho dựng thêm 72 hiền triết môn đệ Khổng Tử người ta khen rất nhiều, người ta chụp hình rất nhiều. Nhưng rồi 3 năm sau thì hàng quán lần lần dẹp hết. Vì nơi mần ăn không cách chi mà Thất Thập Nhị Hiền đứng bình an cho được. Nên anh thua lỗ rất lớn là phải. Anh có thời nhưng anh kém hiểu biết chuyện đời xưa.

Tiệm ăn tại đây có thể nói là rất ngon. Nhưng vì mùa Hè và nền kinh tế hiện nay do Bush chủ trương nên kinh tế có mòi đi xuống rõ rệt. Chỗ nào cũng vậy.

Không hiểu tại sao truyền hình và báo chí Hoa Kỳ vẫn nói rằng nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn một ngày đi lên? Hình như nhóm báo chí truyền thông Hoa Kỳ hiện nay là do tập đoàn người Do Thái chỉ huy nên họ mà con mắt dân chúng Hoa Kỳ. Bạn không tin bạn thử hỏi những người buôn bán thử xem.

Kỳ sau tiếp đợt II.

(Sở dĩ chúng tôi nói vòng vo tam quốc, vì tầm hoạt động của tuần báo Đại Chúng không phải quanh quẫn nơi Thủ Đô Hoa Thình Đốn, mà là nó có tầm vói tay sang các biển đại Dương lớn, như bên Pháp, Đức còn bên kia nữa là Úc và Nhật. Bên Nhật có anh Đỗ thông Minh mà Việt kiều tại Nhật đều biết, cũng là người trong gia đình và chính anh có đến nhà anh chủ nhiệm tuần báo Đại Chúng mà nghỉ hè nhiều hôm. Đó cũng nhờ hệ thống Internet với tận về quê hương Việt Nam. Dĩ nhiên các tay lớn tại Hà Nội không ưa gì tuần báo Đại Chúng này.)

Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX

Trang web được thiết kế bởi MQ Services

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002