Đại Chúng số 105 ngày 1/9/2002

KHOA HỌC VÀ Y KHOA

Do Hữu học sinh họ Vương phụ trách

A.-Thiết bị lọc nước mới: cứu tinh của hàng triệu người.

Thiết bị lọc nước, do một giáo sư Bangladesh, Fakhrul Islam sáng chế, chứa hỗn hợp gạch và sulphate sắt được nghiền nhỏ, nung nóng, sẽ trưng bày tại hội nghị thế giới về nhiễm độc thạch tín (arsenic) ở Mỹ. Nó được thiết kế đặc biệt để hấp thụ thạch tín. Những nhà ủng hộ thiết bị này cho rằng đây sẽ là vũ khí sắc bén trong cuộc chiến chống lại nhiễm độc thạch tín.

Chỉ riêng ở Bangladesh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 80 triệu người có thể bị ảnh hưởng của lượng thạch tín có trong hệ thống cung cấp nước ngầm trên toàn quốc và tổ chức này coi đây như vụ ngộ độc lớn nhất trong lịch sử loài người. "Một trong những chức năng độc nhất vô nhị của thiết bị lọc này là ngoài thạch tín, nó còn lọc cả sắt", David Nunley thuộc tổ chức phi chính phủ Doanh nghiệp Phát triển Quốc tế, nói. Chỉ với giá 3 USD, thiết bị này có thể cung cấp đủ nước uống hàng ngày cho một gia đình 4 nhân khẩu. Được biết, Liên hợp quốc sẽ giúp tổ chức chiến dịch phân phát thiết bị lọc nước tới mọi làng xóm ở Bangladesh.

B.-Loài người đang tự đánh mất dần các... giác quan của mình

Các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford (Anh) đã phát hiện ra rằng khứu giác và vị giác của con người hiện tại đang ngày càng mai một, thoái hóa dần chính do bởi thói quen sinh hoạt thiếu vận động trong cuộc sống của họ. Điều này làm mất khả năng ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt thức ăn. Ngoài khứu giác và vị giác, các giác quan còn lại như thính giác, thị giác và xúc giác cũng bị suy giảm chức năng nghiêm trọng.

heo thống kê, cư dân ở các thành phố lớn thường dành hơn 90% quỹ thời gian trong ngày để làm việc, sinh hoạt trong nhà trước màn hình vô tuyến và máy vi tính. Thói quen và điều kiện làm việc không tốt đã khiến một số ít giác quan của con người phải làm việc quá tải, trong khi số khác lại hiếm khi được dùng đến. Cả hai thái cực này đều dẫn đến việc suy giảm chức năng của những tế bào cảm thụ của giác quan.

C.-Tuổi thọ và hoạt động tình dục

Sự sinh hoạt tình dục bất bình thường của một số loại động vật như bọ cánh cứng mealworm đã lôi kéo sự quan tâm to lớn của các nhà khoa học Mỹ tại Viện Nghiên cứu côn trùng Sheffield và cuối cùng họ đã tìm ra một nguyên lý chỉ đạo chung cho hoạt động sinh lý của động vật: Tần số sinh hoạt tình dục trong suốt cả cuộc đời tỉ lệ nghịch với tuổi thọ. Các phân tích hoá học về chất dịch tiết ra sau khi sinh hoạt tình dục của loại bọ cánh cứng cho thấy trong đó có chứa những hormne làm suy yếu các chức năng hoạt động của hệ thống miễn dịch. Các hornone này sau khi tiết ra đã có những phản ứng với enzyme kháng thể của hệ miễn dịch và vì vậy đã tước bỏ đi của cơ thể một số khả năng kháng bệnh nhất định. Điều này dẫn tới chu kỳ sống của một cá thể bị rút ngắn lại. Trong thiên nhiên tồn tại một cơ chế tự nhiên để kiểm tra, kiểm soát dân số của bầy đàn và các cơ quan sinh dục chính là chìa khoá giải quyết vấn đề trên.

Các nghiên cứu cũng cho thấy một khi hệ thống miễn dịch bị tổn hại thì khả năng bùng phát các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục lại cao hơn rất nhiều. Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học cho rằng con người cũng không nằm ngoài quy luật của thiên nhiên và vì vậy một chế độ sinh hoạt sinh lý lành mạnh, khoa học sẽ là bảo bối ngăn chặn sự xâm nhập của virus gây bệnh khiến cho sức khoẻ suy sụp và rút ngắn cuộc sống quý giá của mỗi một con người.

D.- Con người đã có đam mê ăn “chocolat” từ 2.600 năm trước

Đó là ghi nhận của các nhà nghiên cứu Mỹ sau khi khai quật các đồ gốm của dân tộc Maya tại Trung Mỹ. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Nature. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật phân tích cực nhạy (phép ghi sắc ký lỏng, phép chụp ảnh quang phổ hàng loạt) để truy tìm các dấu vết của cacao trong đồ gốm (chén, đĩa, lọ...) ở các ngôi mộ thuộc khu vực khảo cổ Maya tại Colba phía bắc Belize, Trung Mỹ.

Họ cũng đã phát hiện chất theobromin, một hợp chất chỉ có trong cacao (tên khoa học: Theobrama cacao, có nghĩa là thức ăn của các vị thần.

14 loại đồ gốm đư?c nghiên cứu có từ 600 năm trước Công nguyên đến 250 năm sau CN. Sự có mặt của cacao ở 3 trong số đồ gồm này chứng minh rằng nhân loại đã tiêu thụ nó từ hơn một nghìn năm.

Nghiên cứu này do Jeffrey Hurst thuộc công ty Hershey Foods Technical Center tại Pennsylvania dẫn đầu cùng các đồng nghiệp của ông thuộc khoa nhân loại học trường đại học Texas.

Dân tộc Maya vào thời người Tây Ban Nha đi chinh phục châu Mỹ được biết là rất thích tiêu thụ cacao dưới dạng nước giải khát và thức ăn.

Vào đầu thế kỷ thứ 16, người Tây Ban Nha Hernan Cortes đã gửi chuyến hàng chocolat đầu tiên cho vua Tây Ban Nha Charles Quint. Năm 1615, công chúa Tây Ban Nha Anne d'Autriche kết hôn với vua Louis thứ 13 đã nhanh chóng chia sẻ đam mê ăn chocolat cho triều đình nước Pháp.

E.-Học khuya cho kết quả tốt hơn

ác nhà tâm lý Đại học Harvard, Mỹ, mới đưa ra kết luận: Những người học ngoại ngữ, nhạc, họa hoặc văn chương thường đạt kết quả tốt hơn nếu họ thức khuya, dậy muộn. Điều này dường như mâu thuẫn với quan niệm xưa nay cho rằng đi ngủ sớm giúp não bộ hoạt động tốt hơn.

Trong một thử nghiệm, các nhà khoa học đã cho học sinh luyện nhạc đến 12 giờ khuya rồi để họ thức dậy vào 8 giờ sáng hôm sau. Kết quả là sau khoảng một tuần, số người đạt được những tiến bộ rõ rệt chiếm 20%. Trong khi đó, chỉ có 2% học sinh đi ngủ lúc 10 giờ và thức dậy lúc 6 giờ đạt kết quả tương tự.

F.- Phát hiện sọ người có từ lâu đời nhất

Theo tạp chí Nature, một nhóm các nhà cổ sinh vật học quốc tế đã phát hiện tại Chad (Trung Phi) sọ của một người đàn ông có từ lâu đời nhất.

Người đàn ông này được đặt tên "Toumai" có từ 6 đến 7 triệu năm trước. Phát hiện này do giáo sư người Pháp Michel Brunet thực hiện.

Nhà cổ sinh vật học Henry Gee nhấn mạnh rằng đây là phát hiện quan trọng nhất về xương hóa thạch của người, cạnh tranh với phát hiện của "người khỉ" đầu tiên cách đây 77 năm, cho ra đời ngành cổ sinh vật học hiện đại.

Tạp chí Nature nhắc lại các dấu vết đầu tiên của loài người, khác xa với loài tinh tinh và loài khỉ khác có từ 5 triệu năm.

Cách đây 10 triệu năm, loài khỉ đã xuất hiện nhiều trên trái đất, nhưng trong khoảng cách chưa có chứng cứ giải thích mối liên hệ của sự tiến hóa của loài người.

Chris Stinger thuộc Viện Bảo tàng lịch sử thiên nhiên tại London cho rằng còn quá sớm để kết luận rằng Toumai có thể liên quan đến sự tiến hóa của con người. Tổ tiên của loài tinh tinh và khỉ đột cách đây 6 triệu năm chưa từng được công nhận hoặc phát hiện.

Các chuyên gia nhấn mạnh về sự quan trọng của nơi phát hiện Toumai khiến họ xem xét lại giả thuyết cho rằng cái nôi của nhân loại nằm xung quan thung lũng Rift, tại Keynya và Tanzania nơi người vượn phương nam Lucy có từ 3,2 triệu năm trước được phát hiện năm 1974.

Toumai là sự pha trộn của những yếu tố nguyên thủy và hiện đại. Hộp sọ thì giống của một con khỉ, nhưng gương mặt nhỏ hơn và răng, đặc biệt là răng nanh nhỏ hơn tương tự như của người.

Tạp chí Nature kết luận rằng, Toumai có thể là tổ tiên trực tiếp của người Homo, loại bỏ giả thuyết về giống "người khỉ" châu Phi có từ 2 triệu năm trước và được phát hiện trong 70 năm qua.

G.-Nhận dạng động vật đầu tiên đặt chân trên đất liền

Một loài kỳ nhông sống cách đây 340 triệu năm có thể là động vật đầu tiên đặt chân lên hành tinh của chúng ta. Xương hóa thạch của nó được phát hiện năm 1971 có thể có liên quan đến loài cá và tổ tiên của tất cả loài động vật có xương sống hiện nay.

Con kỳ nhông này mang tên Pederpes finneyae, là một động vật có răng sống cách đây 344 đến 348 triệu năm tại Scotland. Nó có chiều dài khoảng 90 cm, sống giữa vùng nước và đất và di chuyển bằng bốn chân.

Bộ xương hóa thạch hầu như còn nguyên vẹn của loài động vật này trước kia bị nhầm là một loài cá, đã được bảo quản trong một viện bảo tàng của Scotland sau khi được phát hiện cách đây 31 năm. Các nghiên cứu mới trong những năm 90 đã chứng minh nó có chân.

Phát hiện này cho phép lắp khoảng trống trong lịch sử của những thành viên đầu tiên của loài có xương sống và bốn chân, trong đó có loài ếch nhái, bò sát, chim và động vật có vú. Khoảng trống này được đặt tên là kẻ hở Romer (tên của nhà cổ sinh vật học Romer) đã gây trở ngại cho các nhà khoa học muốn tái tạo lại sự tiến hóa của các động vật xương sống có bốn chân.

H.-Caffeine có thể dùng làm thuốc diệt ốc sên

Các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ ở Hawaii vừa tình cờ phát hiện ra một vũ khí bí mật chống loài ốc sên phá hoại mùa màng. Họ nhận thấy loài sâu bọ này bị ngộ độc caffeine.

Một tách cà phê mạnh là đủ để những sinh vật này quằn quại đau đớn và dẫn đến cái chết sau đó. Các nhà khoa học nghĩ rằng caffeine có tác dụng như một độc tố tác động lên thần kinh của loài sâu bọ. Đây có lẽ là một phát hiện hữu ích cho các nhà làm vườn vì rất khó ngăn chặn loài ốc sên phá hoại hoa màu.

Hiện những hóa chất sử dụng để tiêu diệt chúng không được phép sử dụng trên hoa màu dùng làm thực phẩm. Caffeine được xem là chất thay thế an toàn hơn và ít gây hại cho môi trường.

Các nhà khoa học đang thí nghiệm phun caffeine lên loài nhái gây hại hoa màu thì phát hiện những con ốc sên cũng bị tiêu diệt. Nghiên cứu sau đó cho thấy phun cafeine nồng độ 1-2% cũng đủ để giết chết chúng.

Một tách cà phê hòa tan chứa khoảng 0,05% caffeine, trong khi cà phê pha có thể chứa nhiều hơn.

I.-Trái đất đang bước vào giai đoạn khí hậu cực đoan

Theo xác định của Trung tâm quốc gia Dự báo khí hậu và môi trường Mỹ, trong 47 năm từ 1951 đến 1998 đã có 330 tháng xảy ra các hình thái khí hậu cực đoan, chiếm tỷ lệ 56% về thời gian, trung bình 6,7 tháng/năm. Trong đó tỷ lệ có El Nino và La Nina là 69%, nghĩa là tổng thời gian nước biển lạnh hơn trung bình 0,5oC (La Nina) bằng 2/3 tổng thời gian nước biển nóng hơn trung bình 0,5oC (El Nino).

Sự tăng hay giảm nhiệt độ nước biển tại vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương so với trung bình nhiều năm tương ứng là các kỳ El Nino và La Nina là nguyên nhân chính gây ra những biến động lớn về thời tiết ở nhiều khu vực trên thế giới, tạo nên thiên tai lụt lội, hạn hán ở nhiều nơi. Vì vậy El Nino và La Nina còn được xem là các hình thái khí hậu cực đoan trên toàn cầu.

K.-Phát hiện ra hợp chất đặc biệt trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học Đức công tác tại Viện Nghiên cứu Max Plant vừa phát hiện ra một đám mây khổng lồ có ký hiệu NGC 1333 chứa những phân tử hoá học hết sức đặc biệt - ND3 - và qua đó có thể hình thành nên giả thuyết về sự xuất hiện của các phân tử vô cơ cũng như hữu cơ trong vũ trụ. NGC 1333 đã hấp thụ bước sóng radio từ kính thiên văn Mauna kea ở Hawaii với tần số rất kinh ngạc - 309.909,4 megahertz. Điều đó cho thấy đám mây này chứa tập hợp cực lớn các phân tử đặc biệt của ammonia (NH3). Tuy vậy, trong ND3, 3 nguyên tử hydrogen (H2) đã bị thay thế bằng 3 nguyên tử deuterium (D) - một dạng nguyên tố nặng của H2. Trong thực tế việc tạo ra ND3 là cực khó. Ở điều kiện trái đất khả năng một nguyên tử H2 bị thay thế bằng một nguyên tử deuterium trong liên kết với nitrogen (N) là một trên một triệu tỉ phần trăm. Vì vậy, theo tính toán, các phản ứng hoá học thay thế theo dạng trên để hình thành kho ND3 trong đám mây NGC 1333 xảy ra trong vũ trụ cách chúng ta tới 1.000 năm ánh sáng.

Trên lý thuyết, phản ứng tạo ra nguyên tố nặng deuterium chỉ xuất hiện ở hai dạng - pha khí và trên bề mặt các chất rắn. Do đó, với một lượng ND3 khổng lồ tới như vậy thì phản ứng tạo nên deuterium chỉ xảy ra ở pha khí trong điều kiện dưới âm 260 độ celsium.

Cho tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 100 phân tử khổng lồ trong vũ trụ và đây là lần đầu tiên họ xác định được cơ chế, điều kiện hình thành nên phân tử ND3 cũng như "toạ độ" xuất hiện của nó.

L.-Trái đất có bao nhiêu loài vi khuẩn? (Virus)

Nhà sinh thái học Tom Curtis thuộc Đại học Newcastle (Anh) cùng các đồng sự – qua một công trình nghiên cứu vừa đăng trên tập san "The Scientist" – ước tính có 2 triệu loài vi khuẩn trong đại dương của thế giới và tới 4 triệu loài trong 1 tấn đất.

Nhóm nghiên cứu phân tích như sau: Trong nước biển, những loài vi khuẩn phổ biến nhất chiếm khoảng 1/4 tổng số các vi khuẩn, còn trong 1g đất, những loài vi khuẩn phổ biến nhất chỉ chiếm 1/10 tổng số các loài vi khuẩn. Từ đó, họ suy ra trong 1ml nước biển có ít nhất 160 loài vi khuẩn và trong 1g đất có từ 6.400 tới 38.000 loài. Những con số trên giống với những kết quả tính số vi khuẩn bằng phương pháp DNA trước nay người ta đã biết đến.

M.- Có 30 tỷ Trái đất trong dải Ngân hà

Theo phát hiện của các nhà khoa học, trái đất không hề cô đơn mà có những 30 tỷ "anh em" trong dải ngân hà của chúng ta. Họ đưa ra đánh giá này sau khi khám phá hành tinh mang tên HD 2039. Đó là một "quả cầu khí" khổng lồ giống tất cả các hành tinh khác đã được phát hiện và có quỹ đạo tương tự Mặt trời. Các khoa học gia đặt ra câu hỏi có bao nhiêu hành tinh có thể tồn tại trong giải Ngân hà và trong đó bao nhiêu hành tinh giống Trái đất. Câu trả lời cho 2 câu hỏi đó là hàng tỷ.

Khoảng 10% ngôi sao được phát hiện đều là các hệ hành tinh. Vì thế, với 300 tỷ ngôi sao trong dải ngân hà của chúng ta, có khoảng 30 tỷ hệ hành tinh và hầu hết chúng đều có thể chứa một trái đất khác.

N.- Quạ cũng có trí thông minh như loài khỉ

Sự khéo léo của con quạ Bettty đã khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiện. Con quạ mái này giống Corvus moneduloides ở đảo New Caledonia thuộc Pháp biết cách uốn cong một móc câu từ một sợi dây thép để lấy thức ăn đặt dưới đáy một ống thủy tinh dài.

Khi ở nơi hoang dã, loài quạ đã biết tự tạo dụng cụ. Chúng biết cắt lá và dùng để bắt các côn trùng trong thân cây.

Để tìm hiểu tập tính của chúng, các nhà động vật học Anh thuộc Trường đại học Oxford đã thực hiện những thử nghiệm trên với con quạ mái Betty được nuôi từ nhỏ. Họ đã đặt trước mặt con quạ một hộp thức ăn có quai vào trong một ống thủy tinh dài, bên canh là một sợi dây thép mỏng. Các nhà khoa học đã lặp lại thử nghiệm này 10 lần và con quạ mái đã thành công 9 trên 10 lần trong việc uốn cong dây thép để lấy thức ăn. Trước khi thử nghiệm nó chưa từng tiếp xúc với những vật liệu như dây thép.

Qua các thử nghiệm trên, các nhà khoa học kết luận rằng loài chim cũng có trí thông minh không kém loài động vật linh trưởng trong việc tự tạo dụng cụ để tìm thức ăn.

K.-Kỹ sư gốc Việt phát triển hợp kim mới cho NASA

Theo thông cáo báo chí phát đi từ NASA (Cơ quan Hàng không và không gian Mỹ). Nhà khoa học Mỹ gốc Việt Jonathan Lee (Lê Diên) vừa phát triển một loại hợp kim nhôm mới, cho phép tối ưu hóa bộ phận xử lý nhiên liệu hydro trong xe hơi, tàu thủy, máy bay tương lai.

Với công trình này, nhóm nghiên cứu của Lee ở NASA đã nhận được 2 bằng sáng chế của Mỹ và 25 đề nghị cấp bằng sáng chế quốc tế. Vật liệu mới này cứng hơn hầu hết các hợp chất nhôm - silicon đang được dùng trong ngành công nghiệp ô tô, có giá thành sản xuất thấp hơn giá cũ ít nhất 2 USD/kg. Các nhà khoa học cho rằng hợp kim mới của Lee tỏ ra rất thích hợp cho việc thay thế các bộ phận làm bằng gang, thường được sử dụng trong động cơ hiện nay.

Năm 1979 (khi 21 tuổi) lúc còn là SV của Đại học Alabama ở Huntsville (UAH), Lee đã nhận được sự tài trợ của UAH và Trung tâm không gian & tên lửa ở Huntsville, để thử nghiệm một hệ thống thí nghiệm nuôi tinh thể polymer siêu dẫn. Sau đó kết quả nghiên cứu này đã được sử dụng để tối ưu hóa một số thiết bị trong tàu con thoi cho một sứ mệnh không gian năm 1984. Sau khi tốt nghiệp anh vào làm ở Tập đoàn BDM, đến năm 1989 Lee được chọn vào làm việc ở Trung tâm NASA và dự án đầu tiên của anh ở đây là "Phát triển hợp kim nhẹ và bền cho các thiết bị trên Trạm quốc tế và hệ thống phản lực cao cấp".

L.- Phát hiện một khu vực mới của Vạn Lý Trường thành

Ngày 13-8, một nhà nghiên cứu cho biết các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện những đoạn mới của Vạn Lý Trường thành có từ 2.000 năm tại một khu vực hoang vắng ở tây bắc Trung Quốc.

Yue Banghi thuộc Viện nghiên cứu khảo cổ học Gansu cho biết các phế tích của 30 tháp canh, hai pháo đài và hai tòa nhà khác đã được tìm thấy ở tỉnh Gansu. Các công trình này có từ đời nhà Hán đã trị vì từ năm 206 trước CN đến năm 220.

Ông Yue nhấn mạnh rằng phát hiện này sẽ giúp tìm hiểu các sự kiện chính trị, kinh tế và văn hóa trong thời đại này.

Nhiều triều đại đã dựng lên bức tường Vạn Lý Trường thành qua các thế kỷ trải dài từ bờ biển phía đông Bắc Kinh đến tỉnh Gansu. Theo ước tính, chiều dài của bức thành này là khoảng từ 3.000 đến 6.000km.

Các đoạn của Vạn Lý Trư?ng thành xung quanh Bắc Kinh có từ đời nhà Minh trị vì từ năm 1368 đến 1644. Một số đoạn đã được khôi phục lại từ năm 1949.

Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX

Trang web được thiết kế bởi MQ Services

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002