Đại Chúng số 105 ngày 1/9/2002

ÂM MƯU ĐỒNG HOÁ NGƯỜI TÂY TẠNG CỦA TRUNG CỘNG

"Không ai muốn trở lại cuộc sống cũ nhưng cũng không một ai muốn sống dưới sự điều khiển của Chính quyền Trung Cộng”

Phong Thu lược dịch theo bài viết của ký giả Lewis M.Simons của tạp chí National Geographic.

LỜI NGƯỜI DỊCH: Bắc Kinh luôn nuôi mộng bá quyền trên toàn thể Đông Dương. Tây Tạng là một đất nước láng giềng sát ranh giới với Trung Cộng không khác gì Việt Nam. Trung Quốc đã nhiều lần thất bại trước ý chí sắt đá, lòng dũng cảm và sự đấu tranh chống quân xâm lược của dân tộc Việt Nam. Trung Quốc đã phải lùi bước trước Việt Nam nhưng đã thật sự thành công khi tấn công chiếm đất nước Tây Tạng dưới chiêu bài "Giải Phóng" vào năm 1959, và dùng hình thức "Cách Mạng Văn Hoá” để âm mưu đào bới tận gốc rễ nền văn hoá và tôn giáo của đất nước Tây Tạng. Ký giả kỳ cựu Lewis M. Simons của tạp chí National Geographic đã đến đất nước Tây Tạng nhiều lần. Và sau hơn một thập niên, ông đã trở lại Tây Tạng tìm hiểu về sự thay đổi của đất nước Phật Giáo dưới bàn tay điều khiển của Trung Cộng. Người dân Tây Tạng đang sống ra sao? Họ nghĩ gì về chính quyền Trung Cộng? Họ có chấp nhận cuộc sống hiện tại hay không và họ mơ ước gì về người lãnh tụ kính yêu- Đức Dalai Lama? Bài viết khá dài, nên Phong Thu chỉ dịch lại những phần chính cần làm sáng tỏ nội dung bài viết của ký giả Lewis M.Simons và phần tựa đề là do người dịch đặt tên.

Từ năm 1959, sau khi vệ quân đỏ của Trung Cộng “giải phóng” nước Tây Tạng, Trung Cộng đã bắt đầu đặt nền móng cai trị đất nước nầy hơn nửa thế kỷ. Hiện nay, tại Nepal và Aán Độ có trên 100,000 người Tây Tạng đã trốn ra khỏi nước và đến tị nạn tại đó và có hơn 130,000 người khác cũng đang sống lưu vong khắp nơi trên thế giới. Họ vẫn còn mơ ước Đức Dalai Lama trở lại cai trị đất nước Tây Tạng trong nền độc lập, tự chủ.

Đến đất nước Tây Tạng hôm nay, chúng ta có thể thấy người dân Tây Tạng đã phải sống trong tình trạng nặng nề dưới sự điều khiển của Trung Cộng. Những người bị tù tội hầu như không còn có tương lai trên chính quê hương của họ. Chúng ta có thể nhìn thấy được sự thay đổi tận gốc rễ về nền văn hoá và con người Tây Tạng.

Ông Lewis M. Simons một ký giả nổi tiếng của tạp chí National Geographic đã trở lại viếng thăm đất nước Phật Giáo. Ông đã du lịch hơn 4,000 dặm xuyên qua những cao nguyên rộng lớn của Tây Tạng. Và ông đã tiếp xúc với nhiều người dân Tây Tạng và ông rất ngạc nhiên khi tìm thấy những dấu hiệu modern của thế giới đã làm thay đổi toàn bộ đất nước Tây Tạng sau hơn một thập niên trở lại đây (1989, sau biến cố Quảng Trường Thiên An Môn): Những nhà sư mặc áo cà sa, đeo kính mát và lái xe mô tô; những căn lều của người du mục được bảo vệ vững chắc bằng những vách ngăn chia bằng ván gổ; xiên qua tường nhà là những cây ăng-ten ti-vi giăng mắc khắp nơi. Ở tu viện Gonsar thuộc về hướng Đông của cao nguyên, khoảng 20, 000 người tập trung lại trong những dãy liều trắng để tỏ lòng thành kính đối với một pho tượng Phật mới đúc bằng vàng cao 5 lớn đứng trên một ngọn đồi tràn ngập nắng. Ngay khi có những người cỡi ngựa đến đó, nhưng phần lớn người ta lái xe truck, vans, SUVs, hoặc xe cam nhông chở đầy người.

Một vấn đề quan trọng được nhìn thấy là những nơi nào Trung Cộng mở rộng tự do kinh tế thực sự thì nơi đó người ta mới bắt đầu có những suy nghĩ độc lập trong việc làm ăn, buôn bán. Người dân Tây Tạng cũng đã theo phương thức mở rộng nền kinh tế tự do nhưng còn chậm chạp và lo sợ. Sự khởi đầu không phải đến một cách dễ dàng đối với người Tây Tạng, đất nước Tây Tạng còn ảnh hưởng Phật Giáo nặng nề, họ làm việc trên chính mảnh đất quê hương nhưng không phải là đất mà họ làm chủ, họ phải sống rày đây mai đó và chờ đợi cho đến khi chết thì cuộc sống họ mới có niềm vui trọn vẹn.

Trong suốt cuộc Cách Mạng Văn Hoá, Trung Cộng đã tìm đủ mọi cách để ngăn chặng nền văn hoá và sự phát triển của Phật Giáo bằng cách phá huỷ hầu hết các thánh thất nổi tiếng của Phật Giáo Tây Tạng thông qua những đạo luật khắc nghiệt. Kết quả từ 2,500 đền thờ, thánh thất thì chỉ còn lại 1,800 và con số của nhà sư từ 120,000 chỉ còn lại là 46,000. Hiện nay, Trung Cộng đang đánh cuộc rằng người Tây Tạng nhận được tiền bạc, họ sẽ trở nên phấn khởi hơn và không còn quan tâm đến Đức Dalai Lama và những mưu tính của Bắc Kinh đối với Tây Tạng sẽ dễ dàng hơn.

Tôn giáo là nền tảng của người dân Tây Tạng và ngôn ngữ người Tây Tạng không thể tiếp cận được với người Trung Quốc. Người Trung Quốc không biết ngôn ngữ Tây Tạng và họ cũng không cần muốn biết đến. Những thế hệ trẻ người Tây Tạng

đã bỏ tiền ra xây trường học, cấp học bỗng, tiền bạc cho các trường college để dạy cho những thế hệ trẻ người Tây Tạng, những người có nguy cơ quên ngôn ngữ của mẹ đẻ khi họ đã trở nên thành thạo và có năng lực và thành công hơn khi tiếp cận với người Trung Quốc.

Tây Tạng ngày nay đã xây những đại lộ rộng lớn gồm có bốn lines cho xe cộ qua lại dễ dàng, một số con đường được lót gạch đá mới, một số thì vẫn còn đầy ổ gà, có những con đường sâu như một cái hố mà xe cộ có thể lọt tỏm xuống đó. Dọc hai bên đường, chúng ta có thể nhìn thấy mọi nơi trên đất nước Tây Tạng đều có hàng ngàn đàn ông, đàn bà Trung Quốc, Mông Cổ (Mongols), Tây Tạng đang đào đất, nện búa, trộn nấu dầu hắc, trộn hồ, chuyền nhau những tảng đá nặng nề để xây dựng những bức tường mở rộng cho những con đường dài hàng mấy nghìn dặm. Những con đường nầy chạy về hướng Đông, xuyên qua những ngọn núi và cắt ra từng mảnh những cao nguyên bát ngát của Tây Tạng. Giống như một lưỡi dao dài đeo nơi thắt lưng của những người du mục, những con đường mới xây sẽ cắt những vết dao sâu hoắm tách rời từng mãnh đất cao nguyên. Những con đường cũng có thể cắt đứt sự phong phú và sự mõng manh của nền văn hoá Tây Tạng. Những công trình xây dựng nầy là do mục đích hay đúng hơn là chiếc chìa khoá của Bắc Kinh là muốn mở rộng phương án đất đai về Phương Đông, trong đó bao gồm cả vùng cao nguyên phì nhiêu của đất nước Tây Tạng. Cũng như ông Horace Greeley đã từng khuyên thế hệ trẻ người Mỹ ở những thế kỷ trước là hãy đi về Hướng Đông, và người Trung Quốc ngày nay cũng đã và đang thực hiện theo lời hướng dẫn nầy và họ đã thành công. Bắc Kinh đã mở rộng những cuộc di dân để thực hiện mục đích đồng hoá người Tây Tạng. Hiện nay, có hơn 122,000 người Trung Quốc đã đến Tây Tạng để làm ăn sinh sống. Một số khác đến đây vài năm, làm ăn có tiền thì trở về lại Trung Quốc.

Tình trạng mâu thuẩn giữa người Trung Quốc và người Tây Tạng rất gay gắt. Người Trung Quốc cho rằng, người Tây Tạng là loại người thiếu hiểu biết, lười biếng, tư tưởng cổ hữu và bẩn thỉu. Người Tây Tạng khinh ghét và có cảm giác sợ hải người Trung Quốc, họ xem người Trung Quốc là loại người quỷ quyệt và chỉ biết kiếm những đồng tiền dơ bẩn. Một cặp vợ chồng người Trung Quốc có nhà hàng ở Wild West thuộc thành phố Dari, gần với thành phố Sichuan của Trung Quốc đã nói: "Chúng tôi đã mang lại cho họ một nền văn hoá tốt đẹp. Nhưng chúng tôi không hiểu tại sao họ đã không mở rộng vòng tay để đón nhận”. Người Trung Quốc làm sao hiểu được sự đóng băng trong suy nghĩ của những con người có một nền văn hoá lâu đời như người Tây Tạng và đất nước họ thường xuyên bị chiếm đóng bởi một chính quyền xa lạ. Và vì sao đất nước họ còn có sự bình yên khi những chiếc xe quân sự màu xám ầm ầm lướt qua với những khuôn mặt đằng đằng sát khí của lính Trung Quốc hành quân lùng sụt, bắt bớ trong làng vào những năm xa xưa. Người Tây Tạng thường nhìn những người lính Trung Quốc bằng đôi mắt xa lạ và nhanh chóng quay đi nhìn nơi khác.

Một dấu hiệu rõ nhất là tại sao người dân Tây Tạng không thể nào thích người Trung Quốc đó là khoảng cách của bức tường bằng gạch lạnh lẻo được xây dựng xuyên qua cao nguyên Tây Tạng- nhà tù Laogai, "trại tù cải tạo lao động”. Trong năm 1995, ở đó có 685 trại tù cải tạo giam giữ 1 triệu 200 ngàn người bị ném ra khỏi nước Trung Quốc. Ông Harry Wu, một nhà đấu tranh hiện đang sống ở Hoa Kỳ và đi công du khắp thế giới để tranh đấu chống lại nhà cầm quyền Trung Cộng đã nói rằng nhà tù ở Trung Quốc tăng gấp đôi dọc theo chiều dài của Trung Quốc. Trong đó giam giữ hơn 10% những nhà đấu tranh chính trị. Theo lời ông Harry Wu thì những trại tù cải tạo đó giam giữ độ 4,000 người Tây Tạng và hơn hàng ngàn người khác đang bị quản thúc tại những thành phố lân cận. Ông còn cho biết thêm là người Tây Tạng cũng như những người tù khác phải sống trong điều kiện khắc nghiệt, phải làm việc hết sức cực nhọc và sản xuất những loại thức ăn rẻ mạt để bán xuất khẩu ra nước ngoài. Mặc khác, chính quyền Trung Cộng cũng đã sử dụng những bộ phận của người tù để bán ra nước ngoài lấy tiền (nguyên văn: the government’s harvesting of bodily organs for sale)

Những người Tây Tạng mà ký giả Lewis M. Simons tiếp xúc đều có kiến thức, họ tiếp cận với nền văn hoá thế giới, của cả Trung Cộng và họ có cuộc sống cao hơn hẳn cha mẹ họ dưới thời của Đức Dalai Lama.

Trung Cộng đã xây dựng trên đất nước Tây Tạng nhiều trường học vào thập niên 1950 và tôn giáo đã tách ra khỏi trường học. Họ đã xây dựng bệnh viện và ở những nơi họ phá rừng, phát hoang nay họ trồng lại cây xanh. Họ đã học được một bài học cay đắng là mùa hè năm 1998 do sự tàn phá cây rừng ở Tây Tạng đã gây trận lũ lụt lớn, cuốn đi 4,000 người. Họ cũng xây dựng sân bay, và xây dựng một ga xe lửa đầu tiên. Trung Cộng cũng xây dựng hệ thống điện thoại công cộng, một đường dây quốc tế có thể gọi thẳng đến Hoa Kỳ.

Người Tây Tạng vẫn chưa thay đổi thái độ, họ vẫn cho rằng người Trung Quốc đang phát triển ngành công nghiệp của họ bằng cách lợi dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên của Tây Tạng. "Mục đích cuả họ là khai thác tất cả nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước chúng tôi như: Gỗ quý, thú rừng, vàng, quặng uranium...và để cho Trung Quốc trở nên giàu mạnh", một người đàn ông sinh ra trong thập niên 20 ở thành phố Champo, nằm dọc theo dòng sông Mekong River đã nói như vậy.

Ở Rough-Hewn Towns như Champo, những người Trung Quốc xâm chiếm thuộc địa điều quan tâm đến những thành phố nầy. Dọc theo những con đường, cho dù bùn ngập ngụa đến tận mắt cá chân người bộ hành hoặc những đám bụi đỏ cuốn lên trong gió làm nghẹt thở, không khí nồng nặc mùi hôi, mắt có thể bị cay lên do những đám khói từ những lò nướng thịt bò, những người Trung Quốc mới đến đã liên kết nhau mở ra những cửa hàng, tiệm ăn, nhà chứa gái điếm để phục vụ cho những người lở đường hoặc những người lao động tạm thời. Một số cao ốc mới xây d?ng có bản hiệu bằng hai ngôn ngữ: phía trên một hàng chữ nhỏ tiếng Tây Tạng và phía dưới hàng chữ lớn tiếng Tàu.

Hầu như, không có sự biết ơn nào của người dân Tây Tạng trong những thành phố nầy. Những người Tây Tạng vô gia cư, bẩn thỉu thì bị quáng mắt cũng như những người khách du lịch lần đầu tiên đến Quảng Trường Thiên An Môn. Nhiều người chăn bò lang thang trên những con đường đầy bụi, có những nhóm người ngớ ngẩn đang đứng trước những cửa hiệu của những người đàn bà Trung Quốc mặc váy ngắn đang cắt tóc cho khách hoặc họ tụm năm tụm ba lại trò chuỵên và uống coca. Một ngọn đèn

né-on màu hồng hoặc tím treo trên cửa sổ của nhà chứa có thể thu hút được tất cả ánh sáng của con đường rộng lớn. “Tôi muốn vào trong đó, nhưng tôi không có tiền”, một người đàn ông sinh ra trong những thập niên 20 có vóc dáng gầy gò, mái tóc dài chấm vai, đang sống trong một thành phố nhỏ ở Hướng Nam cách vài dặm về phía Đông dòng sông Mêkong đã nói. Một số người Tây Tạng muốn đến đó, nhưng cũng không thể bắt họ phải dừng lại nh?ng khao khát mang lại niềm vui thú trong thành phố. Và như vậy, Bắc Kinh có vẻ hy vọng rằng người Trung Quốc đã chiếm được trái tim và khối óc người Tây Tạng.

Trong một buổi chiều tối êm ả trong một góc Hướng Đông Bắc của TAR (Tibetan Autonomous Region), ông Lewis M. Simons đã đến ăn tối với Huadon và vợ Huadon, người đã cam chịu mọi sự đau khổ và mất mát đã thố lộ: "Lý tưởng tự do và cuộc Cách Mạng Văn Hoá có vẻ đã không mang lại niềm hy vọng nào".

Cả hai vợ chồng đã 54 tuổi, gia đình họ là nạn nhân của hơn 1 triệu người Tây Tạng bị thảm sát vào năm 1950; họ không bao giờ được đến trường, Huadon đã thất bại trong giấc mơ trở thành một chú tiểu. Sau đó, ngành nông nghiệp trong tỉnh anh sinh sống dưới thời Maoist (Mao Trạch Đông) cai trị vào những thập niên 50, 60 đã bị giải thể. Vợ chồng bắt đầu trồng lúa mì, một loại thực phẩm diet của người Tây Tạng. Họ dành dụm tiền bạc và có cơ hội bước vào ngành thương mại. Bây giờ, Huadon làm chủ một cửa hàng bán ximăng và một cửa hàng lớn mà vợ anh đang trông nom và có một chiếc xe truck màu xanh dùng để chở hàng. Mặc dù, sự uất hận đã dịu xuống theo thời gian, Huadon đã không do dự khi thố lộ rằng những gì họ đang có không thể so sánh được với đời sống của cha mẹ họ. Huadon và gia đình có vẻ không cảm thấy thảnh thơi, an tâm với cuộc sống sung túc của họ. Ngay khi tập quán ở nông thôn Tây Tạng vào mỗi mùa hè đã bị lãng quên, Huadon và trên 20 gia đình khác đã dành cả thời gian 3 tuần lễ để nghĩ ngơi, cắm trại trên những cánh đồng cỏ tràn ngập những cánh hoa màu vàng và những cây hoa oải hương (một loại cây dùng làm dầu thơm) màu xanh nhạt hoang dại mọc lên mỗi khi những giọt nước từ băng tuyết trên những ngọn núi cao tan ra và rơi xuống. Một lò ga nhỏ, một tấm bản đồ chỉ phương hướng, một máy bơm điện và âm thanh của tiếng nhạc Tây Tạng và nhạc Tàu vang lên dìu dặt trong những chiếc lều vải màu trắng rộng lớn được thêu đủ màu sắc và hình ảnh.

Ở phía trước cửa lềucủa Huadon, vợ Huadon đang nấu nướng trên một lò ga. Bà Huadon đặt trên bàn một miếng bò khô, một miếng sường thịt trừu rất lớn và họ đã ăn bằng một con dao săn bắn được chuyền tay nhau từ người nầy sang người khác. Họ cũng dọn ra nhưng tô cơm trộn với cà-ri, muối mè, bánh, đèn cầy, dưa hấu, những chai nước uống Trung Quốc sản xuất như beer, soda, nước trái cây, và nước uống. Huadon nói: "Đây là thời gian chúng tôi quên đi mọi việc và chỉ có ăn uống, nghĩ ngơi, vui chơi".

Ông Lewis M. Simons cũng hỏi về ba người con của Huadon. Hai vợ chồng đã cho đứa con đầu lòng vào college và bây giờ anh ấy đã là một thầy giáo. Đứa con gái thì đã xuất gia theo Phật, và đứa con thứ ba mới vừa 16 tuổi đang mong ước trở thành một nhà sư nhưng Huadon chưa chấp thuận. Chính quyền Trung Cộng không cho phép được vào tu viện học trước khi 18 tuổi, nhưng những người sùng đạo như Huaton thì làm bộ như không hề biết về những đạo luật nầy. Huadon nói: "Tôi tin rằng con trai tôi và thế hệ của nó sẽ bảo vệ đạo Phật và nền văn hoá Tây Tạng".

Những người như Huasen đã dùng phương tiện kinh tế sẳn có của mình để bảo vệ, giữ gìn nếp sống của người Tây Tạng. Lewis M. Simons cũng đã dành hết những thời gian du lịch thoải mái của mình để lái xe hàng mấy tiếng đồng hồ từ nơi cắm trại của Huadon đến những khách sạn du lịch ở thành phố Jyekundo. Ở đây ông đã gặp người chủ khách sạn là Gamma Sera, ông là một trong những người thành công trong ngành ngân hàng và là chủ nhân của một hệ thống khách sạn đang hoạt động tốt tại đây. Ông cho biết nhà nước Trung Cộng đã cho ông ký giao kèo hợp đồng trong vòng 20 năm. Kết quả là kiến trúc của khách sạn được xây dựng với những hình con rồng mạ vàng khắc trong những chiếc cột nhà sơn đỏ chói, vòm khách sạn được bao quanh bằng kiếng, sàn lót đá hoa cương, cửa ra vào bằng điện. Những căn phòng khách sạn sạch sẽ, phòng ngủ, phòng ăn, phòng tắm sạch sẽ, những chiếc khăn tắm thơm tho, xà phòng, giấy đi cầu, ti - vi đều sản xuất từ Trung Quốc và ngay cả những hình ảnh quảng cáo công cộng của Bắc Kinh. Sau những ngày hít thở không khí đầy bụi đỏ và không được tắm rửa, những quảng cáo nổi bật nhất là "có nước nóng 24 trên 24".

Gama seraa cũng còn nặng lòng với Phật Giáo, ông đã nói: "Tôi đang giúp đỡ một lama, người đã dạy tôi đi theo con đường của người”. Hoạt động tôn giáo đã ăn sâu vào đời sống người Tây Tạng, nhưng người Trung Quốc có phương pháp để làm hao mòn niềm tin tôn giáo của người Tây Tạng. Cho dù đời sống cá nhân đã được tôn trọng nhưng treo hình Đức Dalai Lama, những hình dạng trang trí của chùa chiền và ngay cả những lăng mộ cá nhân có thể vào tù 6 năm. Những người tu hành có cảm giác chính quyền Trung Cộng đang điều khiển hầu hết đời sống của nhân dân Tây Tạng. Trong những ngày của Dalai Lama, sức mạnh của tôn giáo được cũng cố vững vàng. Gần ¼ tất cả những người đàn ông Tây Tạng đều làm lễ thí phát, qui y và mặc những chiếc áo nhà sư có màu đỏ sậm của nhà chùa. Những tu viện lớn có hàng ngàn tín đồ và họ làm chủ những trang trại và những vùng đất rộng lớn. Dù Phật Giáo do người Tây Tạng nắm giữ, nhưng Trung Cộng vẫn bắt bỏ tù hàng ngàn nhà sư trong suốt quá trình họ chiếm đóng trên đất nước nầy.

Lhasa được xem là linh hồn, trung tâm Phật Giáo của người Tây Tạng và trái tim của thành phố là Potala chìm trong màu đỏ với 13 tầng chánh điện nơi dành cho tất cả những Dalai Lama ngự từ thế kỷ thứ 17. Chánh điện Potala bây giờ đã trở thành là viện bảo tàng, và có hơn 1,000 căn phòng được mở cửa để du khách đến viếng thăm. Người Trung Quốc nắm giữ và hướng dẫn du lịch cũng như sơn phết, sửa chửa lại tất cả những hình tượng trong chánh điện dù cho họ biết ngôn ngữ Tây Tạng rất ít. Cũng như người Tây Tạng, người ngoại quốc cũng gặp trở ngại, và cũng bị bắt giữ nếu biết quá nhiều về sự thực của chính quyền Trung Cộng. Một người cầu nguyện cứ đi tới đi lui một cách rụt rè và thì thầmn bên tai Lewis M. Simons: "Tôi yêu mến Đức Dalai Lama. Tôi nghĩ về Ngài mỗi ngày".

Những chủng viện ở Lhasa mà ngày xưa Đức Dalai lama xây dựng vững vàng hôm nay bóng tối đã bao phủ. Lewis M. Simons đến thăm 6 chủng viện đều nghe những lời thì thầm, rụt rè đầy lo âu như nhau: "Do sự giảm dần số lượng của những nhà tu hành, Trung Cộng đang âm mưu tàn phá tôn giáo của chúng tôi".

Lewis M. Simons cũng đến Derge, một thành phố được xây dựng từ thế kỷ thứ 18, nằm dọc theo hướng Đông của Zi Qu phụ thuộc tỉnh Yangtze, Lewis W. Simons đã gặp hai người đàn ông. Do muốn được an toàn, ông đã không đến nhà của họ, nhưng Lewis M. Simons đã đi du lịch với họ trên một chiếc xe truck gần một tháng, và họ đã vào Derge Parkhang. Đây là một nhà in sơn màu đỏ chói rất đẹp gồm có ba tầng lầu, mái được mạ vàng nhìn vào trông giống như một tu viện hơn là một nhà in. Nó được xây dựng từ năm 1774 dùng để in sách của các tôn giáo và sách nghiên cứu về y khoa. Suốt những năm của thập niên 60, những đoàn quân "giải phóng" của Trung Cộng đã xâm chiếm dinh thự nầy và nó đã bị hư hại nặng nề. Vào những năm 1990, Bắc Kinh bắt đầu mở những cuộc kinh doanh bằng cách trùng tu lại dinh thự nầy và mở cửa cho du khách đến thăm viếng.

Được sự chỉ đạo và hướng dẫn của người Trung Cộng, sau khi trao cho họ 20 cent (người Tây Tạng không phải trả tiền), ông Lewis M. Simons và hai người Tây Tạng mới được vào trong. Họ đi dọc theo những bức tường nước sơn còn mới có treo những hình ảnh tôn giáo rất kỳ quái. Suốt dọc theo các bức tường cho đến sàn nhà là những cái máng chất đầy những chiếc dĩa cổ bằng gỗ khắc hình của những người lính Trung Quốc.

Sau cuộc viếng thăm, cũng như nói chuyện cùng hai người đàn ông, tôi đã biết rõ những vấn đề khổ tâm mà những nhà sư Tây Tạng phải đối mặt. “Mười lăm lần trong một năm, chính quyền Trung Cộng đến viếng thăm các tu viện và giới thiệu "những lớp học ái quốc”, một người đàn ông trẻ tuổi đã nói. “Mỗi lớp học có hai hoặc ba tiếng đồng hồ. Mục đích chính của họ là nói rằng Đức Dalai Lama là quỷ và Ngài muốn chia cắt đất nước. Những nhà tu hành phải làm bộ lắng nghe, nhưng hầu hết những mọi người đều tập trung vào những suy tư riêng và bỏ ngoài tai bằng thái độ im lặng”. Sau đó, những nhà sư Tây Tạng phải cố gắng quên đi bằng cách lắng nghe Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ phát thanh bằng tiếng Tây Tạng trên làn sóng ngắn.

Vào một buổi chiều trên đường đi ở hướng Đông Tây Tạng, Lewis M. Simons đã nói chuyện với một nhàsư mà ông đã kêu lại để hỏi đường đi. Nhà sư đã nói tu viện của ông có khoảng 500 nhà sư và 300 học trò và con số đó đã cao hơn sự cho phép của chính quyền. Cũng như những nhà sư khác nói với Lewis M. Simons, nhà sư đã đo lường sức mạnh của Phật Giáo bằng chính sự phát triển những tu viện. "Chỉ có khi nào chúng tôi đông đảo”, nhà sư đã nói, “Có thể chúng tôi đã dạy mọi người rằng nghèo thì tốt hơn, cũng như anh có tín ngưỡng lâu dài và anh biết rằng sự bình an trong tâm linh sẽ đến, như vậy tốt hơn là sống trong những căn nhà gạch, mặc quần áo Tàu, có nhiều thức ăn nhưng anh không có bình an".

Không phải tất cả mọi người Tây Tạng đều có cùng suy nghĩ như nhau. Có người cho rằng sở dĩ đất nước Tây Tạng nghèo nàn, lạc hậu là do có quá nhiều người đàn ông sống trong tu viện và không lo phát triển đất nước. Ông Arzong, một thầy giáo dạy tiếng Tây Tạng trong trường học ở hướng Đông Tây Tạng đã nói: “Tôi luôn động viên cha mẹ gởi con đi học mà không nên vào các tu viện. Mặc khác, xã hội của chúng ta sẽ trì trệ, lạc hậu và chúng ta cũng sẽ không bao giờ có thể hoàn thành được việc phát triển kinh tế cho đất nước”.

Trong căn phòng làm việc rộng lớn, ngăn ra không đều, Arzong đã cho biết là ông đã liên kết cộng đồng người Tây Tạng bằng hệ thống Internet. Ông Arzong nói: “Sự thật ở đó có rất nhiều những quyển sách của người Tây Tạng, có một thư viện phục vụ và có hai máy in bằng điện”. Mỗi mùa hè, ông Arzong đã viết cách phát âm, văn phạm của người Tây Tạng để cho thầy cô sử dụng. Ông quan tâm đến việc là những người trẻ tuổi Tây Tạng học ngôn ngữ của họ là để phát triển ngôn ngữ Tây Tạng đến với thế giới bên ngoài.

Trong những con đường họ đang đi giữa cái cũ và cái mới, truyền thống lâu đời và sự thay đổi, con đường đó không thật sự dễ dàng tiến tới. Hầu hết những người Tây Tạng, ngay cả những người như Hundon, Norbu, Gama Sera cũng đang bối rối khi thay đổi, Lewis M. Simons đã thấy nhiều người đã chống lại sự thay đổi. Một số có kiến thức mong muốn được sống dưới sự điều khiển của Đức Dalai Lama. Một số khác đang muốn sống với một nền kinh tế phát triển của Trung Cộng. Không ai muốn trở lại lối sống cũ, nhưng cũng không một ai muốn Trung Cộng điều khiển đất nước Tây Tạng. Họ đã không nhớ những quá khứ đã qua cũng như nếp sống cũ. Họ chỉ có mơ ước đơn giản là chính quyền Trung Cộng trả lại đất nước cho họ.

Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX

Trang web được thiết kế bởi MQ Services

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002