Đại Chúng số 103 - Ngày 1 tháng 8 năm 2002

Duramax

TIỂU SỬ LÊ MỘNG NGUYÊN

Lê Mộng Nguyên: Nhạc sĩ, Giáo Sư Hàn Lâm Viện Học Sĩ Khoa Học Hải Ngoại Pháp, Tiến Sĩ Quốc Gia Khoa Học Chính Trị (Đại Học Paris).

Sinh tại Phú Xuân (Huế), tỉnh Thừa Thiên, nước Việt Nam (cha tên là Lê Viết Mưu, mẹ là Hồ Thị Ngô, cả hai đều tạ thế), trong một gia đình nho giáo, Phật giáo đi đôi với phụng thờ tổ tiên, có 7 con (5 trai, 2 gái). Trưởng nam Lê Mộng Tùng mất năm 1981, trưởng nữ Lê Thị Tố Huệ năm 1966, còn chồng là Ông Lê Văn Hy hiện trú ngụ tại Montréal, Québec (Canada). Con út của gia đình là Lê Mộng Quán mất tại Lille năm 1968. Lê Mộng Nguyên hiện giờ chỉ còn hai người anh ở Sài Gòn: Lê Mộng Đào và Lê Mộng Hoàng (đạo diễn phim) và một người chị: bà Lê Thị Tố Vân ở Huế (chồng là Lê Đình Sum vừa tạ thế năm 2000).

Lê Mộng Nguyên qua Pháp du học từ ngày 05/10/1950, sau khi đỗ bằng Tú tài Sinh ngữ Triết lý niên học 1949-1950. Sau khi trúng tuyển Cử nhân Luật khoa Đại học Paris năm 1954 và làm tham vụ ngoại giao tại Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp (từ 1955 đến 1958), đỗ bằng Luật sư năm 1959 (hành nghề Luật sư tại Tòa Thượng thẩm Paris từ 1960 tới 1967), LMN đỗ bằng Cao Học Công Pháp năm 1959, Cao Học Khoa học Chính trị năm 1960, Cao Học Tư Pháp năm 1962. Trình Luận án Tiến sĩ Quốc gia Khoa học Chính trị (Thèse de Doctorat d'Etat ès Sciences Politiques) ngày 08/02/1962, Ưu Hạng, với tất cả lời khen ngợi của Ban giám khảo Đại học Luật khoa Paris (và được Giải thưởng Luận án - Prix de Thèse của Đại học Paris ngày 25/06/1963). Từ niên học 1962-1963 cho tới niên học 1996-1997, với tư cách Giáo sư Tiến sĩ Quốc Gia, LMN đã giảng dạy luật Hiến pháp (và trở thành chuyên môn lỗi lạc) đi song với Khoa học Chính trị (cùng Tài chánh, Hành chánh) liên tục tại Đại học Paris-Assas, Besanậon, Paris-Saint Denis và Paris-Sorbonne Nouvelle.

Lê Mộng Nguyên làm thơ nhạc và viết văn từ thuở nhỏ. Trúng tuyển Giải Thưởng Hoàng Đế Bảo Đại (Prix S.M. Bảo Đại) trong một cuộc Thi Văn Chương Học Sinh Trường Trung Học, được đăng báo lúc mới còn 15 tuổi (Phan Đình Phùng (biên khảo), Việt Nam Tân Báo 1945) và có thẻ nhà báo ngay năm 18 tuổi. Đã cộng tác ở quốc nội với Phật Giáo Văn Tập (của Hòa thượng Minh Châu), Tập Văn Học Sinh (kỷ niệm niên khóa 1948-1949 trường Trung học Khải Định), Quốc Gia (nhạc phẩm Xuân Tươi viết năm 15 tuổi, được đăng dưới biệt hiệu Lan Đào), Việt Nam Tân Báo (dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim) và hải ngoại, từ ngày đi du học Pháp: Việt Nam (của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Paris), Kinh Tài Pháp (của Nguyễn Văn Bông), Đường Mới (của GS Bùi Xuân Bào), Cách Mạng (thơ đăng thường xuyên với biệt hiệu "Yên Hà"), Quê Mẹ (của Võ Văn Ái), Tiếng Sông Hương-Dallas (của sử gia Nguyễn Cúc), Tiếng Sông Hương-Virginia, Việt Điểu-Giai Phẩm Mùa Thu 97 và 98 ( của Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại), Cụm Hoa Tình Yêu IV-1998, CHTY V-1999, CHTY VI-2000, CHTY VII-2002 (HTTTVN Hải Ngoại, Sacramento), Flowers of Love (Vietnamese International Poetry Society, 2000, Sacramento),Chúng Ta (của Bùi Xuân Quang và Lê Thị Bạch Nhựt), Le Médecin du Vietnam (của BS Trần Quang Lộc), Tiếng Gọi Dân Tộc (của Võ Long Triều), Tin Tức (của Nguyễn Đình Nhân), Á Châu (Đỗ Thành, Hồng Kim Thảo), Y Học Thường Thức (của BS Nguyễn Xuân Quang, Orange County), Ngày Mới (của Lê Trân - Diễm Thy, Antony, Pháp), Đối Lực & Khai Thác Thị Trường (của TS Nguyễn Bá Long, Toronto), Định Hướng (của GS Nguyễn Đăng Trúc & LM Lê Phú Hải), Biển Đông (của nữ sĩ Dư Thị Diễm Buồn, Chicago), Đại Chúng (của ký giả Hoài Thanh, Maryland, USA), Dòng Việt (của Võ Long Tê & Lê Văn, Huntington Beach), Human Rights / Droits de lõHomme (của TS Lâm Lễ Trinh, Huntington Beach, California), Nhân Quyền DROITS DE LõHOMME (của LM Trần Thanh Giản, Paris), Hồn Quê, Multimedia Magazine (của ký giả Vương Huyền, trên mạng lưới), nguyệt san Nghệ Thuật - Montréal (của Nhạc sĩ Lê Dinh) một cách thường xuyên từ tháng 12-1998 trong mục phê bình văn nghệ và truyện, hồi ký, tùy bút, vân vân. Lê Mộng Nguyên đã cộng tác với "Nhóm Khởi Hưng" trong Việt Sử Khảo Luận, Tập 16, của Luật sư Hoàng Cơ Thụy (2001).

Đã sáng tác hơn một trăm nhạc phẩm, như Trăng Mờ Bên Suối (viết ngày 13.11.49), Vó Ngựa Giang Hồ (08.11.48), Đàn Chim Xuân (07/12/1948), Kỷ Niệm Chiều (22/05/1950) Mừng Khánh Đản (1948), Thành Đạo, Một Chiều Thương Nhớ (29.11.49), Hoàng Hoa Thôn (22.01.50), Nhớ Huế (28.02.50), Bài Thơ Huế (1950), Về Chơi Thôn Vỹ (25.04.50), Xa Vời Bóng Chim (26.02.50), Mỵ Châu Trọng Thủy (06/05/1950, có lời băng tiếng Pháp, 2001), Xuân Tha Hương, Cô Gái Huế (16.09.50), Dạ Lan Hương (1949), Ngàn Dặm Quan San (07.08.49), Đôi Mắt Nhung, Mơ Đà Lạt (21.03.50), Từ Giã Đế Đô (08/05/1950), Ly Hương (1950)... Bụi Đời (06.09.57, nhạc phim), Lá Thư Cho Mẹ (1951), Xuân Tha Hương (20.03.51), Sông Seine, Bao Giờ Ta Về Nước Nam? (tự bài "Bên Giòng Sông Seine", 26.04.51) , Chiều Vàng Bên Chợ Đông Ba (1988), Kiếp Giang Hồ (1992), Xuân Về Nhớ Mãi Quê Hương (1981) Quê Tôi (1991), Việt Nam Thắm Tươi (2000) ... và trong năm 2001- 2002 : Tìm Lại Ngày Xưa, Mưa Trên Phố Huế Ngày Em Đi, Thề Non Nước (Thơ Tản Đà), Giao Mùa (Thơ Phạm Ngọc), Thu Trên Sông Seine (Thơ Vương Thu Thủy), Tình Vô Vọng (Thơ Bích Thuận), Chiều Vàng Năm Xưa... phần lớn do Hương Mộc Lan, Tinh Hoa (nhạc và Sách Hồng: "Lá Thư Cứu Mệnh", là cuốn truyện đầu tiên được xuất bản, 1949), và Ái Hoa, Á Châu, An Phú... xuất bản và tái bản nhiều lần. Thu Hồ là nhạc sĩ danh ca đã ngay từ năm 1949 đặc biệt trình bày trên đài phát thanh Pháp Á (Radio France-Asie) hầu tất cả sáng tác đầu lòng của Lê Mộng Nguyên và từ đó đến lượt Mạnh Phát, Thanh Phong, Jo Marcel, Phương Bằng, Phạm Đăng... cùng các nữ danh ca như Hoàng Oanh, Hà Thanh, Thanh Thúy, Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan, Kim Tước, Hương Thủy, Hương Lan, Kim Thu, Ánh Tuyết, Lê Dung, Huyền Châu, Thanh Trúc, Tuyết Dung... đã trình bày trên đài phát thanh, trên mạng lưới hoặc truyền hình hoặc thu vào băng nhạc hay CD (hoặc Vidéo) cho phổ biến ở nước nhà và hải ngoại. Trong thư riêng trả lời cho nhạc sĩ Trịnh Hưng (đề ngày 02/03/1998), tác giả Lê Mộng Nguyên đã giãi bày tâm sự như sau: Bài trăng mờ bên suối viết ngày 13 tháng 11 năm 1949 (tôi còn giữ bản thảo), một buổi chiều không mưa ở nhà một mình tôi ở Huế (đường Gia Long), với cây lục huyền cầm Y Pha nho, vừa nhạc vừa lời song song với nhau, rất mau lẹ (từ 20 đến 30 phút là xong), trong một cuốn vở có phân ly (papier millimétré) đầy ký chú những bài học Lý Hóa ở trường Khải Định. Ai là nhạc thần trong sự sáng tác bài nhạc này đã làm cho ngay tác giả lúc nghe lại chiều ấy cũng rụng rời con tim? Tôi vừa viết xong thì anh Lê Mộng Hoàng lúc ấy mới đi chơi về, hát thử ngay với giọng ténor léger của anh rất xúc cảm, tôi quyết định gửi cho Thu Hồ là một danh ca của Đài Phát thanh Pháp Á (Radio France Asie) hồi ấy ở Sài Gòn. Hai ba ngày sau, TMBS được Thu Hồ trình bày lần đầu tiên trên làn sóng điện Việt Nam, và anh đoán biết thành tích của TMBS từ ngày ấy đến bây giờ. Hồi ấy, chiến tranh bắt đầu giữa Quốc Gia (dưới thời Chính phủ độc lập của cựu hoàng Bảo Đại, Quốc trưởng kiêm Thủ tướng Chính phủ thành lập ngày 01/07/1949, với Nguyễn Văn Xuân, Phó Thủ tướng và Tổng trưởng Quốc phòng) và Cộng quân của Võ Nguyên Giáp (chính phủ Hồ Chí Minh). Không hiểu sao tôi có linh tính sẽ chia tay một cách vĩnh viễn với cuộc tình rất tha thiết nhưng trong sạch thuở ban đầu? Linh tính một sự đau khổ trong tương lai vì phải rời quê cha đất tổ qua năm sau cùng với óc tưởng tượng dồi dào của một người thi nhạc sĩ đã làm cho tôi biến hóa những cuộc gặp nhau bên bờ sông Hương (sau Đài Kỷ Niệm Chiến Sĩ Trận Vong) và trên đường Nam Giao (nơi trú ngụ của cô gái Huế người hoàng tộc mới tuổi dậy thì), những buổi chiều vàng mặt trời sắp xuống, thành một gặp gỡ cuối cùng bên bờ suối dưới ánh trăng mờ, mà ngay hoa lá cũng động lòng nức nở khóc nỗi chia ly (Ngày xưa còn đó trăng nước mong chờ).

Ngoài luận án Tiến Sĩ Quốc Gia với chủ đề Classes sociales et mouvements politiques au Vietnam de 1919 à 1939 (Giai Cấp Xã Hội và Phong Trào Chính Trị ở Việt Nam từ 1919 đến 1939), được Giải Thưởng Luận Án Đại Học Paris năm 1963, Lê Mộng Nguyên đã cho in và phổ thông (với tư cách Giáo sư Luật sư Tiến sĩ Quốc Gia chuyên môn luật Hiến pháp và Chính trị học), khoảng 20 tác phẩm lược luận và nghiên cứu, tỷ dụ: La Constitution de la Ve République, de Charles de Gaulle à Franậois Mitterrand [Hiến Pháp Đệ Ngũ Cộng Hòa, từ Charles de Gaulle đến Franậois Mitterrand] (xb lần thứ tư, năm 1989, Ed. STH), Les systèmes politiques démocratiques contemporains [Những Chính Thể Dân Chủ Hiện Đại] (xb lần thứ tư, năm 1994, Ed. STH), Initiation au droit [Khai Tâm Luật Pháp] (1996, Ed. L'Hermès), La Constitution de 1958 [Hiến Pháp 1958] (1996, Ed. L'Hermès), Le budget de l'Etat [Ngân Sách Quốc Gia] (1997, Ed. L'Hermès), Finances publiques [Tài Chánh Công Hữu] (1997, Ed. L'Hermès) và trong nhiều sách tập hợp như: La loi nouvelle (résumé, analyse et commentaire), 1997 (L'hermès), La loi nouvelle (résumé, analyse et commentaire), 1998 (L'Hermès), Les agglomérations urbaines dans les Pays du Tiers Monde (Ed. de l'Institut de sociologie, Bruxelles 1971), Le Viêt-Nam au présent (1992, Đường Mới), Đảng Cộng Sản Trước Thực Trạng Việt-Nam (1994, Đường Mới) và Những Vấn Đề Cấp Thiết của Việt-Nam (Tiếng Gọi Dân Tộc xuất bản, 1995), vân vân...

Đã viết hơn 130 bài xã thuyết về Hiến pháp và Dân chủ cho nhiều tạp chí Âu châu lừng danh: như Revue du Droit Public, Civilisations, Approches-Asie hoặc Echos de l'Edition Juridique, Légis-France, Lois et décrets, Mondes et Cultures (tập san của Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại Pháp), Nhân Quyền, DROITS DE LõHOMME (Paris), vân vân và trên báo song ngữ Pháp Anh ở Hoa Kỳ Human Rights (của TS Lâm Lễ Trinh, Huntington Beach, California), Việt Pháp ở Paris như Quê Mẹ, Tin Tức, hoặc L'Appel de la Nation hay Le Médecin du Vietnam và ở Gia-Nã-Đại như Đối Lực và Khai Thác Thị Trường (đã nói trên)... Sẽ xuất bản một thi tập Đời Không Có Em, một sách biên khảo Nhà Văn Hải Ngoại (Phê Bình Văn Nghệ) và bằng Pháp ngữ (Tùy bút): La Guerre Civile Vietnamienne, Chroniques politiques 1993-2002, (Việt Nam Nội Chiến, Chính Trị Ký Sự 1993-2002), Contes Asiatiques, une philosophie de la vie et du bonheur (Truyện Ngắn Á Đông, một triết lý cuộc đời và hạnh phúc) và Poèmes dõAmour du Vietnam (Tình Thơ Việt Nam)...

Được bầu làm Viện Sĩ Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại của Pháp từ ngày 05/12/1997, thay thế Cựu Hoàng Bảo Đại (Membre de l'Académie des Sciences d'Outre-Mer depuis le 5 décembre 1997, en remplacement de S.M. Bảo Đại), với kết quả: 81 phiếu thuận trên 90 người bầu (90 phần trăm). Đại diện cho Việt Nam hiện giờ trong bác học viện này chỉ có nhà văn Hương Giang Thái Văn Kiểm (được chọn lựa năm 1990, với tư cách hội viên liên hợp-membre associé, TS Hà Vĩnh Phương được bầu ngày 03/12/1999 với tư cách hội viên thông tín-membre correspondant và nhạc sĩ, Giáo sư Tiến sĩ Lê Mộng Nguyên (Hội viên thực sự, với quyền bỏ phiếu bầu hội viên mới cùng ứng cử bất cứ chức vụ nào trong Viện Hàn Lâm). Thi văn nhạc sĩ và luật gia LMN cũng là hội viên của Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại (Vietnamese International Poetry Society tại Sacramento, U.S.A.), SACEM (Société des Auteurs Compositeurs et Editeurs de Musique: Hội những người Nhạc Sĩ và Xuất Bản Âm Nhạc) và Hội Những Nhà Văn Pháp Ngữ (ADELF: Association des Ecrivains de Langue Franậaise) tại Paris, Hội Chuyên Gia Lập Hiến Pháp Quốc (AFC: Association Franậaise des Constitutionnalistes), vân vân... Được Thủ Tướng Chính phủ Pháp ban thưởng Huy Chương Văn Hóa với trật Sĩ Quan (Officier dans l'Ordre des Palmes Académiques) từ năm 1984 và vinh danh trong vẻ vang dân việt (The Pride of The Vietnamese), Tuyển Tập IV - 1998, California.

PARIS, ngày 15 tháng 06 năm 2002.

NHẠC SĨ LÊ MỘNG NGUYÊN GIỚI THIỆU CA SĨ BÁC SĨ PHẠM ĐĂNG THIỆN VÀ NỮ DANH CA TUYẾT DUNG:

Cảm ơn anh Đỗ Bình với những lời ưu ái đã trình bày tiểu sử của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên trước một cử tọa quốc tế, đồng bào Paris và lân cận, gồm nhiều thân hữu đến từ các nước Hoa kỳ, Gia Nã Đại, Bắc Âu vân vân ... mà tôi xin mến chào và cảm tạ sự hiện diện trong chiều văn nghệ "Bên Trời Tưởng Nhớ" do Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris tổ chức tại Quán Chiều Tím hôm nay, ngày 15 tháng 6 năm 2002.

Sự có mặt của tôi hôm nay trước hết là để giới thiệu với quí vị hai ca sĩ trẻ tuổi có biệt tài (mà cũng là hai người bạn thân thiết): BS Phạm Đăng Thiện phụ trách hát bài trăng mờ bên suối của Lê Mộng Nguyên viết năm 1949 và nữ danh ca Tuyết Dung bài chiều vàng năm xưa (cùng một tác giả viết năm 2001), nghĩa là 52 năm sau, như là một tiếp nối của ca khúc tiền chiến TMBS. Cả hai người là thành viên của Nhóm "The Silicon Band" (Thôn Bọ Ngựa hay Quán Sâu Bò) do nhạc sĩ Nguyễn Minh Châu và phu nhân nữ sĩ Hoàng Yến chủ trương ngoài đời và trên mạng lưới.

Trong giới ca sĩ VN hải ngoại, có rất nhiều giọng hát tài tử có tiếng tăm, thuộc về ngành Y, Nha hoặc Dược Khoa, nhưng không bao giờ tôi được nghe một giọng Ténor (giọng nam tối cao), và nhất là giọng cao mạnh (chữ Pháp gọi là Fort Ténor hay Ténor de Grand Opéra) như giọng của Phạm Đăng (Phạm Đăng là bút hiệu của BS Phạm Đăng Thiện trong giới ca nhạc) và người ca sĩ này đã làm tôi rung động tâm hồn và óc não qua bài Thu Trên Sông Seine (Thơ Vương Thu Thủy, Nhạc Lê Mộng Nguyên) mà anh đã trình bày (với đàn đệm dương cầm của Jazzy Thảo Hương) trong hôm "Gặp Gỡ Ngô Thụy Miên" tại Mộc Lan Trang chiều 25-05-2002 (Antony, Pháp). Ca sĩ Phạm Đăng cũng đã hát và thâu vào CD "10 Tình Khúc Đắm Say" của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Phạm Anh Dũng, Nguyễn Ánh 9, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương vân vân. Hôm nay theo lời yêu cầu của Ban Tổ Chức và để gây biểu tượng (như nhà thơ Đỗ Bình đã viết), BS Phạm Đăng Thiện có sứ mệnh hát TMBS (với đàn đệm Synthé. của nhạc sĩ Trần Văn Toàn)... lần đầu tiên theo Cung Ré Mineur đúng như partition của tác giả cho xuất bản, với giọng Ténor cao mạnh, nhưng đi sâu vào lòng người qua cách trình diễn minh mẫn và đầy tài năng của người ca sĩ.

Sau TMBS, Tuyết Dung sẽ trình bày chiều vàng năm xưa của Lê Mộng Nguyên. Tôi được biết Tuyết Dung qua bài Về Thăm mà nhạc sĩ Nguyễn Minh Châu đã giới thiệu trên mạng lưới: (tôi xin trích) Mời các bạn nghe em gái Tuyết Dung mời gọi các du học sinh về thăm quê hương vào những năm 1970 qua thơ Hoàng Yến thời còn con gái và dòng nhạc Nhật Vũ 30 năm sau. Nghe xong cứ muốn ra mua vé máy bay về thăm quê ngay... và nhất là qua những bài của Ngô Thụy Miên như Trong Mắt Em Là Biển Nhớ (Thơ Trường Đinh), Nơi Nào Em có Biết, Nỗi Đau Muộn Màng ... Nàng vừa cho ra một CD do Silicon Band xuất bản: Tiếng hát Tuyết Dung Trong Mắt Em Là Biển Nhớ ! Tuyết Dung với giọng hát nữ trầm nhất, chữ Pháp gọi là Voix de Contralto nghĩa là tương đương với giọng nam: Voix de Basse, và cách trình bày thông minh, giọng hát truyền cảm, tuyệt vời đã làm xúc động và rung động con tim của mọi người. Tiếng hát của Tuyết Dung đã và sẽ mang hạnh phúc cho đời và tình thương cho người.

Lê Mộng Nguyên (Paris, chiều ngày 15 tháng 06 năm 2002)

BIÊN KHẢO

Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại Pháp

(Académie des Sciences d'Outre-Mer, France)

Lược sử, Thành tích và Hoạt động

Lê Mộng Nguyên

Năm 1922, ký giả Paul Bourdarie là người đầu tiên có ý kiến sáng lập một Học sĩ hội (Société savante) chuyên môn nghiên cứu những vấn đề thuộc Pháp Quốc Hải Ngoại, lấy tên là "Hàn Lâm Viện Khoa Học Thuộc Địa" (Académie des Sciences Coloniales) được trở thành "Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại" (Académie des Sciences dõ Outre-Mer) kể từ ngày 07 tháng 6 năm 1957. Ông cũng là người đầu tiên giữ chức Thư ký Vĩnh viễn (Secrétaire perpétuel) của HLV này. Việc thiết lập Hàn Lâm Viện được hoàn hảo sau nhiều cuộc hội họp trong năm 1922 và đầu năm 1923 với sự hiện diện của nhiều nhân vật mà sau này được lấy tên thành viên sáng lập (membres fondateurs). Vào tháng 02 năm 1922, Paul Bourdarie cùng đi với Maurice Delafosse (nhà chuyên môn lỗi lạc về những vấn đề Phi Châu) và Giáo sư Alfred Martineau (Collège de France), đặng trình cho Tổng trưởng Thuộc Địa Albert Lebrun một văn thư về sự thành lập khẩn yếu một Hàn Lâm Viện và được Chính phủ chấp thuận hẳn hòi. Từ đó, nhiều cuộc hội họp đã được tổ chức một cách liên tục cho đến ngày 08 tháng 7-1922 tại trụ sở của "Alliance Franậaise", số 101, boulevard Raspail (Paris, quận 6), dựa trên một chương trình thảo luận rõ ràng theo tựa đề: "Sáng lập Hàn Lâm Viện Khoa Học Thuộc Địa; tuyên đọc và thảo luận dự án về điều lệ và qui định nội bộ và có lẽ về văn phòng sự vụ" (Fondation de lõ Académie des Sciences Coloniales; lecture et discussion des projets de statuts et du règlement intérieur et éventuellement, du bureau).

Văn phòng đầu tiên gồm có: Gabriel Hanotaux, Chủ tịch và Paul Doumer, Louis Archinard, Ernest Roume và Auguste Pavie đồng Phó Chủ tịch, ba vị này đại diện cho Quốc Hội (Quyền Lập Pháp), Quân đội Thuộc địa, Cơ quan Hành chánh và những nhà Thám hiểm. Danh nghĩa Chủ tịch sáng lập HLV mới được phong cho Ông Albert Lebrun. Buổi họp long trọng khánh thành học sĩ hội tổ chức ngày 18 tháng 5-1923, đặt dưới sự chủ tọa của Tổng trưởng Thuộc Địa Albert Sarraut. Chính ngay trong buổi họp lịch sử này, Ông Thư ký Vĩnh viễn Paul Bourdarie muốn đề khởi lên bốn động từ mà trong tương lai được chọn làm phương châm (4 chữ T) hoạt động cho Hàn Lâm Viện: Trí (Savoir), Thức (Comprendre), Trọng (Respecter), Thương (Aimer). Hồi ấy, Ông Chủ tịch Hàn Lâm mới Gabriel Hanotaux đã không ngần ngại tán dương vai trò quan trọng của bác học viện trong cái phòng thí nghiệm mới này về mặt trí thức và về phần tư tưởng.

Trong những viện sĩ sáng lập và ngoài ba hội viên sẽ được bầu làm Tổng thống Pháp như Albert Lebrun, Gaston Doumergue và Paul Doumer, ta nhận thấy các Ông Paul Bourdarie, Augustin Bernard, Maurice Delafosse, Tướng Charles Mangin, Lucien Hubert (Chủ tịch hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trường Thuộc Địa), Alfred Martineau, Thống chế Lyautey, Pierre Mille, vua Khải Định (VN)... Trong những hội viên đã làm vẻ vang cho HLV, ta có thể chỉ tên (ngoài ba Tổng thống Cộng Hòa nói trên) các Thủ tướng Albert Sarraut, Edgar Faure và René Pleven; các Tổng trưởng Jean-Jacques Juglas; Gratien Candace, Louis Marin, Georges Leygues, Henri Lemery, Marcel Naegelen, Jean Berthoin, Léo Hamon, Jacques Soustelle, Jean Letourneau, Paul Devinat, Robert Lemaignen; các Thống chế Pháp quốc Joseph Joffre, Franchet dõEsperey, Hubert Lyautey, Alphonse Juin, Leclerc de Hautecloque; các Tướng Henri Gouraud, Emile Marchand, Maxime Weygand; các y sĩ Yersin, Girard, Robic, Jamot; những nhà thám hiểm Binger, Auguste Pavie; nhà nhân chủng địa dư học Pierre Gourou (1); những hội viên Hàn Lâm Viện Pháp (Académie Franậaise) Gabriel Hanotaux, André Chevrillon, Jérôme Tharaud, Thủy sư Đề đốc Lacaze, Tướng Weygand, Thống chế Juin; các vị Toàn quyền Jules Brévié, Robert Delavignette, Oswal Durand, Reste de Roca, Léon Pignon, Robert Bargues. Trong quá khứ phải kể thêm nhiều Quốc trưởng lừng danh: Vương Quốc Bỉ Albert Đệ Nhất và Léopold III, Tổng thống Côte-dõIvoire Houphouet Boigny và Hoàng Đế Bảo Đại.

Hiện giờ HLV Khoa Học Hải Ngoại Pháp rất hãnh diện được sự có mặt với tư cách hộI viên của Chưởng-ấn-quan Bác Học Viện Pháp (chancelier de lõInstitut de France) Pierre Messmer (cựu Thủ tướng), của hai Thư ký Vĩnh viễn BHV Pháp Jean Leclant (Bi ký Mỹ Văn Học Viện, Académie des Inscriptions et Belles Lettres), Arnaud dõHauterives (Mỹ Học Viện, Académie des Beaux Arts)... Sau đây là nhân danh những hội viên của HLV Khoa Học Hải Ngoại mà cũng là viện sĩ Bác Học Viện Pháp: Alain Decaux và nguyên Tổng thống Cộng Hòa Sénégal Léopold Sedar Senghor vừa mất (HLV Pháp Quốc, Académie Franậaise); Jean Favier (Bi Ký Mỹ Văn); Yves Coppens, Jean Dorst, Théodore Monod vừa mất năm 2000 (Hàn Lâm Viện Khoa Học, Académie des Sciences) và Xavier Deniau (Luân lý Chính trị Khoa học Viện, Académie des Sciences morales et politiques)... Thêm vào đó, xin kể một số đông viện sĩ HLV Khoa Học Hải Ngoại cựu Tổng thống các nước Liban và Portugal: Charles Hélou và Mario Soarès; các Tổng thống đương chức Blaise Comparé (Burkina Faso) và các nhân vật Pháp lừng danh như cựu Tổng trưởng Jacques Augarde, Alain Decaux, Xavier Deniau, Yves Guéna (hiện giữ chức Chủ tịch Hội Đồng Hiến Pháp, Président du Conseil constitutionnel), Jean-Pierre Soisson và Giáo sư Franậois Luchaire, cựu thành viên HĐHP. Cách đây không lâu, Cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, hiện giữ chức Tổng Thư Ký Tổ Chức các Nước Pháp Thoại Boutros Boutros Ghali được chọn lựa vào HLV với tư cách hội viên liên hợp, đã được đón tiếp long trọng ngày 03 th. 4-1998 tại trụ sở HLV ở số 15, Rue La Pérouse, Paris quận 16.

Theo Sắc lệnh số 72-1038 ngày 16 th. 11-1972 của Chính phủ Pháp về việc cải cách Điều lệ và Chuẩn y Quy chế nội bộ (Règlement intérieur) của Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại (bổ sung trong sắc lệnh số 82-593 ngày 06 th. 7-1982), được tu chính trong sắc lệnh mới nhất số 2000-472 ngày 29 th. 5-2000, học sĩ hội của chúng ta gồm có: 100 hội viên thực thụ, 25 HV chính thức tự do (có nghĩa là không thuộc vào một chi bộ nào cả: theo điều lệ, một HV thực thụ có thể xin phép di chuyển để trở thành HV tự do nếu chi bộ của HV thực thụ đồng ý). 50 HV liên hợp và 100 HV thông tín (cả thảy là 275 HV). Muốn được bầu làm HV thực thụ hay tự do, phải có quốc tịch Pháp. Những HV thông tín có thể được bầu trong những ứng cử viên người Pháp hoặc ngoại quốc. HV liên hợp được lựa chọn trong những nhân vật lỗi lạc nước ngoài. Tất cả những thứ HV này đều được bầu cử hoặc lựa chọn trong những nhân vật có tiếng tăm, đã xuất bản những tác phẩm có giá trị và có công trình nghiên cứu về những vấn đề thuộc trong khung khổ hoạt động của học sĩ hội hoặc đã (nhờ chức vị tối cao của mình) thành tâm hợp tác vào công cuộc phát triển trên các quốc gia hải ngoại Pháp về mặt văn hóa, khoa học, kinh tế, kỹ thuật và nhân loại.

Ngày 05 tháng 12 năm 1997, Giáo sư TS Lê Mộng Nguyên, luật gia, luật sư và nhạc sĩ được chánh thức bầu vào Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại Pháp với tư cách hội viên tự do (81 phiếu thuận trên 90 người bỏ phiếu: số phiếu này đã được ngay trong vòng đầu), thay thế Cựu Hoàng Bảo Đại tạ thế ngày 31 th. 7-1997. Sau vị Hoàng Đế cuối cùng của nước Nam, Lê Mộng Nguyên là người Pháp gốc Việt đầu tiên được bầu làm hội viên tự do (membre libre), nghĩa là hội viên thực sự không thuộc chi bộ (section) nào và có quyền (như hội viên thực thụ) bỏ phiếu bầu hội viên mới cùng ứng cử bất cứ chức vụ nào của Viện Hàn Lâm. Theo Điều 5 của Qui chế nội bộ: "Tuyển cử đoàn (collège électoral) gồm có những hội viên thực thụ và hội viên tự do. Ủy ban bí mật (comité secret) gồm các hội viên thực thụ và tự do; những thảo luận của ủy ban này không được lập biên bản", và theo Điều 12 (do sắc lệnh số 2000-472 sửa lại): Văn Phòng (Bureau) gồm có một Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch, (một) Thư ký Vĩnh viễn, do hội viên thực thụ và tự do bầu và lựa chọn trong những hội viên thực thụ và tự do. Văn Phòng cũng có thêm hai thành viên do hội viên thực thụ và tự do bầu theo đại đa số và lựa chọn trong những hội viên thực thụ và tự do, để nhậm chức ba năm và có thể tái nhiệm...

Trong quá khứ, HLV đã được rạng rỡ nhờ sự có mặt của một số đồng bào Việt Nam lỗi lạc như cụ Thủ tướng Phạm Quỳnh (2) làm hội viên liên hợp (membre associé) từ 1939 đến 1945, Đại sứ Phạm Duy Khiêm (3) làm hội viên thông tín (membre correspondant) từ 1958 đến 1974, nhà văn Nguyễn Tiến Lãng (4) làm hội viên thông tín từ 1960 đến 1976, sử học gia, văn sĩ Trần Minh Tiết (sinh năm 1918, được lựa chọn làm hội viên liên hợp năm 1970, mất năm 1990), hoàng thân (cựu Đại sứ VN) Bửu Kỉnh làm hội viên liên hợp từ ngày 05 th. 11-1980 (được lựa chọn) đến 29 th. 6-1997 (ngày Ông tạ thế), vân vân. Và lẽ dĩ nhiên, cựu Hoàng Đế Bảo Đại đã làm hội viên tự do (membre libre) từ ngày 20 th. 3-1935 (được bầu) cho đến ngày ngài băng hà (31 th. 7-1997). Hiện giờ, đại diện cho nước ta có ba HV: nhà văn, học giả Thái Văn Kiểm (HV liên hợp từ ngày 07 th. 12-1990), TS Hà Vĩnh Phương, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa (HV thông tín từ ngày 03 th. 12-1999) và Giáo sư TS Lê Mộng Nguyên (HV tự do từ ngày 05 th. 12-1997).

Trong năm 2002, HLV đặt dưới sự điều khiển của các Ông Raoul Girardet, Chủ tịch, Jean Louis Miège (HV tự do), Đệ Nhất Phó Chủ tịch, Jacques Alibert, Đệ Nhị Phó Chủ tịch và Ông Gilbert Mangin, Hội thẩm danh hàm Tòa Phá Án (conseiller honoraire à la Cour de cassation), giữ chức Thư ký Vĩnh viễn kể từ năm 1988. Theo Điều 1 của Pháp chế (Statuts), HLV Khoa Học Hải Ngoại là một cục sở công lập (établissement public) có khuynh hướng nghiên cứu những vấn đề liên quan tới các nước hải ngoại trên mọi phương diện, nhất là dưới những hình thức khoa học, chính trị, kinh tế, kỹ thuật, lịch sử, xã hội và văn hóa. HLV có mục đích kết hợp trong tác dụng này những nhân vật Pháp và ngoại quốc có tài năng, trong một tinh thần hoàn toàn khách quan và liêm khiết (bất vụ lợi). Trụ sở hiện giờ ở tại đặc phủ (Hôtel particulier) số 15, đường La Pérouse, Paris (quận 16). HLV hội họp 2 kỳ mỗi tháng (ngoại trừ ba tháng 7, 8 và 9), vào ngày thứ sáu tuần thứ nhất và tuần thứ ba. Trong những phiên nhóm công cộng này, các hội viên có quyền trình bày những thông đạt (communications) với chủ đề mà Văn Phòng đã chuẩn y, và tiếp theo đó là thảo luận chung giữa quan khách hiện diện. Tất cả những thuyết trình (cùng biên bản mỗi buổi họp đều được đăng trong đặc san của HLV gọi là "Mondes et Cultures" (Địa Cầu và Văn Hóa) và phổ thông khắp thế giới kể từ năm 1924. Hai bài thuyết trình của Lê Mộng Nguyên: 1. Constitution et démocratie dans les États de lõex-Indochine franậaise (ngày 06 th. 11-1998) và 2. Bảo Đại, dernier empereur et chef dõ État du Viêt Nam (ngày 19 th. 11-1999) đã được đăng trong "Mondes et Cultures" Tome LVIII - 2 - 3 - 4 - 1998 (tr. 209-220) và Tome LIX - 3 - 4 - 1999 & Tome XL - 1 - 2000 (tr. 99-118). Hàn Lâm Viện cũng là một nhà xuất bản đã phát hành những tác phẩm nghiên cứu lừng danh về hải ngoại. Hơn nữa, cứ mỗi năm, HLV ban cấp nhiều Giải Thưởng (Prix de lõAcadémie) để khuyến khích những tác giả đã viết, cho in và phổ thông những tác phẩm dính dấp đến nhiều vấn đề nằm trong vùng nghiên cứu của học sĩ hội. Tỉ dụ: đầu năm 2002, HLV đã cấp Giải Thưởng Albert Bernard cho sách "Le sud du Tchad en mutation" của Gérard Magrin (nhà xb Cirad Sepia), Giải Thưởng Thống chế Lyautey cho sách "Si nous nous taisons... Le martyre des moines de Tibhirine" của René Guitton (nhà xb Calman-Lévy), Giải Thưởng Auguste Pavie cho sách "Les belles heures de lõIndochine Franậaise" của Christiane dõ Ainval (nhà xb Perrin), Giải Thưởng Robert Cornevin cho sách "Les fous dõ Afrique-histoire dõune passion franậaise" của Jean de la Guérivière (nhà xb Seuil), Giải Thưởng Louis Marin cho sách "Abolitionnistes de lõesclavage et réformateurs des colonies" (1820 - 1851) của Nelly Schmidt (nhà xb Karthala), Giải Thưởng Robert Delavignette cho sách "Les sociétés traditionnelles de lõAfrique Noire" của Jean Bruyas (nhà xb LõHarmattan).

Để kết luận và với mục đích nâng đỡ những nhà nghiên cứu vấn đề hải ngoại (nhất là về vùng Đông Nam Á và Việt Nam), Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại chiếm hữu một Thư Viện gồm 60 000 tác phẩm, 3 000 tạp chí (có định kỳ mà trong đó 500 còn tiếp tục), khoảng một ngàn nguyên cảo và chừng 10 000 quyển sách khâu sơ (brochures) và những bản in riêng cho tác giả một bài báo (tirés à part). Thư viện rất phong phú này mở cửa rộng cho công chúng (vào đọc tự do) từ ngày thứ hai đến ngày thứ sáu (14 giờ - 18 giờ) tại trụ sở, tầng lầu 2.

Lê Mộng Nguyên

Nhạc sĩ, GS Hàn Lâm Tiến Sĩ Quốc Gia Khoa Học Chính Trị, nguyên Luật sư Tòa Thượng Thẩm Paris.

CHÚ GIẢI:

(1) PIERRE GOUROU, tác giả những sách nghiên cứu về Việt Nam: La terre et lõhomme en Extrême-Orient (Paris 1940); Lõ avenir de lõIndochine (Paris 1947); Les paysans du delta tonkinois (Paris 1936)...

(2) PHạm QUỲNH, tác giả sách: Le paysan tonkinois à travers le parler populaire (Hà Nội 1930); Lõévolution intellectuelle et morale des Annamites depuis lõétablissement du protectorat (Paris 1922); Essais franco-annamites 1929-1932 (Huế 1937); Nouveaux Essais franco-annamites (Huế 1938); Redressement franậais et restauration annamite (Huế 1941); Charles Maurras penseur politique (Huế 1942), vân vân.

(3) PHạM DUY KHIÊM (xin xem bài "Hai kỷ niệm của một cuộc đời trong thế kỷ" của Lê Mộng Nguyên trong nguyệt san Nghệ Thuật số 94, tháng 01-2002. Cựu Đại sứ Phạm Duy Khiêm (VNCH tại Paris) là tác giảácủa tập truyện lừng danh: Légendes des Terres Sereines (Mercure de France 1951) và một tiểu thuyết (tự truyện): Nam et Sylvie (Plon 1957)...

(4) NGUYỄN TIẾN LÃNG, tác giả sách: La France que jõai vue (Huế 1940); Pétrus Trương Vĩnh Ký, lettré et apôtre franco-annamite (1939)...

THƠ Lê Mộng Nguyên

Theo Tiếng Nhạc Xuân Về

Hồn lắng dư âm một nhịp sầu

Khi buồn dâng ngập cả trời Âu

Khi gió đông tàn trong ngõ hẹp

Bao kẻ âm thầm vĩnh biệt nhau

Ai đón xuân sang rộn rả lòng

Quê nhà xa cách có buồn không?

Ra đi mấy thuở, năm tàn tạ

Theo tiếng thời gian lệ mấy dòng

Chia ly là bệnh của con người

Bôn ba phỉ chí nguyện tài trai

Đâu còn dan díu tình quên lãng

Không tiếc thương hoài thuở lứa đôi

 

Quê hương yêu dấu của ta ơi

Hàng tre xanh ngắt uốn quanh đồi

Đồng quê man mác mùa hoa nở

Lúa chín thơm nồng trong gió mai

Ôi ngày thơ ấu ta vương vấn

Kỷ niệm còn ghi mấy dặm trường

Biệt ly theo mộng đường lưu luyến

Xa cách gia đình, vạn nhớ thương

Tiếng pháo năm xưa rộn rịp lòng

Giao thừa ai đón dưới trời Đông?

Nhớ mẹ, thương cha: buồn vĩnh biệt

Hương hồn Ba Má thấu cho không?

Bao nhiêu xuân đến, lại xuân về

Trời Âu không lạt được tình quê

Thắp hương khấn Phật, Trời phù hộ

Qua bước gian nan, trọn ước thề !

Lòng ta lưu luyến dãy Trường sơn

Là cả mùa xuân của Nước Non

Về lối Đồng Nai, qua miền Thượng

Vững dáng oai linh mãi chẳng mòn!

Giờ đây xa cách muôn ngàn dặm

Khi bóng xuân về trong tuyết sương

Ba-Lê thui thủi hồn đơn chiếc

Ai biết tâm tình với cố hương?

Lê Mộng Nguyên
(Paris, Xuân Nhâm Ngọ 2002)

TRỜI ÂU

Trời Âu thăm thẳm, một trời Âu

Ba-Lê vạn ngả lắm phương sầu

Năm năm tháng tháng, ngày vô tận

Vẫn nhớ nhung hoài thuở có nhau...

Lớp lớp trùng dương cách biệt người

Đã mấy xuân tròn không lứa đôi

Mất bao thương nhớ không hò hẹn

Lưu lạc con tim giữa cuộc đời !

Và giữa lòng trai nhựa ứa đầy

Chưa từng lưu luyến mái trời Tây

Hôm nay tiếc nuối Hai Mươi Tuổi

Đã quá bao lần không có hay.

Người của ta giờ nay ở đâu?

Trời Âu thăm thẳm một trời Âu

Ba-lê vạn ngả đuờng vô tận

Để hận muôn đời không có nhau.

Chân bước trên sương đá dặm mòn:

Đây nước non người, ôi Nước Non !

Làm sao cho nhịp cầu Thương Mến

Nối lại trùng dương một tiếng đàn.

Hôm nay lại một mùa xuân tới

Không biết bao lần trên thế gian

Tóc xanh nhuốm bạc màu nhân thế

Tưởng nhớ người xưa mộng lỡ làng.

Ta biết tìm em ở chốn nào?

Đường đời muôn dặm bước thương đau

Ta lê cuộc sống, hồ tê tái

- Xây mộng không thành: hẹn kiếp sau !

Nơi đây, đất khách còn ghi lại

Một chút hương lòng tới cố nhân:

Hôm nay, trong lá thư lần cuối

Ta viếng thăm em được mấy vần...

Lê Mộng Nguyên

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002