Đại Chúng số 102 - Ngày 16 tháng 7 năm 2002

Duramax

TIN NHỎ CẦN BIẾT

Đạt Luận sưu tầm

A.- Mahathir - người làm biến đổi Malaysia:

Từ lâu chúng tôi ngó đến vị Thủ tướng này với nhiều ác cảm hơn thiện cảm. Nay thì thấy hối hận. Lý do là sự lèo lái tài tình quỷ sứ của đa số báo chí Hoakỳ nên bị ảnh hưởng lây. Tài phiệt Hoakỳ hiện nay nằm trong tay một thiểu số mà nhóm người này tuy mang danh là công dân Hoakỳ, nhưng họ theo một tôn giáo riêng không phải Tin Lành Giáo hay Công Giáo. Nhóm này rất kỵ Công Giáo Vatican và Công Giáo Vatican cũng vậy. Đạo của nhóm này không ai theo hết trừ họ. Chúng tôi không đi sâu về vấn đề này. Nhưng chính nhóm này nắm số đông cơ quan Truyền Thông Hoakỳ nên lèo lái dư luận Hoakỳ theo ý họ hết. Chúng tôi, dân Nước Việt Miền Nam thua trận và sống kiếp lưu đày cũng nhờ bàn tay quỷ sứ của nhóm này mà đại diện là Henry Kissinger.

Nhóm này nói xấu đủ điều về vị Thủ tướng mãLai Mahatir này. Với bằng cấp Bác sĩ Ykhoa và hành nghề Y Sĩ, nhưng thấy đất nước tan tác bởi sự lưu manh của các tập đoàn Tư Bản Phương Tây kể luôn Hoakỳ nên ông dấn thân mà cứu nước. Bằng Bác sĩ này chúng tôi xem trọng hơn bằng chánh trị của mấy tay chánh trị gia tại Hoa thịnh Đốn. Bằng chánh trị này không cần trí tuệ và trí óc con người chi cho lắm cũng có thể đậu rất dễ dàng. Nhưng tại Miền Nam nước Việt thì có rất nhiều Bác sĩ ra nắm quyền cai quản Miền Nam, có nhiều vị không tốt nghiệp Ykhoa Bác sĩ mà cũng được gọi là Bác sĩ như bác sĩ Trần kim Tuyến chẳng hạn. Từ Tổng trưởng đến Bộ trưởng đếm ra thì quá nhiều Bác sĩ kết quả chúng ta chạy bỏ nước luôn nhờ tài đám Bác sĩ này.

Từ một nước lạc hậu vì tiền lợi lộc đều bay vaò tư túi riêng của nhóm lãnh đạo MãLai và nhóm tập đoàn Tư Bản Tài Phiệt Phương Tây nay Mahatir lên nắm quyền thì Mã Lai từ một nưóc mang công mắc nợ Thế Giới nay thành nước như là chủ nợ Thế giới vậy, tương đương với Nhậ Bản còn Hoakỳ chúng ta nói thì xấu hổ mang nợ người dân Hoakỳ và Thế giới lên đến con số là trên sáu nghìn tỉ USD không tài nào trả nổi hết kiếp này và kiếp sau nữa. Lúc đó Mã Lai bị Tài phiệt Tây Phương cấu xé và Cộng Sản Trung Hoa bành trướng khắp nơi. Nay bị dẹp sạch.

Tài của ông không thua gì Thủ tướng Lý quang Diệu của Singapore vậy, có phần hơn là Singapore nhỏ bằng tỉnh Gia Định chúng ta vậy. Hai vị thủ tướng này có điểm giống nhau là xong nhiệm vụ họ muốn từ chức thì dân chúng không cho. Dân Sigapore, dân MãLai và Thế giới biết hai người này thương nước và không tham nhũng, không nhờ tiền của các Đại Công Ty giúp tiền lên ngôi như Bush II của chúng ta. Vụ Enron còn sờ sờ đó, Chủ tịch Enron từng ra vào Toà Bạch Ốc như chúng ta đi Super Market vậy thời Bush I hay là Bush Cha. Cơ quan đầu não Enron thì tại Texas quê hương của Bush Family.

Mahatir có nói với phóng viên báo chí ngoại quốc "Cứ đưa bằng cớ tham nhũng thì tôi sẵn sàng chịu tội". Với sự trong sạch và thông minh của dân có học thức. Còn nước láng giềng là Indonesia với tài lãnh đạo của một vị tướng tham nhũng là Tổng thống Suharto nay Indonesia trở nên xứ mang nợ Thế giới, còn tiền tư túi của tên võ biền vô học Suharto sau 32 năm lãnh đạo là $ 15 tỉ USD. Chính báo chí ngoại quốc truy dùm.

Mã Lai bị Hoakỳ hăm dọa là cấm vận nhưng không được vì nay Mã Lai quá giàu. Hai cao ốc tại thủ đô Mã Lai đủ nói lên điều đó. Xin quý độc giả xem tiếp phần dưới đây.

Sự kiện Thủ tướng Mahathir Mohamad tuyên bố rút khỏi chính trường vào cuối n ăm 2003 đánh dấu chấm hết cho một kỷ nguyên ở Malaysia. Tuy báo chí phương Tây coi ông là nhân vật gây tranh cãi, nhưng có điều không thể phủ nhận: Mahathir đã biến Malaysia từ một nước lạc hậu trở thành một trong những quốc gia cường thịnh ở châu Á.

Sinh ngày 10/12/1925, Mahathir là con út trong một gia đình có 10 người con. Cha ông là di dân gốc Ấn, làm nghề dạy học, còn mẹ ông là dân Mã Lai bản xứ. Mahathir học ngành y tại Đại học Y King Edward VII ở Singapore. Ông tốt nghiệp năm 1953, trở về Malaysia, làm một chức vụ về y tế trong chính phủ suốt 4 năm, rồi mở phòng khám tư.

Bác sĩ Mahathir bước vào con đường chính trị năm 1964, khi trở thành một nghị sĩ đại diện cho Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO). Nhưng ông bị khai trừ khỏi đảng năm 1969, sau khi mất ghế trong bầu cử. Lúc bấy giờ, ông viết một bức thư chỉ trích cho vị thủ tướng khi đó là Tunku Abdul Rahman (đã quá cố). Bức thư phê phán ông Tunku không giúp đỡ gì cho người dân Malaysia. Bác sĩ Mahathir tiếp tục những đòn công kích trong cuốn sách Thế tiến thoái lưỡng nan của người Mã Lai, xuất bản năm 1970. Trong đó, ông nêu ra những nguyên nhân giải thích cho "sự tụt hậu về kinh tế của người Mã Lai so với người gốc Hoa".

Mahathir được kết nạp trở lại UMNO sau khi ông Tunku từ chức. Sau cuộc bầu cử năm 1974, ông được chỉ định làm bộ trưởng Giáo dục. Năm 1975, ông được bầu phó chủ tịch của UMNO, 1976 làm phó thủ tướng. Năm 1981, Mahathir trở thành Chủ tịch đảng kiêm Thủ tướng.

Suốt thời gian tại chức, ông Mahathir đã tạo ra một ý thức bản sắc dân tộc ở đất nước đa sắc tộc, giúp Malaysia có đư?c tiếng nói trên trường quốc tế. Quốc gia này phát triển nhanh chóng, từ chỗ chuyên tiêu thụ hàng của nước khác, trở thành một trung tâm sản xuất hàng hóa. Bộ mặt Malaysia cũng thay đổi, với những tòa nhà cao nhất thế giới, đường xá, cảng, sân bay.

Mahathir là người chỉ trích phương Tây và xu thế toàn cầu hóa. Ông gọi đây là một hệ thống vô chính phủ, trong đó những nước mạnh kiểm sốt những nước yếu hơn.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 - 1998, Mahathir đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm sốt tiền tệ (tháng 9/1998), nhằm đối phó với những nhà đầu cơ đang tìm cách đẩy giá đồng ringgit xuống. Ban đầu, các biện pháp này bị chỉ trích mạnh mẽ nhưng sau đó lại được quốc tế chấp nhận. Hiện đồng ringgit được neo giá ở mức 3,8 ăn 1 USD.

Nhưng những người chỉ trích thì cho rằng vị thủ tướng đã bẻ cong các thể chế độc lập ở Malaysia theo ý mình, bao che cho các đồng minh chính trị, sử dụng luật lệ hà khắc để bịt miệng phe đối lập và hạn chế tự do báo chí. Các nhóm nhân quyền rất hay phê phán ông. Nhiều người Malaysia tỏ ra tức giận khi Mahathir thẳng tay cách chức và bỏ tù vị cựu phó thủ tướng của mình – Anwar Abrahim - hồi tháng 9/1998. Tuy nhiên, số người ủng hộ ông cả trong nước và quốc tế đã tăng vọt sau vụ 11/9, khi Thủ tướng Malaysia bày tỏ một thái độ cứng rắn đối với chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.

Mục tiêu kể từ khi lên nắm quyền của bác sĩ Mahathir là thay đổi vận mệnh của Malaysia và dân tộc Mã Lai (vốn chiếm đa số ở nước này). Ông muốn tạo ra một "dân tộc Mã Lai mới" có khả năng đương đầu với thế giới hiện đại không thua kém gì người gốc Hoa. Tuy nhiên, những năm gần đây, ông đã chỉ trích cộng đồng Mã Lai khá gay gắt, gọi họ là lười biếng, vô ơn và tự mãn.

Phản ứng của dân chúng

Mahathir Mohamad đã tạo ra một cú sốc ở Malaysia khi bất ngờ thông báo từ chức hôm thứ bảy. Một doanh nhân có tên Robert Phang còn giành cả một trang quảng cáo trên một tờ báo phát hành cả nước (chi phí ước tính 6.000 USD), kêu gọi Thủ tướng đừng từ chức.

Người Malaysia sau đó yên lòng hơn khi Tổng bí thư của UMNO Khalil Yacob xác nhận rằng Thủ tướng sẽ không từ bỏ chính trường ngay mà chờ đến sau cuộc họp thượng đỉnh của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (tháng 10/2003).

Giờ đây, dân chúng hướng sự chú ý sang người được lựa chọn để kế nhiệm Mahathir - Phó Thủ tướng Abdullah Badawi. Một số ý kiến chỉ trích là ông này không có được uy quyền cần thiết. Nhưng Nur Jazlan, quan chức trong UMNO, thì nhận xét "Ai mà lại không yếu ớt khi so với Mahathir kia chứ? Abdullah Badawi cần được trao một

B.- Mỹ đang tự khủng bố?

Những lời phỏng đốn và cảnh báo mập mờ về các vụ tấn công khủng bố hiện đang làm người Mỹ rất bối rối và lo sợ. Theo chính quyền Bush, các ngân hàng, khu chung cư và trung tâm thương mại ở New York đều có thể là những mục tiêu tấn công của các phần tử cực đoan.

Tình hình càng trở nên tồi tệ khi nỗi ám ảnh về vụ khủng bố thảm sát hôm 11/9/2001 vẫn chưa phai mờ trong tâm trí người dân và gia đình các nạn nhân xấu số. Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney nhận định các cuộc tấn công khủng bố là "không thể tránh khỏi". Còn giám đốc FBI - Robert Mueller - phát biểu có lẽ người Mỹ nên coi chừng những vụ tương tự như các cuộc đánh bom tự sát tại các thành phố của Israel. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld cũng bày tỏ quan ngại rằng chẳng chóng thì chầy các phần tử khủng bố sẽ có trong tay các loại vũ khí hủy diệt.

Tuy nhiên liệu tình hình có thật sự nghiêm trọng như vậy hay không? Và nếu thế tại sao chỉ bây giờ nó mới được đề cập đến nhiều như vậy? Có thể do bị chỉ trích quá nhiều về hành động chậm chạp và thái độ thờ ơ trước các tin tức và dấu hiệu về một vụ khủng bố trước hôm 11/9/2001, nên chính quyền Bush cũng vào hùa với những lời cảnh báo không rõ ràng. Bên cạnh việc trấn an quần chúng, hành động này cũng có thể gây ra những hậu quả ngược lại – điều càng làm cho tổ chức khủng bố Al-Qaeda vui mừng, vì không phải nhọc sức mà khiến cả nước Mỹ phải khiếp sợ.

“Đề nghị mọi người hãy bình tĩnh". Đó là lời an ủi thường đi kèm với thông báo về một lời đe doạ khủng bố. Cho dù Nhà Trắng có cố gắng hết sức củng cố hoạt động tình báo và an ninh, có khả năng họ vẫn không bảo vệ được người dân khỏi tai hoạ. Đó là sự thật. Không có gì đảm bảo rằng người Mỹ sẽ không bị khủng bố. Ví dụ: Israel (có lẽ là một quốc gia dày dạn kinh nghiệm nhất trong việc chống khủng bố) biết chính xác kẻ thù của mình là ai, ở đâu, và làm thất bại rất nhiều âm mưu khủng bố. Vậy mà, các hung thủ đánh bom tự sát vẫn lọt qua hàng rào an ninh dày đặc của Chính phủ Do Thái để sát hại người dân vô tội.

Có lẽ chính quyền Bush nhận ra rằng đã đến lúc chú trọng đến những lời phỏng đoán, làm công tác tư tưởng cho công chúng và giúp họ cứng rắn hơn trong trường hợp bị khủng bố như người dân Israel. Tuy nhiên, có hậu quả ngược lại là công chúng càng sợ hãi, khi được thông báo rằng mối đe doạ chưa kết thúc. Thảm họa như vụ 11/9 lúc nào cũng có thể giáng xuống đầu họ.

Những lời cảnh báo cũng không hề làm cho người Mỹ tin tưởng hơn vì nó chỉ cho thấy cuộc chiến chống khủng bố tốn bao tiền của vừa qua đạt được rất ít kết quả. Như vậy, hoàn toàn dễ hiểu khi các công dân Mỹ suy luận rằng, theo Washington, nước Mỹ đang ở trong tình thế nguy hiểm hơn cả buổi sáng định mệnh 11/9/2001, và rằng chính quyền không thể làm được gì nhiều để bảo vệ các công dân của mình.

Lấy chiến dịch truy quét mạng lưới Al-Qaeda ở Afghanistan làm ví dụ: Osama bin Laden vẫn biệt tích; các hoạt động tài chính của mạng lưới này vẫn diễn ra đây đó trên khắp thế giới, và quân đội Mỹ đang có những dấu hiệu sa lầy ở chiến trường Afghanistan. Trong khi đó, các tin tức tình báo, biện pháp đối phó của chính quyền và lệnh xiết chặt an ninh hiện nay dường như đang khủng bố tinh thần người dân.

Xét về phương diện nào đó, những lời cảnh báo mập mờ về các vụ tấn công lại đang giúp các phần tử khủng bố, bởi vì chúng không giúp người ta chuẩn bị chống lại thảm hoạ, mà chỉ làm tăng sự khiếp hãi và căng thẳng.

Chủ nghĩa khủng bố hiện nay mang đậm tính tuyên truyền bạo lực, dùng một vụ tấn công thảm sát hàng nghìn người để làm nản lòng và gây kinh sợ cho kẻ thù. Đó cũng chính là phương pháp của mạng lưới Al-Qaeda trong vòng 4 năm qua - mỗi năm chỉ tiến hành một vài vụ quy mô lớn và đẫm máu nhằm thực hiện cuộc chiến tuyên truyền, lợi dụng công nghệ thông tin và sức mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng. Thông điệp cho người Mỹ hiện nay là họ sẽ không được an toàn chừng nào quân đội Mỹ và người Mỹ còn hiện diện trên các vùng đất của người Hồi giáo. Al-Qaeda đang nói với cả thế giới rằng mặc cho sức mạnh của Mỹ, họ vẫn không hề hấn gì; các tín đồ Hồi giáo có thể hoàn toàn tin tưởng vào phong trào "thánh chiến" của bin Laden.

Năm 1998, theo giới chuyên gia chống khủng bố, việc chính quyền Bill Clinton cho ném bom oanh tạc các khu trại của Al-Qaeda ở Afghanistan càng tôn thêm hình ảnh nhân vật bị căm ghét nhất và đáng sợ nhất đối với nước Mỹ: Osama bin Laden. Làn sóng những lời cảnh báo gần đây càng cho thấy nhân vật này vẫn tiếp tục là nỗi kinh hoàng của người Mỹ.

Tuy nhiên, khó có thể trách được chính quyền Bush trong lúc vận hạn này. Việc các cơ quan tình báo và an ninh Mỹ "đốn vuốt đuôi” rằng Nhà Trắng cũng là mục tiêu tấn công hôm 11/9 chỉ nhằm trấn an công chúng, khiến họ tin rằng chính phủ có thể bảo vệ các công dân của mình khỏi tất cả các mối đe doạ. Quốc hội Mỹ thông qua chương trình Hệ thống Phòng thủ Tên lửa cũng chính vì một ý tưởng sai lầm rằng nó sẽ là tấm lá chắn, che chở cho nước Mỹ khỏi mọi cuộc xâm lăng từ bên ngoài. Nhưng đối với nhân dân Mỹ, an ninh tuyệt đối là một điều gì đó thật xa vời, mà từ trước đến nay, không một chính phủ nào của quốc gia này dám đảm bảo.

C.- Mai mối qua Internet - ngành kinh doanh mới phát ở Nga:

Giấc mơ của Elena Khronina sắp thành sự thật: Cô đang chờ kết hôn với một người Nauy quen biết qua Internet. Elena là một trong số hàng nghìn phụ nữ Nga độc thân, đang sử dụng mạng để tìm cho mình một tấm chồng lý tưởng từ các nước phương Tây.

Hàng chục hãng dịch vụ tại Nga đang bận rộn với công việc mai mối trên mạng. Những phụ nữ độc thân phải trả cho họ một khoản tiền để hình ảnh và thông tin cá nhân của mình xuất hiện trên trang web của các hãng này. Theo Anna Kuznetsova, Giám đốc trang web Eye-2-Eye (một hãng mai mối qua mạng ở Matxcơva), mỗi ngày có khoảng 300 người đến đăng ký dịch vụ của hãng, hầu hết là phụ nữ. Qua đây, hàng nghìn cô gái Nga xuất giá qua phương Tây mỗi năm.

Tuy nhiên, một số người Nga cho rằng dịch vụ mới rất mạo hiểm. Tatiana Gurko, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu giới tính ở Moscow, cảnh báo "Trên Internet cũng có những kẻ xấu ẩn nấp, rất khó bị phát hiện". Ngày càng có nhiều đàn ông phương Tây, cảm thấy thất vọng với những cuộc hẹn hò ở nước mình, bị sập bẫy tình. Một số phụ nữ viết cho họ nhiều e-mail mùi mẫn, gửi kèm những tấm hình gợi cảm, sau đó lấy hết tiền mặt của họ và biến mất. Ngược lại, tin tức về những cuộc hôn nhân qua Internet thất bại cũng bay về Nga khiến nhiều chị em thận trọng hơn.

Phụ nữ Nga thừa nhận chính họ mới phải đối mặt với nhiều hiểm họa nhất. Nhiều người trong số họ từng nghe về Anatasia Solovyova, một cô gái Nga, bị người chồng Mỹ sát hại. Đó là cuộc hôn nhân thứ hai của Anatasia dưới hình thức mai mối qua Internet.

Alevtina Ivanova, hiện làm tư vấn cho DiOritz - hãng mai mối lớn ở Matxcơva - thừa nhận "Khi một phụ nữ đến một đất nước xa lạ để gặp một người đàn ông mà trước đó chỉ tiếp xúc qua e-mail, thì ngoài vấn đề nhân cách của người chồng tương lai, còn có những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa”.

Dù vậy, Ivanova cho biết, cô không có gì phải hối tiếc khi tham gia vào dịch vụ này, tuy rằng những mối quan hệ nghiêm túc qua không gian ảo của cô tới nay chưa đưa đến một cuộc hôn nhân nào. Cô tự tin cho biết “Với việc đặt ra những câu hỏi thích hợp, người phụ nữ có thể biết được mọi chuyện về người đàn ông qua 5 e-mail". Theo cô, những tiêu chuẩn mà hai bên đưa ra khá rõ ràng "Phụ nữ chỉ cần hấp dẫn và có học thức, còn người đàn ông phải có tài sản và công việc tốt".

Một số chuyên gia tại Nga chỉ trích trào lưu này, xem đó là mặt trái của xã hội trong thời đại thông tin. Dù vậy, vẫn có nhiều phụ nữ muốn biến những giấc mơ của họ thành sự thật trên không gian ảo. Điều này khiến Nga trở thành nước hàng đầu trên thế giới về biến dịch vụ mai mối qua Internet thành một ngành kinh doanh.

D.- Làm giàu từ việc kinh doanh người ăn mày:

Một ngày của những người ăn xin bất đắc dĩ bắt đầu từ 5h đến 23h. Số tiền kiếm được trung bình khoảng 40-50.000 đồng/ngày đều phải nộp hết cho chủ. Và mỗi tháng, một cai thu được khoảng 10-12 triệu đồng nếu nuôi từ 4 đến 8 người đi xin. Có tên cai đã xây được nhà lầu.

Tại TP HCM hiện có trên 20 "địa chỉ đen” như hẻm 75, 79 Trần Văn Đang, với trên chục căn hộ cho thuê có người ăn xin cư trú. Họ bị cai quản bởi các tên Long, Sáu, Bảy, Hưng, Hùng, Thành, Hương, Thảo, Tâm... tạm trú tại phường 9, 10, 11 và rải rác một số phường khác thuộc quận 3. Những tên cai dụ dỗ từ trẻ em, ông bà già đến người tàn tật, dồn từ 4 đến 6 có khi 10 người, vào một căn phòng ẩm thấp khoảng 5m2.

Sáng sáng, họ được xe ôm chở tới ngã tư để làm việc với bộ loa, micro, ampli. Đội quân này thường được phân công làm việc theo cặp, một người hát, một người thu tiền. Nếu may mắn, họ có thể kiếm được 100.000 đồng/ngày. Trong khi làm việc, họ phải tuân thủ 3 lệnh: cấm nói thật về việc bị quản thúc (phải khai những người cai quản hiện nay là cô, chú, bác hoặc cha mẹ), cấm mua thức ăn hay ăn vặt và cấm cất tiền vào túi riêng. Nhiều người định bỏ trốn nhưng không được vì luôn bị theo dõi.

Hẻm 75 Trần Văn Đang có cai Hùng, nổi tiếng là giáo dục trẻ ăn xin mạnh tay và tổ chức khá kín kẽ. Những đứa trẻ ăn xin dưới quyền Hùng được cầm theo vài tờ vé số, phòng khi bị thu gom. Các cai trong đường dây bóc lột sức lao động này đã thống nhất với nhau một kiểu khai cho các nạn nhân khi bị bắt: đang ở với người thân, không ai bắt đi làm hoặc mới vào thành phố được vài ngày.

Công an phường 9, quận 3 đã kiểm tra nhà số 79/68B Trần Văn Đang, phát hiện 2 phòng cho thuê với số lượng 16 người không đăng ký tạm trú. Chủ nhà cho biết, bà mới cải tạo chuồng heo thành 2 phòng cho 2 người đứng ra thuê là Trần Thị Thành (1973) và Trần Văn Thảo (1962). 2 người này đều khai đến từ xóm 8, Quảng Thạch, Quảng Xương, Thanh Hóa đưa trẻ vào thành phố bán khuyên tai. Tuy nhiên, 9 đối tượng gồm các em nhỏ 7-14 tuổi, 2 cụ già 80 tuổi và một người khiếm thị đều không có giấy tờ hợp lệ. Người dân ở đây cho biết họ thường đi ăn xin tại các tuyến Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Thị Sáu và các khu lân cận. Mỗi ngày, bà chủ nhà thu 1.500 đồng/người/bữa ăn và tiền phòng là 2.000 đồng/ngày.

E.- Những người thu gom 2 tấn rác trên đỉnh Everest:

Một đoàn thám hiểm Nhật Bản đã dọn sạch khỏi đỉnh núi cao nhất thế giới khoảng 2,6 tấn đồ bỏ đi, gồm đồ hộp rỗng, bình ôxy, lều trại. Ken Noguchi, thành viên của đoàn, cho biết lượng rác này sẽ được gửi về Nhật để trưng bày.

Đoàn thám hiểm gồm 8 thành viên người Nhật, bắt đầu công việc từ ngày 14/4 với mục tiêu thực hiện một chiến dịch thu gom rác thải, nhằm giảm ô nhiễm trong khu vực.

Tình cờ trong chuyến đi này, họ đã phát hiện và chôn cất thi thể của hai vận động viên leo núi mất tích từ nhiều năm trước. Ken Noguchi cho biết 2 thi thể, vốn nằm trên đường lên đỉnh Everest khiến nhiều người leo núi sợ hãi, đã được chôn dưới một tảng đá lớn. Đó có thể là một người dân Himalaya gốc Nepal tên là Ang Lakpa bị mất tích năm 1986, và một người Ấn Độ chưa biết tên thiệt mạng năm 1992.

F.- Hơn 2 triệu sợi mì làm từ 1 kg bột:

Li Tao, một đầu bếp Trung Quốc 24 tuổi đã phá kỷ lục của chính mình khi làm ra sản phẩm độc đáo này. Chiều dài tổng cộng của những dây mì vượt hơn 2.850 km.

Những sợi mì trên được Li Tao làm bằng tay, chúng mỏng tới mức 18 sợi có thể được xỏ qua một cây kim. Đây là lần thứ 3 anh ghi kỷ lục vào sách Guinness sau 5 năm luyện tập. Với thành tích này, anh đã nối tiếp truyền thống của gia đình, vì bố anh cũng đã từng được ghi 3 kỷ lục vào sách Guinness về món mì.

Mì sợi dài là đặc sản ở Lanzhu (tây bắc Trung Quốc) thường được dùng vào những ngày sinh nhật vì tượng trưng cho tuổi thọ.

G.-Cô gái Mỹ giàu lòng nhân ái:

Marcie Friedman là người đầu tiên của Hội Chữ thập đỏ Mỹ có mặt tại Việt Nam. Gần 1 năm thực hiện dự án “Hỗ trợ người khuyết tật và nạn nhân da cam", cô gái Mỹ này đã trở nên thân thiết với những người Việt Nam chịu bất hạnh sau chiến tranh.

Trước khi tôi nhận làm công việc hiện giờ, bố tôi đã nói "Đây là một cơ hội lớn. Con sẽ làm một việc mà nhiều người Mỹ có lương tâm cũng không có điều kiện để làm". Chương trình do Hội Chữ thập đỏ Mỹ triển khai, hưởng ứng lời kêu gọi giúp đỡ các nạn nhân da cam của Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ VN, Nguyễn Trọng Nhân tại Hội nghị quốc tế năm 1999.

Một năm qua, lúc đến Quảng Nam, khi có mặt ở Thừa Thiên - Huế, dường như Marcie không có một ngày cho "riêng mình". Những nơi nằm trong dự án như Đà Nẵng, Bình Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hà Nội cô đều đi qua. Nhà nào chuẩn bị đổ thì hỗ trợ tiền làm nhà mới; Nạn nhân cần sự can thiệp của y học được xếp ngay vào danh sách phẫu thuật. Em Đào Văn Đông (14 tuổi) ở thôn Thiết Trụ, An Nhơn, Bình Định đã sống từ nhỏ cùng những khối u to bám hai bên mông và cả một mảng da vùng lưng dày, đen trũi. Đông không có cơ hội đến trường, cũng không được chữa chạy vì gia đình quá nghèo. Song, cô gái Mỹ nhỏ bé này đã giúp em trải qua nỗi đau ấy. Sáng 5/5, cậu bé đã tươi cười đón Marcie tại bệnh viện tỉnh, khi cô vừa từ Bình Định trở về. Marcie đã rất xúc động khi chứng kiến bà cụ già chăm sóc những người con khuyết tật hàng chục năm ròng trong cảnh đói nghèo, nhưng không một lời than vãn. Những cảnh đời éo le trên đã thúc đẩy cô làm việc tốt hơn.

H.- Giúp đỡ người khác để báo ân cuộc đời:

Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học, đã nói như vậy khi được hỏi về công việc khá vất vả của mình. Ngoài việc quản lý một số phòng khám theo yêu cầu tại Hà Nội, thỉnh thoảng ông còn lặn lội thăm bệnh ở những nơi xa xôi, giúp đỡ trẻ em nghèo...

Ông Hồng, người đã trải qua nhiều đau khổ, tưởng như bão hòa với tất cả lại bật khóc khi nghĩ lại những năm tháng tuổi thơ của mình "Lọt lòng đã mồ côi mẹ, lên 8 tuổi thì mồ côi bố, tôi sống với bà nội; được như bây giờ là nhờ tình thương của bà con làng xóm ở quê. Hết lớp 4, tôi phải nghỉ học đi mót lúa, ngô, khoai để kiếm sống. Họ thường dành phần để tôi nhặt được nhiều mà không phải mang ơn hay coi đó là sự thương hại. Sự giúp đỡ lặng thầm ấy, tôi sẽ không bao giờ quên".

Tình thương của những người dân nghèo quê ông (xã Thanh Lâm, Thanh Chương, Nghệ An) trở thành một phần máu thịt để ông sống và vượt qua bao thăng trầm của cuộc đời.

Đi bộ đội rồi trở thành bác sĩ, nhiều lần ông Hồng bất lực chứng kiến đồng đội bị tử thần cướp đi. Bệnh viện thời bao cấp thiếu từ thuốc đến phương tiện; cả mối quan hệ truyền thống bác sĩ - bệnh nhân vốn tốt đẹp cũng dần biến mất. Người bệnh ở quê phải chữa trị theo tuyến: bắt đầu từ xã rồi chuyển lên huyện, huyện làm giấy lên tỉnh, tỉnh giới thiệu mới được đưa đi trung ương; chưa kể phải chạy ngược chạy xuôi, chen qua các cửa để được thầy giỏi chữa bệnh, mà không phải lúc nào cũng được. Ông Hồng đau khổ như chính mình có lỗi.

Năm 1988, ông thành lập Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam), mở phòng khám bệnh đa khoa theo yêu cầu với sự đỡ đầu của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và kinh tế. Đây là một trong số ít phòng khám ngoài quốc doanh bề thế đầu tiên ở Việt Nam (tại 28B Điện Biên Phủ, Hà Nội). Đến nay, trung tâm được đầu tư khoảng 20 tỷ đồng trang bị máy móc y tế hiện đại; đáp ứng yêu cầu của hàng nghìn bệnh nhân.

Hiện ông sống tại Hà Nội trong căn phòng 8 m2 của trung tâm; hàng ngày ăn cơm bụi với nhân viên, lặng lẽ giản đơn như những ngày thơ ấu. Dường như chất lính và tình thương của người dân quê đối với ông từ thuở nhỏ đã nuôi lớn trong ông niềm hạnh phúc “Tôi giúp đỡ người khác không phải để được khen thưởng mà chỉ muốn báo ân, báo ân cuộc đời và lòng tốt của mọi người".

I.- Người Hàn Quốc lập gia đình như thế nào?:

Với người dân nơi đây, môn đăng hộ đối luôn được coi trọng. Vai trò của ông tơ bà nguyệt vì thế rất quan trọng. Họ sẽ tìm những cô dâu phù hợp với đòi hỏi của nhà trai về hình thức, địa vị, tiền bạc. Đắt giá nhất là những chú rể làm nghề luật sư, bác sĩ.

Để ẳm được những chú như thế, cô dâu cần có của hồi môn gồm nhà ở, ôtô và văn phòng (nghĩa là bố mẹ cô gái phải có công ty riêng).

Hiện nay, hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu vẫn là một điều gì đó rất sành điệu ở đất nước này. Theo phong tục truyền thống, chuyện lập gia đình là đại sự, nhất nhất phải do cha mẹ đôi bên quyết định. Không mấy người tin rằng cuộc hôn nhân vì tình yêu sẽ trở nên bền vững, vì họ quan niệm người trẻ tuổi thì bồng bột mà cuộc sống gia đình lại trải dài hàng chục năm, đòi hỏi độ chín chắn cao khi lựa chọn

J.- 40 năm gắn bó với bệnh nhân phong cùi, trại Quy Hoà:

Ông Trần Hữu Ngoạn, nguyên giám đốc Viện phong Quy Hòa, Quy Nhơn là một trong số các bác sĩ sống và làm việc lâu nhất bên cạnh bệnh nhân phong. Ông thấu hiểu tâm lý mặc cảm của người mắc bệnh, cùng chia sẻ với những nỗi đau của họ để giúp họ vượt qua bệnh tật

Bác sĩ Ngoạn sinh ra và lớn lên giữa đất Hà thành rồi lập gia đình với một cô gái Hà Nội chính gốc. Vậy mà đến năm 24 tuổi, tốt nghiệp Đại học Y, chuyên khoa Da liễu về bệnh phong, ông lại khăn gói đi một mạch vào thẳng trại phong ở Quỳnh Lập, Nghệ An. Ở đó, ông chăm sóc và điều trị bệnh nhân suốt 24 năm, mấy tháng mới về thăm vợ con một lần. Một tay bà Phạm Thị Yến vừa lo thu vén gia đình, vừa chăm 3 con nhỏ.

Cách đây 40 năm, người mắc bệnh phong rất nhiều và ấn tượng của xã hội về căn bệnh này rất nặng nề. Nhiều người biết mình bị bệnh, đã tự tử ngay khi ra khỏi phòng khám. Ông Ngoạn đọc đuợc nỗi thống khổ của những con người bị xã hội và gia đình ruồng rẫy. Nhiều người thấy ông bỏ gia đình, đến chăm sóc bệnh nhân thì cho rằng ông nhằm một mục đích nào đó. Ông giải thích “Đó là bởi họ không thấy cảnh người bệnh vì nhớ gia đình mà bỏ trại, vượt bao nhiêu đường đất để về thăm. Song, đến nơi lại bị anh trai xua tay đuổi đi. Hay người chị nhớ em, phải về trên chuyến tàu đêm để láng giềng khỏi trông thấy".

50 tuổi, bác sĩ Ngoạn được điều về làm Giám đốc Viện phong Quy Hòa. Lại thêm 10 năm, người vợ thảo hiền lẳng lặng thay chồng nuôi con. Bà Yến chấp nhận sự hy sinh đó vì một lý do rất giản đơn “Đó là những việc nên làm". Bước sang tuổi 68 ông mới về với gia đình sau một đời tận tụy vì công việc nhưng vẫn không nguôi ngoai ý định cứu giúp những người khốn khổ. Đôi vợ chồng già lại cùng nhau đến với đồng bào dân tộc, với những bệnh nhân phong sống lang thang trong rừng núi.

H.- Người phụ nữ cai quản hơn 5.000 cổ vật tại Tp HCM:

Theo đánh giá của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở TP HCM, cổ vật của chị Nam Hương phong phú, đa dạng, có giá trị cao. Trong đó, một số đồ vật bảo tàng cũng chưa có được. Sau bao năm cất giữ, nay chị muốn trưng bày chúng cho mọi người cùng thưởng thức, bằng việc biến căn nhà của mình thành bảo tàng tư nhân.

Không sưu tập theo chủ đề, chị Hương chỉ chơi theo ý thích với quan điểm thứ cổ vật nào cũng quý, hễ mua về là coi như con đẻ. Trong số hơn 5.000 cổ vật, có những thứ thật đáng nể mặt, từ đồ cổ của Việt Nam như trống đồng Đông Sơn loại 1, 2, 3, cổ vật văn hóa Óc Eo, Lý - Trần, thời nhà Mạc, men lam Huế triều Nguyễn, đến đồ Trung Quốc thời nhà Thương, Chu, Đường, Nguyên, Thanh...

Ý định sưu tập cổ vật của chị bắt đầu từ khi về nhà chồng, nhưng "máu chơi" thì có sẵn từ thời thơ ấu. Cha chị từng là tù chính trị Côn Đảo thời thuộc Pháp. Những vật dụng ông mang về như lon guy-gô đựng cơm, khăn... đều được chị nâng niu cất giữ. Để có được sự am hiểu về thế giới cổ vật, chị đã đọc sách, báo, nghiên cứu và tranh thủ đi gần 80 nước trên thế giới. Vậy mà không ít lần chị bị mua lầm, thậm chí mua phải đồ giả, đành coi đó là “những khoản học phí phải bỏ ra để học lấy nghề chơi”.

Chị có thể nhớ từng chi tiết nhỏ nhất của từng thứ một “Chẳng may đồ của tôi bị lưu lạc, sau vài năm tôi cũng có thể nhận ra nó. Hình như cổ vật có hồn. Mỗi lúc ngắm nhìn, tôi có cảm giác như chúng đang thủ thỉ với tôi rất nhiều điều”.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam sẽ giúp chị về thủ tục pháp lý trong việc thành lập bảo tàng tại nhà chị, số 93 Nguyễn Thanh Tuyền, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002