Đại Chúng số 102 - Ngày 16 tháng 7 năm 2002

Duramax

ĐỌC BÁO DÙM CÁC BẠN

Ký Điệu ghi lại

A.- Hacker bó tay trước website của Tổng thống Nga:

Điện Kremlin cho biết có khoảng 100 hacker cố đột nhập vào website mới của Tổng thống Vladimir Putin trong 24 giờ của ngày đầu tiên ra mắt (20/6), nhưng chúng đã thất bại.

Sau 3 tháng thử nghiệm, Cơ quan Thông tin và Truyền thông Liên bang Nga tin tưởng website của mình sẽ miễn dịch hoàn toàn trước những cuộc tấn công của hacker.

Theo phát ngôn viên của điện Kremlin, đến nay có khoảng 500.000 người vào trang web này, trong đó có tới 96 đợt tấn công của hacker. Tuy nhiên, chúng đều không lợi dụng được gì.

Hacker đã cố quậy phá website của ông Putin vì nhiều lý do, trong đó có mục đích phá nội dung, đánh cắp thông tin mật.

Công ty AYAXI (trụ sở tại Moskow), giành được hợp đồng xây dựng website trên trong 10 tháng, cho biết trang web này đăng tải những bài phát biểu của Tổng thống Nga, các luật lệ mới, tin tức về cá nhân ông Putin, ảnh tổng thống đi dạo cùng các chú chó cũng như những bức ảnh chụp cả gia đình ông.

B.- Diễn tiến tai nạn hai phi cơ đụng nhau trên không (Mid-Air Collision) ngày July 01.2002

Chúng ta thường đi phi cơ và chúng ta rất phân vân khi nghe tin chuyện phi cơ xảy ra. Sau đây là tường trình từ Hàng không Quốc tế vừa qua.

Hai phi cơ, Tu-154 (Nga) và Boeing 757 (Hoakỳ). Trích từ Die Welt – Skyguide and International Air Traffic Report.

Ngày: 01 July 2002

Thời gian: 23.36

Loại: Tupolev 154M

Phi công: Nhân viên hãng Bashkirskie Avialinii

Ra đời: 1995

Động cơ: 3 Soloviev D – 30 KU- 154- II

Phi hành đoàn: 12 chết hết

Hành khách: 57 người chết hết

Nơi xãy tai nạn: Uberlingen (Germany)

Tốc độ: Bình phi (cruise)

Nhiệm vụ: Chuyên chở hành khách dân sự

Từ: Moskva- Domodedovo Airport (DME)

Sẽ đến: Barcelona Airport (Spain)

Số phi vụ: 2937

Loại: Boeing 757 – 23 APF

Phi công: Nhân viên hãng Buu tín DHL Airways

Ra đời: 1990

Động cơ: 2 Rolls Royce RB-535E4

Phi hành đoàn: 2 người chết hết

Hành khách: 0

Nơi xảy tai nạn: Uberlingen (Germany)

Tốc độ: Bình phi (cruise)

Nhiệm vụ: Chở hàng (Cargo)

Từ: Bergamo

Sẽ đến: Brussel- Zaventem Airport (Brusell)

Số phi vụ: 611

Tường trình (Remark):

Bashkiriian Airline 2927 từ Bashkortostan, Russian (UFA) và bay từ Moscow để nhận thêm hành khách. Từ Moscow phi cơ TU-154 bay về Barcelona (Tây ban Nha).

Dùng phi trình thường xuyên RNVA – Đoạn Salzburg – Traustein – Kempten – Trasadingen – với mực độ Level 360. Vô tuyến liên lạc được chuyển giao cho đài Không lưu Zurich ACC. Đài Zurich ACC hướng dẫn phi cơ TU-154 từ mực độ Level 360 nên xuống mực độ Level 350 và phải giữ như vậy cho đến phi trường Barcelona để nhường mức độ Level này cho một phi cơ Boeing 757 DHL chở hàng hóa sẽ đến gần. Phi cơ Boeing 757 DHL từ Bergamo (Italy) về Brussels trên phi trình RNAV – đoạn Abesi – Akabi – Tango với mực độ Level 360. Lệnh từ đài kiểm sốt Không Lưu Zurich ACC cho phi cơ TU-154 khoãng 50 giây. Nhưng phi hành đoàn TU-154 không trả lời, thì lệnh này được lập lại một lần nữa khoảng 25 giây trước khi đụng nhau. Lệnh này được hệ thống Computer “Traffic Alert and Collision Avoidance System (TCAS) của Boeing 757 DHL nhận va hệ thống computer này tự động hạ thấp phi cơ Boeing 757 DHL xuống mực độ Level 350 để tránh mức độ Level 360. Cả hai đụng nhau tại FL 354. Nổ tan và rớt xuống gần Uberlingen (Germany). Tất cả không một người nào sống sót.

C.- WorldCom: cuộc trình diễn ngoạn mục chấm dứt:

Cuộc trình diễn Scott và Bernie đã chấm dứt. Chưa đầy 2 tháng sau khi nhà đồng sáng lập trực tính của WorldCom, Bernard Ebbers, buộc phải rút lui khỏi chức vụ Giám đốc điều hành công ty viễn thông khổng lồ này, người bạn nối khố của ông, Giám đốc Tài chính Scott Sullivan, cũng mất chức. Ngày 25/6, WorldCom đã sa thải Sullivan sau khi phát hiện thấy gần 4 tỷ USD các khoản chi không đúng đã được dùng để thổi phồng luồng tiền vào và che giấu những thua lỗ của công ty trong năm 2001 và đầu năm 2002.

Năm ngối, tình hình tài chính của WorldCom bắt đầu gặp khó khăn cũng như đa số các công ty trong khu vực viễn thông khi đó đang lao đao bởi tình trạng dư thừa công suất của hệ thống tốc độ cao, sự cạnh tranh gay gắt, các cuộc chiến giá cả và chi tiêu uể oải của những khách hàng công ty trong bối cảnh kinh tế yếu kém. Song Sullivan lại liên tục nói với các nhà đầu tư rằng sổ sách vẫn “đẹp” và đã được kiểm tra đi kiểm tra lại. “Ban quản lý của chúng tôi đã bị sốc”, Giám đốc điều hành John Sidgmore nói sau khi công ty thông báo sẽ công bố lại những kết quả tài chính trong năm 2001 và 2002.

Wall Streets có lẽ cũng sẽ sốc. Ebbers và Sullivan là 2 diễn viên chính trong cái mà Wall Streets gọi là "cuộc trình diễn Scott và Bernie". Hai người đàn ông này đã thực hiện một loạt các vụ sáp nhập mà đỉnh điểm là vụ tiếp quản MCI trị giá 40 tỷ USD hồi năm 1998, vụ sáp nhập lớn nhất dưới triều đại của họ. WorldCom quá nhỏ so với MCI và đối tác của nó là British Telecom, song Sullivan và Ebbers đã thuyết phục được các cổ đông của WorldCom và MCI ủng hộ thoả thuận này. Tuần báo Business Week số ra tháng 2 dường như đã báo trước những điểm đáng ngờ trong hoạt động kế tốn của WorldCom, lưu ý rằng WorldCom đã "tự do" ghi vào sổ sách những chi phí là các khoản đầu tư vốn.

D.- WorldCom: nguy cơ phá sản tính từng ngày:

Chánh quyền Mỹ đã giáng “đòn chí mạng" vào WorldCom Inc. bằng những lời kết tội gian lận sau khi công ty này thú nhận che giấu các khoản chi phí gần 4 tỷ USD trong vụ bê bối kế tốn lớn nhất từ trước đến nay, đẩy họ tới bờ vực phá sản. Trong vụ kiện dân sự tại một toà án liên bang ở New York, Ủy ban chứng khốn và hối đối (SEC) cáo buộc WorldCom đã giả mạo lợi nhuận để phù hợp với những dự đốn của phố Wall. WorldCom đã sa thải Giám đốc tài chính Scott Sullivan.

Tổng thống Mỹ George W. Bush cho biết ông "rất lo ngại" và yêu cầu mở một cuộc điều tra vụ bê bối mà theo ông có thể "kinh khủng" không kém sự sụp đổ của công ty năng lượng đã phá sản Enron Corp. Ngày 26/6, cổ phiếu và trái phiếu của WorldCom sụt giảm mạnh do tin trên, còn các thị trường toàn cầu thì chao đảo. Cổ phiếu châu Á và đồng USD đã vững lên trong ngày 27/6 nhờ Wall Streets gượng dậy được sau cú sốc từ công ty dịch vụ dữ liệu và điện thoại đường dài lớn thứ 2 nước Mỹ này, song các nhà đầu tư vẫn thận trọng. Bộ Tư Pháp Mỹ, nơi có quyền chính thức buộc tội, cho biết họ đang cân nhắc khả năng kiện WorldCom. Hồi đầu tháng, vụ điều tra Enron của Bộ đã dẫn đến việc Arthur Andersen - công ty kiểm tốn trước đây của WorldCom - bị kết tội vi phạm pháp luật. Nhà kiểm tốn hiện nay của WorldCom là KPMG.

Theo các nhà phân tích, việc tiết lộ hoạt động kiểm tốn gian lận trên có thể làm tiêu tan nổ lực của WorldCom nhằm đảm bảo kiếm được 5 tỷ USD trong đợt huy động vốn mới và buộc công ty phải phá sản. Một nguồn tin thân với các ngân hàng của WorldCom cho biết thỏa thuận này đã "chết", khiến công ty không còn đủ tiền để trang trải cho những chi phí cũng như trả lãi cho khoản nợ 30 tỷ USD. Quy mô vụ bê bối mà WorldCom tiết lộ hôm 25/6 đã gây chống váng ngay cả những nhân vậy kỳ cựu “chai sạn” của Thị trường chứng khốn New York, khiến người ta tự hỏi sau đây sẽ là những ai. Đối thủ của WorldCom là Sprint ngay lập tức khẳng định họ không phải chịu bất kỳ cuộc điều tra nào của SEC, không có bất kỳ khoản nợ nào "ngoài bản quyết tốn tài chính", còn sổ sách kế tốn của họ thì đầy đủ và chính xác.

Vụ bê bối WorldCom là vụ lớn nhất trong lịch sử các công ty Mỹ và có thể còn làm lu mờ cả vụ bê bối của Enron. Công ty xếp hạng tín dụng Standard & Poor's đã hạ thấp mức xếp hạng tín dụng dài hạn đối với WorldCom từ "B+" xuống còn "CCC-", với lý do mức độ bất ổn cao xung quanh khả năng thanh tốn khoản nợ còn tồn đọng của WorldCom.

E.- WorldCom - Những năm lịch sử của World Com đáng nhớ

Sự ra đời Đại Công Ty World Com:

1983: Hai thương nhân Murray Waldron và William Rector phác thảo một kế hoạch nhằm thành lập một công ty điện thoại đường dài có tên LDDS (Long-Distance Discount Service)

1985: Nhà đầu tư Bernard Ebbers trở thành Tổng giám đốc điều hành LDDS.

1989: LDDS nổi danh nhờ vụ mua Advantage Companies Inc.

1992: LDDS sáp nhập trong một thỏa thuận trao đổi cổ phiếu với công ty dịch vụ điện thoại đường dài giá rẻ Advanced Telecommunications Corp.

1993: LDDS mua các công ty điện thoại đường dài Resurgens Communications Group Inc và Metromedia Communications Corp. trong một thỏa thuận trao đổi cổ phiếu và tiền mặt giữa 3 bên, tạo ra mạng điện thoại đường dài lớn thứ 4 ở Mỹ.

1994: LDDS mua mạng viễn thông nội địa và quốc tế IDB Communications Group Inc. theo một thỏa thuận trao đổi cổ phiếu.

1995: LDDS mua công ty truyền dữ liệu và thoại Williams Telecommunications Group Inc. (WilTel) với giá 2,5 tỷ USD bằng tiền mặt và đổi tên thành WorldCom Inc.

1996: WorldCom sáp nhập với MFS Communications Company Inc. (MFS), sở hữu các cơ sở truy cập mạng địa phương qua các mạng cáp quang kỹ thuật số ở trong và xung quanh các thành phố lớn của Mỹ và châu Âu, cũng như UUNet Technologies Inc., một hãng cung cấp dịch vụ truy cập Internet cho các doanh nghiệp.

1998: WorldCom hoàn tất 3 vụ hợp nhất: với MCI Communications Corp. (40 tỷ USD) -vụ lớn nhất trong lịch sử vào thời điểm đó, Brooks Fiber Properties Inc. (1,2 tỷ USD) và CompuServe Corp (1,3 tỷ USD).

1999: WorldCom và Sprint Corp. đồng ý sáp nhập.

F.- Xerox: kẻ nhúng chàm thứ 2

Đại Công Ty Xerox đang theo gót World Com

Ngày 28/6, hãng sản xuất thiết bị văn phòng của Mỹ Xerox Corp. cho hay, họ sẽ công bố lại doanh thu trong thời gian 5 năm qua, giảm khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, tin đồn về một lỗ hổng lớn hơn nhiều trong sổ sách kế tốn của công ty này đã khiến cổ phiếu của họ sụt giảm mạnh. Chỉ vài ngày sau khi hãng điện thoại đường dài WorldCom của Mỹ làm các thị trường thế giới bàng hoàng khi tuyên bố đã giấu gần 4 tỷ USD chi phí, Xerox lại đổ thêm dầu vào lửa và hậu quả là cổ phiếu của họ mất giá ngay lập tức 31% tại châu Âu.

Người phát ngôn của Xerox nói công ty sẽ giảm doanh thu khoảng 2 tỷ USD so với con số đưa ra ban đầu là 92,5 tỷ USD. Nhưng bà từ chối phát biểu về một tin trên tờ Wall Street Journal rằng tổng số doanh thu bị ghi sai trong thời gian từ năm 1997 đến 2001 có thể lên đến hơn 6 tỷ USD. Con số này gấp đôi mức 3 tỷ USD ghi sai trong vòng 4 năm (1997-2000) theo ước tính hồi tháng 4 của Uỷ ban Chứng khốn và Hối đối (SEC) khi cơ quan này giải quyết một vụ giả mạo trước đó với Xerox.

Cổ phiếu của Xerox, một thời nằm trong danh sách 50 công ty đáng tin cậy nhất của Mỹ, đã bị giảm 31%, xuống còn 5,51 USD. "Vụ này tạo ra những tín hiệu xấu cho thị trường và các nhà đầu tư sẽ phản ứng một cách tiêu cực", Tom Hougaard, nhà chiến lược thị trường tại công ty tài chính City Index khẳng định. "Và trầm trọng hơn là các nhà đầu tư ở Mỹ sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về tính tin cậy của công ty”. Hiện sổ sách của Xerox đang bị lật tung bởi các kế tốn c?a PriceWaterhouseCoopers LLP, mới trở thành công ty kiểm tốn cho Xerox từ tháng 10/2001 sau khi công ty thiết bị văn phòng này cắt hợp đồng với KPMG LLP. Trong những năm gần đây, Xerox khá chật vật do nhu cầu thấp và sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ châu Á, song nó là thương hiệu phổ biến trong các gia đình hồi cuối những năm 1950 khi tung ra chiếc máy photocopy mang danh hiệu Xerox nỗi danh đầu tiên trên thế giới.

G.- Thiên truyện WorldCom: Gã bán sữa mộng làm Vua

Người khác thích lập công ty để điều hành, còn Bernard J. Ebbers thích mua lại chúng - và dưới "triều đại" của mình, ông ta đã mua tới hơn 60 công ty. MCI, công ty điện thoại đường dài ở Washington, vốn đã nhận được một đề nghị hấp dẫn của British Telecommunications PLC khi Ebbers vàng ty của ông ta, WorldCom Inc., bỗng từ đâu đó xuất hiện vào năm 1997 với một đề nghị chống váng hơn - 37 tỷ USD. MCI lớn gấp 3 lần WorldCom, nhưng Ebbers mua bằng cổ phiếu. “Cần gì tiền", ông ta khoe, và nói đùa rằng mục tiêu tiếp theo của ông là British Telecom. "Không cần một xu".

Thỏa thuận mua MCI là sự đúc kết của một chiến lược không mệt mỏi dưới khẩu hiệu “tăng trưởng bằng cách mua lại” mà cuối cùng bị chặn đứng cách đây 2 năm, khi Chính phủ ngăn vụ mua lại táo bạo nhất của Ebbers, vụ WorldCom mua Sprint Corp với giá 129 tỷ USD. Nó buộc ông phải làm điều mà ông ta chưa từng làm bao giờ: kiếm tiền bằng cách điều hành những gì ông đang sở hữu chứ không mua công ty mới. Việc đó quá sức của ông. Và đó là nguyên do tại sao WorldCom, một nhóc tì từ vùng đất Mississippi vụt biến thành một công ty tầm cỡ thế giới, phải đối mặt với sự lựa chọn khó chịu: hoặc là thừa nhận với Phố Wall rằng họ đang thua lỗ, trĩu nặng dưới khoản nợ khổng lồ do mua quá nhiều trong khi tính tốn sai về dịch vụ điện thoại đường dài và Internet; hoặc sửa đổi sổ sách và tiếp tục tuyên bố rằng họ có lãi.

Thiên hạ nay mới biết WorldCom quyết định ra sao sau khi công ty tiết lộ hồi tuần trước rằng họ đã khai sai 3,9 tỷ USD chi phí trong bảng quyết tốn, biến lỗ thành lãi. WorldCom thừa nhận đã tính chi phí duy trì mạng và những khoản chi trả cho các công ty điện thoại địa phương là "chi phí vốn", tức là những khoản đầu tư trong tương lai. Hành động đó làm tăng lợi nhuận trong năm 2001 và quý đầu năm nay mà theo Uỷ ban Chứng khốn và Hối đối (SEC) thì thay vì lỗ 1,2 tỷ USD, họ lãi 1,6 tỷ USD. Làm thế nào lại xảy ra điều đó và ai phải chịu trách nhiệm ở trung tâm của vụ bê bối WorldCom? Tuần trước, công ty đã sa thải Giám đốc Tài chính Scott Sullivan, quy tội cho ông về việc làm sai trái này. John Sidgmore, người lên làm Giám đốc điều hành WorldCom sau khi ban giám đốc hất cẳng Ebbers vào tháng 4, nói ông không hề hay biết gì cho tới khi kiểm tốn phát hiện. Và trong khi SEC kiện họ, Bộ Tư pháp bắt đầu tiến hành điều tra, còn Tổng thống Mỹ George Bush lên tiếng chỉ trích gay gắt, WorldCom đã kết thúc một chặng đường từ một biểu tượng của cơn sốt công nghệ những năm 1990 thành tội đồ gây ra một trong những vụ lừa đảo công ty lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Vụ sụp đổ của Enron Corp. đã chứng tỏ một thực tế rằng ngay cả một công ty lớn được nhiều người ngưỡng mộ cũng chưa chắc đã đáng tin cậy. Song những phát hiện về WorldCom là một cáo trạng nghiêm trọng hơn về hành vi của một công ty. Chỉ mới 2 năm trước, cổ phiếu của họ còn là loại được ưa chuộng nhất ở Mỹ, được sở hữu bởi hơn 1.000 quỹ tương hỗ. Giờ đây khi nguy cơ phá sản dường như không thể tránh khỏi, và cả khả năng bị truy tố hình sự, số phận của nó càng khẳng định rằng nhiều ý niệm cơ bản từng tạo nên cơn sốt công nghệ nay quả thực là giả tưởng. Một loạt các vụ sáp nhập của Ebbers từng được ca tụng tại Phố Wall như là một dự án xây dựng toàn cầu. Ông ta không chỉ xây dựng hoạt động kinh doanh điện thoại đường dài. Ông còn tạo nền tảng cho Internet, một sức mạnh được mô tả là cực kỳ to lớn - không gì sánh nổi. Tất nhiên, ông ta không đơn độc trong nỗ lực đó. Cisco Systems, Nortel Networks, Oracle cùng nhiều công ty khác đều tung ra những câu chuyện tương tự cho công chúng với một tâm trạng đầy háo hức, luôn muốn nhào đến Nasdaq vì nghĩ đó là nơi tập hợp của cải. Cổ phiếu của WorldCom tăng mạnh, mang lại cho Ebbers càng nhiều tiền hơn để liên tiếp mua các công ty nhằm thống trị toàn cầu. Các nhà đầu tư lao vào vòng xốy đó suốt một thập kỷ, còn Ebbers trở thành một người hùng tại Phố Wall.

Tuy nhiên, câu chuyện này được xây dựng dựa trên một ảo tưởng. Internet lớn thật, nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. Trong tâm trạng đầu tư phởn phơ đi kèm với sự lan truyền của World Wide Web, WorldCom và hàng chục công ty khác đã chôn số cáp quang nhiều hơn mức mà khách hàng của họ cần. Sidgmore thừa nhận rằng "sự phát triển của các dot-com đã bị tính tốn nhầm". Nhưng một số người nhìn nhận sự thăng tiến ngoạn mục rồi suy sụp thảm hại của WorldCom như là dấu hiệu về một điều gì đó còn tồi tệ hơn là một tính tốn nhầm lớn. Họ cho rằng những vụ bê bối về kế tốn là dấu hiệu rằng cái gọi là đỉnh cao thịnh vượng của những năm 1990 chẳng qua là nhờ trò lừa bịp về sổ sách và lối tô vẽ về những bức tranh đầu tư tươi sáng chứ chẳng phải do những quy tắc về "Nền Kinh tế Mới" hay sự sáng tạo. Scott Cleland, một nhà phân tích của công ty nghiên cứu Precursor Group ở Washington, đã hồi nghi về WorldCom cũng như sự phát triển nhanh chóng của nó. Theo ông, những vụ sáp nhập đã tạo cho các công ty như vậy cơ hội thuận lợi để giả mạo lợi nhuận. Ebbers liên tục kiếm tìm hợp đồng mới vì nó làm cho bảng quyết tốn tài chính của ông đủ rối rắm để che giấu các chi phí thực.

Sinh ra tại Edmonton, Canada, Ebbers khởi nghiệp với nghề giao sữa rồi được một học bổng về môn bóng rổ tại trường Cao đẳng Mississippi ở Clinton. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1967, ông ta ở lại vùng này và bước vào kinh doanh nhà trọ, mua 9 cơ sở vào những năm 1970, trong đó một cơ sở có hoạt động kinh doanh phụ là dịch vụ điện thoại đường dài giảm giá, bằng cách mua sỉ dịch vụ của AT&T rồi bán lẻ lại. Ebbers và 3 đối tác làm ăn ngồi với nhau trong một quán cà phê ở Hattiesburg, Mississippi, vào năm 1983 để bàn cách mở rộng hoạt động kinh doanh đó. Trên mặt sau tờ giấy lau, họ phác thảo kế hoạch về công ty Dịch vụ Điện thoại đường dài giá rẻ (LDDS). Người ta nói khi đó Ebbers chẳng biết gì về hoạt động kinh doanh mới này. Nhưng ông ta biết rõ một điều: càng quy mô lớn càng tốt. Công ty mới chẳng làm ra được đồng lãi nào trong năm đầu tiên song ông muốn nó phải lớn hơn. Ông ta mua lại xả láng, chủ yếu dùng cổ phiếu thay tiền. Mỗi lần mua lại mang đến thêm khách hàng và doanh thu.

LDDS trở thành công ty giao dịch công cộng vào năm 1989 khi họ sáp nhập với Advantage Companies Inc. Đến năm 1995, Ebbers đã "nuốt gọn" hơn 35 công ty, hầu hết là các đối thủ nhỏ kém vốn của AT&T. Đầu năm đó, ông mua thêm Williams Telecommunications Group và giành được mạng cáp quang dài gần 20.000 km của công ty này. Và ông ta không chỉ còn hoạt động trong lĩnh vực điện thoại. Ông ta chuyển sang “dữ liệu”, giao dịch thương mại điện tử và Internet. Công ty được đổi tên thành WorldCom.

Vụ WorldCom mua MFS Communications Co. với giá 14 tỷ USD vào năm 1996 đã nâng vị thế của họ lên đáng kể. Họ mua một mạng cáp quang mới và tiến hành đàm phán mua thêm 1 công ty nữa là UUNet. Nhưng chính thoả thuận mua MCI Communications Corp. vào năm sau đó thực sự là quả rốcket đẩy WorldCom lên trời cao và biến Ebbers thành huyền thoại. Tuy công ty đã có tầm cỡ thế giới, Ebbers vẫn duy trì đại bản doanh ở Clinton và là công ty duy nhất trong danh sách Fortune 500 nằm ở bang Mississippi. Ông ta tự làm cỏ trong vườn, hay chơi bóng rổ, dạy học miễn phí vào Chủ Nhật ở nhà thờ và thường ghé một hiệu ăn bình dân gần nhà. Vụ mua lại MCI đã nâng doanh thu hàng năm của WorldCom từ 5,6 tỷ USD lên 32 tỷ USD. Và khi đó, người ta gọi ông là Vua Bernie. Song đây chính là bước đi sai lầm. Nhiều công ty mới gia nhập thị trường khiến giá giảm. Các công ty nhỏ tách ra từ AT&T giành được quyền tham gia hoạt động kinh doanh điện thoại đường dài, tạo ra mối đe doạ khủng khiếp. Thậm chí trong vương quốc Internet phát triển cực nhanh cũng có vấn đề: quá nhiều mạng nhưng lại ít khách, đẩy giá dịch vụ xuống dưới mức cần thiết để trang trải chi phí. Nhưng WorldCom vẫn chưa dừng lại: tháng 10/1999 họ đã làm Phố Wall bàng hoàng khi liều mạng mua Sprint. Khi đó, nó là vụ mua lại công ty lớn chưa từng thấy. Vấn đề là nó gần như "bất khả thi". Nhà chức trách quyết định ngăn cản thoả thuận này vào tháng 7/2000, và có thể nói đó là thời điểm chấm dứt sự tăng trưởng ngoạn mục của WorldCom. Thậm chí sau khi vụ sáp nhập Sprint thất bại, Ebbers vẫn tiếp tục “shopping”. Tháng 9/2000, WorldCom mua Intermedia Communications Inc., một công ty điện thoại và Internet địa phương đang gặp khó khăn, với giá 1,6 tỷ USD. Intermedia có cổ phần kiểm sốt trong Digex, điều hành các trang Web cho doanh nghiệp. Nhưng đối với Sidgmore, nó cho thấy Ebbers đã bị lạc lối. “Đó là thoả thuận ngu ngốc nhất mọi thời đại”, ông nói. “Chúng tôi đã bỏ 1,6 tỷ USD để mua một công ty chỉ có giá 50 triệu USD".

Cổ phiếu của WorldCom sụt giảm mạnh còn khoản nợ của công ty lên tới khoảng 30 tỷ USD. Con đường phát triển bằng cách sáp nhập của họ đã bị chặn lại. Không còn giải pháp nào khác, Ebbers quay sang tiết kiệm chi phí bằng những biện pháp như tắt đèn khi hết giờ làm việc và hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ. “Bernie điều hành công ty trị giá 40 tỷ USD như thể một cửa hàng gia đình", một giám đốc của WorldCom phát biểu trên tạp chí Business Week. "Ông ta chẳng biết cách làm cho công ty phát triển, ai lại tiết kiệm mấy đồng xu lẻ”.

Vào cuối tháng 4, vị giám đốc điều hành này WorldCom bị hạ bệ. Vua đã bị mất ngai.

H.- Ký Điệu từ lâu rất chú ý đến chuyện SIDA hay AIDS, không thuốc trị như vậy làm sao mà cứu trị được đây?

"Chúng tôi từng rất tự hào về nó", một cư dân ở Clinton nói. "Và giờ đây cái điều mà chúng tôi từng tự hào đang làm cho chúng tôi thấy bẽ bàng. Thật tồi tệ, và từ nay trở đi chúng tôi sẽ nổi danh là nơi xảy ra vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khốn".

Ủy Hội Kinh Tế Xã Hội Châu Á Thái Bình Dương viết tắt theo Anh Ngữ là ESCAP vừa lên tiếng cảnh báo là cần phải gấp rút hành động để chận đứng đà tràn lan của virút HIV và bịnh AIDS. Trong một phúc trình đưa ra trong phiên họp thường niên, ESCAP cho biết con số ước tính là 7 triệu rưỡi khắp thế giới nhiễm HIV có phần chắc là sẽ tăng.

Theo tổ chức nầy thì nhiều chương trình nhằm ngăn chận HIV đã không được tài trợ đầy đủ. Một vài chương trình, như chương trình được thi hành bên Thái Lan, có vẻ thành công; nhưng viễn ảnh của cố gắng nầy, nói chung trên toàn thế giới, vẫn rất đáng ngại. Ông Tony Lisle, Giám Đốc văn phòng về AIDS trong vùng Châu Á Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc nhìn nhận rằng còn lâu mới may ra ngăn chận được đà tràn lan của HIV và bịnh AIDS. Ông Lisle cho rằng mọi dấu hiệu ghi nhận cho thấy dịch bịnh càng ngày càng trầm trọng hơn nhiều và chọn Trung Quốc làm một dẫn chứng thì ông cho là sẽ có dến 10 triệu người nhiễm bịnh trước năm 2010 nếu chính quyền không có biện pháp quyết liệt để đối phó.

Còn ở Thái Lan thì đã có hơn 2% dân số, tức là khoảng 1 triệu người đang sống với HIV và AIDS. Bên Kămpuchia thì số người nhiễm bịnh là hơn 4% số người trưởng thành. Bà Nanda Kriosh, một viên chức cao cấp trong sở phát triển xã hội của ESCAP e rằng nếu không tức thời hành động thì Châu Á có thể lâm đại họa và vì thế mà bà gợi ý là các cấp lãnh đạo chính trị ở Châu Á cần phải có ngay biện pháp để chận đứng đà tràn lan của bịnh nầy.

Chuyển sang một bịnh khác, chỉ liên quan đến quí bà, là bịnh ung thư cổ tử cung. Đây là một trong những bịnh giết chết phụ nữ toàn thể giới nhiều nhất, mà lý do chính là vì phương pháp thử vẫn được gọi là Pap Smear, không phát giác được bịnh ở một số đông quí bà. Tỉ lệ tiền ung thư và ung thư trong giai đoạn đầu mà Pap Smear không phát giác được là từ 15% tới 50%. Pap Smear là phương pháp cạo lấy một số tế bào cửa tử cung để thử xem các tế bào đó có bị ung thư hay không. Các chuyên viên tin là loại virut papilloma ở người gọi tắt là HPV (Human Papilloma Virus) gây ra bịnh ung thư cổ tử cung. Đây là bịnh truyền đi qua các liên hệ xác thịt và thường thì không có triệu chứng gì cả.

Một cuộc nghiên cứu do BS Jeanne Mandelblatt thuộc trường đại học Georgetown ở Washington thực hiện cho rằng sau khi thử Pap Smear, nếu có thêm một cuộc thử nghiệm nữa thì điều đó có thể giúp cứu sống thêm nhiều phụ nữ. BS Mandelblatt tin rằng thử thêm virut Papilloma sau khi đã làm Pap Smear có thể gia tăng khả năng phát giác bịnh ung thư cổ tử cung tại Mỹ, cứu sống thêm nhiều người mà không phải tiêu tốn nhiều lắm. Nhưng ngay lúc nầy, thử virút như thế rất đắt tiền và hiện thì chỉ mới trong vòng thí nghiệm thôi.

Càng đắt tiền hơn nữa nếu làm đúng như BS Mandelblatt đề nghị là thử virút cho tất cả các phụ nữ đã làm Pap Smear. Một chuyên viên nghiên cứu khác, BS Sue Goldie thì lại không cho rằng cần phải thử HPV cho mọi phụ nữ mà chỉ cần thử ở bà nào mà Pap Smear xác nhận là thuộc trường hợp có thể đã nhiễm bịnh.

Trong một cuộc nghiên cứu khác, cũng được đăng tải trên tập san của Y Sĩ Đoàn Mỹ, BS Goldie và các cộng sự viên trong tốn đều cho là rất đáng để thực hiện các cuộc thử nghiệm tìm HPV cho dù có tốn khá nhiều tiền chăng nữa. BS Goldie giải thích là sau khi thấy kết quả Pap Smear của bà nào có dấu hiệu bất thường thì thử nghiệm HPV sẽ giúp phân nửa các phụ nữ loại nầy, hoặc có thể còn nhiều hơn thế nữa, khỏi phải qua thủ tục soi âm đạo.

Phương pháp soi âm đạo, Anh ngữ là Colposcopy, mà BS Goldie vừa nói đến thuộc loại các phương pháp nội soi, qua đó BS điều trị sẽ đưa một dụng cụ vào âm đạo, xem xét các mô ở cổ tử cung qua một kính phóng đại và cắt một số tế bào đưa sang thử ở phòng thí nghiệm.

Cả 2 cuộc nghiên cứu mô tả ở đây đều thực hiện ở Mỹ và dưa trên tiêu chuẩn y tế Mỹ trong khi theo BS Sue Goldie thì 90% số các bà bị ung thư cổ tử cung đều ở các nước đang phát triển, nơi mà Pap Smear xem ra không đắc dụng lắm. Bởi vậy mà BS Goldie ở trường Georgetown (thủ đô Washington) và các cộng sự viên đang tính tới việc làm sao có thể thử HPV cho phụ nữ các nước đó.

Nhưng như đã nói, hiện giờ thử virut HPV tốn 10 đô la trong khi phụ nữ các nước nghèo, theo BS Goldie, phải may mắn lắm mới có thể có được số tiền to như thế. Cho nên quan trọng nhất vẫn là phải làm sao vận động các công ty sản xuất chất liệu và dụng cụ thử nghiệm giảm bớt giá thành trước đã.

I.- Lời Tuyên thệ Trung thành trước lá cờ Mỹ ra sao?

Vừa rồi June 2002, Toà Liên Bang 9th California tuyên bố là câu "Under God" là vi hiến. Chúng ta biết gì về lời thề Trung Thành trước lá cờ Mỹ? Khi chúng ta thành Tân công dân Hoakỳ, chúng ta đã đọc câu này. Câu này do vị mục sư Tin Lành nhân ngày kỷ niệm Columbus, ông cho ghi vào giáo trình dạy tại một trường dòng. Sau đó vào năm 1954, Tổng thống Dwight Eisenhower cho phép ghi vào lời này khi đuợc bổ nhiệm, khi trở thành công dân Hoakỳ.

Pledge for the flag

"I pledge allegiance to the flag of the United States of America and to the Republic for which it stands one Nation under God, indivisible with liberty and justice for all."

J.-Hacker phá vỡ hệ thống máy tính California:

Tại Sacramento, California, hacker đã đột nhập vào hệ thống Computer California để lấy cắp những thông tin tài chính cá nhân như họ tên, số bảo hiểm xã hội và các chi tiết ngân hàng... của 260.000 công nhân và viên chức cấp cao, kể cả của thống đốc Gray Davis. Dù vậy, cho đến nay vẫn chưa xác định được bọn hacker sẽ sử dụng các thông tin ấy vào mục đích gì.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002