Đại Chúng số 102 - Ngày 16 tháng 7 năm 2002

Duramax

MỘT NGÀN LẺ MỘT CHUYỆN NHỚ QUÊN

Mộng Tuyền Nữ Sĩ

  • Cụ Nguyễn Độ Brookhurst Orange County: 1. Người xưa chia ngày đêm theo từng giai đoạn để đặt ra danh xưng, cũng như chia từng buổi ăn trong ngày buổi sáng, buổi trưa, buổi tối v.v... Bà cụ có còn nhớ cách chia và tên gọi của từng giai đoạn trong ngày cũng như từng buổi ăn đó không? 2. Nghe nói đời nhà Hán đã biết dùng đồng hồ máy móc, có đúng như thế không ? Nếu có xin bà cụ chỉ vẽ cho.

* 1. Ngưới xưa căn cứ vào con bóng và sắc trời mà phân định "ngày và đên" từng giai đoạn. Như trời sắp sáng thì gọi là "Muội Đán” hay “Muội Sảng. Nhưng khi thấy trời đã sáng hẳn thì gọi là "Bình Đán hay Bình Sóc. Còn lúc mặt trời mọc thì gọi là "Đán" cũng còn kêu là "Tảo Triêu" hay "Thần". Khi mặt trời lên đến đỉnh đầu thì gọi là "Nhật Trung" hay "Nhật Cực", cũng có người gọi là "Chánh Ngọ", "Trung Ngọ".., lúc sắp đến nhật trung thì lại gọi là "Ngung Trung". Cò mặt trời ngả về tây thì gọi là "Nhật Trắc. Mặt trời sắp lặn thì gọi là "Nhật Luân hay Ngật Nhập. Mộ klà sau khi mặt trời lặn, giai đoạn đầu thì gọi là Hoàng hôn hay Ngân Định... Ban đêm gọi là Tiêu hoặc Tịnh, nửa đêm thì gọi là "Tí Dạ"... tức giờ Tí nửa đêm...

Còn tên gọi của từng bữa ăn người xưa chia và gọi như sau: Bữa ăn sáng gọi "Triêu Thực", còn gọi là "Ủng", vào sau lúc mặt trời , trước "Ngung Trung, vào khoảng 9 giờ sáng... Thời gian này gọi là "Thực Thời" hoặc "Tảo Thực", bữa tối gọi là "Tôn"...

2. Quả có như vậy, song không phải như thời đại văn minh như bây giờ. Ví như: Người xưa tiên khởi thủy dùng "Nhật Quỹ" để đo lường thời gian. Như họ đặt một cái mâm tròn nghiêng mặt về hướng tây, chính giữa thì dựng "Nhất Thốn Chân" có nghĩa Kim một thốn, còn gọi là "Biểu", vòng quanh cái mâm đánh dấu khắc ra 12 giờ và 96 khắc... Nhìn vào nó tợ như mặt đồng hồ ngày nay vậy. Người ta căn cứ vào cái bóng của cây kim do mặt trời rọi vào rồi xác định giờ giấc. (Lúc bấy giấy việc mời tiệc tùng cũng dùng giờ giấc này để viết trong thiệp mời dự). Dụng cụ Nhật Quỹ này, nay còn trưng bày tại đài Thiên văn Bắc Kinh.

Tuy nhiên đến đời Chu thì không còn sử dụng nhật quỹ nữa mà lại sử dụng "Lậu Hồ Kế Thời Khí" có nghĩa là cái đo giờ bằng bình nước rò. Các dụng cụ chế ra nó : Bên trên một bình nước rò, dưới có một thùng hứng nước, trong thùng có một chiếc thuyền con cắm mũi tên tre, nhìn nơi thân của mũi tên có khắc những nét khắc để chỉ giờ. Nước trong bình rò nhỏ xuống đều đặn, mực nước nơi thùng trên thì vơi, mực nước nơi thùng hứng thì cao dần lên, thân của mũi tên cũng theo đó mà lên cao dần cho đến một thời khắc nhất định. “Lậu Hồ” có nghĩa là bình rò, lúc mới chế biến chỉ có một cái, về sau chế thành hai cái, có khi sử dụng đến bốn, năm cái... Về sau h? dùng bằng đồng. vì vậy mới có tên "Đồng Hồ Trích Lậu" nghĩa là cái bình bằng đồng nhỏ giọt xuống. Ông có dịp sang Trung Quốc muốn biết thì đến điện Trung Hòa Cố Cung để xem “đồng hồ giọt nước” này.

Tóm lại, đời nhà Hán còn rất nhiều dụng cụ máy móc khác như các loại lịch hoạt động do Trương Hành đời Đông Hán chế, loại lịch này gọi là "Thụy Kiền Minh Giáp"... Đời Tù thì có "Chung Xa" tức xe chuông, hay "Lậu Xa" tức xe rò, "Cổ Xa" tức xe trống là những khí cụ báo giờ di động được... Đặc biệt là có người tên Lương Lệnh Toản đời Đường chế ra máy “Thủy Vận Hồn Thiên Đồng Nghi”, máy này chạy bằng sức nước, trong đó có khí cụ tính giờ, cứ mỗi khắc có một “Người Gỗ” tự động đánh cái dùi vào trống và mỗi giờ cũng có người gỗ khác đánh dùi vào cái chuông.

Đời Tống văn minh hơn, nên chế biến tinh xảo nhiều. Ông Hàn Công Liên nhận thấy các buổi họp hành và nhất là các buổi tiệc ăn uống quan khách thường đến trễ làm phiền hà không ít cho gia chủ, nên ông nghiên cứu chế ra "Thủy Vận Nghi Tượng Đài", trong đó có "Cầm Túng Khí" tức là "cái buông bắt" tương đương với bộ phận then chốt của đồng hồ hiện nay. v.v... Tuy nhiên, có một giai thoại về lời lẽ của ông Lương Lệnh Toản đời Đường phê bình các người đi họp hành cũng như đi tham dự tiệc tùng thường đến trễ nải... khiến cho chủ gia phải bóp bụng chờ đợi. Có người hỏi: “Tiên sinh chế tác đồng hồ ra để mong giúp đở cho các cuộc họp hành, tiệc tùng hoặc cưới hỏi được dúng giờ đúng giấc, nhưng tại sao nay cũng vẫn còn tình trạng trễ nãi như thế? Ông Lương cười: "Có thể là tôi sai vì chưa đo được”lòng" của thực khách."

  • Ông Duy Thứ Virginia: 1. Trong Kinh Thi có nói về việc ăn uống tiệc tùng ở thời Tây Chu, bà cụ có nhớ không?

* Trong Kinh thi có đề cập đến thực phẩm của thời Tây Chu gồm có đến 130 loại thực vật, 200 loại động vật. Thời đại này chăm chút về vấn d0ề ăn uống. Do đó mới có câu: “muốn ăn cá phải là cá phương dưới sông”, hay “muốn ăn cá phải là cá chép dưới sông”. Qua đến Xuân Thu càng phong phú hơn nhiều, đến nỗi Khổng Tử đề ra điều “Thất bất thực”, có nghĩa là “Bảy điều không nên ăn".

Công thức nấu ăn đời Hán họ dùng muối, dấm để nấu thức ăn, thêm mật, hành tỏi làm gia vị. còn hương liệu ngoài gừng, quế còn có cả rau thơm... NHững gia vị cay đắng nhờ Trương Tiến lúc bấy giờ bắt chước theo người Tây Vực. Như ta thấy dưa hấu, dưa chuột, hồ đào, thạch lựu v.v... cũng nhờ nhân vật này. Đời nhà Hán thích ăn thịt chó, do đó mà người hành nghề giết chó có rất nhiều người. Đó là chưa nói đến các loại bánh, như bánh ngày tết chẳng hạn. Nhất là vào đời nhà Tống. Nào là các loại bánh "nguyên tiêu". Hoặc loại bánh "huynh đồn”, đó là loại bánh tròn nhân thịt, có thể là bánh tét ta hiện giờ. Lúc bấy giờ chỉ có người giàu có mới ăn. Tóm lại có ngoài trăm loại bánh. Thời Bắc Tống có bánh bao "Vương lâu mai hoa", bánh thịt "Tào Phu Nhân", quán cơm thịt dê thím Ngũ, canh huyết nhà họ Vương...

Hai đời Minh Thanh vua Gia Khánh (nhà Thanh) trong một lần yến tiệc đãi đằn đã huy động đến 1.500 (một ngàn năm trăm) hỏ lò để ăn 326 loại. Còn rất nhiều tạp tục ăn uống kỳ lạ, có dịp tôi xin kể lại hầu ông.

  • Cư Sĩ Tịnh Hải Garden Grove: Bà cụ có biết thuyết "Alaya Duyên Khởi" không? Nếu bà cụ biết xin làm ơn chỉ giáo.

* "Alaya Duyên Khởi" là Thế giới quan Duy thức tông do Huyền Trang sáng lập. Theo phái này cho rằng thế giới chẳng phải là hư không, mà có một thứ vĩnh hằng tuyệt đối...

  • Cụ Hồ Tùng Mậu Virginia (Qua Cửu Long): Đời nhà Minh ở Trung Quốc có giai thoại một ông cụ già đã tám mươi tuổi, vợ qua đời, ông phải sống với vợ chồng người con gái. Vì muốn có chút con trai để nối dỏi tông đường, ông cụ tìm một nàng hầu trẻ tuổi để về hầu hạ mình. Nàng hầu mắn con, sinh cho ông chút con trai, ông mừng quá bằng đặt tên là Phi. Người con gái trưởng nghĩ rằng ông sẽ nưng niu quí mến chút con trai út này, nên thường bày tỏ sự hằn học. Một hôm, ông gọi vợ chồng người con gái lên đưa một tờ di chúc, bảo con phải cất kỷ để một mai ông có qua đời theo đó mà thi hành. Nói xong, ông bảo vợ chồng đứa con gái này đọc lại cho ông nghe. Tôi quên tờ di chúc ấy, bà cụ nếu còn nhớ xin nhắc hộ cho.

* Tôi có nghe chuyện này. Tờ di chúc ấy như sau:

"Bát Thập Ông Ông Sanh Tử Phi Ngã Tử Dả Điền Viên Gia Sản Tứ Chi Nữ Tế Ngoại Nhơn Bất Tranh Đắc." Lời tờ di chúc không thấy có.

Có nghĩa: “Đã già tám mươi sinh con chẳng phải con ta gia tài điền sản cho hết vợ chồng con rể người ngoài chẳng ai được tương tranh."

Vợ chồng người con gái mừng rỡ và từ đó thường gièm pha đứa em trai cùng cha khác mẹ này là không phải là dòng máu với mình. Người cha chỉ nói: "Khi ta nhắm mắt cứ thế mà thi hành, còn nó thi cho bao nhiêu tùy con định liệu. Nó không quyền được đòi hỏi gì. Tuy nhiên vì lòng nhân đạo con phải đối xử tử tế với nó để tránh miệng thế gian”.

Sau đó không bao lâu, ông già 80 tuổi qua đời. Vợ chồng người con gái kia đuổi đứa bé kia ra ngoài. Mẹ đứa bé mới đưa lên cửa quan kêu kiện. Khi đến nha đường, vợ chồng người con gái đem tờ di chúc trình lên quan sở tại. Ngẫm nghĩ một lát, ông quan sở tại mới bảo hai bên nguyên cáo và bị cáo nghe bản di chúc chính miệng ông đọc lên. Bản di chúc này viên quan đọc lên như sau:

"Bát Thập Ông Ông Sinh Tử: "PHI". Ngã Tử Dả. Điền Viên Gia Sản Tứ Chi. Nữ Tế Ngoại Nhơn Bất Đắc Tranh". Có nghĩa:

"Cụ già tám mươi sinh con (tên): PHI. Đó là con của ta. Tất cả ruộng vườn tài sản ta đều cho hắn (PHI). Con gái và rể là người ngoài không được tranh tụng."

Thì ra, ông cụ tám mươi này sợ đứa con trai út của mình có thể bị vợ chồng con rể mình ám hại, nên mới làm ra bản di chúc không đánh dấu, phân chia từng đoạn, khiến người đọc dễ hiểu sai đi, mới mong bảo tồn được sinh mạng của đứa bé.

Mộng Tuyền

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002