Đại Chúng số 101 - Ngày 1 tháng 7 năm 2002

Duramax

LÀM MỘT VÌ SAO

Hoàng Long.HDB

"Xa mặt cách lòng", câu tục ngữ đó không áp dụng trong trường hợp của Phong và Trúc: hai người yêu nhau, Trúc ở Mỹ, còn Phong ở Việt nam; xa nhau sáu năm đằng đẳng; nhưng rồi Trúc đã trở lại Việt Nam lập thủ tục lãnh người yêu qua Mỹ. Trong thời gian còn xa cách, Phong có lẽ đã thầm ước được làm Một Vì Sao để

***

Chờ gọi phỏng vấn đã mấy năm, cho tới khoảng 1988, không thấy tăm hơi gì, cha mẹ Trúc và Mai quyết định cho hai chị em về Vĩnh Long sống với bà dì để có việc làm và học Anh văn. Tại lớp học Anh văn, Trúc và Mai đã gặp Phong, một sinh viên giỏi nhưng không vào được đại học vì ba của Phong là sĩ quan của chế độ cũ. Phong học thêm tiếng Anh để chờ thời. Bộ ba Phong, Trúc, và Mai từ đó thân nhau và Phong đã đem lòng yêu Trúc.

Phong sinh trưởng tại Vĩnh Long nên biết khá rành Vĩnh Long như những gì trong túi mình. Còn Trúc, hồi còn đi học, rất thích môn lịch sử và tiểu sử các danh nhân. Vì thế những đêm tan học về, bộ ba thường dạo bước dưới bầu trời đầy sao lấp lánh và thường hỏi nhau về lịch sử.

Một hôm, Trúc hỏi Phong:

- Anh có biết thành phố Vĩnh Long trước đây như thế nào không?

Như gãi đúng chỗ ngứa, Phong đằng hắng, chơm chớp đôi hàng mi cong như mi con gái, chúm chím môi cười, rồi thong thả kể:

- Khi biết không thể chống giữ, cụ Phan Thanh Giản đã tự vẫn để cho quân Pháp chiếm thành. Từ đó Pháp ra lệnh san bằng và xây cất thành phố theo một đồ án mới có nhiều phố, đường sá trải đá và trồng cây. Phía mé Sông Cổ Chiên có Nhà Thờ Chánh Tòa và có Trường Nguyễn Trường Tộ; Dọc theo con Sông Cái Cá có con đường trước gọi là Đường Citadel chạy tới Đường Hưng Đạo Vương. Ở bờ sông gần Nhà Bưu Điện là bến tầu đi Lục Tỉnh và Nam Vang. Về phía Long Hồ thì có con Sông Thiền Đức. Phía đầu sông có tòa nhà gọi là Bungalow. Phía dưới có cầu tầu do chú Hỉ xây cất riêng cho tầu của hãng chú cập bến. Hồi chưa có Cầu Thiền Đức, thì có đò chèo; bến ở phía sau Nhà Việc Long Châu. Con đường Gia Long chạy qua trường Tống Phước Hiệp trước mang tên là đường Salicetti. Phía bên kia cầu Thiền Đức có hai con đường là Đường Lê Minh Thiệp chạy dài từ bến đò Cầu Dài vô Chùa Long Phước, cho tới chợ Ngã Tư Long Hồ và con Đường Công Thần chạy từ Cầu Thiềng Đức tới Bến Đò Đình Khao, nay quen gọi là Bắc Cổ Chiên, rồi Cái Sơn, Mỹ An và An Phước. Đình Khao được kể là nơi Nguyễn Ánh khao quân mỗi khi chiến thắng quân Tây Sơn, và cũng là nơi Linh Mục Phillippe Phan Văn Minh đã bị triều đình hành quyết. Ở Long Hồ có Văn Thánh Miếu và Miếu Thờ Cụ Phan Thanh Giản. Gần Cầu Lộ có con đường chạy từ Thánh Thất Cao Đài qua Tòa Giám Mục, và sau Rạp Hát Lạc Thành (nay là Lê Thanh) gọi là Đường Cổ Trì. Từ Ngã Ba Cần Thơ có con đường có đường tên là Trần Công Lại chạy tới Cầu Cái Cá. Ngoài ra Vĩnh Long còn có các xóm như Xóm Lò Rèn nằm bên bờ Rạch Cá Trê còn gọi là Rạch Cầu Lầu; Xóm Bún có nhà ông Phán Nuôi, một cự phú chơi đồ cổ và lập hãng tầu đi lục tỉnh; Xóm Đáy và Xóm Chài ở phía bờ Sông Cổ Chiên.

Trúc hỏi Phong:

- Thế Phong nghĩ thế nào khi người Cộng Sản lên án cụ Phan là hèn, không dám chiến đấu đến phút cuối cùng và trong cuốn Văn Hóa Việt Nam của Hà Nội xuất bản cũng như trong trường học, tên tuổi cụ Phan đã không được nhắc đến?

Phong nhếch mép cười, trả lời:

- Người CS rất đắc tội với các bậc tiền nhân. Cụ Phan đã tuẫn tiết, cũng như sau 75, các nhân vật thuộc Việt Nam Cộng Hòa như Tướng Lê văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Trần Chánh Thành, v.v. cũng tuẫn tiết. Tất cả đều là những điểm son chói lọi trên những trang sử Việt chính thống. Người Cộng Sản mất tông, mất gốc đã cố tình phê phán cụ Phan như vậy nhằm kích động và răn đe đám binh sĩ của họ không được đầu hàng. Ở Liên Xô trước đây cũng vậy: một thanh niên tình nguyện sang Nam Tư chiến đấu cho lý tưởng CS, bị Đức bắt làm tù binh, rồi được tha. Khi trở về Liên Xô, anh được tiếp đón như một anh hùng, được một chân dạy học và thường kể lại những thành tích chiến đấu ở Nam Tư. Khi Nam Tư hục hặc với Liên Xô, lập tức anh bị một tên học trò gay gắt lên án anh là "đã không chiến đấu tới cùng!" Rồi anh bị theo dõi và sa thải. Chính Hồ Chí Minh khi thăm đền thờ Đức Thánh Trần đã làm thơ kêu bằng bác, xưng tôi, và ví mình công đức ngang với Đức Thánh trong câu: “Bác có công dựng nước; tôi có công giữ nước.” Đó thật là một thái độ quá ngạo mạn, Trúc và Mai biết không?

- Biết chứ. Thế Phong có nghĩ là Hồ Chí Minh có công giải phóng đất nước không?

- Không! Không bao giờ! Các bậc thức giả nhận xét: HCM là người kiến thức ít ỏi, tâm tính nham hiểm, lại đầy tham vọng, và đã được Liên Xô huấn luyện kỹ càng để sử dụng làm tay sai trong kế hoạch bành trướng chủ nghĩa CS tại Đông Nam Á. Nhờ đó HCM đã được đánh bóng kỹ lưỡng thành một nhà ái quốc, khoác cho một bộ áo đạo đức cách mạng, không vợ con, giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân và phong kiến. Quần chúng bị lầm nên đã ủng hộ ông ta. Đặc công Nguyễn văn Trỗi đặt bom ở cầu Công Lý, trước khi bị ra pháp trường, đã nói với Luật Sư Nguyễn Văn Chức hồi đó rằng: “Em đã bị chúng nó [Việt Cộng] lừa. Tội cho Quyên, vợ em! Tội cho mẹ em!" Đặc công Trần Văn Đang đặt chất nổ trên Đường Tự Do, Saigòn năm 1965 cũng khóc trên vai LS. Chức tại pháp trường và nói: “Em bị chúng nó lừa. Luật sư nhớ bảo vợ em đừng nghe theo chúng nó, đừng ở dưới vườn; và nuôi con."

Nói đến đây, Phong nhìn thẳng vào mắt Trúc, lên giọng và tiếp:

-Thực tế nếu không có họ Hồ thì Việt Nam có thể đã độc lập lâu rồi như Ấn Độ và Phi Luật Tân được độc lập năm 1946; Miến Điện năm 1947; và Nam Dương năm 1949 v.v. đâu có cần chinh chiến gì? Ngược lại, có chiến tranh với Pháp, HCM mới có cơ hội nắm quyền kiểm soát và tiêu diệt các đảng phái quốc gia và các tôn giáo. Như vậy, họ Hồ có tội với dân tộc chứ không có công.

- Thế chuyện HCM không vợ, không con. Điều đó có tin được không?

Phong bật cười lớn như muốn chế nhạo Trúc và Mai:

- Có ngây ngô lắm thì mới tin được điều đó. Để trở thành một thần tượng chói lòa, một Cha Già dân tộc khả kính, HCM buộc phải ém nhẹm chuyện vợ con. Một ông bác già của Phong đã kể: "HCM ăn nằm với nhiều phụ nữ và có nhiều dòng con". Phong chỉ nêu một chuyện thôi. Năm 1925, lúc tá túc ở nhà Lý Huệ Quần, vợ của Nhà Cách Mạng Việt Nam nổi tiếng lúc đó là Lâm Đức Thụ, người sáng lập ra Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, tên thật là Nguyễn Công Viễn, con trai cụ Tú Nguyễn Hữu Đàn, cháu nội của Nguyễn Mậu Kiến, HCM đã ăn ở với Lý Huệ Khanh, em gái của Lý Huệ Quần, và có một con gái. L H. Khanh bị Quốc Dân Đảng giết năm 1927. Có thể từ đó HCM lấy bí danh là Lý Thụy để nhớ mối liên hệ với người yêu họ Lý này. Lâm Đức Thụ giúp đỡ HCM như thế, nhưng vì muốn chiếm ngôi vị độc tôn nên HCM đã cho hạ sát họ Lâm tại quê Vũ Trung, Kiến Xương, Thái Bình, vào năm 1947 với tội gán cho là chỉ điểm, tay sai của thức dân!

Trúc gật gù tỏ vẻ đồng ý và nói:

- Em cũng nghĩ HCM chẳng phải là thần thánh gì mà phải sống độc thân. Chẳng bao lâu sau 1975, thần tượng HCM đã sụp đổ và thời đại HCM chỉ là một vết nhơ trong lịch sử với tội giết hại các nhà yêu nước và tạo nên hai cuộc chiến đẫm máu tại Đông Dương chỉ nhằm thiết lập chế độ tổng tập quyền lực - totalitarism. Chính vì thế, gần đây vào năm 1989, tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã quyết định hủy bỏ vinh danh HCM.

*

Một hôm bộ ba dạo chơi từ phía mé sông Trường Nguyễn Trường Tộ đi lên, Phong chỉ vào chỗ miếng đất xây cất Bungalow và nói đó là đất của ông Lê Chí Thiện, thân sinh của nữ nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn Lê Thị Thanh Tùng. Cô đã được công tử Phước George ở Mỹ Tho rước về lập gánh hát Huỳnh Kỳ vào năm 1932. Còn con đường Cổ Trì thì có lẽ nguyên có tên là Phấn Cố Trì, rồi gọi tắt là Cổ Trì. Phấn Cố Trì là Tướng của Nhà Nguyễn, tên là Trương Phúc Phấn có công cố trì giữ Lũy Trường Dục, nên được tôn là "Phấn Cố Trì."

Đi chơi với Phong, học được nhiều điều lịch sử thú vị nên Trúc càng ngày càng cảm phục Phong. Chàng hoạt bát, lanh lợi, lại ham tập thể dục và thể thao, thân hình cường tráng nên Trúc thấy càng bị thu hút; mặc dù nàng rất lo lắng là chàng không thuộc diện nào để xuất ngoại cả. Cho đến khi gia đình Trúc nhận được giấy kêu phỏng vấn và cho đi khám sức khỏe thì Trúc thấy rõ là nàng đã yêu Phong hơn bao giờ hết, khi Phong thú nhận là đã yêu Trúc ngay tự buổi đầu gặp gỡ tại lớp Anh Ngữ. Lòng nàng sao xuyến bồi hồi, nhưng lại buồn bã khi nghĩ đến nỗi đau đớn của Phong lúc phải chia tay mỗi người mỗi ngả nàng đi Mỹ và chàng ở lại. Biết đến bao giờ mới lại được gặp nhau? Phong ốm hẳn đi và thờ thẫn như người mất hồn. Cha mẹ Trúc quá lo lắng cho chuyến đi nên cũng không có ý kiến gì. Thầy Bằng thông cảm với tâm sự của Phong và Trúc nhất. Mối tình của họ sẽ ra sao? Phong có thể chung thủy, tin, và kiên nhẫn chờ đợi Trúc năm hoặc sáu năm sau trở về làm đám cưới và bảo lãnh Phong không? Nhiều đêm Trúc đã khóc thầm để cha mẹ và các anh chị em không biết tâm sự của nàng. Trúc phải đi vì ở lại cũng không lợi ích gì. Đi thì có hy vọng có ngày về bảo lãnh; ở lại thì tương lai không có. Nghĩ thế nên Trúc quyết định cắn răng ra đi, bỏ lại một người mà nàng biết là ngoài Trúc ra người đó sẽ không còn yêu ai nữa; còn Trúc, nàng đã yêu Phong thì cũng sẽ không còn yêu ai nữa. Chờ đợi năm sáu năm để rồi đoàn tụ đối với họ không phải là điều khó khăn. Vì thế họ đổi buồn thành vui. Thầy Bằng dạy và hát tặng họ bài "The Red River Valley" mà thầy đổi ra tiếng Việt là "The Cửu Long River":

Do you think of the valley you are leaving? We will miss your bright eyes and sweet smile. Do you think of the kind hearts you’re breaking and the pain you are causing to me. They will bury me where you have wandered, near the hills where the daffodils grow. When you’re gone from the River of Cửu Long for I can’t live without you I love!

Thầy vừa đàn vừa hát bằng tiếng Anh, rồi lại chuyển qua tiếng Việt cho dễ thông đạt hơn. Trúc và Phong vừa khóc vừa nghe thầy lên giọng câu: "Nhớ chăng em, anh sẽ là, là một ánh sao soi dặm đường em đi khắp bốn phương trời...”

Những ngày còn lại bên nhau, Trúc và Phong rủ nhau đi thăm lại những chốn kỷ niệm. Họ lên Đền Thờ Phan Thanh Giản. Cảnh vườn quanh Đền vắng lặng, đìu hiu. Trong gian thờ, mũ áo, võng lọng còn đó nhưng âm u tịch mịch.

Trúc hỏi Phong:

- Cụ Phan sống chính trực; chết trung kiên như thế mà lũ hậu sinh khả ố phê phán là hèn nhát; như vậy liệu hồn cụ có buồn không?

Phong trả lời với ánh mắt long lanh như thường lệ:

- Chắc cụ chẳng chấp gì lũ ma quỷ đó đâu. Chẳng qua tụi chúng nó nhất thời đắc thế, dựa vào Nga Tầu và dùng bạo lực mà chiếm chính quyền; sớm muộn gì cũng nối gót đàn anh Liên Xô mà tự tan rã thôi.

- Thế anh có biết tại sao Mỹ bỏ Việt Nam không? Có phải vì quân lực Việt Nam Cộng Hòa yếu hèn như mấy nhà chính khách và báo chí Mỹ nói đó không?

Phong mím môi không nói. Chúng tôi dắt tay nhau ra ngoài vườn, ngồi dựa vào mấy gốc cây cho có bóng mát. Trời chớm vào thu: bầu trời trong xanh; gió hơi gây lạnh; và nắng vàng ấm gợi đầy nhung nhớ. Phong ngắt một bông hoa dại cài lên mái tóc lòa xòa của Trúc, mỉm cười, nói thầm bên tai nàng:

- Em còn nhớ Tết Mậu Thân không? Quân ta chẳng phòng bị gì vì tin có hưu chiến; Việt Cộng tấn công bất chợt khắp 44 tỉnh miền Nam; lực lượng Mỹ bất động trong nhiều giờ. Nếu quân đội chiến đấu hèn thì Miền Nam đã mất từ lúc đó rồi, phải không em? Rồi đến Mùa Hè Đỏ Lửa 72, Việt Cộng chiếm Quảng Trị rồi bị đánh bật ra. Trong hai trận ấy, lính VC miền Nam chết vô kể; lính Miền Bắc chết phân nửa. Việt Cộng chịu hy sinh như thế chỉ cốt để tạo dư luận ép quốc hội Mỹ chấm dứt viện trợ cho Nam Việt Nam, trói tay quân đội Mỹ chiến đấu tại Nam VN. Ba anh nói trong cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ vào những năm 1860, hai miền Nam và Bắc Hoa Kỳ xung đột. Qua một trận chiến mỗi bên có thể chết đến cả chục ngàn trong một đêm. Cuối cùng Miền Bắc thắng. Như vậy có phải quân Miền Nam chiến đấu hèn chăng? Không! Quân đội Miền Nam lúc đó chiến đấu rất kiên cường. Mới đầu họ thắng; sau thua vì thiếu tiền, thiếu vũ khí và thiếu nhân lực. Miền Bắc thắng vì có Pháp trợ giúp và người da đen đứng dậy cầm súng để được giải phóng. Cả hai miền Nam và Bắc Mỹ lúc đó đều chiến đấu với danh nghĩa độc lập và tự do cả đ?y!

- Thế sao Mỹ lại phải rút quân khỏi Nam Việt Nam và Miền Nam không chiến đấu một mình?

Phong lấy tay nâng cằm Trúc lên, nhìn thẳng và mắt nàng, mỉm cười và nói:

- Em tôi không ngây thơ đấy chứ? Anh đùa đấy! Chính ba anh và nhiều người hồi đó cũng ngây thơ, cứ tưởng là Mỹ không bao giờ bỏ Miền Nam như lời TT Nixon đã cam kết. Trước 75, ông bác của anh đã nói với ba anh rằng: làm chính trị mà cả tin vào ngoại bang là tự chuốc lấy thất bại. Đó là trường hợp của các đảng phái quốc gia trước 45 đều cả tin vào Trung Hoa Quốc Dân Đảng, cả tin vào Nhật nên đại sự đã bị tiêu tan. Sau 1945, Tổng Thống Roosevelt muốn ba nước Đông Dương được độc lập và đặt dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc một thời gian cho đến khi biết cách tự quản trị. Đùng một cái TT Roosevelt đột ngột qua đời; kế hoạch đó bị bỏ xó và Hoa Kỳ đổi ngay chính sách: giúp cho De Gaulle trở lại Đông Dương. Pháp lãnh đạn tự đem quân mình ngăn đà bành trướng của khối Cộng thay cho Mỹ được chín năm! Sau đó Mỹ đích thân thế chân Pháp vào Việt Nam với mục đích để Khối Cộng tiếp tục phải tiếp tục rỉ máu, rỉ tiền bạc vào chiến trường khiến kinh tế lụn bại và Mỹ thì có thì giờ chế tạo vũ khí bí mật ưu thắng cho thế chiến thứ ba nếu nổ ra. Cụ Diệm đã cả tin vào Hoa Kỳ, lại ngăn cản không cho Mỹ đổ quân và tính kế tự lập tự cường. Nhưng người Mỹ đã chặt hết vây cánh của cụ và cô lập cụ rồi, nên cụ trở tay không kịp. Ở Liên Xô, nhà lãnh đạo trẻ Gorbachev đã ý thức được chiến lược này nên chịu chấm dứt cuộc chạy đua võ trang nguyên tử và chịu giải thể đảng Cộng Sản để tránh bị tự hủy diệt. Như vậy vai trò là tiền đồn chống Cộng của Miền Nam Việt Nam đã không còn ý nghĩa nữa, thêm vào đó Mỹ lại bị kẹt cứng khi quần chúng trong nước và thế giới mạnh mẽ lên án Cuộc Chiến VN và đòi Mỹ rút, nên Mỹ đành phải buông Miền Nam và để cho Liên Xô hưởng những quân dụng còn nguyên vẹn để lại ở Miền Nam. Trung Cộng ức quá bèn tiến quân đánh người em xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1979 và gọi đó là một bài học cho kẻ vô ơn, bội nghĩa! Kể từ khi nhận được sự đồng ý của Liên Xô từ 1968 và của Trung Cộng từ 1972, Mỹ đã tìm được giá để rút khỏi Miền Nam trong danh dự và đồng thời đổi lấy hòa hoãn ở Trung Đông giữa Do Thái và các nước thuộc khối Ả Rập.

Trúc bật cười hỏi:

- Sao anh rành sáu câu vọng cổ quá vậy? Anh còn quá trẻ sao mà biết được nhiều chuyện thế?

- Thì anh đã nói là anh chịu khó ngồi nghe các ông chú, ông bác của anh nói chuyện. Thế thôi.

- Vậy chứ bác anh là ai mà rành quá vậy? Cho em gặp được không?

- Em gặp làm gì? Chắc lại hỏi chừng nào Cộng Sản Việt Nam sụp đổ phải không?

- Sao anh hay quá vậy. Ai bây giờ cũng biết là CSVN sẽ sụp đổ; ai cũng mong như vậy. Bên nhà em có ông già đã trên tám chục; ông nói với em là chỉ mong thọ thêm ít tuổi để được nhìn ngày tụi cộng sản sụp đổ; ông chết mới vui lòng. Thế anh có biết chừng nào CS sụm không?

- Bác anh suy luận như thế này: Mỹ đã tỏ ra ân hận về sự sai lầm trong chính sách đối với Nam Việt Nam mà hậu quả là phải bỏ Miền Nam và cưu mang những người thiết tha với lý tưởng chống chủ nghĩa CS. Mỹ trông mong vào thế hệ trẻ ở trong nước cũng như là ở hải ngoại sẽ đứng lên đòi hỏi giải thể hoặc lật đổ chính quyền CS. Mỹ ngấm ngầm giúp cho biến cố đóù sớm xẩy ra thôi. Việt Cộng cũng biết được ý đồ đó nên ở trong nước thì chúng thanh lọc các phần tử trẻ đáng nghi; ở ngoại quốc thì mượn danh người quốc gia để lập các liên minh nhằm khống chế các hội đoàn chống Cộng thật sự; vì thế đã xẩy ra tình trạng bát nháo, không đoàn kết giữa các hội đoàn này nọ ở hải ngoại. Người nào mất niềm tin và tiêu cực là kể như là lọt vào bẫy của chúng đấy.

- Như thế thì làm sao mà hóa giải đòn phép của chúng và lớp trẻ như anh và em có thể làm được gì chăng? À lại nghe nói còn có cả một âm mưu ở hải ngoại đòi bỏ Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ nữa đấy, anh nghĩ sao?

Phong chậm dãi hít một hơi thở sâu như để có thời gian cân nhắc từng ý trong câu nói:

- Này Trúc à! Em có tổ quốc không và tổ quốc của em là gì?

- Em có tổ quốc chứ! Tổ quốc của em là Việt Nam, Việt Nam không cộng sản.

- Tốt! Nhưng anh hỏi em, linh hồn của tổ quốc là ở đâu, em biết không?

- Em nghĩ, em nghĩ linh hồn tổ quốc ở khắp mọi nơi, ở trong tâm hồn của mọi người, và ...

Phong đỡ lời:

- Và ở tại lá cờ. Lá cờ là linh hồn của tổ quốc. Ai còn nói có tổ quốc Việt Nam không cộng sản trong tâm hồn thì phải tôn trọng và bảo vệ lá cờ này. Giản dị thế thôi. Còn câu hỏi chúng ta phải làm gì bây giờ, thì bác anh có bàn như thế này: kể từ 1975 thì thế hệ trẻ sớm nhất trông mong được là lớp thanh niên 25 tuổi vào những năm 2000. Như vậy sớm nhất thì trong thập niên đầu của thiên niên 2000 mới hy vọng có thay đổi. Thế hệ anh và em chỉ để là thế hệ độn mà thôi. Muốn hóa giải đòn phép của Việt Cộng thì phải có nhiều tiền, có nhiều lá phiếu, có địa vị then chốt trong xã hội Hoa Kỳ, và có lối chống Cộng tân tiến; kiểu chống Cộng cổ điển chẳng thu hút được ủng hộ của quần chúng Mỹ nữa. Đối với lứa tuổi của anh và em thì chúng ta hãy cố ngẩng mặt lên, đừng phê phán mà hãy ráng làm một cái gì cho có ý nghĩa trong cuộc sống có lý tưởng của chính mình đi. Thế thôi.

Chợt có một đám người mới tới trong đó một du khách người Úc trên bẩy chục mà Phong đã làm quen. Ông nói ông là một thủy thủ từ nhỏ và đã từng đi du lịch trên một trăm nước; ông là cha nuôi của một thanh niên Việt tỵ nạn ở Úc, nay ông phải đích thân đưa thanh niên đó về thăm gia đình. Phong hỏi ông nghĩ gì về người Cộng Sản; ông trả lời ngắn gọn: "liars!" (đồ xạo). Rồi họ kiếu từ chia tay. Trúc rủ Phong tối mời thầy cô Bằng đi ăn cà rem. Trước đây họ thường đi ăn cà rem mỗi khi trong kỳ thi có ai bị điểm kém nhất. Trước khi đi thầy Bằng cho biết đã hoàn tất bài ca "Làm Một Vì Sao" để tặng cho chúng tôi làm kỷ niệm. Thầy lấy đàn và hát; Trúc, Mai, và Phong lắng nghe. Mở đầu thầy ngâm hai câu thơ của thầy Hiền ghi tặng trên bản nhạc của thầy:

Em chừ như cánh hạc bay.

Anh chừ còn lại tháng ngày bơ vơ!

và thầy đọc mấy câu trước khi vào nhạc: "Em đến với anh như một cánh chim; Em đến với anh như một áng mây. Chim sẽ bay và mây sẽ trôi; chỉ còn anh ở lại. Vắng em, vũ trụ hình như không hồn."

Rồi thầy cất giọng hát:

Gặp em như gặp một cánh chim: chim bay rồi, tâm hồn anh tan nát; em đi rồi, hai phương trời xa cách; mắt hoen mờ, lệ thắm ướt vai anh. Gặp em như gặp một áng mây: mây của trời, gió làm cho xa cách; chuyện chúng mình ai làm cho cách xa! Bóng chim trời em vỗ cánh bay cao; anh ở lại làm vì sao em nhé! Soi dặm đường em dấn bước chân đi. Bước chân ngày xa xưa, tan trường về chúng mình chung lối; anh đưa em về dưới trời đầy sao sáng; anh đưa em về, mình đếm bước dưới sao. Tìm em nay tìm trong giấc mơ: mơ em về để tình ta chắp nối; mơ em về chắp nối tình ta!

Lời nhạc diễn tả đúng tâm trạng của Trúc và Phong khiến cả hai cùng không cầm được dòng nước mắt. Thầy Bằng vội an ủi: "hãy can đảm lên để chấp nhận một thực tại và giải quyết theo chiều hướng tốt đẹp nhất. Trúc sẽ vào quốc tịch và bảo lãnh Phong trong vòng sáu năm nữa. Thời gian sáu năm không phải là quá dài đối với tuổi của các trò. Hy vọng là nguồn sống. Thời gian chờ đợi là thử thách. Thôi hãy vui lên và chúng ta cùng đi ăn kem.

*

Sau sáu năm, đúng hẹn Trúc trở lại lập hôn thú với Phong và ít lâu sau đó Phong đã được nhập Hoa Kỳ. Họ hoan hỉ chấp nhận Hoa Kỳ là quê hương và tổ quốc thứ hai. Họ khởi sự gầy dựng tổ ấm và đã đạt được một số thành công. Cuộc sống mới ở Mỹ mở ra cho họ nhiều cơ hội tiến thân, nhưng cũng làm cho họ mất mát nhiều những hương vị thuần túy quê hương cũ. Thật ra về những hương vị đậm đà của quê hương cũ thì thực chất đã mất mát nhiều kể từ khi văn hóa vô thần và nô dịch của Cộng Sản Hà Nội lan tràn sau khi họ cưỡng chiếm miền Nam. Trong cuộc sống khá đầy đủ về vật chất, Trúc, Mai, và Phong vẫn không thể nào quên được những cực kỳ đau khổ mà quê hương nhỏ bé đã phải hứng chịu trong 30 năm qua hai cuộc chiến xuất phát từ những tham vọng làm bá chủ Đông Dương của đảng Cộng Sản Việt Nam. Trúc, Mai và Phong đã giữ sự câm lặng trước mối nhục nhã khi quê hương đã và vẫn chỉ là món hàng cho các cường lực trao đổi. Cuộc nổi dậy của nông dân và công nhân năm 1945 đã bị phản bội; cuộc chiến đấu của toàn dân Nam Việt nam đã bị phản bội. Trong những nỗi thất vọng, một hy vọng bỗng lóe lên khi Phong, Trúc, và Mai nhận được thư của thầy Bằng trong đó có viết “Khi nào lực lượng trí thức làm cuộc nổi dậy để đòi lấy quyền lãnh đạo thì đất nước mới thực sự vươn lên được, và ngày ấy chắc sẽ không xa nếu các trò có sự sẵn sàng tham gia."

"Trí thức nổi dậy", Phong bật cười lớn và nói với Trúc và Mai:

- Lòng mơ ước tìm tòi hiểu biết đã làm cho giới trí thức không màng đến quyền hành chính trị và nhiều người trí thức đã bị mua chuộc để trở thành công cụ. Nếu lực lượng trí thức đứng dậy giành lấy vai trò lãnh đạo thì đất nước mới thật sự hy vọng có những thành tựu tốt đẹp như mọi người chờ đợi. Thầy Bằng nói có lý đấy. Chúng mình sẽ tham gia.

Mai vốn là người trầm lặng, ít nói nhất, cũng cất tiếng cười và họa theo:

- Nếu cứ để cho bọn người kém cỏi nắm quyền lãnh đạo, trí thức cam cúi mặt làm trâu ngựa, thì đất nước sẽ lãnh nạn và không thể sáng sủa lên được.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002