Đại Chúng số 101 - Ngày 1 tháng 7 năm 2002

Duramax

TIN NHỎ NÊN BIẾT

Đạt Luận sưu tầm

1.- Kiểu chào đặc biệt trên Thế Giới:

Trên thế giới có những kiểu chào nhau rất độc đáo. Chẳng hạn, ở một dân tộc Đông Phi, khi khách đến chơi, chủ nhà không bắt tay mà nằm ngửa dưới dất, giơ tay phải lên, hai chân đung đua. Còn người Tibet khi gặp nhau chỉ nhe răng, thè lưỡi thay cho việc ôm hôn. Nếu là khách quý thì chủ nhà không bao giờ cho đi vệ sinh một mình mà bao giờ cũng có 2 người khác đi cùng. Còn thổ dân New Zealand và người Ponezia tay bắt mặt mừng bằng việc cọ mũi vào nhau.

2.- Viên Kim Cương kỳ bí nhất Thế Giới vừa xuất hiện trong tháng 6 vưà qua:

Nguồn tin Ananova cho biết, Anh vừa phát hiện ra viên kim cương duy nhất trên thế giới có màu tím và ánh đỏ tía. Viên kim cương khoảng từ 2 đến 5 carat, và trị giá lớn đến mức... các nhà chuyên môn vẫn chưa thể định giá được cho báu vật này.

Ông JD Boles, Giám đốc của Viện nghiên cứu trên cho biết, rất có thể viên đá quý này có nguồn gốc từ vùng Amazon Basin, và được phát hiện trong vòng 25 trở lại đây. Ông này khẳng định: "Đây là vật phẩm quý giá nhất của thiên nhiên trên trái đất này. Quả là kỳ diệu khi được ngắm nhìn nó".

Ông cho biết thêm, đây là viên kim cương đặc biệt nhất ông từng được chiêm ngưỡng trong suốt 30 năm nghiên cứu về kim cương. Ông đã giành nhiều ngày để ngắm ngía và nghiên cứu tuyệt tác này.Nhiều đêm Ông không ngũ được phãi gọi cãnh vệ đến cơ quan mà ngắm nghiá hàng giờ rồi mới chiụ về. Hiện nay Ông nhờ khá nhiều cơquan an ninh đến bão vệ Viện ngày đêm.

Không định giá chính xác phẩm vật tuyệt tác này của thiên nhiên, tuy nhiên ông Boles cho biết nó còn đắt hơn cả kim cương đỏ. Trong khi đó hiện nay, giá kim cương đỏ là 2,7 triệu pound/ 1carat, và chỉ có khoảng 10 viên kim cương đỏ trên toàn thế giới.

Viện trưỡng tiết lộ cho phóng viên baó chí là Viênkim Cương vô tiền khoáng hậu này được một người trung niên Á Châu đến nhờ giãm nghiệm và cầu chứng. Đây là người Áchâu nói rất sõi tiếng Pháp hơn tiếng Anh, mà ông cho là người Đông Nam Á. Nên biết Đông Dương gồm có Việt – Miên – Lào là những người Áchâu nói sõi tiếng Pháp, còn Thaílan- Miến Điện – Indonesia – Singapore – Hongkong…đều nói tiếng Anh giỏi hơn tiếng Pháp. Nhưng Ông chắc người đó là ViệNam hay Cambodge. Khi nguồn tin này được tung ra thì hầu hết cac1 tiệm kim hoàn lớn nhất nhì trên thế giới đều tụ về London Quartier như: NewYork – Paris – Rome – Singapore – Hongkong đều cho người đên tìm chũ nhân viên kim cương kỳ bí này. Riêng cuối tuần vưà qua chú ruột cũa vua Saudi Arabia có đăng trên baó Telegraph và Times: "Xin được mua viên kim cương này với bất cứ giá nào. Vì họ tin trong kinh Qoran là viên naỳ có trong tay thì muốn gì được đó. Đây là viên kim cương khắc tinh với viên Kim Cương Tữ Thần mà người ta gôi là: "Blue Diamond", nỗi tiếng bất hạnh nhất cho nguy6en giòng Bá Tuớc và những đại gia tộc khi chiếm hũu nó. Vị chũ nhân cuối cùng là một chũ tiệm Kim hoàn nỗi danh tại New York trước khi chết vì bệnh ung thư có trối với vợ là nên tặng viên này cho chánh phũ Hoakỳ. Hiện nay viên này được trưng bày tại Viện Smithsonian / Washington DC cho dân chúng đến tham quan.Trước đây viên này được gắn trên trán Thần SiVa tại New Delhi Ấn Độ và qua tay các đaị gia tộc bên Anh, tất cã đêù bất đắc kỳ tữ.

3.- Một số bí mật hiệp định biên giới Việt Hoa được ông Bùi Tín tiết lộ:

PARIS 12-6 (TH).- Một số bí ẩn trong việc thương thuyết và ký kết các hiệp định biên giới giữa CSVN và Trung Cộng vừa được ông Bùi Tín kể trên báo Thông Luận ở bên Pháp và được phổ biến trên Internet.

Ông Bùi Tín, nguyên là phó tổng biên tập Nhật báo Nhân Dân đang tị nạn chính trị tại Paris, kể rằng

Hiệp ước Pháp-Trung quốc ký năm 1887 lấy điểm từ biên giới Móng Cái với Đông Hưng vạch thẳng xuống phía nam, theo đường kinh tuyến 103o 03'18" Đông. Đường này chia vịnh Bắc Bộ ra làm hai, phía tây là của Việt Nam (tức 62%), phía tây là của Trung quốc (tức 38%). Vịnh Bắc Bộ, đo đến đường đóng cửa Vịnh (tiếng Pháp là ligne de fermature), vạch từ Vĩnh Linh qua đảo Cồn Cỏ đến mũi Oanh Ca (tây nam đảo Hải Nam).

Nhưng khi thương thuyết với Trung Cộng để ký bản hiệp định về lãnh hải ngày 25-12-2000 ở Bắc Kinh, CSVN đã chịu nhận khoảng 2,000 cây số vuông biển ở cửa sông Bắc Luân ra, để ngược lại, nhường cho Trung Cộng khoảng 12,000 cây số vuông biển ở phía nam, ngay trung tâm vịnh Bắc bộ.

Theo tài liệu của ông Bùi Tín, khi thương thuyết, CSVN xin nhượng cho Trung Cộng 1% lãnh hải, chỉ giữ lại 61%, tuy nhiên Trung Cộng nhất định đòi chia đôi. Cuối cùng thì CSVN bằng lòng với tỉ lệ 53.23% thuộc về Việt Nam và 46.77% thuộc về Trung Cộng và tóm lại, nhượng cho bắc Kinh 10,000 cây số vuông lãnh hải, khu vực có nhiều tiềm năng dầu khí, quặng mỏ và hải sản.

Về hiệp định đánh cá chung trong vịnh Bắc Bộ cũng được ký vào ngày 25-12-2000, ông Bùi Tín cho hay, hai bên thỏa thuận thành lập vùng "đánh cá chung" rộng 61 hải lý, ở phía nam lên đến vĩ tuyến 20, chiều rộng từ đường phân tuyến vạch ra mỗi bên 30.5 hải lý. Có thể nói, vùng đánh cá chung là hầu hết nằm trong khu vực mà CSVN vừa nhượng cho Trung Cộng.

Cho tới nay, các hiệp định về biên giới và lãnh hải ký với trung Cộng, CSVN vẫn không công bố nội dung cho toàn dân biết dù họ là chủ đất nước như hiến pháp của chế độ nhìn nhận. CSVN thường xuyên tuyên truyền là "dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra". Qua sự việc các bản hiệp định biên giới, lãnh hải, người ta thấy chế độ Hà Nội làm ngược lại tất cả những gì họ tuyên truyền.

Đối với bản hiệp định biên giới trên đất liền, ông Bùi Tín dựa trên các nhân chứng am hiểu tình hình cho hay, thời Pháp có 300 cột mốc phân định ranh giới Việt Nam-Trung Hoa, nay còn 50 cột mốc cũ, có 142 cột mốc bị dời chỗ và có 70 cột mới giả làm cột cũ.

Cột bị dời chỗ cũng như cột mới giả làm cột cũ đều do lính Trung Cộng di chuyển hoặc do chúng mang sang chôn khi chúng đánh sang và lấn chiếm Việt Nam suốt từ năm 1978, 1979 và 1993.

Trong thời gian này, CSVN nhiều lần hô hoán lính Trung Cộng xâm phạm biên giới nhưng cũng không đi tới đâu.

Theo ông Bùi Tín, Trung Cộng rất sốt ruột nên hối thúc CSVN phải thông qua sớm bản hiệp định lãnh hải và quyền đánh cá đang còn nằm đó, một phần vì kẹt tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như phân chia quyền lợi đánh cá. Mặt khác, cũng vì sự phản đối mạnh mẽ của các nhân vật trí thức trong nước và sự tiếp tay của cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới.

Ông Tín nói, các cựu chiến binh Hà Nội cho rằng chiếm Ải Nam Quan ở trên đất liền, một cửa ngõ chiến lược hướng thẳng đến Hà Nội, đồng thời tạo bàn đạp chiến lược ở vùng quá độ quanh đảo Bạch Long Vĩ nhắm thẳng vào Hải Phòng và Hà Nội, tạo nên thế gọng kìm lợi hại trong chiến lược mới của Trung Cộng ở thế kỷ 21.

Ông cho hay, các chiến sĩ dân chủ ở trong nước nhắn với người Việt hải ngoại rằng CSVN đang cố làm rùm beng vụ án Năm Cam để lấp liếm vụ biên giới. Cho nên, người Việt trong cũng như ngòi nước phải làm mạnh cả hai vụ, vì sự ồn ào của vụ án Năm Cam chỉ là sản phẩm của một chế độ độc tài đang ở bước đường cùng.

Nếu không gặp sự chống đối cương quyết của dân chúng, đảng CSVN sẽ lẳng lặng cho thông qua và đặt nhân dân vào chuyện đã rồi.

4.- Mốt" trồng răng khểnh giả:

SÀI GÒN 14-06.- Các nha sĩ đã khuyến cáo rằng: Mỗi loại răng đều có một chức năng riêng, răng cửa dùng để cắn thức ăn và răng nanh để xé thức ăn. Răng cửa mọc lệch và răng nanh khểnh sẽ không đảm bảo được các chức năng này. Một hàm răng khỏe để nhai là khi các răng mọc đúng trên cung hàm. Vì vậy, răng mọc lệch là răng bị bệnh lý.

Thế nhưng, theo báo Người Lao Động ngày 14/06/2002, bất chấp những lời khuyến cáo này, các bà các cô ở Sài Gòn bây giờ đang đua nhau đi đến các phòng răng để trồng thêm răng khểnh giả. Vì theo họ, đây là chiếc "răng duyên", giúp cho nụ cười thêm hấp dẫn.

Chị Ngọc H., nhà ở quận 10 - Sài Gòn có hàm răng rất đẹp. Mặc dầu vậy, lần này chị lại đến đây vì định trồng thêm một chiếc răng khểnh bởi chuyện trồng răng khểnh bây giờ đang là mốt của một số cô gái trẻ. Chị Ngọc H. giải thích: "Bây giờ để có hàm răng theo ý muốn không còn là chuyện khó. Dịch vụ nha khoa có thể làm tốt bất cứ yêu cầu nào của khách hàng".

Trả lời thắc mắc:"Chị muốn có răng khểnh để làm gì?". Không ngại ngùng, chị Ngọc H. kể một lần đi xem bói, thầy bói đã phán chị có cái miệng phá tướng vừa gây hao tài vừa là nguyên nhân của những đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Để cải số, bà thầy khuyên chị nên đi trồng thêm một cái răng khểnh, nếu không thì cuộc đời của chị sẽ không được hạnh phúc, gia đình của chị sẽ không bao giờ phát tài.

Không giống như chị Ngọc H., chị X.Đ (quận Tân Bình, Sài Gòn) trồng thêm răng khểnh để giữ chân người yêu vì người yêu của chị rất ái mộ cô ca sĩ Hồng Nhung. Chị than thở: "Trong phòng anh ấy đâu đâu cũng là hình của Hồng Nhung đang cười thật tươi".

Vì luôn nghe người yêu khen ca sĩ Hồng Nhung có nụ cườii tươi, chị X.Đ suy ra rằng người yêu của mình thích cô ca sĩ ấy vì cô ta có mấy chiếc răng khểnh. Còn M.T, trồng răng khểnh không phải để cải số hay để giữ chân người yêu. Cô ấy đã từng có hàm răng trắng đều rất đẹp nhưng chỉ tội hơi móm và M.T đã nảy ra ý định cứu vãn tình hình bằng cách trồng thêm một cái răng khểnh. Khi mới gắn thêm chiếc "răng duyên", M.T khoe rằng ai cũng khen cô ấy trông xinh hẳn ra.

Thế nhưng có duyên nhờ chiếc răng khểnh hay không thì chưa biết mà "tiền mất tật mang" là hậu quả nhãn tiền.

Muốn trồng được một cái răng khểnh thì hai chiếc răng hai bên phải bị mài cho nhỏ đi để tạo ra một kẽ hở cho răng khểnh chen vào. Khi men răng và ngà răng bị phá hủy, bề mặt răng không còn nguyên vẹn, bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy ê buốt. Chi phí cho mỗi chiếc răng khểnh là 1,200,000 - 1,500,000 đồng (khoảng 100 đô la).

Vì muốn cải số, chị Ngọc H. đã không tiếc tiền để lắp thêm răng khểnh. Quả thật là chị có cái miệng gây "hao tài"(!) Chưa kể chị phải bỏ công ăn việc làm để tới lui trung tâm nha khoa nhiều lần mới có đư(r)c chiếc răng "cải số".

Còn chị X.Đ hiện nay cũng đang khổ sở về chiếc răng thứ ba mươi ba của mình vì những biến chứng của nó. Dù chị vệ sinh răng miệng kỹ, thức ăn vẫn còn bám ở kẽ răng khểnh và các răng lân cận làm chị bị viêm nướu và sâu răng. Việc ăn uống của chị cũng khó khăn hơn vì phải để thức ăn làm sao đừng bị dính vào kẽ nhóm răng khểnh. Cả tháng nay chị cũng phải bỏ công việc vì bị chiếc răng thứ ba mươi ba hành. Chị X.Đ trồng răng khểnh để giữ người yêu đâu không thấy, chỉ thấy người yêu của chị chạy dài vì hơi thở của chị càng ngày càng gây khó chịu cho những người xung quanh.

Riêng M.T khi mới trồng thêm chiếc "răng duyên" đã cảm thấy khó chịu vì vùng răng chỗ mới gắn thêm răng khểnh luôn bị đau nhức. Thế nhưng cô vẫn cố gắng chịu đựng vì "được tiếp sức" bởi lời khen của mọi người. Dù vậy, những lời khen vẫn không làm giảm được những cơn đau do chiếc răng thứ ba mươi ba hành hạ.

Và chẳng bao lâu M.T quyết định phải tháo chiếc răng giả này ra vì không còn đủ sức chịu đựng nổi. M.T tự đặt tên cho cái răng khểnh giả của mình là "răng dại" vì cô không những tốn tiền trồng răng, chịu những cơn đau mà còn tốn tiền để tháo ra bỏ. Dĩ nhiên, dù chiếc "răng dại" đã được tháo ra thì M.T cũng không còn hàm răng đều đẹp như xưa nữa vì chỗ chiếc răng khểnh giờ là một kẽ hở. Và cô lại sẽ phải tốn tiền để trám kẽ hở ấy.

Bác sĩ Trần Ngọc Anh, trưởng khoa điều trị thẩm mỹ Trung tâm Răng Hàm Mặt Sài Gòn, cho biết vì tủy răng không còn lớp men và ngà bảo vệ nên những chiếc răng bị mài mòn là môi trường thuận lợi cho bệnh sâu răng. Để lắp thêm một cái răng khểnh mà phải mài mòn men và ngà của hai cái răng bên cạnh thì thật là sai lầm, vì theo bác sĩ Ngọc Anh, không gì thay thế được lớp men và ngà thật của răng.

Còn theo giáo sư Lâm Ngọc Ấn, Viện trưởng Viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, răng khểnh vốn là răng thừa, vì thế một chiếc răng khểnh giả sẽ khó có điểm tựa chắc chắn trên hàm răng. Chưa kể khi gắn thêm một chiếc răng khểnh thì sức nhai sẽ giảm và khi răng không được ép kỹ vào lợi sẽ làm viêm nướu và dây chằng. Bởi lẽ các nha sĩ quan niệm một hàm răng đầy đủ với những chiếc răng có hình dáng bình thường, khớp cắn đúng, khớp nhai đúng mới là một hàm răng lý tưởng

5.- Cà phê "chuồng" lấn vào môi trường sư phạm:

Mới 19h, quán cà phê H.C trên đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức (gần ký túc xá trường ĐH Luật TP HCM) đã đông kín. Khách vừa vào quán, bà chủ đã vội vàng: "Uống cà phê hay thuê phòng?". Chỗ "uống cà phê" chưa đầy 2 m2, không gian đặc quánh trong tiếng nhạc xập xình.

Nhìn bên ngoài, đó vẫn là những quán sân vườn bình thường nhưng phía sau quán là những dãy phòng nhỏ nối đuôi nhau, được xây kín ho?c chỉ dựng bằng những tấm liếp, mái lá, nên còn được gọi là "chuồng". Bên trong chỉ có một thanh gỗ nhỏ làm bàn để nước, một chiếc ghế đôi. Khách vào "chuồng" đi từng cặp, nếu cần ánh sáng thì để một bóng đèn nhỏ, không thì tắt. Tuy nhiên, họ đến đây không đơn thuần là để uống nước, bởi 1 phong kẹo cao su và 2 ly cà phê khá đắt, 20.000 đồng. Cúi nhìn dọc dãy chuồng, người ta chỉ thấy những cặp chân đang xoắn vào nhau.

Điểm hẹn tiếp theo là những quán nằm quanh trường ĐH Khoa học Tự nhiên, cũng ở quận Thủ Đ?c. "Cà Phê Sinh Viên" có khoảng 20 chuồng, xây sát sườn nhau, các đôi thản nhiên quấn quýt chẳng cần để ý đến xung quanh. Khu vực này còn có cà phê võng. Những chiếc võng thả mình trong rừng cây quanh ký túc, phía trước treo một ngọn đèn màu, ánh sáng yếu ớt. Khách không ngồi mà nằm để uống nước. Thức uống ở đây được bán với giá sinh viên, 4.000 đồng/ly. Chủ quán cho biết: "Trước đây, nơi này toàn là quán cà phê sân vườn bình thường, nhưng khi quán C.Đ mở loại hình này, khách bị hút về đó hết. Mình không mở theo thì lấy đâu ra khách".

Cà phê chuồng xuất hiện ở TP HCM đã lâu, nhưng trước đây chỉ có vài quán dọc theo xa lộ Hà Nội, hay một vài nơi dành cho các cặp tình nhân. Nay, chúng xuất hiện khắp thành phố, lại tập trung vào những khu vực đông sinh viên. Trên đường Hoàng Diệu, gần ký túc xá trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức, hầm đá khu vực ĐH Nông lâm, những hàng quán kiểu này mọc nhanh như nấm.

Trước hiện trạng đó, các nhà quản lý trường học cho biết: "Chúng tôi chỉ quản lý việc học hành của sinh viên, còn các hoạt động ngoài giờ học, làm sao chúng tôi quản lý được". Mặc dù hiểu rõ hoạt động của chúng ảnh hưởng không nhỏ đến học tập và lối sống của sinh viên nhưng họ không thể can thiệp được vì hầu hết các điểm kinh doanh này nằm ngoài khuôn viên ký túc xá.

6.- Đức đòi tiền lại của NATO:

Khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương hiện còn dư khoảng nửa tỉ Euro không dùng đến. Vì lí do đó mà ủy ban ngân sách của Quốc hội liên bang Đức đã yêu cầu bộ trưởng quốc phòng Đức Rudolf Scharping đứng ra đòi lại phần tiền của Đức trong số này. Theo Viện kiểm toán liên bang thì cơ quan Namsa (mua sắm phụ tùng) của Nato hiện có dự trữ đến nửa tỉ Euro, trong đó phần tiền đóng góp của Đức tính đến ngày 31.12.2001 là 73 triệu Euro. Ngoài ra các cơ quan khác của NATO cũng còn dư hàng trăm triệu Euro. Viện kiểm toán Đức chê trách rằng các cơ quan của NATO đã không thể cho họ biết phần tiền của Đức là bao nhiêu và đề nghi đóng cửa các cơ quan này.

Do đó ủy ban ngân sách Quốc hội đã kêu gọi ông Scharping phải mở cuộc thương thuyết với các nước bạn để khắc phục những khuyết điểm về tài chính và kế toán và để bảo đảm việc sử dụng tiền hữu hiệu hơn. Nếu không được như vậy thì NATO nên phải đóng cửa các cơ quan này. Một phát ngôn nhân của bộ quốc phòng cho biết phía Đức đang có nỗ lực đóng cửa các cơ quan này và được Mỹ yểm trợ.

7.- Chó phải buộc mõm trên xe lửa:

Kể từ ngày 16.6, tất cả các loại chó không bỏ vừa trong giỏ xách – trừ chó của người mù- sẽ phải buộc mõm khi đi trên xe lửa Đức. Như vậy công ty xe lửa Đức Bundesbahn cũng bỏ luôn việc cấm đem các loại chó chiến đấu lên xe lửa trước đây. Công ty này cho biết lí do là việc cấm chó chiến đấu đã không thể thực hiện nổi bởi vì mỗi tiểu bang đều có một danh sách các loại chó chiến đấu khác nhau. Trong thời gian qua nhiều khách hàng đã than phiền về việc bị chó cắn trên xe lửa. Chó đi xe lửa sẽ vẫn phải trả nửa giá vé như đến nay.

8.-Về nạn buôn người trên thế giới:

WASHINGTON (AP) -- Ít nhất khoảng gần một triệu người, và có thể tới bốn triệu người, trên thế giới là nạn nhân của các tổ chức buôn người, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Colin Powell nói hôm Thứ Tư 5 tháng 6.

Powell nói thêm rằng ngay cả ở Hoa Kỳ cũng có khoảng 50,000 nạn nhân loại này. Ông cam kết chính phủ Mỹ sẽ giúp ngăn chặn nạn này trên thế giới.

Trình bầy bản phúc trình thường niên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhan đề là "Trafficking in Persons Report" (Phúc Trình Nạn Buôn Người), Powell nói rằng đa số nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.

Ông nói Hoa Kỳ sẵn sàng giúp các nước khác hoạch định những chương trình để chống vấn nạn này, nhưng bắt đầu từ năm tới sẽ áp đặt những biện pháp trừng phạt lên các nước nào không thi hành nỗ lực đó.

Nancy Ely-Raphel, một cố vấn của Powell đặc trách vấn để này, nói rằng những biện pháp trừng phạt có thể gồm những hành động như bỏ phiếu chống những vụ cho vay tiền từ Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân Hàng Thế Giới (World Bank).

Phúc trình mô tả nạn buôn người như là một hình thức tân thời của nạn nô lệ.

"Những kẻ buôn người dùng những hăm dọa, ức hiếp và bạo lực để buộc các nạn nhân phải hành nghề mãi dâm hoặc lao động trong những điều kiện giống như nô lệ," phúc trình nói.

Có 19 nước hiện nay không thi hành đúng mức để ngăn chặn các tổ chức buôn người chuyển nạn nhân xuyên qua các biên giới quốc tế, theo phúc trình -- qua sự khảo sát 89 quốc gia.

Con số 19 đó đã giảm từ 23 nước cách đây một năm, và trong số đó có tới 5 nước nằm trong vùng Vịnh Ba-Tư: Bahrain, Iran, Qatar, Saudi Arabia và United Arab Emirates.

Ngoài 5 nước đó, số 14 còn lại là A Phú Hãn, Armenia, Belarus, Bosnia, Cam Bốt, Hi Lạp, Nam Dương, Cộng Hòa Kyrgyzstan, Li-Băng, Miến Điện, Nga, Sudan, Tajikistan và Thổ Nhĩ Kỳ.

9.- Hun Sen: Quân đội và cảnh sát phải đứng ngoài chính trị:

PHNOM PENH (Reuters) -- Trong khi Cam Bốt đang chờ đợi cuộc tổng tuyển cử vào giữa năm tới, Thủ Tướng Cam Bốt Hun Sen hôm Thứ Tư 5 tháng 6 nói rằng ông đang ra lệnh cho quân đội và cảnh sát phải đứng ngoài chính trị.

"Tôi đang ban ra một lệnh nghiêm ngặt cho tất cả các lực lượng võ trang để cấm họ can dự vào những tranh chấp giữa các chính đảng," lời Hun Sen -- người cầm đầu Đảng Nhân Dân Cam Bốt (CPP) có nhiều đảng viên trong chính phủ.

"Vài chính đảng đang tranh chấp với nhau và một phe có những người ủng hộ thuộc quân đội trong khi phe kia có những người ủng hộ thuộc cảnh sát," Hun Sen nói tại một lễ khánh thành trường học trong tỉnh Kampot phía tây-nam Cam Bốt, nhưng ông không nêu tên các đảng đó.

Cuộc tổng tuyển cử năm 2003 sẽ là lần thứ ba kể từ cuộc bầu cử năm 1993 do LHQ bảo trợ để giúp chấm dứt mấy chục năm nội chiến. Cuộc tổng tuyển cử thứ nhì đã được tổ chức năm 1998.

Hiện thời chính phủ Cam Bốt là một chính phủ liên hiệp gồm đảng CPP và đảng Bảo Hoàng Funcinpec của Hoàng Tử Norodom Ranariddh.

Nhiều bộ của chính phủ có hai đồng-bộ-trưởng từ mỗi đảng, trong khi các lực lượng cảnh sát và quân đội bị phân hóa.

Lời cảnh giác trên đây của Hun Sen theo sau sự phân chia của phe bảo hoàng tháng trước, khi người em cùng cha khác mẹ của Ranariddh là Hoàng Tử Norodom Chakrapong tách ra để lập một đảng cạnh tranh với đảng Funcinpec.

Kế đó, đồng-Bộ-Trưởng Nội Vụ You Hockry -thuộc đảng của Ranariddh- bị buộc phải từ chức, theo sau những tranh chấp trong nội bộ đảng.

Đầu tuần này một phe khác đã tuyên bố thành lập một đảng bảo hoàng thứ ba.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002