Đại Chúng số 100 - Ngày 16 tháng 6 năm 2002

Duramax

ĐỨC DALAI LAMA ĐANG ĐỐI DIỆN TRƯỚC MỘT THỰC TẾ MỚI

By lewis M.Simons
Photographs by steve Mc Curry
Phong Thu chuyển ngữ

L.T.S: Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tinh thần của đất nước Tây Tạng, Ngài mang một sứ mệnh cao cả là suốt một đời lưu vong đã không ngừng tranh đấu cho một đất nước Tây Tạng được độc lập, tự do, dân chủ và thoát khỏi vòng kiềm toả của Trung Cộng. Ngài có ảnh hưởng rất sâu đậm trong tâm linh người dân Tây Tạng về đức độ, lòng dũng cảm, bền chí, sự thông minh mẫn cảm và tình yêu quê hương nồng nàn. Ngài là người được nhân dân Tây Tạng và thế giới tôn kính và xem như một vị thánh. Việt Nam chưa có một Gandi như Aán Độ và không có một Dalai Lama như người Tây Tạng để cho nhân dân Việt Nam. Do đó, tất cả những ai muốn trở thành lãnh tụ của quần chúng thì hãy nhìn tấm gương sáng chói của Gandi và Dalai Lama để soi lại tư tưởng, đạo đức, thu phục nhân tâm để tìm một phương pháp tối ưu cho hoàn cảnh đấu tranh cho một đất nước VN tự do, dân chủ, phú cường.

Đã hơn nữa thế kỷ bền bỉ đấu tranh cho đất nước Tây Tạng thoát khỏi sự thống trị của Trung Cộng, hơn ai hết, Đức Dalai Lama hiểu rằng đó là đều vô vọng không bao giờ xảy ra. Ngài nhận ra điều nầy một cách chắc chắn, rõ ràng. Ngài chỉ còn nuôi dưỡng ôm ấp một niềm hy vọng duy nhất là khi Giang Trạch Dân, người lãnh đạo Trung Cộng qua đời, những người kế tiếp ông Giang Trạch Dân sẽ quan tâm đến việc trả lại quyền tự trị cho người Tây Tạng.

Đến viếng thăm Taiwan, bạn sẽ nhận ra rằng hầu như tất cả nền văn hoá, con người Trung Quốc dù là cộng sản hay tư bản đều xem Tây Tạng là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. "Tất cả những người Trung Quốc, ngay cả những người tôi gặp họ tại Taiwan và cả những người đã và đang được giáo dục tại Hoa Kỳ vẫn nghĩ rằng Tây Tạng là một phần của lãnh thổ Trung Quốc". Ngài đã tâm sự với tôi trong một ngôi biệt thự xây bằng gạch sang trọng, đó là nơi Ngài đang ở và cũng là văn phòng Ngài làm việc ở tại Dharmsala, một thành phố du lịch, buôn bán sầm uất và nổi tiếng dưới chân núi Hi Mã Lạp Sơn của Ấn Độ.

Hiện nay, Đức Dalai Lama chỉ còn một niềm hy vọng duy nhất là mong cho thế hệ kế tiếp của Trung Cộng sẽ chấp nhận nhượng lại một số quyền tự trị cho người đất Tây Tạng mà họ đã ký kết vào năm 1965. Ngài tin tưởng sự mở rộng nền kinh tế thị trường của Trung Cộng sẽ giúp cho Trung Cộng biết tôn trọng nhân quyền của người Tây Tạng cũng giống như người Trung Quốc. Ngài nói: "Trung Cộng mở rộng kinh tế thị trường và sẽ phải đi theo trào lưu phát triển của thế giới dù họ có muốn hay không".

Trong lúc đó, có nhiều người phản đối những ý kiến của Ngài và cho rằng đó một tư tưởng không đúng với thực tế. Chỉ có duy nhất một bàn tay của Ngài làm thế nào có thể xoay chuyển được tình hình chính trị đen tối tại Tây Tạng như hiện nay. Mặc khác, đối với người Trung Cộng, không có ai giúp đỡ, hay ủng hộ một nhóm nhỏ đấu tranh chống lại chính quyền Trung Cộng để giành lại quyền tự trị cho nhân dân Tây Tạng. Cũng như Hoa Kỳ, hầu hết các nước trên thế giới họ đều chọn con đường là tránh xen vào nội bộ của những nước khác trong khi Đức Dalai Lama yêu cầu nhà cầm quyền Trung Cộng tôn trọng nhân quyền ở Tây Tạng, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo cho các nhà sư và tăng ni Phật Tử.

Ngài chỉ mong muốn cho tình hình của người dân Tây Tạng được cải thiện tốt hơn, Đức Dalai Lama đã từng đến viếng thăm tu viện Tashi Lhumpo ở phía Nam nước Ấn Độ, là nơi Ngài lưu lại một thời gian khá lâu. Đức Dalai Lama là người đã được chọn trao giải thưởng Nobel Hoà Bình, Ngài là một nhà diễn thuyết trước công chúng, là nhà văn, và là nhà lãnh đạo tinh thần, nhà của Ngài có thể là thành phố New York hoặc ở Paris, ở Geneva hay có thể là Tokyo... Một số người Tây Tạng trẻ tuổi bị tội đi đày đã bày tỏ thái độ rằng những người thuộc thế hệ trước đã làm mất đi bầu nhiệt huyết nóng bỏng trong việc đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước Tây Tạng và đã lún sâu vào vũng bùn nhầy nhụa của sự lạm dụng quyền thế, hối lộ, tham nhũng...Trước khi gặp Đức Dalai Lama, tôi có hỏi người thư ký riêng của Ngài là ông Tenzin Geyche Tethong về những lời chỉ trích nầy. “Vâng, chúng tôi có nghe những điều đó”, Tethong nói. “Nhưng nơi đó không bao giờ có chuyện hối lộ. Tôi cảm thấy chúng tôi thành công trong việc tránh những chuyện tham nhũng.

Tôi cũng hỏi Tethong về việc nhà cầm quyền Trung Cộng đã tố cáo những nhà sư Tây Tạng đã có quan hệ tình dục với các bé trai và họ đã phạm giới cấm của Đức Dalai Lama. "Cũng có vài trường hợp xảy ra nhưng không phải là vấn đề phổ biến”, Tethong nhấn mạnh. Tethong có đặt nhiều câu hỏi về những đứa trẻ độ tám tuổi trong những tu viện do người Trung Quốc quản lý nhưng không có ai trả lời. “Chúng tôi thực sự bắt đầu tìm một số tiền học bỗng giúp cho các em thiếu nhi", ông tiếp "Tôi nghĩ rằng ở lứa tuổi như vậy, các em không thể nào có những tư tưởng như người lớn".

Một lát sau, Đức Dalai Lama bước vào trong và ngồi xuống. Chúng tôi cũng thay đổi những chiếc khăn quàng màu trắng đúng với nghi lễ đón tiếp của người Tây Tạng, và mang những chiếc ghế ngồi xếp vào mỗi góc để có thể ngồi đối diện nhau. Tethong và cháu của Đức Dalai Lama là ông Tenzin N. Taklha, thay phiên nhau thông dịch giúp Ngài mỗi khi Ngài lúng túng về cách sử dụng từ hoặc diễn đạt tư tưởng mà Ngài không diễn tả được.

Đây là lần thứ tư trong 30 năm tôi phỏng vấn Ngài và chủ đề của tôi thường xoay quanh “đại dương mênh mông" và những vấn đề rất rộng lớn, tôi luôn tìm thấy nơi Ngài sự bình thản, không lo lắng. Lần nầy, đề tài chính của chúng tôi đã thay đổi: Chúng tôi nói về đất nước Tây Tạng, Trung Cộng, ý kiến của người dân Tây Tạng và bản thân của Đức Dalai Lama. Tôi nói với Ngài về những công trình xây dựng mới mà tôi đã nhìn thấy ở Tây Tạng và hỏi Ngài nghĩ gì về việc người ta đang cố gắng xây dựng lại những ngôi chùa tháp và những ngôi chùa xây dựng theo kiến trúc hình cầu. Tôi nghĩ rằng Ngài biết vấn đề đó. Nhưng tôi h?t sức ngạc nhiên khi nghe Ngài trả lời là Ngài không biết.

"Tôi hy vọng là những người Tây Tạng giàu có sẽ dùng tiền bạc của họ để xây dựng trường học, bệnh xá và tạo cho cuộc sống của người Phật Tử được tốt đẹp hơn”, Ngài nói. "Tôi tin tưởng rằng họ là những người đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, giữ gìn nền văn hoá Tây Tạng. Nhưng khi tôi nghĩ về nền văn hoá nhân dân Tây Tạng là tôi muốn nhấn mạnh đến giá trị bên trong của nó, như là giá trị tinh thần, lòng thành thật, sự công bằng bình đẳng và sự bình an. Đó mới chính là giá trị đích thực của nền văn hoá của chúng tôi.

Những giá trị tinh thần đó, Đức Dalai Lama đã và đang hun đúc kể từ khi Ngài đào thoát sang Ấn Độ từ năm 1959. Lúc đó Ngài chỉ mới 24 tuổi, là người thứ 14 trong số những Lamas tính từ cuối thế kỷ thứ 14. Mặc dù lúc đó, Ngài có đi công du nhiều nơi ở Trung Quốc, Aán Độ, nhưng Ngài luôn luôn sống trong khuôn khổ của tôn giáo, Ngài không hiểu rõ đời sống của thế giới bên ngoài rất phức tạp, khó khăn. Ngài được người Tây Tạng sùng bái và tôn kính từ xa. Nhân dân Tây Tạng đã xem Ngài như vị Thánh đã được Bodhisattva Avalokiteshvara, một Tổ Phụ của người Tây Tạng cho giáng thế. Xa hơn thế nữa, là cả thế giới ngưỡng mộ Ngài và thêu dệt nhiều huyền thoại xung quanh Ngài.

Đức Dalai Lama có một lực lượng lớn những nhà sư đi theo ủng hộ Ngài và được Ngài chỉ đạo. Ngài nói rằng Ngài không đồng ý với những ai cho là chỉ có một số nhỏ nhà sư đang phá hoại và làm cản trở sự lớn mạnh của tôn giáo. "Tôi luôn luôn quan niệm rằng chất lượng quan trọng hơn số lượng. Những con số không phải là vấn đề quan trọng”. Đức Dalai Lama thật sự hiểu rằng trong suốt thời gian Ngài ở Tây Tạng đã có rất nhiều người muốn đi tu để kiếm ăn.

Mặc dù đã 66 tuổi, trông Ngài vẫn còn khoẻ mạnh và tráng kiện, thời gian cũng đang đến để tìm một người kế nghiệp cho Ngài. Theo truyền thống cổ truyền của người Tây Tạng, sau khi Đức Dalai Lama qua đời, Ngài cho tái sinh một đứa trẻ khác để kế vị vai trò Lamas. Trong những thời gian trước, khi tìm kiếm được người thay thế vị trị của Lamas, và trước khi đứa trẻ thực sự được chọn, những nhân viên trong Hội Đồng Quản Trị phải luôn luôn tăng cường, cũng cố sức mạnh, tiếng tăm cho vị Tân Đại Đức.

Đã nhiều thế kỷ trôi qua, Trung Cộng càng ngày càng gia tăng ảnh hưởng và áp lực áp đặt trên đất nước Tây Tạng. Điều nầy đã quá rõ ràng và sẽ còn kéo dài trong những thời gian tới. Ngay sau khi bắt giam, tù đày những người trong chính quyền Tây Tạng, Trung Cộng đã chọn lựa người đại diện của họ để điều khiển Tây Tạng. Chính sự can thiệp thô bạo của nhà cầm quyền Trung Cộng, đã tạo ra một tình trạng bất ổn chưa bao giờ xảy ra trên đất nước Tây Tạng.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002